Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3000/KH-UBND

Cần Giờ, ngày 22 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG “NGÀY TOÀN DÂN PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI - 30/7” NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ

Thực hiện Kế hoạch số 2034/KH-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2020 trên địa bàn thành phố.

Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chông mua bán người - 30/7” năm 2020 trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai quyết liệt, sâu rộng hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người - 30/7” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người góp phần làm giảm nguy cơ, tội phạm liên quan đến mua bán người và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.

2. Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người; phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người. Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

3. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người - 30/7”“Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” một cách thiết thực, hiệu quả và đảm bảo tiết kiệm.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, như: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản liên quan nhất là các văn bản quy định, hướng dẫn công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; rà soát, đề xuất các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung những tồn tại, vướng mắc cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa bàn và từng nhóm đối tượng cụ thể, chú trọng vào các địa bàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân bị mua bán.

2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các trạng mạng xã hội hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7 với những nội dung ngn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng, chống mua bán người. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các dấu hiệu vi phạm, hình thức, phương thức, thủ đoạn phạm tội như mua bán nội tạng, trẻ sơ sinh, mua bán người thông qua di cư trái phép, di cư lao động, môi giới kết hôn trái pháp luật với người nước ngoài; giao kết và sử dụng lao động trẻ em, sử dụng người chưa thành niên làm tiếp viên,...; các cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

3. Tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp đchủ động phòng ngừa, phát hiện triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm mua bán người; kịp thời phát hiện, xử lý tin báo tố giác tội phạm; điều tra, khám phá vụ án, đường dây tội phạm mua bán người; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người; bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo đúng các quy định pháp luật.

4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân; rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản liên quan, kịp thời kiến nghị, đề xuất, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

5. Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an huyện

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 năm 2020, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của nạn mua bán người giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Phối hợp với các Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Thạnh An, Long Hòa và Hải Đội 2 triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm; kịp thời phát hiện, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng, giải cứu và bảo vệ nạn nhân. Ngoài ra, thông qua các biện pháp quản lý hành chính, quản lý cư trú, nhất là quản lý người nước ngoài, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp môi giới hôn nhân trá hình, làm rõ nghi vấn về các tổ chức, đường dây tìm, dụ dỗ phụ nữ ở địa phương đưa lên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức coi mắt, làm thủ tục cưới hỏi và xuất cảnh ra nước ngoài; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thông qua các biện pháp nghiệp vụ Công an; triển khai kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn huyện.

- Kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

2. Các Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An và Hải đội 2:

Chủ động nắm tình hình và nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản phát hiện đấu tranh triệt phá các đường dây môi giới, dụ dỗ, dẫn dắt, vận chuyển mua bán người hoạt động trong khu vực biên giới, vùng biển phụ trách... kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm; triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người theo chức năng, quyền hạn được giao.

3. Phòng Tư pháp:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, thành phố và liên ngành tư pháp, nhất là phn liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân; rà soát, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung những tồn tại, vướng mắc cho phù hợp với tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật Phòng, chống mua bán người.

4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tổ chức lồng ghép nội dung tuyên truyền hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” vào các chương trình phòng, chống tệ nạn hội, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em; tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài... nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

- Đảm bảo cơ sở vật chất và thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ giúp pháp lý miễn phí nhằm đảm bảo cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

5. Phòng Văn hóa và Thông tin:

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”; lồng ghép công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm với các hoạt động phát thanh, chương trình văn hóa, nghệ thuật, định hướng dư luận lên án những hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp Đài truyền thanh và Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện tăng cường truyền tải thông tin thông qua nhiều loại hình truyền thông (pa nô, áp phích, loa phát thanh địa phương...) về công tác phòng, chống mua bán người.

6. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”, lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người vào các chương trình học tập nội, ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp học để nâng cao nhận thức cho học sinh trong phòng ngừa, đấu tranh tố giác tội phạm mua bán người.

7. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện bố trí nguồn kinh phí; thẩm định dự toán chi, phân bổtổng hợp báo cáo tình hình sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” của các đơn vị.

8. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”, chú trọng lồng ghép tuyên truyền thông qua các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, mít tinh... nhằm tạo phong trào toàn dân đoàn kết phòng, chống mua bán người.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch này nhằm tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7 ” một cách thiết thực, hiệu quả.

9. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân huyện

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 02 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện:

- Phối hợp với các phòng, ban và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức hiểu biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người và các biện pháp phòng ngừa cho cán bộ, nhân viên, hội viên trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể; lồng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống mua bán người.

- Liên đoàn Lao động huyện: tổ chức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm mua bán người nhất là việc lợi dụng môi giới đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhằm mục đích mua bán, bóc lột lao động.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện: tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng, chng mua bán người thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”; soạn thảo, in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền xuống cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thu hút sự tham gia của nhân dân huyện trong phòng, chống mua bán người. Tổ chức đánh giá mô hình phòng ngừa mua bán người hoạt động hiệu quả, lựa chọn các mô hình phù hợp để tổ chức nhân rộng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” được bố trí trong dự toán chi thường xuyên từ ngân sách huyện; kinh phí phòng, chống tội phạm năm 2020 và nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các ban, ngành, đoàn thể huyện đã được phân công nhiệm vụ và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo kết quả hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 huyện (qua Đội Tổng hợp - Công an huyện, số điện thoại: 028.38740.351 - 028.38740.345) trước ngày 31 tháng 7 năm 2020 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 138 thành phố.

2. Giao Công an huyện - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 huyện có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này của các đơn vị; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Ban Chỉ đạo 138 thành phố kết quả thực hiện trước ngày 05 tháng 8 năm 2020.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban nhân dân thành phố;
- Ban Chỉ đạo 138 thành phố;
- Công an thành phố;
- Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố;
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Thành viên BCĐ 138 huyện;
- Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện;
- Công an huyện;
- Các Biên phòng Cần Thạnh, Long Hòa,

Thạnh An, Hải đội 2;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phòng
pháp;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Đài Truyền thanh huyện;
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;
- VP: CVP;
- Lưu: VT, CAH-Khương (TH), Thg
.

CHỦ TỊCH




Lê Minh Dũng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 3000/KH-UBND thực hiện các hoạt động hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7" năm 2020 trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu: 3000/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ
Người ký: Lê Minh Dũng
Ngày ban hành: 22/06/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 3000/KH-UBND thực hiện các hoạt động hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7" năm 2020 trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…