ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3665/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI); Chương trình hành động số 282-CTHĐ/TU ngày 16/9/2014 của Tỉnh ủy; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 25/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Gia Lai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động triển khai phải đảm bảo hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ; gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn.
- Việc triển khai thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh phải được tiến hành đồng bộ, thiết thực, hiệu quả đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
1. Phạm vi
- Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; trong đó, ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo nhóm mục tiêu đã được xác định.
- Tập trung vào hoạt động thuộc các lĩnh vực, gồm: Di sản văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thư viện; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...
- Kế hoạch không bao gồm các hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vốn cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý Nhà nước và cho các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ khác.
2. Đối tượng
- Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một.
- Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa.
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển văn hóa, bảo đảm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 77-CTr/TU ngày 17/9/2014 của Tỉnh ủy Gia Lai về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Đẩy mạnh các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch này đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở, ban, ngành của tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2025.
2. Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc
- Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 01/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai). Phục dựng các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán độc đáo của địa phương; xây dựng mô hình bảo tồn, khôi phục các nghề thủ công truyền thống nhằm phát huy giá trị các di sản văn hóa.
- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025.
- Huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch bền vững. Bảo tồn và phát huy giá trị của 41 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng, gồm: 01 quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo với 09 di tích/cụm di tích, di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, 07 di tích quốc gia và 24 di tích cấp tỉnh; có 02 hiện vật, bộ hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, gồm: Phù điều Phật Chămpa Tây Nguyên (công nhận năm 2017) và Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê (công nhận năm 2023); có 27 hiện vật, bộ hiện vật (với tổng số 43 hiện vật) đã được đăng ký cổ vật; qua đó góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa và con người Gia Lai.
- Khảo sát lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đổi mới nội dung và hình thức sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa; nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động của Bảo tàng tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thông qua thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm kê nhận diện di sản, bảo tồn văn hóa phi vật thể, sưu tầm, bổ sung trưng bày tư liệu hiện vật...
- Đơn vị thực hiện:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2025.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa
- Quan tâm đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm, có quy mô lớn tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố; đầu tư hoàn thiện đồng bộ hệ thống các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; củng cố và tăng cường hiệu quả khai thác một số thiết chế văn hóa, công trình văn hóa công cộng trọng điểm của tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở tạo điều kiện để Nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao cộng đồng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tạo môi trường sống lành mạnh để phát triển văn hóa. Quan tâm chú trọng đến người già, người khuyết tật, trẻ em, bảo đảm an sinh xã hội.
- Hoàn thiện, đưa vào sử dụng và đầu tư trang thiết bị cho Nhà hát, Trung tâm triển lãm văn hóa, nghệ thuật và Thư viện tỉnh Gia Lai với quy mô dự kiến 1.000 chỗ ngồi; các phòng chức năng, phòng phụ trợ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369:2012 và tích hợp các hạng mục thư viện tỉnh, không gian trưng bày triển lãm và các hạng mục phục trợ khác...
- Xây dựng mô hình không gian đa phương tiện và trải nghiệm với sách tại Thư viện tỉnh; nâng cấp phần mềm quản lý thư viện điện tử, triển khai dự án số hóa tài liệu bảo đảm điều kiện hoạt động của Thư viện tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Các đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2025.
4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của Nhân dân
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân phê phán, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, biểu dương những tấm gương tốt để lan tỏa trong cộng đồng.
- Thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nêu cao vai trò, tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng trong việc thực hiện quy chế, chuẩn mực đạo đức, thực sự là tấm gương sáng, là hạt nhân trong việc xây dựng môi trường văn hóa.
- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong giai đoạn mới với những phong trào thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2025.
- Nâng cao vai trò của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh trong công tác tập hợp, đoàn kết, động viên phát huy tính chủ động, tích cực xã hội và tài năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức. Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức toàn diện, bảo đảm số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sĩ, trí thức chủ động tìm tòi, sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, nhiều công trình nghiên cứu chất lượng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong giai đoạn mới.
- Xây dựng các cơ chế hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình nghệ thuật; có chế tài phù hợp nhằm ngăn chặn, xử lý các hoạt động sáng tác, truyền bá những sản phẩm văn học nghệ thuật có nội dung ảnh hưởng xấu đến xã hội.
- Kịp thời khen thưởng, biểu dương tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị trên các lĩnh vực; phát hiện, ươm mầm, nuôi dưỡng, phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
- Chú trọng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ trong các Hội chuyên ngành một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, có sự kế tiếp vững chắc. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho các nhà quản lý để tránh bất cập trong đánh giá, thẩm định văn học, nghệ thuật.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở: Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh.
+ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2025.
6. Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng
- Tạo nhận thức sâu sắc của toàn xã hội về vị trí, vai trò của các lĩnh vực ngành công nghiệp văn hóa. Đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để phát triển công nghiệp văn hóa; xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và các công nghệ mới, hiện đại; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa; tạo môi trường thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa của tỉnh; chú trọng việc phát triển du lịch cộng đồng và du lịch Mice (loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện...).
- Có giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh; từng bước nghiên cứu, vận hành phát triển công nghiệp văn hóa, tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế của tỉnh như: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ... nhằm khai thác, phát huy những tiềm năng và các giá trị đặc sắc của văn hóa địa phương; khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, góp phần tăng cường quảng bá văn hóa Gia Lai trên phạm vi cả nước và quốc tế.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Khoa học và Công nghệ, Công thương.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2025.
7. Quảng bá hình ảnh, văn hóa và con người của tỉnh ra thế giới
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hóa; thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về những giá trị văn hóa truyền thống, về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai với bạn bè quốc tế. Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa, vùng đất, con người Gia Lai, tiềm năng phát triển du lịch, các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh thông qua các chương trình, sự kiện, lễ hội văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động xúc tiến thương mại du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1908/KH-UBND ngày 24/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026; Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 04/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch thực hiện dự án “Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu tiềm năng văn hóa, con người Gia Lai; thúc đẩy gắn kết các hoạt động về ngoại giao văn hóa, văn hóa đối ngoại và ngoại giao kinh tế; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm tinh hoa văn hóa của tỉnh.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông.
+ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2025.
8. Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện
- Đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện, trong đó ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Ưu tiên tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách Nhà nước; có cơ chế huy động các nguồn lực từ xã hội tham gia thực hiện Chương trình, gắn trách nhiệm của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển văn hóa. Tăng cường huy động các nguồn lực khác như nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao...; bảo đảm nguồn lực theo khả năng cân đối của ngân sách từng thời kỳ.
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Xây dựng cơ chế, tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng nghệ thuật; tạo điều kiện, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật; có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho tỉnh, cho đất nước; chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.
- Đơn vị thực hiện:
+ Các sở, ban, ngành của tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2024 đến năm 2030.
1. Nguồn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương) bảo đảm nhiệm vụ chi của địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan.
2. Huy động từ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
3. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện Chương trình trên địa bàn, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung với các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra76 việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
- Chủ trì tham mưu triển khai hiệu quả Đề án của Chính phủ về Xây dựng xã hội học tập, chương trình giáo dục địa phương. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch duy trì tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách cho thiếu nhi hàng năm và các hoạt động ngoại khóa nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội... của các địa phương, thúc đẩy phong trào đọc sách nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho thế hệ trẻ của tỉnh.
- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung định hướng nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt cho thế hệ trẻ; phối hợp giữa giáo dục văn hóa trong và ngoài nhà trường, giáo dục nhận thức bảo tồn di sản văn hóa trong nhà trường; giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước, truyền thống văn hóa, cách mạng trong chương trình chính khóa, ngoại khóa. Chú trọng công tác xây dựng văn hóa học đường; quan tâm đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò của văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; tuyên truyền về các nhiệm vụ trọng tâm, việc triển khai thực hiện, kết quả đạt được của Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, lựa chọn, phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có liên quan về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; các nhiệm vụ về xây dựng và phát triển văn hóa con người Gia Lai. Trong đó, ưu tiên nguồn lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Gia Lai phát triển bền vững.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc triển khai, hướng dẫn về văn hóa công vụ, nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và thực hiện chính sách... phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan cân đối, tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện một số nhiệm vụ của chương trình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển du lịch như: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng lưu niệm... Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nói trên nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu.
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán cho năm sau, trên cơ sở dự toán của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan xây dựng gửi Sở Tài chính, trên cơ sở đó, Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, rà soát, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 04/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị liên quan lồng ghép ngoại giao văn hóa với các hoạt động giao lưu, quảng bá địa phương; tuyên truyền quảng bá hình ảnh con người, văn hóa tỉnh Gia Lai thông qua các chương trình, sự kiện, hoạt động đón tiếp đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc với tỉnh; các hoạt động, chương trình quảng bá tỉnh Gia Lai tại nước ngoài, các đoàn công tác của tỉnh đi thăm, làm việc tại nước ngoài.
10. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; chú trọng, nâng cao chất lượng hoạt động sáng tác, xuất bản các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng cao về Gia Lai.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, xuất bản trong việc công bố, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, các công trình nghệ thuật có chất lượng tốt để định hướng thẩm mỹ cho công chúng.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, trại sáng tác, triển lãm, công bố và quảng bá các công trình, tác phẩm... cho các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tham gia.
11. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
Tiếp tục tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, du lịch.
12. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai
Đẩy mạnh giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về những giá trị văn hóa truyền thống, về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai với bạn bè quốc tế; thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư, phát triển văn hóa địa phương.
13. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch phát triển văn hóa trên địa bàn giai đoạn 2024-2025.
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Gia Lai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.
- Phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao, bố trí và bảo đảm các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa được phân cấp theo quy định. Đề xuất xây dựng các chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa phù hợp với điều kiện của địa phương. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh và địa phương để đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa cơ sở. Bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ đời sống Nhân dân.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trước ngày 15/11 hằng năm./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 3665/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Số hiệu: | 3665/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Lịch |
Ngày ban hành: | 28/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 3665/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chưa có Video