ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2998/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 05 năm 2017 |
Thực hiện Công văn số 2443/VPCP-KGVX, ngày 16/3/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Chương trình công tác năm 2017 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
1. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, can thiệp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đối với xã hội. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người nhiễm HIV/AIDS, người bán dâm và người nghiện ma túy, góp phần kiềm chế sự gia tăng của người nhiễm HIV/AIDS và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phải tiến hành đồng bộ bằng nhiều giải pháp, biện pháp mang tính hiệu quả; đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và toàn xã hội tham gia, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1. Số vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về ma túy được phát hiện, xử lý tăng so với năm 2016. Phấn đấu giảm người nghiện ma túy và số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy; 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được áp dụng các hình thức cai nghiện ma túy phù hợp. Phát hiện và triệt xóa 100% các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy.
2. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện; phấn đấu 100% cán bộ chính quyền các cấp và 80% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về tác tại của ma túy, các biện pháp phòng tránh ma túy và điều trị nghiện ma túy bằng các hình thức; 75% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và duy trì thường xuyên; các thông tin về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan truyền thông của tỉnh ít nhất một tháng một lần.
3. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện; phấn đấu 100% cán bộ làm công tác tư vấn dự phòng và điều trị nghiện tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh được đào tạo. Tổ chức đào tạo nghề cho 100% nghiện ma túy khi họ có nhu cầu học nghề, xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
4. 50% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như: Giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, việc làm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy. 50% huyện, thành phố triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.
5. Tổ chức vận động và cai nghiện cho 100% người nghiện ma túy khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, bằng các hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, Trung tâm Công tác xã hội; cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng và Trung tâm Công tác xã hội, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
1. Công tác chỉ đạo
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 95-KL/TW, ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy (tháng 6)”, “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6”; “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (tháng 12)” và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS - 01/12” đạt hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về HIV/AIDS, ma túy, mại dâm bằng các hình thức, nội dung phù hợp như: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, pano, tờ rơi...
- Tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành do các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh làm Trưởng đoàn tiến hành kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, ma túy, HIV/AIDS, mại dâm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa
- Tăng cường công tác truyền thông phòng ngừa thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, tập trung tại các khu vực miền núi, khu công nghiệp, Khu kinh tế Dung Quất... để hạn chế phát sinh mới người nhiễm HIV/AIDS, người bán dâm, người nghiện ma túy.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền tại cộng đồng thông qua các hình thức họp ở khu dân cư, thôn, tổ dân phố; thảo luận nhóm; tư vấn hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp; các hoạt động tuyên truyền cần chú trọng đến nhóm có nguy cơ cao (học sinh, sinh viên, người lao động chưa có việc làm, thanh, thiếu niên, người lao động nhập cư tại các khu công nghiệp, Khu kinh tế Dung Quất...).
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tình nguyện viên, cộng tác viên truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại các địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.
- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thực hiện công tác truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và người bán dâm. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, ký sự, bài viết và tăng thời lượng đưa tin, phát sóng về tình hình về HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên các phương tiện truyền thông, báo chí của tỉnh và địa phương.
3. Công tác đấu tranh, xử lý
- Các lực lượng chuyên trách (Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải Quan) tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, phối hợp, nâng cao hiệu quả tấn công, trấn áp tội phạm, triệt xóa các đường dây mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội tăng cường công tác kiểm tra, tập trung vào các địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm liên quan đến mại dâm từ cơ sở.
- Tiếp nhận, xác minh, giải quyết tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố về tội phạm ma túy, mại dâm đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức lực lượng điều tra, xử lý các vụ án, triệt phá các tổ chức, đường dây, các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, mại dâm. Tăng cường kiểm tra các cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, không để các đối tượng lợi dụng làm địa điểm tổ chức sử dụng, mua bán trái phép các chất ma túy và hoạt động mại dâm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy chế quản lý tiền chất, thuốc tân dược gây nghiện, thuốc hướng thần, kiên quyết không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác cai nghiện ma túy
- Tăng cường công tác tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cho toàn bộ cán bộ y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy.
- Vận động người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Tổ chức tốt công tác cắt cơn, giáo dục, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, chữa trị và giáo dục, tư vấn đào tạo nghề, lao động sản xuất cho học viên vào cai nghiện tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, công tác quản lý không để học viên gây rối, bỏ trốn khỏi Trung tâm; chống thẩm lậu ma túy vào Trung tâm, tạo môi trường cai nghiện tốt để người nghiện ma túy yên tâm cai nghiện và tự nguyện xin vào cai nghiện.
- Tăng cường công tác quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú; chính quyền địa phương có kế hoạch phân công cán bộ thực hiện công tác quản lý, theo dõi và phối hợp với gia đình hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện thực hiện các biện pháp phòng, chống tái nghiện, hòa nhập cộng đồng.
Kinh phí được bố trí trong kinh phí thường xuyên hàng năm của các sở, ngành, hội, đoàn thể và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; lồng ghép trong kinh phí Chương trình phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này các sở, ngành, hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện đạt hiệu quả; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả cho UBND tỉnh (qua Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế) để theo dõi, chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 2998/KH-UBND triển khai Chương trình công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2017
Số hiệu: | 2998/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Đặng Ngọc Dũng |
Ngày ban hành: | 22/05/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2998/KH-UBND triển khai Chương trình công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2017
Chưa có Video