ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 416/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 02 tháng 03 năm 2016 |
Căn cứ Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa;
Căn cứ Quyết định số 2005/QĐ-BTTTT ngày 18/11/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2016 - 2017;
Thực hiện các Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1893/BTTTT-VP ngày 17/6/2015 về triển khai Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 3725/BTTTT-VP ngày 16/11/2015 về việc phối hợp tổ chức, triển khai công tác tuyên truyền về biển, đảo;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (UBND tỉnh) xây dựng Kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên địa bàn tỉnh Kon Tum với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Thông qua Triển lãm, nhằm giới thiệu các bản đồ, tư liệu, hình ảnh, hiện vật và một số ấn phẩm xuất bản, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần bác bỏ những tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân tỉnh Kon Tum nói riêng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiên liêng của Tổ quốc; làm cho bạn bè quốc tế, nhân dân các nước trên thế giới hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
- Khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, phát huy tinh thần đoàn kết và nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức, quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả, bền vững.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thông tin đến đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên. Gắn nội dung Triển lãm bản đồ, trưng bày tư liệu lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các hoạt động tuyên truyền khác để mọi người dân trong tỉnh nhận thức đúng và tham gia đóng góp tinh thần và vật chất bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức thành công Triển lãm và các hoạt động tuyên truyền gắn với Triển lãm. Tiếp tục khai thác có hiệu quả các tư liệu được Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao sau Triển lãm để tổ chức trưng bày lưu động tại các huyện, thành phố, khu đông dân cư, biên giới trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, QUY MÔ TRƯNG BÀY
1. Nội dung
1.1. Tên tiêu đề Triển lãm: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
1.2. Nội dung trưng bày chính:
Lựa chọn, trưng bày những tư liệu lịch sử (bằng chứng vững chắc) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để giới thiệu với công chúng; đồng thời, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và các vùng biển, đảo khác trên Biển Đông.
- Những bằng chứng này, bao gồm:
+ Các tư liệu liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Bộ châu bản của vương triều Nguyễn, có niên đại từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến triều Bảo Đại (1926-1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng, Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố.
+ Bộ sưu tập 102 ấn phẩm xuất bản tại các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX có những thông tin liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Đây là các công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, từ điển bách khoa, tạp chí, hồi ký của các nhà hàng hải, thương gia, nhà truyền giáo phương Tây..., gồm 19 ấn phẩm tiếng Anh, 15 ấn phẩm tiếng Đức, 46 ấn phẩm tiếng Pháp, 09 ấn phẩm Tây Ban Nha, 11 ấn phẩm tiếng Ý và 02 ấn phẩm tiếng Hà Lan. Những ấn phẩm này đã được Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng sưu tầm, tuyển chọn những thông tin trực tiếp liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để dịch sang tiếng Việt nhằm phục vụ nghiên cứu và đưa ra trưng bày trong Triển lãm.
- Những tư liệu này được trưng bày theo 05 chủ đề:
+ Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỷ XVI - XVIII.
+ Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
+ Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa (trước năm 1975).
+ Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuất bản tại phương Tây trong các thế kỷ XVI - XIX.
+ Tư liệu về thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau năm 1975 đến nay.
- Tuyển chọn 95 bản đồ và 04 cuốn Atlas từ hơn 260 bản đồ và các Atlas liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng sưu tầm và do ông Trần Thắng, Việt Kiều ở Hoa Kỳ, sưu tầm ở hải ngoại và trao tặng cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
Đặc biệt bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869), nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, gồm 6 tập: Châu Âu (tập 1), Châu Á (tập 2), Bắc Mỹ (tập 3), Nam Mỹ (tập 4), Châu Phi (tập 5) và Châu Úc (tập 6); xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) vào năm 1827. Đây là một tài liệu vô giá, không chỉ về mặt học thuật mà còn là tài liệu có giá trị pháp lý góp thêm vào bộ hồ sơ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và là tài liệu quý góp phần vào việc tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong và ngoài nước. Bộ Atlas do Công ty cổ phần Dược phẩm ECO sưu tầm và trao tặng cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Những bản đồ, Atlas này được trưng bày theo 04 chủ đề:
+ Bản đồ Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Bản đồ xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
+ Bản đồ Trung Quốc do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI - XX) ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
2. Phạm vi, quy mô và hình thức trưng bày tại Triển lãm
2.1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Trưng bày các bản đồ, tư liệu lịch sử về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với diện tích khoảng 250 - 300 m2 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Kon Tum;
- Trưng bày treo tường khoảng 200 - 300 bản đồ, tư liệu bằng khung tranh kính (vân gỗ, bồi cán trên gỗ hoặc fomex) trên 01 bộ vách khung sắt, gỗ MDF (bộ khung vách được trang trí bằng giấy dán tường);
- Trưng bày 100 bản đồ, tư liệu, tranh cổ động in bạt Hiflex, khung sắt, kích thước 2m x 2,5m ghép 3 mặt để ngoài sảnh và đường dẫn khu vực Triển lãm;
- 01 tủ gỗ mặt kính, kích thước 2,0m x 0,75m x 0,6m trưng bày 05 cuốn Atlas trong bộ Atlas Universel 01 và cuốn Atlas mở (Châu Á, tập 2) trong bộ Atlas Universel;
- 02 tủ gỗ mặt kính, kích thước 2,0m x 0,75m x 0,6m trưng bày văn bản Hán Nôm cổ Việt Nam; trưng bày các hiện vật như tàu, cáng cứu thương, phao cứu sinh...;
- 01 tủ gỗ mặt kính, kích thước 1,5m x 1,5m x 0,6m trưng bày 04 cuốn Atlas của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc in vào năm 1917, năm 1919, 1933 do Phái bộ truyền giáo LonDon in cho nhà Thanh vào năm 1908;
- 06 tủ gỗ mặt kính, kích thước 0,6m x 1,2m x 0,6m trưng bày các văn bản nước ngoài; tư liệu hình ảnh, hiện vật, vật dụng, tư liệu nghe nhìn, tư liệu thành văn; trưng bày các ấn phẩm xuất bản và một số bài báo tuyên truyền về biển, đảo khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
- Trưng bày hồ sơ đèn biển ở đảo Hoàng Sa và Biên niên nha khí tượng Đông Dương trên khung sắt, in Decan bồi cán trên Fomex 5 ly, 02 bộ khung kích thước 2m x 2m;
- 01 tranh khắc trên kính cường lực 10 ly (bản đồ cổ);
- 01 mô hình cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa;
- 01 mô hình cột bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa;
- 01 bộ tivi 42 in, đầu đĩa DVD, kệ tivi, hệ thống âm thanh trong Triển lãm.
2.2. Tỉnh Kon Tum:
Trưng bày hình ảnh, tư liệu theo chủ đề “Kon Tum chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ biển, đảo” gồm 50 hình ảnh về các hoạt động tham gia xây dựng và bảo vệ biển, đảo của cấp ủy, chính quyền, quân và dân tỉnh Kon Tum; hình ảnh Kon Tum hướng về Hoàng Sa, Trường Sa (các hoạt động thăm, tặng quà cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa và Nhà dàn DK1). Cung cấp file tư liệu, khoảng 50 hình ảnh về hoạt động tuyên truyền chủ quyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Họp báo
- Thời gian: 01 buổi, vào lúc 8 giờ 00, ngày 03/10/2016.
- Địa Điểm: Hội trường Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thành phần: Đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cơ quan báo chí tỉnh; các tạp chí, bản tin, trang TTĐT các sở, ban, ngành đoàn thể, UBND các huyện, thành phố; cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các báo Trung ương tại địa phương; Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố (khoảng 50 người).
- Chủ trì họp báo: Lãnh đạo Vụ thông tin cơ sở, Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện cơ quan nghiên cứu, sưu tầm tư liệu; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Nội dung họp báo: Báo cáo những hoạt động chính trong Triển lãm; Giới thiệu những nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia Triển lãm; Trả lời câu hỏi của các phóng viên báo chí về Triển lãm và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”; phát biểu định hướng tuyên truyền...
2. Tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo trong tình hình mới
- Thời gian: 01 buổi, vào lúc 13h30' ngày 03/10/2016.
- Địa điểm: Trung tâm Văn hóa tỉnh (Rạp Ngọc Linh), số 125B, đường Lê Hồng Phong, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Nội dung tập huấn: Bồi dưỡng kiến thức tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (báo cáo viên Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Thành phần: (dự kiến 150 - 200 người), bao gồm: Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí Báo cáo viên của Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; lãnh đạo Sư đoàn 10; lãnh đạo Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh; cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các báo chí Trung ương tại Kon Tum; lãnh đạo các Đồn Biên phòng của tỉnh; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố; 06 công chức, viên chức được chọn làm thuyết minh phục vụ Triển lãm.
- Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các đơn vị có liên quan thực hiện.
3. Thời gian, địa điểm diễn ra Triển lãm
- Thời gian diễn ra Triển lãm: Trong 05 ngày, từ ngày 04/10 đến ngày 08/10/2016. Lễ khai mạc Triển lãm diễn ra vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày 04 tháng 10 năm 2016.
- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, số 125B, đường Lê Hồng Phong, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Thành phần tham dự Lễ khai mạc:
+ Trung ương: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ban, ngành liên quan; cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Hải quân, Cảnh sát Biển Việt Nam.
+ Tỉnh Kon Tum: Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh, UBMTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên qua các thời kỳ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Kon Tum; Thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; lãnh đạo Sư đoàn 10; lãnh đạo Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh, cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các báo chí Trung ương tại Kon Tum; lãnh đạo các Đồn Biên phòng tỉnh; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố; lãnh đạo các xã biên giới; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; đại diện thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên các trường: Đại học, Cao đẳng, THCN, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum.
+ Đại biểu trưng tập: (Dự kiến khoảng 370 người), gồm: Cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (30 người); Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (30 người); Công an tỉnh (30 người); Sư Đoàn 10 (30 người); Đoàn viên thanh niên khối hành chính, sự nghiệp tỉnh (50 người); học sinh, sinh viên (200 người).
4. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tỉnh tổ chức tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Thiết kế banner trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử về Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”; tạo đường link liên kết đến Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để truy nhập thông tin; các tạp chí, bản tin phản ánh, thông tin tuyên truyền các hoạt động về Triển lãm.
- Báo Kon Tum: Đưa tin, bài, phóng sự.... về các tư liệu lịch sử, văn bản pháp lý, hình ảnh, bản đồ... liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mở chuyên mục về tuyên truyền biển, đảo.
- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phát trailer về Triển lãm trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (dự kiến từ ngày 01/10 đến hết ngày 30/10/2016). Tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền về biển, đảo thường xuyên trong chuyên mục.
- Cổ động trực quan: Tuyên truyền trên xe loa lưu động; treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, cờ tại trung tâm thành phố Kon Tum và các huyện; đặc biệt tại khu vực diễn ra Triển lãm. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cơ sở của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh về việc tổ chức Triển lãm (UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện).
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan phân khai kinh phí đã được UBND tỉnh bố trí, giao năm 2016 cho đơn vị để tổ chức thực hiện.
- Các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố chủ động cân đối ngân sách trong dự toán được UBND tỉnh giao năm 2016, thực hiện lồng ghép hoạt động thông tin đối ngoại theo chức năng, nhiệm vụ trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán theo quy định hiện hành.
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện tổ chức triển lãm theo nội dung, yêu cầu đề ra.
- Bố trí phương tiện đi lại cho đại biểu Trung ương trong thời gian trước trong và sau lễ khai mạc Triển lãm.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị các điều kiện cần thiết để lãnh đạo tỉnh tiếp, đón các đại biểu về tham dự Lễ khai mạc Triển lãm.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tham mưu UBND tỉnh: Phê duyệt kinh phí tổ chức Triển lãm, quyết định thành lập Ban Tổ chức Triển lãm; lập danh sách và ban hành giấy mời mời đại biểu tham dự Lễ khai mạc Triển lãm; tổ chức đón tiếp đại biểu Trung ương, Ban Tổ chức; Cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát Biển Việt Nam tham dự lễ khai mạc Triển lãm.
- Chuẩn bị nội dung phát biểu chào mừng của lãnh đạo tỉnh tại Lễ khai mạc.
- Tham mưu Công văn của UBND tỉnh thông báo đến các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, các trường học và nhân dân trong tỉnh đến tham quan trong thời gian diễn ra Triển lãm.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Triển lãm, góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Xây dựng kế hoạch phân bổ, bố trí thời gian hợp lý cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên trong tỉnh đến tham quan trong thời gian diễn ra Triển lãm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức Triển lãm và các hoạt động gắn với Triển lãm.
- Làm đầu mối liên hệ với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Văn hóa tỉnh Kon Tum trong việc trưng bày tư liệu tại Triển lãm và các nội dung liên quan. In tờ rơi, băng rôn, pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền, các tài liệu phục vụ Triển lãm và các hoạt động gắn với Triển lãm.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức phục vụ Triển lãm. Lập danh sách đại biểu của tỉnh gửi Bộ Thông tin và Truyền thông mời.
- Bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang trí, khánh tiết phòng họp báo, tập huấn về công tác tuyên truyền biển, đảo; mời cơ quan báo chí tỉnh, đại diện cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại địa phương... tham dự họp báo, tập huấn.
- Chuẩn bị bàn, ghế, bục phát biểu, bảng tên, chức danh đại biểu; nghi thức Lễ chào cờ.
- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bàn giao, tiếp nhận toàn bộ tư liệu sau khi kết thúc Triển lãm để phục vụ công tác tuyên truyền, Triển lãm, trưng bày trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, các tạp chí, bản tin, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về nội dung, thời gian, địa điểm diễn ra Triển lãm để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn biết đến tham quan Triển lãm.
- Hằng năm, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch, kinh phí tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày, tuyên truyền lưu động bộ bản đồ, tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa trên địa bàn các huyện, khu đông dân cư, vùng biên giới trên địa bàn tỉnh.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền về Triển lãm.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức Triển lãm và các hoạt động gắn với Triển lãm tại địa phương.
- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện Chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ khai mạc (gồm 05 tiết mục với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo).
- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp tổ chức trưng bày Triển lãm; chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh cung cấp tư liệu, khoảng 50 file hình ảnh về các hoạt động tham gia xây dựng và bảo vệ biển, đảo của cấp ủy, chính quyền, quân và dân tỉnh Kon Tum, gửi về Bộ Thông Tin và Truyền thông (hoàn thành trước ngày 30/7/2016) để trưng bày chuyên đề “Kon Tum chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ biển, đảo” tại Triển lãm.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ Triển lãm và các hoạt động gắn với Triển lãm: Bố trí mặt bằng, điện, nước, âm thanh, loa đài, vệ sinh... khu vực Triển lãm; cử 05 công chức, viên chức làm công tác thuyết minh, hướng dẫn trong suốt thời gian diễn ra Triển lãm.
- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc (Bảo tàng tỉnh) tổ chức tiếp nhận, bảo quản tư liệu, hiện vật do Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao.
- Hằng năm, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch tổ chức Triển lãm và trưng bày lưu động ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh.
5. Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các cơ quan báo chí Trung Ương thường trú tại tỉnh
- Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Triển lãm đến với các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời đưa tin, bài, phỏng vấn về các hoạt động trước, trong và sau Triển lãm.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
+ Thực hiện tuyên truyền trước, trong và sau Triển lãm; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tọa đàm phát trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh với chủ đề “Kon Tum chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ biển, đảo”; xây dựng nội dung phóng sự về hoạt động của các đoàn lãnh đạo tỉnh đến thăm, làm việc với huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1...
+ Tăng cường thông tin tuyên truyền về Triển lãm và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; xây dựng trailer tuyên truyền Triển lãm.
+ Bố trí phóng viên, biên tập viên dẫn chương trình và làm công tác tổ chức tại Lễ khai mạc Triển lãm.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, thông báo rộng rãi về Triển lãm và các hoạt động của Triển lãm tới các trường học, cấp học trên địa bàn tỉnh.
- Triệu tập học sinh, sinh viên tham gia lễ khai mạc Triển lãm; đăng ký thời gian, lập danh sách các trường, đoàn tham quan Triển lãm trong thời gian diễn ra Triển lãm tại tỉnh.
- Chọn cử 10 nữ sinh viên (trường đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp) tham gia công tác phục vụ lễ tân, cắt băng khai mạc Triển lãm.
7. Tỉnh đoàn Kon Tum
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức các hoạt động tại Triển lãm.
- Thông báo rộng rãi và triệu tập đoàn viên, thanh niên tham gia Lễ khai mạc Triển lãm và các hoạt động của Triển lãm tới các tổ chức đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh đến tham quan Triển lãm.
8. Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức các hoạt động tại Triển lãm.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tuyên truyền cổ động trực quan, trang trí đường phố; chỉ đạo xe loa phóng thanh tuyên truyền lưu động về Triển lãm trên địa bàn thành phố Kon Tum.
- Thông báo rộng rãi về Triển lãm và các hoạt động của Triển lãm tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đến tham quan Triển lãm.
9. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương sử dụng kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này và quyết toán theo quy định hiện hành.
10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức các hoạt động tại Triển lãm. Bố trí đủ số lượng cán bộ, chiến sĩ (mặc trang phục của ngành) tham dự Lễ khai mạc Triển lãm.
11. Công an tỉnh
Xây dựng phương án bảo đảm an ninh - trật tự, an toàn giao thông và phòng chống, cháy nổ tại khu vực diễn ra Triển lãm và các hoạt động gắn với Triển lãm; cử cán bộ, chiến sĩ tham gia trực bảo vệ (cả ngày và đêm), đảm bảo an toàn hiện vật trưng bày tại khu vực diễn ra Triển lãm; bố trí đủ số lượng cán bộ, chiến sĩ (mặc trang phục của ngành) tham dự Lễ khai mạc Triển lãm.
13. Công ty Điện lực Kon Tum
Xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo cấp nguồn điện ổn định trong thời gian thi công chuẩn bị và tổ chức Triển lãm.
14. Các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố
Thông tin tuyên truyền cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên và nhân dân trên địa bàn đến tham quan Triển lãm.
Căn cứ vào Kế hoạch này, các đơn vị được phân công nhiệm vụ chủ động xây dựng Kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện để đợt Triển lãm khẳng định chủ quyền “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh đạt hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét sửa đổi, bổ sung và chỉ đạo giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 416/KH-UBND năm 2016 triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: | 416/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Lại Xuân Lâm |
Ngày ban hành: | 02/03/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 416/KH-UBND năm 2016 triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do tỉnh Kon Tum ban hành
Chưa có Video