ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 12 tháng 10 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 748/QĐ-TTg ngày 22/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025; UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:
Tập trung huy động, tổ chức quản lý và sử dụng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên có hiệu quả mọi nguồn lực của trung ương, địa phương để thực hiện công tác rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh nhằm thu hẹp diện tích ô nhiễm bom mìn, khắc phục cơ bản sự tác động và hậu quả của bom mìn sau chiến tranh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuần tra bảo vệ biên giới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn bảo đảm an toàn cho Nhân dân, giúp đỡ hiệu quả nạn nhân bom tái hòa nhập vào đời sống cộng đồng; cam kết thực hiện đúng pháp luật về thực hiện các dự án rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch, ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo về quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thành chương trình, kế hoạch khảo sát diện tích ô nhiễm bom mìn vật nổ, thông tin về nạn nhân bom mìn trên địa bàn toàn tỉnh đưa vào quản lý theo quy định.
Quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định về công tác rà phá bom mìn khi thực hiện xây dựng các công trình dự án của các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện các dự án rà phá bom mìn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tuần tra bảo vệ biên giới, tập trung ưu tiên các địa phương có mật độ ô nhiễm bom mìn cao tại các huyện biên giới, các khu vực bị đánh phá ác liệt đạt diện tích khoảng 2.000 ha.
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục cộng đồng bằng các phương tiện truyền thanh, hình ảnh … tại các huyện còn xảy ra tai nạn bom mìn trên địa bàn tỉnh.
1. Ban hành kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở quản lý, lập dự án, vận động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
2. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý rà phá bom mìn. Lồng ghép các dự án rà phá bom mìn vào phát triển kinh tế - xã hội, tuần tra bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh.
3. Mở rộng quan hệ, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực tài trợ cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Triển khai hoạt động điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn và thu thập thông tin, dữ liệu để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng ô nhiễm, các khu vực đã dò tìm xử lý bom mìn, dữ liệu nạn nhân bom mìn và các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh.
5. Tổ chức khảo sát, lập dự án và triển khai thực hiện các chương trình, dự án rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tuần tra bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh, chỉ tiêu khoảng 2.000 ha. Tập trung ưu tiên các huyện: Tràng Định 250 ha, Văn Lãng 150 ha, Cao Lộc 350 ha, Lộc Bình 100 ha, Đình Lập 600 ha, Hữu Lũng: 300 ha, Chi Lăng: 250 ha.
6. Tích cực triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân tại các địa phương ô nhiễm nặng. Phấn đấu đến 2025 không còn xảy ra các vụ tai nạn do bom mìn vật nổ gây ra trên địa bàn tỉnh.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu đăng ký và quản lý thông tin nạn nhân bom mìn, phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Trung ương triển khai mô hình sinh kế, đào tạo nghề, việc làm cho nạn nhân bom mìn và gia đình nạn nhân bom mìn trên địa bàn tỉnh.
8. Đầu tư nâng cấp trạm y tế cấp xã trợ giúp nạn nhân bom mìn (ưu tiên tại các vùng bị ô nhiễm nặng); tổ chức cứu chữa kịp thời nạn nhân các vụ tai nạn do bom mìn vật nổ gây ra; xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ nạn nhân bom mìn.
III. THỜI GIAN, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện Kế hoạch: từ năm 2023 đến năm 2025.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; phối hợp tổ chức truyền truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ cho nhân dân, hỗ trợ nạn nhân bom mìn và vận động tài trợ…
Tham mưu xây dựng các quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện các chương trình, dự án rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh; báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Tham mưu tổ chức khảo sát, lập dự án rà phá bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ được giao theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai vận động, đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác quốc tế được giao và tổ chức tiếp nhận các nguồn lực thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh hoạt động vận động tài trợ Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.
Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ được giao theo quy định; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nạn nhân bom mìn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với VNMAC thường xuyên cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Phối hợp với các cơ quan bộ, ngành Trung ương đóng góp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, chế độ của các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn.
Tổng hợp các dự án, đưa các chương trình, kế hoạch rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tham mưu cân đối, bố trí các nguồn vốn, vận động nguồn tài trợ quốc tế, bố trí vốn đối ứng hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm thực hiện chương trình, kế hoạch đã phê duyệt giai đoạn 2023 – 2025.
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các các cơ quan liên quan hỗ trợ triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh theo Kế hoạch. Bảo đảm về an ninh đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại tỉnh; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các đối tượng lợi dụng việc triển khai khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh để xâm phạm an ninh, trật tự.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khi có tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh xảy ra, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các các cơ quan đơn vị liên quan tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do bom mìn vật nổ sau chiến tranh gây ra.
Tổ chức tuyên truyền, vận động và phối hợp với cơ quan quân sự, đơn vị quân đội cấp Trung đoàn trở lên trong tổ chức thu gom bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh do người dân giao nộp.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh theo thẩm quyền.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các các cơ quan liên quan hỗ trợ triển khai nhiệm vụ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh theo Kế hoạch và tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh xảy ra tại khu vực biên giới,
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân; phối hợp với cơ quan quân sự, các đơn vị liên quan thu gom và vận động người dân giao nộp bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh trên khu vực biên giới.
Đưa hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân và thực hiện hỗ trợ đối với các nạn nhân bom mìn theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự, các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng, rà soát, điều chỉnh nhu cầu khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại địa phương phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, báo cáo để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Bố trí ngân sách địa phương hàng năm theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn tại địa phương.
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ngành liên quan xúc tiến công tác vận động tài trợ nước ngoài thực hiện kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại địa phương để bảo đảm tiến độ, hiệu quả.
Tổ chức, triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ rà phá bom mìn được giao theo quy định; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu: | 198/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký: | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành: | 12/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chưa có Video