ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2532/KH-UBND |
Nhà Bè, ngày 19 tháng 12 năm 2014 |
CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2015
Căn cứ tình hình thực hiện các chỉ tiêu Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) năm 2014 và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch năm 2015 như sau:
A. Đánh giá tình hình thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2014
I. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.
1. Thực hiện chỉ tiêu về dân số.
- Tổng số trẻ sinh ra năm 2014 là 1.301 trẻ (tăng 11 trẻ so năm 2014).
+ Trong đó số trẻ nam là 667 trẻ; tỷ lệ giới tính khi sinh 105 trẻ nam/100 nữ (đạt chỉ tiêu thành phố giao);
+ Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên trong năm là 39 trẻ chiếm tỷ lệ 3,00% trên tổng số trẻ em sinh ra (giảm 13 trẻ so cùng kỳ năm 2013).
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: (% bà mẹ mang thai): 60,02%/50% (vượt 10,02% so với chỉ tiêu giao)
- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: (% số trẻ em sinh ra): 66,49%/60% (vượt 6,49% so với chỉ tiêu giao).
2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình.
Kết quả thực hiện áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, thực hiện kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, có 6.819 người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 112,85%. Đa số các xã, thị trấn đều nỗ lực phấn đấu để hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch triệt sản và dụng cụ tử cung.
- Triệt sản: 11/05 đạt 220%
- Dụng cụ tử cung: 321/200 đạt 160,50%
- Thuốc tiêm ngừa thai: 221/120 đạt 175,83%
- Thuốc cấy tránh thai: 07/06 đạt 116,67%
- Thuốc uống tránh thai: 2.524/2.100 đạt 120,19%
- Bao cao su: 3.745/3.611 đạt 103,71%
II. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn.
1. Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi
- Triển khai kế hoạch công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, sơ kết, tổng kết, Chiến dịch truyền thông lồng ghép, ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ban, ngành, đoàn thể, kỷ niệm Dân số Thế giới 11/7, hội thi sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình với 397 lượt người dự.
- Tổ chức chương trình truyền thông sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh trên địa bàn huyện các xã, thị trấn được 11 cuộc với 707 người tham dự; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Phước Kiển, Thị trấn Nhà Bè, Hiệp Phước và Nhơn Đức với 08 cuộc 404 người dự;
- Công tác vãng gia được cán bộ chuyên trách và cộng tác viên đến thăm hỏi, vận động người dân tham gia thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thực hiện 2.261 lần cho 8.350 lượt người.
- Thành lập 05 Câu lạc bộ Tiền hôn nhân tại Thị trấn Nhà Bè, Nhơn Đức, Phước Lộc, Long Thới và Phú Xuân, 01 câu lạc bộ Người cao tuổi tại xã Phú Xuân và thành lập “Đội truyền thông lưu động”...
- Tổ chức truyền thông các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên toàn địa bàn Huyện 129 cuộc với 4.711 lượt người dự (cấp Huyện 65 cuộc nói chuyện chuyên đề với 3.493 lượt người dự; cấp xã là 80 cuộc có 1.218 lượt người dự); phát thanh tại các xã, thị trấn; thực hiện 146 khẩu hiệu, 04 panô, cung cấp 23.250 tờ rơi, tờ bướm, tài liệu truyền thông...
- Tổ chức thực hiện 02 Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tập trung tại các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện, kết quả thực hiện 34 cuộc truyền thông với 2.206 lượt người dự (huyện 20 cuộc với 998 lượt người, cấp xã, thị trấn 14 cuộc với 1.218 lượt người dự) thực hiện 37 khẩu hiệu, cung cấp 6.070 tờ rơi, tờ bướm...
- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho 7.452 người, góp phần cho việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 với kết quả như sau:
- Khám phụ khoa: |
1.844/1.120 |
đạt 164,64 %/năm |
- Soi tươi: |
796/448 |
đạt 177,67%/năm |
- Phết tế bào âm đạo: |
449/224 |
đạt 200,44% /năm |
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân: |
02/4 |
đạt 50% |
- Sàng lọc trước sinh: |
92/70 |
đạt 131,42% |
3. Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành về Dân số - KHHGĐ.
Thực hiện báo cáo thống kê và sao lưu dữ liệu gửi về Chi cục DS-KHHGĐ thành phố; thu thập thông tin mới, thông tin biến động từ cán bộ chuyên trách và Cộng tác viên DS-KHHGĐ của các xã, thị trấn. Đồng thời đối chiếu số liệu giữa báo cáo giấy và điện tử, việc cập nhật thông tin vào kho dữ liệu điện tử có thực hiện nhưng so tiến độ còn chênh lệch thông tin mới sinh, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.
4. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện
Thực hiện chi đúng, đủ chính sách triệt sản của Trung ương, thành phố 1.300.000đ/ca; tham gia họp giao ban cộng tác viên cơ sở hàng tháng, củng cố đội ngũ cộng tác viên tại các xã, thị trấn; tham gia lớp tập huấn cộng tác viên mới tại thành phố; cấp thẻ cộng tác viên mới; Tổ tình nguyện viên Người cao tuổi tập huấn tại thành phố đầy đủ.
Tổ chức họp giao Ban ban chỉ đạo DS-KHHGĐ và cán bộ chuyên trách; tham dự các cuộc họp về hoạt động của Câu lạc bộ người cao tuổi, Tiền hôn nhân tại các xã, thị trấn.
5. Đảm bảo hậu cần và tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai
Chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo cung ứng kịp thời có chất lượng các phương tiện tránh thai cho đối tượng đăng ký sử dụng (cấp miễn phí bao cao su, thuốc uống tránh thai), Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng, các Trạm y tế cung cấp thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, đặt dụng cụ tử cung; giới thiệu triệt sản tại các trung tâm, bệnh viện tuyến trên. Đã cung cấp miễn phí đến các đối tượng thực hiện sử dụng thuốc uống 10.200 vỉ, bao cao su nam 15.700 cái và bao cao su nữ 800 chiếc; cung cấp tiếp thị thuốc uống 1.000 vỉ, bao cao su 12.000 chiếc đến các xã, thị trấn.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành; đảm bảo triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động kịp thời theo kế hoạch đề ra; tập trung củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ;
- Bộ máy nhân sự biến động do kiệm, nghiệp vụ chuyên môn cán bộ chuyên trách còn hạn chế, còn nhiều lúng túng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện.
- Công tác truyền thông có lúc chưa bắt kịp với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, năng lực của cán bộ, cộng tác viên, tuyên truyền viên làm công tác truyền thông còn nhiều hạn chế;
B. Kế hoạch hoạt động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2014
1. Mục tiêu chung.
Tập trung duy trì, ổn định mức sinh hợp lý; triển khai hoạt động có kết quả các chương trình, đề án, dự án đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2. Mục tiêu cụ thể.
- Vận động đạt chỉ tiêu số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, nhằm đạt mức giảm tỷ lệ sinh;
- Triển khai các hoạt động, các giải pháp can thiệp giảm thiểu mức chênh lệch giới tính khi sinh;
- Triển khai có kết quả mô hình nâng cao chất lượng dân số; tổ chức các hoạt động để đạt chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sơ sinh;
- Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức cấp Huyện, Xã, Thị trấn và lực lượng cộng tác viên DS-KHHGĐ, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên mới. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi cho các nhóm đối tượng, nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành về Dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
3. Chỉ tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình và chuyên môn năm 2014:
Stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Kế hoạch năm 2014 |
01 |
- Mức giảm sinh |
‰ |
0,014 |
03 |
- Tỷ lệ sinh con thứ 3+ |
% |
Duy trì mức dưới 4% |
04 |
- Số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại |
người |
6.145 |
|
+ Triệt sản |
người |
10 |
|
+ Dụng cụ tử cung |
người |
200 |
|
+ Thuốc tiêm tránh thai |
người |
106 |
|
+ Thuốc cấy tránh thai |
người |
4 |
|
+ Thuốc uống tránh thai |
người |
2.500 |
|
+ Bao cao su |
người |
3.300 |
05 |
- Tỷ số giới tính khi sinh |
Nam/nữ |
Dưới 105/100 |
06 |
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh |
BMMT % |
50 |
07 |
- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh |
Số sinh % |
60 |
(Sẽ có Quyết định giao chỉ tiêu Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2014 và bảng số liệu đính kèm cho UBND các xã, thị trấn khi có kế hoạch giao chính thức của Thành phố)
1. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
1.1. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở làm dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật và đội lưu động của Trung tâm Y tế dự phòng xuống cơ sở, đảm bảo thuốc thiết yếu, chi phí kỹ thuật và chi phí quản lý dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định. Chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân nhập cư, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật, kỹ năng tư vấn và quản lý đối tượng trước, trong và sau cho cán bộ cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ mới tuyển dụng, các cán bộ y tế xã, thị trấn tham gia cung cấp dịch vụ;
- Tăng cường quản lý đối tượng trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại cộng đồng thông qua hệ thống chép sổ sách của cán bộ y tế và cộng tác viên về đối tượng đang sử dụng và mới sử dụng các biện pháp tránh thai;
- Hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động chuyên môn cung cấp dịch vụ tại Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng Huyện trong;
- Tổ chức thực hiện 02 đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số tại 07 xã, thị trấn trên địa bàn Huyện;
1.2. Đảm bảo hậu cần, đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai
- Cấp miễn phí:
+ Bao cao su: cấp miễn phí cho đối tượng là người nghèo, người trong hộ cận nghèo có đăng ký sử dụng bao cao su, căn cứ danh sách có đăng ký sử dụng để cán bộ Dân số - kế hoạch hóa gia đình và cộng tác viên lập và cấp miễn phí.
+ Thuốc tiêm tránh thai: Cung cấp miễn phí cho 80% các đối tượng có đăng ký sử dụng để tránh thai.
+ Dụng cụ tử cung: Cung cấp miễn phí cho các đối tượng có đăng ký sử dụng để tránh thai.
+ Thuốc cấy tránh thai: cấp 40% cho các đối tượng có đăng ký sử dụng.
+ Thuốc uống tránh thai: cấp 30% cho các đối tượng có đăng ký sử dụng
- Tiếp thị xã hội:
+ Mở rộng và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa kế hoạch hóa gia đình, bảo quản tốt phương tiện tránh thai, được tập huấn bồi dưỡng về quản lý hậu cần, bảo quản an toàn phương tiện tránh thai theo tiêu chuẩn quy định, phân phối, sử dụng phương tiện tránh thai tại các xã, thị trấn và cộng tác viên.
+ Tiếp tục tiếp thị xã hội bao cao su tránh thai, viên thuốc uống tránh thai trong các đối tượng, thu hẹp phạm vi cấp miễn phí.
1.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý theo dõi sử dụng biện pháp tránh thai đúng đối tượng
- Tăng cường công tác quản lý đối tượng trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại cộng đồng thông qua hệ thống ghi chép sổ sách của cán bộ y tế cơ sở và cộng tác viên dân số về đối tượng đang sử dụng và mới sử dụng biện pháp tránh thai, số người bỏ cuộc, thất bại sau khi sử dụng biện pháp tránh thai và số người bước qua độ tuổi sinh sản;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình phân phối, quản lý tài chính, thực hiện chính sách các chế độ liên quan; tập huấn bảng kiểm viên uống tránh thai cho cộng tác viên mới;
2. Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
2.1. Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh
- Tổ chức các hoạt động truyền thông tại Huyện, Xã, Thị trấn và cung cấp sản phẩm truyền thông (tập trung cho nhóm đối tượng là bà mẹ mang thai); theo dõi, tư vấn, giúp đỡ các trường hợp được xác định có nguy cơ cao, bệnh lý;
- Cử cán bộ y tế, dân số tuyến Huyện, xã, thị trấn tập huấn kỹ năng truyền thông; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa bàn triển khai, đặc biệt là việc kiểm tra các trường hợp có kết luận là dương tính.
2.2. Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh của các xã, thị trấn, cung cấp sản phẩm, tài liệu tuyên truyền về các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên
- Tổ chức duy trì hoạt động Câu lạc bộ Tiền hôn nhân tại xã Phước Kiển, Hiệp Phước xây dựng góc truyền thông, cung cấp thông tin cơ bản cho nam, nữ tại nơi đăng ký kết hôn; mở rộng các xã còn lại theo chỉ đạo của Thành phố;
- Đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp trong trường học và tại cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng dân số gồm: Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe tiền hôn nhân, thực trạng và hậu quả của việc nạo phá thai, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh...
- Quản lý, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và sơ, tổng kết đánh giá kết quả của việc triển khai mô hình điểm tư vấn Sức khỏe sinh sản - Tiền hôn nhân.
2.3. Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
- Tuyên truyền, tư vấn trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề với lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, cán bộ khu phố, ấp.. về hành vi lựa chọn giới tính khi sinh, thực trạng và tác hại của lựa chọn giới tính khi sinh, các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới, lựa chọn giới, xây dựng gia đình văn hóa...
- Triển khai các hoạt động nhằm duy trì mức cân bằng giới tính khi sinh ở các xã, thị trấn dưới 107/100 (nam/nữ);
- Tập trung truyền thông giáo dục thay đổi hành vi cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm, dịch vụ nạo phá thai, nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với quy luật sinh đẻ tự nhiên;
- Triển khai một số hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
3. Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát đánh giá thực hiện
3.1. Quản lý chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Tiếp tục củng cố, ổn định, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ và Cộng tác viên các xã, thị trấn đầy đủ số lượng theo quy định;
- Từng bước nâng cao chất lượng cộng tác viên, thay thế cộng tác viên lớn tuổi, văn hóa thấp nhằm đảm bảo việc cập nhật thông tin, thu thập số liệu về dân số. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ thù lao và hỗ trợ của UBND các xã, thị trấn để mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho Cộng tác viên chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
3.2. Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ, kỹ năng tuyên truyền vận động, cho cán bộ Dân số cấp xã, thị trấn, cộng tác viên mới;
- Cử cán bộ chuyên trách Dân số - kế hoạch hóa gia đình cơ sở tham gia lớp Trung cấp Dân số - Y tế và lớp dân số cơ bản hai tháng nhằm chuẩn hóa cán bộ.
3.3. Thông tin số liệu chuyên ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ đúng thời gian, đủ số lượng chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng về thu thập và báo cáo thống kê;
- Thu thập cập nhật thông tin theo quy trình: Cộng tác viên thu thập cập nhật vào phiếu thu tin các thông tin đầu vào và thông tin biến động; cán bộ DS-KHHGĐ xã, thị trấn thẩm định thông tin trong phiếu thu tin; rà soát và nhập thông tin mới vào kho dữ liệu điện tử chuyển về Huyện;
- Tăng cường giám sát, kiểm tra, thẩm định các thông tin ghi chép ban đầu vào sổ hộ gia đình và số liệu thống kê định kỳ;
- Đào tạo và đào tạo lại cho 100% đội ngũ quản lý, nhằm sử dụng máy tính đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin chuyên ngành.
3.4. Truyền thông
- Thường xuyên cung cấp thông tin các vấn đề dân số đến các vị lãnh đạo, người có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ cam kết về chính sách nguồn lực và dư luận đối với chính sách DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, bất bình đẳng giới, CSSKSS cho vị thành niên/thanh niên, phụ nữ thời tiền mãn kinh, người cao tuổi, sàng lọc điều trị trước và sơ sinh;
- Triển khai đồng bộ các hoạt động truyền thông tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên, nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ, SLTS,SLSS bình đẳng giới, lựa chọn giới tính khi sinh, kết hợp sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thi bồi dưỡng kiến thức, vãng gia, tư vấn trực tiếp nhằm nâng cao nhận thức tạo hành vi đúng đắn cho vị thành niên - thanh niên, người lao động nhập cư về DS/SKSS, an toàn tình dục, hạn chế nạo phá thai và nạo phá thai an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (kể cả HIV/AIDS);
- Thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tập huấn bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số, cán bộ phụ trách công tác truyền thông, tư vấn và người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ, đặc biệt là liên quan đến nhiệm vụ, mục tiêu mà cán bộ đó phụ trách theo dõi;
- Tăng cường công tác truyền thông qua các hình thức: chỉ đạo Đài Truyền thanh kịp thời phát và đưa tin các chính sách về Dân số của Đảng, Nhà nước đã để ra. Xây dựng, mở rộng mô hình câu lạc bộ không có người sinh con thứ 3 trở lên, gắn kết các nội dung giữa nhà trường và gia đình, mở rộng các hình thức tư vấn về sức khỏe sinh sản phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi đáp ứng yêu cầu của cuộc sống; cung cấp báo Gia đình - Xã hội cho cơ sở;
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7, Tháng hành động vì dân số, Dân số Việt Nam 26/12 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Y tế
3.5. Giám sát đánh giá thực hiện
Kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn về xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, chú trọng việc cập nhật thông tin vào kho dữ liệu điện tử, các số liệu, chỉ số báo cáo thống kê, kiện toàn bộ máy và việc cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí nhận từ Huyện.
1. Phòng Y tế
- Hướng dẫn về nội dung, hình thức, chủ đề tuyên truyền vận động, giáo dục về DS-KHHGĐ; tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số, cung cấp thông tin và báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, quý, năm và đột xuất cho Huyện;
- Tổ chức hội nghị cấp Huyện để kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch công tác DS-KHHGĐ; theo dõi, đôn đốc kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện;
- Kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện Huyện cung cấp các phương tiện tránh thai và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các đối tượng chấp nhận thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Trung tâm Văn hóa và Đài Truyền thanh Huyện
Lập kế hoạch cụ thể cho việc tăng thời lượng phát sóng, tăng số tin bài, được đăng vào bản tin; thực hiện pano, băng rôn ... tuyên truyền về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Huyện
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nhà Bè, các đoàn thể Huyện và đơn vị liên quan có kế hoạch tham gia thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình như tăng cường tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Thủ trưởng các đơn vị, phòng, ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
Triển khai thực hiện kế hoạch này và báo cáo kết quả định kỳ: (6 tháng vào ngày 30/5 và cả năm vào ngày 30/11) về Phòng Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện và Sở Y tế thành phố.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2015, đề nghị các ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng kế hoạch gửi về Phòng Y tế chậm nhất là ngày 15/01/2015 và tổ chức thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 2532/KH-UBND năm 2014 về công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 2532/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Huyện Nhà Bè |
Người ký: | Trần Hải Yến |
Ngày ban hành: | 19/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2532/KH-UBND năm 2014 về công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video