ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 251/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 07 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) cho vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) giai đoạn 2016 - 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
- Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020;
- Công văn số 325/KHTC-TCDS ngày 19/6/2017 của Tổng cục DS-KHHGĐ về việc hướng dẫn xây dựng Đề án, Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020”.
1. Mục tiêu chung
Đáp ứng nhu cầu KHHGĐ của VTN/TN, góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số, nhằm thực hiện thành công Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi của VTN/TN về KHHGĐ: Trên 80% VTN/TN có hiểu biết cơ bản về các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân...
b) Tăng cường cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thuận lợi cho VTN/TN:
+ Đáp ứng trên 85% nhu cầu thực hiện dịch vụ KHHGĐ cho VTN/TN (giảm nhu cầu KHHGĐ chưa được đáp ứng của VTN/TN xuống dưới 15% vào năm 2020);
+ Đến năm 2020: Triển khai điểm cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện cho VTN/TN tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm MSI, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 13 Trung tâm y tế tuyến huyện; giảm 30% số VTN/TN có thai ngoài ý muốn so với năm 2017.
c) Môi trường gia đình, xã hội thân thiện đối với VTN/TN được cải thiện:
+ 100% cấp ủy đảng, chính quyền có văn bản chỉ đạo tạo môi trường xã hội thân thiện, ủng hộ VTN/TN.
+ 100% điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có tài liệu hướng dẫn triển khai dịch vụ thân thiện với VTN/TN.
+ Trên 70% cha mẹ có con trong tuổi VTN/TN ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con cái chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ DS-KHHGĐ.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi, địa bàn thực hiện:
Kế hoạch được triển khai trên toàn tỉnh, ưu tiên các địa phương có tỷ lệ VTN/TN cao, các xã, phường, thị trấn có trường THCS, THPT đóng trên địa bàn.
Năm 2018: Triển khai tại 34 xã.
Năm 2019: Mở rộng thêm 30 xã và 13 trường THPT.
Năm 2020: Mở rộng thêm 28 xã và 10 trường THPT.
2. Đối tượng:
- Đối tượng đích: Vị thành niên/thanh niên.
- Đối tượng tham gia:
+ Cơ quan y tế, dân số.
+ Cán bộ y tế, dân số.
+ Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể.
+ Gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội.
3. Thời gian thực hiện
Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020.
IV. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ cho VTN/TN:
- Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến công tác DS-KHHGĐ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương; huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra.
- Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể. Đưa công tác DS-KHHGĐ cho VTN/TN thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xem đây là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi:
2.1. Lồng ghép với các hoạt động truyền thông trong chương trình dân số:
a) Tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2018 - 2020” tại cấp tỉnh, huyện, xã.
- Sở Y tế chủ trì, tổ chức triển khai nội dung Kế hoạch đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và chính quyền các cấp.
- Ban Chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ cấp huyện chủ trì xây dựng nội dung và phối hợp tổ chức triển khai nội dung Kế hoạch đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp có liên quan và UBND cấp xã.
b) Lồng ghép nội dung truyền thông DS-KHHGĐ cho VTN/TN vào các hoạt động thường xuyên của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở
Hàng năm Sở Y tế, Ban Chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ cấp huyện chủ trì xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông cho VTN/TN trong hệ thống truyền thông DS-KHHGĐ các cấp; đồng thời phối hợp các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp lồng ghép thực hiện.
c) Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng chuyên trang, chuyên mục, bài viết, phóng sự... về các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN tại các cấp. Tăng cường truyền thông trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, của ngành Y tế về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (DS/SKSS/KHHGĐ) cho VTN/TN, nhất là trên các trang thông tin điện tử (trang web, mạng xã hội facebook, fanpage zalo,...)
Sở Y tế, Ban Chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ cấp huyện chủ trì, phối hợp với Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở và các cơ quan thông tấn tổ chức thực hiện.
d) Tiếp tục thực hiện việc giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ thông qua việc lồng ghép các nội dung vào các môn học, cấp học trong hệ thống giáo dục.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tiếp tục thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ vào các môn học, buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường.
2.2. Hoạt động truyền thông chuyên biệt:
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông chuyên biệt:
- Truyền thông tại gia đình và cộng đồng, tổ chức các hội nghị nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt ngoại khóa, tư vấn trực tiếp tại điểm tư vấn cung cấp thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, biện pháp tránh thai, tư vấn tại góc thân thiện; tổ chức hội thi tìm hiểu về DS-KHHGĐ, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tổ chức hoạt động truyền thông đối với nhóm VTN/TN yếu thế (VTN/TN trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp cho trẻ khuyết tật, làng trẻ SOS,...).
Cung cấp thông tin, vận động, huy động các chức sắc tôn giáo, trưởng thôn, trưởng khối phố, người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyền thông DS-KHHGĐ, thay đổi quan niệm không tích cực với VTN/TN, ủng hộ VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ và giáo dục lối sống lành mạnh cho VTN/TN.
Cung cấp thông tin, truyền thông cho các bậc cha mẹ, ông bà, anh chị của VTN/TN về lợi ích của việc đảm bảo cho VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ.
Cung cấp thông tin và vận động các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm cho VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức, thực hiện dịch vụ DS-KHHGĐ; tham gia công tác truyền thông, cung cấp dịch vụ trong khả năng cho phép.
- Biên soạn, nhân bản tài liệu, tờ rơi, các sản phẩm truyền thông dễ hiểu, phù hợp cho đối tượng VTN/TN về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Xây dựng các cụm panô, áp phích tuyên truyền về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.v.v...
3. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện với VTN/TN:
3.1. Lồng ghép với các hoạt động cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ:
- Mở rộng và hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ bao gồm tính sẵn có, an toàn, thuận tiện, thân thiện cho VTN/TN.
- Hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc, tổ chức kinh doanh, người bán lẻ phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ... đảm bảo tính bí mật, tính riêng tư khi cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ cho VTN/TN.
- Trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho VTN/TN để tư vấn thân thiện về sức khỏe tiền hôn nhân, kết hôn cận huyết thống và các yếu tố nguy cơ đến bệnh tật bẩm sinh cho VTN/TN trước khi đăng ký kết hôn...
- Tập huấn, đảm bảo việc thực hiện đúng hướng dẫn quy trình khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh... cho VTN/TN. Thực hiện đúng những quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
Tăng cường xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
3.2. Các hoạt động cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ chuyên biệt:
- Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn duy trì, triển khai hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; mô hình tập trung vào một số hoạt động sau:
+ Tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các xã, phường, thị trấn; xây dựng góc thân thiện về sức khỏe sinh sản VTN/TN tại các trường THCS hoặc UBND xã; cung cấp thông tin, tư vấn cho các cặp nam nữ đến đăng ký kết hôn.
+ Tổ chức tư vấn và khám sức khỏe cho VTN/TN, cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn.
+ Tổ chức các cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với VTN/TN tại các xã, phường, thị trấn về sức khỏe sinh sản.
- Sở Y tế chỉ đạo xây dựng điểm cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện cho VTN/TN tại các cơ sở y tế. Năm 2018, triển khai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Trung tâm MSI Hà Tĩnh. Năm 2019, mở rộng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế 5 huyện: Thạch Hà, Đức Thọ, thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh. Năm 2020, mở rộng tại Trung tâm Y tế 8 huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
4. Xây dựng và thử nghiệm Mô hình truyền thông về DS-KHHGĐ, sức khỏe sinh sản cho VTN/TN trong nhà trường:
Các hoạt động chính của Mô hình:
- Lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ/SKSS vào các môn học, cấp học.
- Hỗ trợ xây dựng và duy trì chuyên trang, chuyên mục về giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ trên website hoặc trang facebook của nhà trường.
- Xây dựng và duy trì các “góc thân thiện” trong nhà trường qua 2 hình thức:
+ Góc thân thiện đặt tại thư viện hoặc phòng Đoàn thanh niên của trường: Cung cấp các tài liệu về giáo dục giới tính, hôn nhân - gia đình, các kiến thức về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đối tượng VTN/TN.
+ Khuyến khích thành lập “Góc thân thiện online” trong trường học: Ngoài việc cung cấp các tài liệu liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ, góc thân thiện online còn có thể giải đáp trực tiếp các thắc mắc của học sinh đảm bảo sự thân thiện, kín đáo và hiệu quả.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về các vấn đề chăm sóc SKSS/KHHGĐ online (thông qua website, facebook của nhà trường) hoặc tổ chức dưới dạng các cuộc thi, hội diễn....
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, tuyên truyền về DS-KHHGĐ cho giáo viên trong nhà trường.
- Tổ chức các cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với VTN/TN tại các trường THPT về sức khỏe sinh sản.
- Tổ chức tư vấn và khám sức khỏe cho VTN/TN.
- Tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các trường THPT.
Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tại các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Kinh phí:
+ Năm 2018: 200 triệu đồng;
+ Năm 2019: 1.017 triệu đồng;
+ Năm 2020: 1.057 triệu đồng.
Tổng kinh phí: 2.274 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí Trung ương: 1.498 triệu đồng;
+ Kinh phí địa phương: 776 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí:
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định tại Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế, trong đó:
- Ngân sách Trung ương từ nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.
- Ngân sách tỉnh được bố trí từ nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số và nguồn sự nghiệp Y tế - Dân số hàng năm.
Đối với cấp huyện, xã bố trí tối thiểu 30% kinh phí cho mỗi hoạt động được phê duyệt để mở rộng Kế hoạch hoạt động Đề án tại địa phương.
3. Nội dung và mức chi:
Các hoạt động, nhiệm vụ và mức chi của Kế hoạch thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án khác có liên quan nhằm đạt chỉ tiêu Kế hoạch đề ra; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị liên quan; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.
- Chỉ đạo và giao Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh làm đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm thực hiện việc điều hành các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2018 - 2020” tại địa phương; phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Chỉ đạo các bệnh viện và các đơn vị y tế tăng cường thực hiện tư vấn và cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ; làm đầu mối chỉ đạo, tổng hợp báo cáo các hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật lâm sàng liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em, VTN/TN.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trong các chương trình mục tiêu hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính:
Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm theo tiến độ thực hiện các nội dung của kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020.
4. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ nói chung và thực hiện các hoạt động thuộc Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2018 - 2020”.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục về tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch theo quy định, lồng ghép đưa nội dung giáo dục, tư vấn về DS-KHHGĐ cho VTN/TN vào chương trình giáo dục trong các trường THPT và THCS.
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. Định kỳ phối hợp với Sở Y tế tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động Đề án tại các trường THPT và THCS.
Đưa nội dung thực hiện Đề án vào đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm của các nhà trường.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch theo quy định, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện; Xây dựng chính sách về đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ; hướng dẫn đưa nội dung giáo dục, tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN vào chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh:
Phối hợp với Sở Y tế ưu tiên dành thời gian, thời lượng phát sóng, số lượng bài viết, phóng sự tuyên truyền về tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN; tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
10. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn:
Tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan trong Kế hoạch thuộc phạm vi, đối tượng quản lý. Phối hợp triển khai Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình truyền thông về DS-KHHGĐ, SKSS cho VTN/TN trong nhà trường.
Chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ các cấp đưa nội dung truyền thông, giáo dục, tư vấn kiến thức DS/KHHGĐ/SKSS cho đối tượng VTN/TN là đoàn viên, hội viên lồng ghép trong kế hoạch hàng năm của tổ chức mình nhằm nâng cao nhận thức về công tác DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
11. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan:
Tham gia thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
12. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trước ngày 20/8/2018 và tổ chức triển khai thực hiện. Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ cho VTN/TN vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch; thường xuyên kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh, báo cáo kịp thời về Sở Y tế (qua Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) để được hướng dẫn, xử lý; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 251/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: | 251/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Đặng Quốc Vinh |
Ngày ban hành: | 30/07/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 251/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chưa có Video