Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 342/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 17 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT PHỤC VỤ VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Quyết định số 4452/QĐ-BVHTTDL, ngày 21/12/2020 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030”; Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 07/10/2014 của Tỉnh ủy Cao Bằng thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đ án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh vi những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu s góp phn nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, ổn định cuộc sống cho nhân dân.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giữ gìn, bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống đặc sắc vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Tăng cường sự phối hợp giữa các các Sở, Ban ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số vùng biên giới.

- Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình về bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới.

2. Yêu cầu

- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và quyn hạn được giao.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng, phong phú, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, có sự thống nhất, đồng bộ trong công tác triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng, tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa đng bào các dân tộc vùng biên giới; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2025

- Tổ chức hiệu quả các hoạt động Chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sng văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Mi xóm liên kết thành lập 01 đến 02 Câu lạc bộ, đội văn nghệ văn hóa, văn nghệ hoạt động hiệu quả; duy trì hằng năm tổ chức liên hoan, giao lưu các Câu lạc bộ, đội văn nghệ 01 đến 02 ln phù hợp với điều kiện địa phương.

- Tổ chức các chuyến đi thực tế cho văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; các cuộc thi, liên hoan, các cuộc vận động sáng tác văn học, kịch bản phim, kịch bản sân khấu, nhạc, thơ, ảnh, mỹ thuật, ca khúc, chuyên mục phát thanh, phóng sự truyền hình, tác phẩm báo chí về đề tài dân tộc thiểu số.

- Tăng cường phát triển văn hóa đọc; tiếp tục trang bị sách, báo cho các thư viện tnh, huyện; phấn đấu chỉ tiêu 03 bản sách/người.

- Đẩy mnh thông tin tuyên truyền các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu s, vùng đặc biệt khó khăn qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hỗ trợ kinh phí, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại các địa bàn khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, biên gii, vùng dân tộc thiểu số.

b) Giai đoạn 2025 - 2030

- Nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, nội dung các Chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu số.

- Tiếp tục nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ, đội văn hóa, nghệ thuật ở xóm. Duy trì hng năm tchức liên hoan, giao lưu các Câu lạc bộ, đội văn nghệ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Ứng dụng công nghệ số xây dựng các sản phẩm phim, ảnh, sách, báo về văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

2. Phạm vi thực hiện

Đề án được triển khai ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3. Đối tượng thực hiện

Đối tượng hưởng lợi là đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có sdân dưới 10.000 người, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.

4. Thi gian thực hiện

Đán được triển khai từ năm 2021 đến năm 2030, chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025.

- Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến 2030.

Sơ kết đánh giá thực hiện Đán vào Quý IV năm 2025 để xem xét, điều chỉnh cho giai đoạn sau.

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án vào quý IV năm 2030.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nhiệm vụ

1.1. Khảo sát, điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng mô hình điểm Câu lạc bộ, đội văn nghệ ở xóm vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số

- Khảo sát, điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Căn cứ kết quả khảo sát, điều tra, đề xuất mô hình Câu lạc bộ, đội văn nghệ phù hp với thực tế.

- Xây dựng mô hình điểm Câu lạc bộ, đội văn nghệ ở xóm vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số làm cơ sở nghiên cứu, nhân rộng.

1.2. Tổ chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn (biểu diễn nghệ thuật quần chúng và biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp)

- Tổ chức biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn tùy theo tình hình thực tế tỉnh Cao Bằng. Ưu tiên biểu diễn loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

- Duy trì tham gia liên hoan các đội tuyên truyền văn hóa của Bộ đội Biên phòng, Liên hoan cấp toàn quốc được tổ chức định kỳ; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động “Điểm sáng văn hóa biên giới”.

1.3. Tổ chức các ngày hội, giao lưu liên hoan, hội diễn văn hóa, nghệ thuật

- Tổ chức các ngày hội, lễ hội, liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa, nghệ thuật quần chúng, chợ phiên đặc sắc của các dân tộc, gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch.

- Tổ chức các hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thi văn hóa nghệ thuật quần chúng ở cơ sở, đặc biệt ưu tiên tổ chức tại các xóm, xã; định hướng sưu tầm, bảo tồn các bài hát, điệu múa truyền thống, nghi thức diễn xướng dân gian, các giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh để truyền dạy cho lớp trẻ.

- Duy trì tổ chức Hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc; Liên hoan hát then, đàn tính toàn tỉnh; Ngày Hội văn hóa các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

1.4. Tổ chức hoạt động điện ảnh ở cơ sở

- Tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số đảm bảo từ 02 - 04 buổi chiếu/xã/năm; 14 bui/tháng/đội (theo quy định hoạt động của đội chiếu phim lưu động)

- Xây dựng chuyên mục văn hóa, nghệ thuật dân tộc thiểu số và tổ chức truyền thanh, truyền hình trên kênh sóng của Đài Phát thanh, truyn hình tỉnh Cao Bằng.

1.5. Tổ chức các cuộc thi, sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số

- Tổ chức các chuyến đi thực tế cho văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan, các cuộc vận động sáng tác văn học, kịch bản phim, kịch bản sân khấu, nhạc, thơ, ảnh, mỹ thuật, ca khúc, phát thanh, báo chí, truyền hình... về đề tài dân tộc thiu số, min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu s. Lựa chọn các tác phm có chất lượng nội dung, nghệ thuật tốt để phổ biến, tuyên truyền trong cộng đồng.

1.6. Tổ chức hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc

- Đẩy mnh hoạt động hệ thống thư viện, hỗ trợ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng tủ sách thư viện cấp xã và tại các đồn Biên phòng. Hàng năm trang bị, bổ sung sách, báo và ấn phẩm văn hóa cho tủ sách xã, xóm. Đặc biệt chú ý tăng cường các loại sách song ngữ tiếng dân tộc. Thư viện các cp phối hp với các đồn biên phòng tổ chức phục vụ và luân chuyển sách đến với bạn đọc tại các điểm trường phổ thông, các xã, xóm vào các dịp thích hợp.

- Tổ chức các đợt thi đọc sách, các buổi bình thơ, nói chuyện về sách, các hội thi, giới thiệu, tuyên truyền sách, kể chuyện sách tại các điểm vùng sâu, vừng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.

1.7. Tổ chức hoạt động triển lãm, trưng bày

Tổ chức triển lãm hiện vật, tư liệu, sách, báo, sản phẩm văn hóa vào dịp lễ, tết tại các sự kiện lớn của địa phương nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội để nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.

1.8. Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống, phát triển du lịch

- Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, phù hợp với văn hóa truyền thống vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số; tạo nguồn thu từ du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa cho đồng bào trên địa bàn tỉnh.

- Vận động các tổ chức, cá nhân hp tác và đầu tư cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; nghiên cứu tổ chức đoàn diễn viên, nghệ nhân các dân tộc thiểu số đi giao lưu, biểu diễn giới thiệu văn hóa truyền thống với các nước bạn.

- Tổ chức tuyên truyền hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chuyên mục phù hợp với vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn qua các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thông tin, tuyên truyền.

1.9. Tổ chức ghi hình, thu âm, sản xuất đĩa DVD các hoạt động Chương trình văn hóa, nghệ thuật để phát sóng hoặc chuyển cho các nhà văn hóa xã và các xóm làm tư liệu hoặc phát lại vào những ngày lễ, hội. Cấp phát ấn phm văn hóa, sách nghiệp vụ, các loại băng, đĩa có nội dung, hình thức phù hp cp cho các xã đặc biệt khó khăn, xã còn khó khăn.

1.10. Trang bị âm-ly, loa đài, máy chiếu, micro, máy phát điện để hỗ trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; đầu tư các trang thiết bị công nghệ thông tin đlưu trữ, khai thác nội dung các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phát trin du lịch.

1.11. Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; giới thiệu các mô hình tốt, cách làm hay phát trin kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

1.12. Nghiên cứu, sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc và nhạc cụ các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thất truyền để bảo tồn và phát huy.

1.13. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng triển khai các hoạt động của Chương trình văn hóa, nghệ thuật.

1.14. Tôn vinh, khen thưởng

- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng (vào dịp sơ kết và tổng kết Đề án) đối với tác giả có tác phẩm về đề tài dân tộc thiểu số đạt giá trị nghệ thuật, nhân văn cao. Tôn vinh các nghệ nhân có công truyền dạy văn hóa, nghệ thuật truyn thống dân tộc.

- Có hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều đóng góp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu s.

2. Giải pháp

2.1. Về chỉ đạo, điều hành

Tăng cường, nâng cao hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của UBND các cấp, các Sở, Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đối với công tác gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiu s; thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao, du lịch kết hợp chặt chẽ với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Về xây dựng cơ chế, chính sách

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chính sách đặc thù hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sỹ, già làng, trưởng xóm người uy tín trong việc truyền dạy văn hóa truyền thống cho lớp trẻ; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và kinh doanh các dịch vụ văn hóa, các đim vui chơi giải trí tại các địa bàn khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.

2.3. Về thông tin, tuyên truyền

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

2.4. Về phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân văn hóa, văn nghệ tham gia vào các hoạt động phong trào, Câu lạc bộ văn hóa, Đội văn nghệ quần chúng; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ văn hóa, thể thao và du lịch cho cán bộ của đội chiếu phim lưu động.

2.5. Về ứng dụng khoa học, công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động của Chương trình văn hóa, nghệ thuật; đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng tiếp cận cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; phát huy hiệu quả mạng lưới phát thanh, truyền hình, nâng cao chất lượng sóng và nội dung chương trình.

2.6. Về huy động nguồn lực xã hội hóa

Huy động và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức đa dạng các hoạt động của Chương trình văn hóa, nghệ thuật tại các địa bàn khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa hp pháp khác (nếu có). Trong đó bao gồm: Kinh phí sự nghiệp của các Sở, Ban ngành; ngân sách nhà nước của địa phương triển khai thực hiện Đán; lồng ghép sử dụng nguồn vốn từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội, Chương trình mục tiêu phát trin văn hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kinh phí huy động từ các nguồn xã hội hóa.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan chủ trì, đầu mối có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, các cơ quan, đơn vị triển khai các nội dung của Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Hằng năm chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai các nội dung gắn với chức năng, nhiệm vụ của ngành; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch theo từng năm.

- Chủ trì tổ chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn tùy theo tình hình thực tế, trong đó ưu tiên biểu diễn loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc có nguy cơ bị mai một, thất truyền; tổ chức các ngày hội, giao lưu liên hoan, hội diễn văn hóa, nghệ thuật; tổ chức hoạt động chiếu phim lưu động ở cơ sở, hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc, đy mạnh hoạt động hệ thng thư vin, hỗ trcác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức hoạt động triển lãm, trưng bày hiện vật, tư liệu, sách, báo, sản phẩm văn hóa, tạo cơ hội để nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các Sở, Ban ngành, địa phương cân đối các nguồn vốn đầu tư, bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đề án để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch hằng năm.

3. Sở Tài chính

Phối hp với các Sở, ngành liên quan thẩm định dự toán kinh phí thực hiện theo Kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch phù hp với khả năng ngân sách và theo đúng quy định hiện hành.

4. Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số; triển khai có hiu quả Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc liên quan đến các nội dung Kế hoạch này.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mnh thông tin tuyên truyền các nội dung vquá trình thực hiện Kế hoạch phù hp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền về các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

6. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số thành các điểm sáng văn hóa; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế, du lịch.

7. Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh

- Tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng; đẩy mnh các hoạt động sáng tác, phổ biến tác phẩm, lý luận phê bình có giá trị cao về quê hương, truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tổ chức các chuyến đi thực tế cho văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; tổ chức các cuộc thi, liên hoan, các cuộc vận động sáng tác văn học, nhạc, thơ, ảnh, mỹ thuật, ca khúc, phát thanh, báo chí, truyền hình... v đtài dân tộc thiu s, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu schọn các tác phm có chất lượng nội dung, nghệ thuật tốt để phổ biến, tuyên truyền trong cộng đồng.

8. Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục; sưu tầm, sáng tác các tác phẩm báo chí, nghệ thuật giới thiệu vhoạt động văn hóa, nghệ thuật, phù hp với vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu s, vùng đặc biệt khó khăn qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức ghi hình, thu âm các hoạt động, chương trình văn hóa, nghệ thuật để phát sóng trên sóng truyn hình và các phương tiện thông tin đại chúng hoặc làm tư liệu, phát lại vào những ngày lễ, hội.

- Chủ động phối hp với các Sở, Ban ngành và các địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, nghệ thuật vùng đng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đán; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, Ban ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn quản lý.

- Căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên gii, vùng dân tộc thiểu số.

- Tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, góp phn bảo tn giữ gìn bản sc văn hóa các dân tộc vùng sâu, vù xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới.

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch trên địa bàn huyện, thành phố.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUBND tỉnh: LĐVP, C
VVX;
- Lưu: VT, VX (M)
.

CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 342/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số hiệu: 342/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 17/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 342/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…