Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 13-KL/TW NGÀY 16/8/2021 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Thực hiện Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 04/01/2022 của Ban Thường vụ thành ủy thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu, yêu cầu chung

a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; trong đó, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần thực hiện thành công mục tiêu gi vng an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Trước mắt, phòng ngừa và đu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, không để gia tăng do tác động của dịch bệnh Covid -19.

b) Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chng tội phạm; củng c, nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chng tội phạm.

2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể

a) Chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm so với năm trước; giảm tỷ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% các tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng svụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh.

b) Bo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Truy t đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy t, bo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

c) Kịp thi phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực, nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hi, kê biên, phong tỏa tài sn bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vviệc có du hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển ngay đến cơ quan điều tra đđiều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

d) Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chuyn hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu tlệ chuyn hóa thành công hng năm đạt từ 60% trlên; 85% các địa bàn đã chuyn hóa thành công không tái phức tạp trở lại.

đ) Kiện toàn các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm đảm bảo gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đi vào thực chất; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật đảm bo năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng u cu phát triển đất nước.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm

a) Tổ chức quán triệt, thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị (Khoa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chng tội phạm trong tình hình mới (Kết luận s13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị), gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chng tội phạm với triển khai hiệu quChiến lược tng thể về phòng, chống dịch Covid-19. tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; xác định công tác phòng, chng tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài: thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm.

b) Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đng viên; sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; trách nhiệm của tập th, cá nhân trong phòng, chng tội phạm, bo đảm an ninh, trật tự. Củng c, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tchức trong công tác phòng, chống tội phạm.

c) Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ th, phù hp với đặc điểm, điều kiện của từng sở, ngành, địa phương; lng ghép với việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm, bo đảm an ninh, trật tự của Quốc hội. Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ở địa phương.

d) Củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ đạo có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, gắn với trách nhiệm quản lý từng địa bàn, lĩnh vực.

đ) Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở những nơi để tội phạm tăng, phức tạp, lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để gây bức xúc trong nhân dân.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đu với khó khăn, thử thách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021.

e) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghim, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi lên trong công tác phòng, chống tội phạm.

2. Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu.

a) Tổ chức giải quyết tốt những vấn đề về an sinh xã hội, an dân, có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; các vấn đề xã hội trong và sau dịch bệnh là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm (như: vấn đề việc làm, thu nhập, dịch chuyển dân cư và người lao động v.v..).

b) Phát huy vai trò các tổ hòa giải, các tổ chức chính trị xã hội kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội, nhất là liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, không đphát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; xây dựng “thế trận lòng dân”.

c) Tổ chức rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật.

d) Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân tham gia phòng ngừa tội phạm, huy động sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống tội phạm.

đ) Tăng cường phối hợp quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội hoặc tái phạm tội, như: người sử dụng trái phép chất ma túy, đối tượng “ngáo đá”, người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, số mới được đặc xá, tha tù v.v... Thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống dịch bệnh.

e) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Hải quan, Kiểm lâm...

3. Tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm

a) Thực hiện có hiệu qucác hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, người lao động, học sinh, sinh viên... ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đng bào dân tộc thiu s, biên giới, biên đảo.

b) Đu tranh phn bác mạnh mẽ những quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết quả công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự.

c) Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ số, các trang mạng xã hội, hệ thng thông tin cơ sở; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, người có uy tín, có nh hưng trong cộng đồng dân cư... đphối hợp tuyên truyền, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương, từng lĩnh vực.

d) Triển khai các đợt cao điểm truyền thông phòng, chống tội phạm nói chung, từng loại tội phạm nói riêng, như: tội phạm mua bán người, tội phạm về ma túy... Tổ chức truyền thông phòng, chống tội phạm trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với quy định hiện hành.

4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

a) Tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào, cuộc vận động khác, như: Phong trào thi đua yêu nước; phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

b) Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải tham gia phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò lực lượng Công an cấp xã trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc, bảo đảm an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.

c) Nâng cao hiệu qugiám sát và thực hiện giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của Nhân dân ở địa bàn cơ sở. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng phong trào; tổ chức hiệu qu, thiết thực Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19/8 hàng năm.

d) Thực hiện hiệu quả Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phquy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tải hòa nhập cộng đồng, góp phn hạn chế tình trạng tái phạm tội. Tổ chức nghiên cứu có gii pháp phù hợp, nhất là trong hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm đnâng cao hiệu qucông tác quản lý, giáo dục các đi tưng ti địa bàn cơ sở...

5. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm

Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm các quy định mới được thi hành kịp thời, thống nhất, phù hợp với thực tiễn. Thường xuyên sơ, tng kết các chuyên đề, lĩnh vực để phát hiện những khó khăn, vướng mắc; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ, tạo hành lang pháp lý phù hợp, đầy đủ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tấn công trấn áp, điều tra, xử lý tội phạm

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả 15 đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán người, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm giết người...

b) Làm tốt công tác nắm tình hình, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm. Xây dựng, thực hiện hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là trong và sau đại dịch bệnh Covid-19, các loại tội phạm gây bức xúc trong nhân dân, tạo môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.

c) Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để hoạt động, tội phạm về ma túy, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm về môi trường, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

d) Tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

đ) Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án hình sự, nhất là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, những vụ án thuộc diện Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Tăng cường các biện pháp chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

e) Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.

7. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

a) Tổ chức khai thác, phát huy giá trị, hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân để chuyển đi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài phục vụ phòng, chống tội phạm; tổ chức kết nối, khai thác hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống dữ liệu có liên quan phục vụ xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phản phòng ngừa tội phạm.

b) Thực hiện hiệu qucông tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, rà soát các cơ sở kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện về an ninh, trật tự, như: Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú (nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn), nhà hàng, quán bar, karaoke, massage, vũ trường; các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nghi dưỡng, khu vui chơi giải trí, địa bàn giáp ranh noi tội phạm thường lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

c) Đẩy mạnh thực hiện các phương án thu hồi vũ khí, vật liệu n, công cụ hỗ trợ, tàng trtrái phép ngoài xã hội. Thực hiện nghiêm Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

8. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm

a) Tổ chức kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm các cấp, đảm bảo gọn đu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030 cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

b) Tăng cưng lực lượng, cơ sở vật chất cho lực lượng trực tiếp đấu tranh với tội phạm thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Kim lâm... để kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm nảy sinh ngay từ đu và tại cơ sở.

c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bo vệ pháp luật đảm bo u cầu công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; có cơ chế sàng lọc, thay thế, luân chuyn những người không đủ năng lực công tác, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật trong phòng, chống tội phạm. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật... cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm.

9. Ứng dụng khoa học công nghệ và huy động các nguồn lực phục vụ phòng, chống tội phạm

a) Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phòng, chống tội phạm, nhất là qun lý thông tin, dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới.

b) Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước, đồng thời tổ chức huy động các nguồn lực hp pháp khác phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

c) Kịp thời có hình thức biu dương, nhân rộng các tập th, cá nhân tiêu biu, xuất sắc trong phòng, chống tội phạm.

10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm

a) Tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế, tha thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự đã ký kết.

b) Thực hiện hiệu quả công tác đi ngoại, ngoại giao, hợp tác để chđộng phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người v.v...

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công an thành phố

a) Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo 799 thành phố tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng ngừa xã hội, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với các bộ, ngành về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng cơ chế bảo vệ, khuyến khích, động viên người tham gia phát hiện, tố giác tội phạm; cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung.

c) Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp điều tra, truy tố, xét xử, nghiêm minh, kịp thời các vụ phạm tội.

d) Chủ động nắm chắc tình hình, xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự trong mọi tình huống. Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Tập trung triển khai các phương án nghiệp vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong và sau dịch bệnh Covid-19, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản... lợi dụng hoạt động khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai; tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, không để bị động, bất ngờ.

đ) Tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, đồng thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.

e) Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030 cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bố trí lực lượng theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Trước mắt, tập trung xây dựng, củng cố lực lượng Công an cấp xã, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở; nâng cao năng lực cho cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân.

g) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm.

h) Tổ chức thực hiện hiệu quả các kế hoạch thực hiện đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm. Thực hiện tt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước vthi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

i) Chtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm theo chỉ đạo của Bộ Công an.

2. Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố

a) Thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm tại địa bàn biên giới, cửa khu, bin, hải đảo và các khu vực, lĩnh vực thuộc trách nhiệm qun lý.

b) Thực hiện hiệu quả Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, xử lý tội phạm hoạt động trên không gian mạng.

c) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biên giai đoạn 2021 - 2025.

3. Sở Tư pháp

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền ph biến giáo dục pháp luật, triển khai thực hiện các luật đã được Quc hội thông qua có liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm và các văn bn hướng dẫn thực hiện, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào theo tôn giáo bằng các hình thức phù hợp.

b) Làm tốt công tác thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tội phạm; hướng dẫn chuyên sâu thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực qun lý nhà nước về an ninh trật tự đchủ động phòng nga tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

c) Thực hiện cải cách, hiện đại hóa công tác tư pháp, các nhiệm vụ, đề án cải cách tư pháp thuộc chức năng nhiệm vụ được giao; trin khai thực hiện hiệu quả công tác giám định tư pháp.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cưng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong qun lý, giáo dục người hc trong các cơ sở giáo dục.

b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đán phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên giai đoạn 2021 - 2025.

5. Sở Công Thương

a) Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Kiểm tra xử lý vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh xuất nhập khu tiền chất công nghiệp, kinh doanh đa cấp trái phép, cạnh tranh không lành mạnh...

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

c) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025.

6. Sở Giao thông vận tải

a) Phối hợp với Công an thành phố trong việc phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật, mất an ninh, trật tự trên các tuyến giao thông thuộc phạm vi quản lý; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giao thông vận tải gắn với việc kiểm soát phát hiện, ngăn chặn các vi phạm pháp luật.

b) Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2021 - 2025, gắn với kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng.

7. Sở Xây dựng

a) Tchức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xây dựng để chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng; thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố.

b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giai đoạn 2021 - 2025.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Tăng cường chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm. Phối hợp quản lý hiệu quả thông tin trên không gian mạng, kịp thời tuyên truyền, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết quả công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet giai đoạn 2021-2025.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, ththao và du lịch; tăng cường công tác qun lý. thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực văn hóa, th thao, du lịch và gia đình, công tác qun lý, tổ chức lễ hội, quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động qung cáo, kinh doanh du lịch, kinh doanh dịch vụ thdục, ththao, quản lý di tích, di sản.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đi sống văn hóa; tiếp tục thực hiện Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, ththao và du lịch giai đoạn 2021 -2025.

10. Sở Y tế

a) Phối hợp với Công an thành phố trong công tác bo đảm an ninh, trật tự, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế; tổ chức thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp về công tác bảo đm an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế.

b) Tiếp tục thực hiện Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế giai đoạn 2021 - 2025.

11. Sở Nội vụ

a) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu kiện toàn cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm; đề xuất phương án củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ đạo về phòng, chống tội phạm bo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm, phát huy cơ chế phối hợp gia các ngành.

b) Trin khai thực hin cơ chế, chính sách phù hợp, thiết thực nhằm bo vệ, khuyến khích, động viên người tham gia phát hiện tgiác tội phạm; cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đu với khó khăn, ththách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung theo chỉ đạo của Chính phủ.

12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương giải quyết có hiệu quả các vn đan sinh xã hội: phòng ngừa nguy cơ phụ nữ, trẻ em trthành nạn nhân của tội phạm mua bán người, tệ nạn mại dâm, góp phần hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành phố triển khai thực hiện các văn bn hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay gii quyết việc làm đối với người được đặc xá, chp hành xong án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, người sau cai nghiện ma túy và đối tượng yếu thế khác.

b) Thực hiện công tác cai nghiện ma túy, phòng, chống tệ nạn xã hội, xâm hi trẻ em, bạo lực gii, an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, người bán dâm, người điều trị nghiện ma túy bằng phương pháp sử dụng Methadone, nạn nhân của các vụ mua bán người, người sau cai nghiện ma túy...

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành phố

a) Tổ chức nâng cao hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ việc, vụ án theo quy định pháp luật; quản lý chặt chẽ hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tín dụng để phòng ngừa tội phạm lợi dụng hoạt động.

b) Tiếp tục thực hiện Đề án phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật và vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng giai đoạn 2021-2025.

14. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương.

15. Sở Ngoại vụ

Chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân thành phố.

16. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống tội phạm, nhất là phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về ma túy... Triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.

17. Sở Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trên lĩnh vực phụ trách, nhất là vi phạm về xử lý chất thải công nghiệp, xây dựng, chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường, tình trạng khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi lòng sông, khu vực biên giới biển; các vi phạm về đất đai... không để khiếu kiện kéo dài, phức tạp về an ninh, trật tự.

18. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố

Phối hợp với Công an thành phố theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các cơ quan, đơn vị; đề xuất việc lng ghép, phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm. Hằng năm, phối hợp cùng các sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

19. Thanh tra thành phố

Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật; trong phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật. Tập trung thanh tra các ngành, lĩnh vực về quản lý, sử dụng đất đai, qun lý thu chi ngân sách, quản lý thuế, đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình, dự án trọng đim dễ phát sinh vi phạm, nhất là hành vi tham nhũng. Phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan bo vệ pháp luật khác trong việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu trách nhiệm hình sự và tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân thủ theo pháp luật của các s, ban, ngành, địa phương. Đảm bảo 100% các vụ việc có du hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đu được chuyn ngay đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

20. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân thành phố

a) Phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan điều tra trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. Chỉ đạo Viện Kim sát nhân dân, Toà án nhân dân các quận, huyện khn trương đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án gây bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt là các vụ án trọng điểm phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương.

b) Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

c) Đổi mi và nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, kim sát chặt chẽ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, căn cứ khi tố vụ án, khởi tố bị can...Thực hiện hiệu quả công tác thống kê tội phạm phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình và đra các chủ trương, biện pháp trong phòng, chống tội phạm. Tăng cường tổ chức các phiên toà xét xử lưu động đ tuyên truyền. giáo dục pháp luật trong nhân dân và răn đe, phòng ngừa tội phạm. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong việc hướng dẫn áp dụng thng nhất pháp luật nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tố tụng và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

21. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam thành phố:

a) Vận động, tuyên truyền nhân dân, cán bộ, hội viên, đoàn viên, người lao động, người có uy tín trong đng bào dân tộc thiu s, chức sc tôn giáo tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.

b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm.

c) Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

d) Tiếp tục thực hiện Đề án vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư giai đoạn 2021 - 2025.

đ) Lồng ghép các hoạt động phòng, chống tội phạm với thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chủ trì, thực hiện, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, khu đô thị văn minh”.

22. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

a) Tham mưu quận, huyện ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 04/01/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị tại địa phương. Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn, các chương trình, nguồn lực và các dự án do địa phương quản lý.

b) Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025.

c) Hằng năm, đánh giá, tổng hợp tình hình kết quả thực hiện, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho lực lượng Công an cấp xã để đáp ứng yêu cầu, kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm nảy sinh ngay từ đầu và tại cơ sở.

23. Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với thành tích, kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội của thành phố góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Làm tốt chức năng thông tin, phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

24. Các sở, ban, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những yêu cầu, nội dung của kế hoạch này chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị mình; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ (hằng quý, 6 tháng, 1 năm) về Ban Chỉ đạo 799 thành phố (qua Công an thành phố, đơn vị Thường trực Ban chđạo) đtổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Công an và Ban Chđạo 138 Chính phủ.

2. Công an thành phố có trách nhiệm thường trực giúp Ban Chỉ đạo 799 thành phố theo dõi, hướng dẫn, kim tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này; tng hp tình hình, kết qu báo cáo Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ và Bộ Công an./.

 


Nơi nhận:
- BCĐ 138/CP;
- Bộ Công an:
- TTTU.
TT HĐND:
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ban
, ngành TP:
- Thành viên BCĐ 799.TP;
- UBND các quận, hu
yện;
- CVP
, các PCVP;
- Phòng NC&KTGS:
- CV NC&KTGS2;
- Lưu VT
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Khắc Nam

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 tại thành phố Hải Phòng

Số hiệu: 37/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
Người ký: Lê Khắc Nam
Ngày ban hành: 23/02/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 tại thành phố Hải Phòng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…