Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/KH-UBND

Nghệ An, ngày 24 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2017

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo 138/CP, nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả tội phạm mua bán người, góp phần đảm bảo ANTT, phục vụ công cuộc phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, Ủy ban nhân dân tnh xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống ti phạm mua bán người năm 2017 trên địa bàn tnh Nghệ An như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Tiếp tục chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản pháp lut liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó khi gặp nguy cơ và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người.

- Xử lý nghiêm minh tội phạm mua bán người, hạn chế các nguy cơ phát sinh tội phạm mua bán người; kịp thời xác minh, xác định, tiếp nhận và hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị mua bán, tạo điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

- Tăng cường hợp tác về phòng, chống mua bán người, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

- Tăng thời lượng, tần suất và kịp thời đưa tin tuyên truyền về phòng, chng mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Nâng cao chất lượng các mô hình truyền thông chuyên sâu, lồng ghép về phòng, chống mua bán người. Năm 2017, đã có 21/21 huyện, thành, thị tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật mới, có hiệu lực liên quan đến phòng, chống mua bán người; 75% báo cáo viên tại các địa bàn trọng điểm được cập nhật tài liệu truyền thông về phòng, chống mua bán người.

- Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, trong đó:

+ 100% tuyến, địa bàn trọng điểm được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn;

+ 100% thông tin liên quan mua bán người được phân loại, xử lý và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác minh theo luật định;

+ Tăng 2% tỷ lệ khởi tố, điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc tiếp nhận;

+ Đạt trên 95% số vụ án mua bán người được truy tố và xét xử.

- 100% trường hợp đã tiếp nhận được xác minh, xác định nạn nhân và nhu cu được bảo vệ an toàn, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- 100% văn bản pháp luật mới ban hành có hiệu lực liên quan đến công tác phòng, chng mua bán người được tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; 100% điu ước, thỏa thuận quốc tế về phòng, chng mua bán người đã ký được về phòng, chống mua bán người được triển khai thực hiện.

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tổ chức Hội nghị tổng kết triển khai chỉ đạo điểm về phòng, chống mua bán người; đra phương hướng, nhiệm vụ, cách làm hay trong thời gian tới đchỉ đạo triển khai nhân rộng hiệu quả.

- Trin khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Áp dụng Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai phn mềm quản lý công tác phòng, chống mua bán người. Tổ chức tập hun, hội thảo chuyên đ chuyên sâu tập trung các lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tội phạm mua bán người trên địa bàn.

- Tổ chức kim tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình 130/CP tại các ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là tại các ngành chức năng là đơn vị chủ tcác đề án để kịp thời khen thưởng, động viên và kiểm điểm trách nhiệm theo ch tiêu, theo kế hoạch công tác đã đăng ký.

- Duy trì giao ban định kỳ, thường xuyên rà soát các thông báo về phương thức, thđoạn mới của bọn tội phạm, chính sách pháp luật, những nơi làm tốt, nơi chưa tt để rút kinh nghiệm; kết hợp kiểm tra, hướng dẫn chuyên sâu vphòng, chống mua bán người, nhất là tại các địa bàn, đối tượng có nguy cơ cao.

2. Công tác truyền thông, giáo dục phòng ngừa

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, schuyên đề về phòng, chống mua bán người; tăng thời lượng phát sóng, đưa tin cảnh báo thđoạn mi của tội phạm mua bán người trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các phương tiện truyền thông tại cơ sở để người dân nâng cao cảnh giác.

- Xây dựng và thực hiện “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đng”, ưu tiên các tỉnh biên giới, trọng tâm là:

+ Tuyên truyền, ph biến giáo dục các văn bản pháp luật mới liên quan đến phòng, chống mua bán người, chú trọng đổi mới hình thức, biên tập ni dung theo ngôn ngữ, chữ viết phù hợp với các đối tượng tuyên truyền nhất là đng bào dân tộc thiểu số.

+ Tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề cho đội ngũ tuyên truyền viên và hội viên phụ nữ các cấp về kỹ năng phòng, chống mua bán người.

+ Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa mua bán người hiệu quả tại cộng đng.

+ Vận động, tuyên truyền nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với nạn nhân trở về hòa nhập cộng đng.

+ Kêu gọi các nguồn tài trợ hợp pháp để tổ chức thường xuyên, hiệu quả chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; phối hợp trao đi thông tin, kinh nghiệm với Hội phụ nữ các nước trong khu vc và các nước có chung đường biên gii.

- Xây dựng, hướng dn, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật và sđiện thoại đường dây nóng về phòng, chống mua bán người cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, doanh nghiệp xuất khẩu lao động..., hoặc các lĩnh vc dễ bị tội phạm mua bán người lợi dụng như: cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tnước ngoài nhm giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có dấu hiệu mua bán người.

3. Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người

- Tập trung lực lượng (lực lượng Công an, chủ công là Cnh sát hình sự phi hợp với lực lượng Biên phòng, Hải quan) phối hợp tổ chức điều tra cơ bản, triển khai các biện pháp nghiệp vụ kết hợp tuần tra, kiểm soát biên gii và qun lý xuất, nhập cảnh với đẩy mạnh công tác truyền thông phòng ngừa. Triển khai cao đim tn công trn áp tội phạm mua bán người trọng tâm là tại các địa bàn trọng điểm về tội phạm mua bán người, các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa; kịp thời phát hiện ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dng đưa người di cư trái phép qua biên giới để lừa bán.

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng các nước, nhất là với cơ quan chuyên trách của nước CHDCND Lào, nước có đông nạn nhân là người Vit Nam bị bán nhằm xác lập cơ chế trao đổi thông tin; phối hợp điu tra, bt giữ, chuyn giao, truy nã tội phạm mua bán người và giải cứu, hồi hương nạn nhân.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ trong xác minh, đánh giá chứng cứ, giải quyết tgiác, tin báo tội phạm, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xtội phạm mua bán người. Tăng cường các phiên tòa xét xử lưu đng các ván mua bán người nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào quần chúng.

4. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

- Kịp thời xác minh, xác định, tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu cho nn nhân và thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân và người thân thích của họ.

- Rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân. Đng thời, xây dựng cơ chế xác minh, xác định, chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân tại cng đồng.

- Tchức công tác triển khai xây dựng thí điểm, đánh giá, rút kinh nghim nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân hiệu quả tại cộng đồng.

- Tổ chức tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xác minh, xác định, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân; đảm bảo cơ sở vật cht, các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định; định kỳ sơ, tng kết, đánh giá công tác phối hợp gia các ngành và địa phương, các tổ chức xã hội trong công tác này.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác hỗ trợ nạn nhân và xây dựng mạng lưới hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

- Tổ chức việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. Theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án hình sự và dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực.

5. Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật

- Rà soát, đánh giá tác động của Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dn thi hành để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật phối hợp với các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chng mua bán người nhm nâng cao nhận thức cho cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên các tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở và người dân nhằm chủ động, tích cực phòng ngừa, tham gia đu tranh chng tội phm mua bán người.

- Tổ chức nghiên cứu đề tài và xây dựng tài liệu chuyên đề, tài liệu tham khảo hướng dẫn triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người.

6. Hợp tác quốc tế

- Tổ chức trin khai thực hiện các Hiệp định hợp tác song phương đã ký kết giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc về phòng, chng mua bán người.

- Phi hợp thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, đường dây nóng với các cơ quan liên quan của các nước, nhất là với Campuchia, Lào, Trung Quốc nhm phối hợp xác minh, giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội; giải cứu, bảo vệ và hồi hương nạn nhân bị mua bán.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình phòng, chng tội phạm mua bán người (nội dung mục 1, phần II).

- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền; biên soạn các tài liệu tuyên truyền, các văn bn chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền; tổ chức tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên; thường xuyên các thông báo về phương thc, thủ đoạn mi của bọn tội phạm, những chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Đồng thời, phối hợp xây dựng và nhân rộng các mô hình, đin hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Làm tt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, đảm bảo 100% thông tin liên quan mua bán người được phân loại, xử lý và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác minh theo luật định. Tập trung lực lượng, phối hợp với các lực lượng có liên quan, triển khai đng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điu tra, khám phá các đường dây tội phạm mua bán người, đặc biệt là ở những địa bàn giáp biên giới, những địa bàn có khả năng là nơi tập kết nạn nhân của bọn tội phạm trước khi đưa ra nước ngoài, các nhà chứa, ổ mại dâm trá hình... phn đấu đạt và vượt mức chỉ tiêu về đấu tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng thống nhất quy trình tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán, các biện pháp bảo vệ nạn nhân bị mua bán và người thân của họ. Làm tốt công tác tiếp nhận, bảo vệ an toàn và xác định nạn nhân bị mua bán trở về; thu thập tài liệu, chng cứ xác định và thực hiện htrợ ban đầu đối với nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, nhất là với các lực lượng chức năng nước CHDCND Lào trong công tác nắm tình hình, trao đi thông tin, trao đi yêu cu nghiệp vụ về phòng chống tội phạm mua bán người

2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, tuyến bin, phối hợp tổ chức tiếp nhận nạn nhân bị mua bán được trao trả ở khu vực biên gii.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán.

3. SLao động - Thương binh và Xã hội

- Tổ chức triển khai kịp thời các chính sách và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn để nạn nhân sm n định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, tiến hành xây dựng thí điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân hiu quả tại cộng đồng.

- Phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người, đội ngũ báo cáo viên... nhm nâng cao hiệu qucông tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp và triển khai công tác này để kịp thời rút kinh nghiệm.

- Phối hợp xây dựng, nhân rộng mô hình hỗ trợ cho nn nhân bị mua bán trở về tại cộng đồng.

4. SThông tin và Truyền thông

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề về phòng, chống mua bán người; tăng thời lượng phát sóng, đưa tin cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất các phương tiện truyn thông tại cơ s, Đài phát thanh và truyền hình, các báo địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tnh... đngười dân nâng cao cnh giác.

- Phối hợp biên soạn tài liệu, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật và sđiện thoại đường dây nóng về phòng, chống mua bán người cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, doanh nghiệp xuất khẩu lao động...; hoặc các lĩnh vực dễ bị tội phạm mua bán người lợi dụng như: cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tnước ngoài... nhằm cung cấp thông tin cho người dân tham gia giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có dấu hiệu mua bán người.

5. Sở Văn hóa, Th thao và Du lịch: Chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, kinh doanh dịch vụ tuyên truyền các nội dung liên quan đến phòng chng tội phạm mua bán người.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh chủ động lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm và trích nguồn kinh phí hỗ trợ các đơn vị liên quan phục vụ công tác phòng, chống mua bán người theo quy định.

7. Sở Tư pháp

- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điu của Bộ Lut Hình sự năm 2015 (khi được ban hành) trong đó có phần liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán; các văn bản quy phạm pháp luật vphòng, chống mua bán người.

- Thực hiện tốt chức năng thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, phối hợp với các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người nhm nâng cao nhn thc cho cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên các tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở và người dân nhằm chủ động, tích cực phòng ngừa, tham gia đấu tranh chng tội phạm mua bán người.

- Tổ chức trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các ngành liên quan, các trường Đại học, Cao đng, Trung học chuyên nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa và các diễn đàn để phổ biến, giáo dục pháp luật về những vấn đề liên quan đến phòng, chng tội phạm mua bán người cho học sinh, sinh viên.

9. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong xác minh, đánh giá chứng cứ, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án mua bán người, trong đó tỷ lệ xét xử đạt trên 95% tổng số vụ án mua bán người thụ lý.

- Tăng cường các phiên tòa xét xử lưu động vụ án mua bán người nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào quần chúng phòng, chống mua bán người.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; chỉ đạo xét xử các vụ án điểm xét xử lưu động để phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe tội phạm.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa, lng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

11. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả “Chiến lược truyn thông thay đổi hành vi tại cộng đồng”; tiếp tục triển khai thực hiện “Bộ tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người” phục vụ công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Tổ chức bồi dưỡng, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Chú ý bồi dưỡng những nạn nhân bị mua bán trở về làm cộng tác viên tích cực, phục vụ công tác tuyên truyền.

12. Các sở, ngành, đoàn thể khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai các biện pháp tuyên truyền, phòng, chống nạn mua bán người, trước hết là nâng cao nhận thức, ý thức tự phòng của cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, th

Chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch này; lồng ghép thực hiện nhiệm vụ phòng chống mua bán người với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống mua bán người tại địa phương mình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chđộng xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện ở ngành, địa phương mình một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Định kỳ 6 tháng, 01 năm và đột xuất các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người về Ban chỉ đạo tỉnh (qua Công an tnh Nghệ An) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ công an theo quy định.

2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đôn đc, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Ban chỉ đạo 138/CP các bộ, ngành ở Trung ương và Tỉnh ủy theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph; (để báo cáo)
-
BCĐ 138 Chính phủ; (để báo cáo)
-
Lãnh đạo Bộ Công an; (để báo cáo)
-
Tổng cục Cảnh sát, BCA; (để báo cáo)
-
TT Tnh ủy, HĐND tnh; (để báo cáo)
-
Đ/c Chủ tịch UBND tnh; (để báo cáo)
-
Đ/c Đại, PCT TT UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VPNC UBND tỉnh;
- Các s, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
-
UBND các huyện, thành, thị;
- Phòng Nội chính (Đ/c Vinh-TP);
- Lưu
VT UBND tnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2017 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu: 42/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Lê Xuân Đại
Ngày ban hành: 24/01/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2017 do tỉnh Nghệ An ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…