Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1979/KH-UBND

Bến Tre, ngày 06 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 18/2017/TT- BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Công văn số 14826/BTC-NSNN ngày 27/12/2021 của Bộ Tài chính về việc bổ sung dự toán năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 30 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang và các xã ngoài xã bãi ngang thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Quyết định số 334/QĐ- UBND ngày 21/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ vốn sự nghiệp nguồn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần phát triển sản xuất gắn với giảm nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng. Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Tạo cho hộ nghèo chủ động lao động, sản xuất trên chính nguồn tài sản của mình; tự vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo tăng thu nhập cho các hộ tham gia mô hình ít nhất từ 20% trở lên/năm và bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo và thoát cận nghèo.

- Dự án triển khai tối đa không quá 03 năm, sau khi kết thúc thực hiện thu hồi nguồn vốn luân chuyển cho các hộ khác tham gia.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng hỗ trợ

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo;

- Người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn các xã có nhu cầu tham gia dự án.

2. Mức hỗ trợ, mức thu hồi nguồn vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số

29/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 30 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang và các xã ngoài xã bãi ngang thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3. Kinh phí thực hiện

- Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững bố trí năm 2021 là 4.812 triệu đồng.

- Nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội.

- Ngoài ra, nguồn vốn thực hiện các mô hình còn được huy động, lồng ghép từ các Dự án, các tổ chức, cá nhân, các nguồn tài chính hợp pháp khác và đóng góp từ các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án.

4. Thời gian thực hiện: Mỗi Dự án thực hiện tối đa không quá 03 năm.

5. Địa điểm thực hiện: Triển khai thực hiện 37 mô hình tại 20 xã bãi ngang ven biển và 17 xã ngoài xã bãi ngang ven biển trên địa bàn tỉnh, như sau:

- Mô hình nuôi dê sinh sản: Thực hiện 05 mô hình tại 05 xã, gồm: xã Tiên Long - huyện Châu Thành; xã Phong Nẫm, Hưng Phong - huyện Giồng Trôm; xã Bình Khánh - huyện Mỏ Cày Nam; xã Nhơn Thạnh - thành phố Bến Tre.

- Mô hình nuôi bò, nuôi dê sinh sản: Thực hiện 04 mô hình tại 04 xã, gồm: xã Phú Long, Định Trung, Thạnh Trị - huyện Bình Đại; xã Quới Thành - huyện Châu Thành.

- Mô hình buôn bán, cải tạo vườn: Thực hiện 02 mô hình tại 02 xã, gồm: xã Mỹ Thạnh An và Phường 4 - thành phố Bến Tre.

- Mô hình nuôi dê, vịt (01 mô hình): tại xã Thanh Tân - huyện Mỏ Cày Bắc.

- Mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi gà thịt (01 mô hình): tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại.

- Mô hình nuôi bò sinh sản: Thực hiện 20 mô hình tại 20 xã, gồm: xã An Thủy, An Đức, An Hiệp, An Ngãi Tây, An Hòa Tây, An Ngãi Trung, Tân Hưng, Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận - huyện Ba Tri; xã Đại Điền, Thạnh Phong, Thạnh Hải, An Qui, An Điền, Mỹ An, Bình Thạnh - huyện Thạnh Phú; xã Vang Quới Đông, Đại Hòa Lộc - huyện Bình Đại; xã Thạnh Phú Đông - huyện Giồng Trôm.

- Mô hình nuôi bò vỗ béo: Thực hiện 03 mô hình tại 03 xã, gồm: xã Thành Thới A, Thành Thới B, Cẩm Sơn - huyện Mỏ Cày Nam.

- Mô hình sản xuất, kinh doanh cây giống, hoa kiểng (01 mô hình): xã Vĩnh Hòa - huyện Chợ Lách.

(Theo bảng Phụ lục đính kèm)

III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người nghèo và cộng đồng về ý thức, trách nhiệm trong công tác giảm nghèo

- Để mô hình thực hiện thành công thì việc tuyên truyền giáo dục, vận động nâng cao ý thức của người dân và trách nhiệm của chính quyền cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng; qua đó giúp họ chuẩn bị về mặt tâm lý, tinh thần và chuẩn bị tốt kế hoạch khi tham gia thực hiện dự án.

- Việc tuyên truyền giáo dục cần làm cho người dân hiểu rõ, vươn lên thoát nghèo là dựa vào chính ý thức tự lực, tự cường của họ, chính sách hỗ trợ của nhà nước giúp họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo nhanh hơn, qua đó xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước.

- Thông qua việc thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, người dân phải tự lực một phần và phần khác là vay vốn thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội. Người dân cũng phải cam kết tham gia dự án với những điều kiện nhất định và quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

2. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp xã, ấp và người dân tham gia mô hình

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia tổ chức thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo các cấp về một số nội dung như: Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo; kỹ năng, phương pháp thiết kế xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện một dự án về xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo; kiến thức, kỹ năng tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh; phương pháp, kỹ năng theo dõi, giám sát đánh giá một dự án giảm nghèo; kỹ năng truyền thông, vận động người dân tham gia dự án; kỹ năng lập báo cáo, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự án,...

3. Tăng cường liên kết, hợp tác cùng hỗ trợ thực hiện

Hình thành và phát triển các nhóm hộ gia đình để cùng nhau hợp tác, chia sẻ, trợ giúp trong suốt quá trình thực hiện dự án; tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu để tranh thủ và phát huy được nhiều sự quan tâm, tạo thêm các điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, từ khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.

4. Đẩy mạnh huy động nguồn lực thực hiện

Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án; các cấp chính quyền địa phương, cơ sở cần chủ động huy động nhiều kênh nguồn lực khác nhau để triển khai thực hiện dự án, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực như: Vốn Ngân sách nhà nước; vốn vay tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội; lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình dự án khác trên địa bàn (Dạy nghề cho lao động nông thôn...) và vốn đối ứng của người dân tham gia dự án,…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ và hàng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các địa phương hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, tập huấn, kiểm tra, giám sát các mô hình về nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu để tạo các điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, từ khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách để Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện mô hình giảm nghèo.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành và cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện Dự án, mô hình; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của dự án, mô hình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn tỉnh.

5. Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương về chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức thực hiện mô hình.

6. Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Bến Tre có trách nhiệm cho vay các dự án, mô hình thuộc mô hình nhân rộng giảm nghèo theo quy định.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các Doanh nghiệp, Hợp tác xã

- Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên tuyên truyền về chính sách giảm nghèo, các mô hình dự án giảm nghèo; hỗ trợ, giúp đỡ vận động nguồn lực và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện mô hình.

- Trên cơ sở các mô hình đã thực hiện có hiệu quả chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội, hội viên, thành viên tham gia thực hiện mô hình bảo đảm có hiệu quả.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các mô hình, dự án trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan, hướng dẫn các xã xây dựng dự án, mô hình theo hướng dẫn tại Văn bản số 479/HD-SLĐTBXH ngày 08/3/2019 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các mô hình; kiểm tra, giám sát các dự án, mô hình trên địa bàn theo quy định; chỉ đạo một số dự án điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn nâng cao kỹ năng, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án.

- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng thời gian quy định.

9. Ủy ban nhân dân các xã, phường

- Xây dựng, thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt dự án, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo các văn bản hiện hành.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; báo cáo theo định kỳ và hàng năm cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Theo dõi các dự án mô hình hỗ trợ đến hạn để thu hồi vốn, xét duyệt hỗ trợ xoay vòng các đối tượng khác để nhiều đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị và địa phương được giao nhiệm vụ phải kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Ngân hàng CSXH tỉnh;
- Chánh, các PCVP.UBND tỉnh;
- Báo ĐK, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố (thực hiện);
- UBND các xã, phường, thị trấn (thực hiện);
- Phòng: KGVX, TH, TCĐT, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, Ph.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bé Mười

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO
(Kèm theo Kế hoạch số 1979/KH-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Stt

Mô hình

Địa bàn thực hiện

Thời gian triển khai

Nguồn vốn hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ (triệu đồng)

I. Thành phố Bến Tre

52

1

Nuôi dê sinh sản

Xã Nhơn Thạnh

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

10

2

Buôn bán, cải tạo vườn

Xã Mỹ Thạnh An

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

30

3

Buôn bán

Phường 4

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

12

II. Huyện Châu Thành

220

4

Nuôi dê sinh sản

Xã Tiên Long

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

5

Nuôi dê, bò sinh sản

Xã Quới Thành

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

70

III. Huyện Bình Đại

850

6

Nuôi bò sinh sản

Xã Vang Quới Đông

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

7

Nuôi bò, dê sinh sản

Xã Phú Long

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

8

Nuôi bò sinh sản

Xã Đại Hòa Lộc

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

9

Nuôi bò, dê sinh sản

Xã Thạnh Trị

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

10

Nuôi bò sinh sản + gà thịt

Xã Thừa Đức

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

11

Nuôi bò, dê sinh sản

Xã Định Trung

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

100

IV. Huyện Ba Tri

1.470

12

Nuôi bò sinh sản

Xã Tân Hưng

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

13

Nuôi bò sinh sản

Xã An Ngãi Tây

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

14

Nuôi bò sinh sản

Xã Bảo Thuận

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

15

Nuôi bò sinh sản

Xã An Đức

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

16

Nuôi bò sinh sản

Xã Bảo Thạnh

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

17

Nuôi bò sinh sản

Xã An Thủy

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

18

Nuôi bò sinh sản

Xã An Hòa Tây

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

19

Nuôi bò sinh sản

Xã An Hiệp

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

20

Nuôi bò sinh sản

Xã Tân Xuân

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

21

Nuôi bò sinh sản

Xã An Ngãi Trung

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

120

V. Huyện Giồng Trôm

400

22

Nuôi dê sinh sản

Xã Hưng Phong

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

23

Nuôi bò sinh sản

Xã Thạnh Phú Đông

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

24

Nuôi dê sinh sản

Xã Phong Nẫm

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

100

VI. Huyện Mỏ Cày Nam

530

25

Nuôi bò vỗ béo

Xã Thành Thới A

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

26

Nuôi bò vỗ béo

Xã Thành Thới B

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

27

Nuôi dê sinh sản

Xã Bình Khánh

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

27

Nuôi bò vỗ béo

Xã Cẩm Sơn

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

80

VII. Huyện Mỏ Cày Bắc

70

29

Nuôi dê, vịt

Xã Thanh Tân

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

70

VIII. Huyện Thạnh Phú

1.150

30

Nuôi bò sinh sản

Xã Đại Điền

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

100

31

Nuôi bò sinh sản

Xã Mỹ An

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

270

32

Nuôi bò sinh sản

Xã Bình Thạnh

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

150

33

Nuôi bò sinh sản

Xã An Qui

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

130

34

Nuôi bò sinh sản

Xã An Điền

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

200

35

Nuôi bò sinh sản

Xã Thạnh Phong

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

200

36

Nuôi bò sinh sản

Xã Thạnh Hải

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

100

IX. Huyện Chợ Lách

70

37

Sản xuất, kinh doanh cây giống, hoa kiểng

Xã Vĩnh Hòa

Quý II/2022

Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo năm 2021

70

Tổng cộng: 37 mô hình, kinh phí thực hiện là 4.812 triệu đồng

4.812

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 1979/KH-UBND năm 2022 về xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu: 1979/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
Ngày ban hành: 06/04/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 1979/KH-UBND năm 2022 về xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Văn bản liên quan cùng nội dung - [15]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…