Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Lào Cai, ngày 22 tháng 04 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ NĂM 2021

Căn cứ Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 16/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 11/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVI về 18 đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Văn hóa - Du lịch tỉnh Lào Cai” giai đoạn 2020 - 2025”; Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 29/03/2021 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 3 “Phát triển Văn hóa - Du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025” năm 2021; Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"; Ủy ban nhân tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Hiện thực hóa quan điểm “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển”, từ đó góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

II. NHIỆM VỤ

1. Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh:

- Lập đề cương và xây dựng bộ công cụ kiểm kê của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc.

- Triển khai tổng kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc tại các huyện, thị xã và thành phố, cụ thể như sau:

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống dân tộc Mông gồm 5 nhóm ngành: Mông (Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đen, Mông Đỏ và Mông Xanh) trên địa bàn 93 xã thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống dân tộc Dao với 3 nhóm ngành: Dao Đỏ, Dao Họ và Dao Tuyển trên địa bàn 59 xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Tày (dân tộc Tày, người Pa Dí, người Thu Lao) trên địa bàn 43 xã thuộc 7 huyện, thị xã, thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Nùng (người Nùng Dín, người Nùng An) trên địa bàn 31 xã, thị trấn thuộc 5 huyện.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Thái (người Thái Trắng, Thái Đen) trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Văn Bàn.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Phù Lá (người Xá Phó, người Phù Lá Hán, người Phù Lá Đen) trên địa bàn 15 xã, thuộc huyện, thị xã, thành phố Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Bố Y trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Mường Khương.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc La Chí trên địa bàn 4 xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Hà, Si Ma Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Mường trên địa bàn 2 xã thuộc huyện Bảo Thắng, Bắc Hà.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Kinh trên địa bàn 6 xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Giáy trên địa bàn 20 xã, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Bát Xát.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Hoa trên địa bàn 2 xã thuộc huyện Mường Khương, Bắc Hà.

- Thời gian thực hiện: Năm 2021

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan.

2. Sưu tầm chụp ảnh tổng thể y phục, trang sức, mẫu hoa văn 12 dân tộc phục vụ trưng bày, trải nghiệm tại Bảo tàng:

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025, cụ thể như sau:

+ Năm 2021: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể y phục, trang sức, mẫu hoa văn 2 dân tộc Mông, Dao phục vụ trưng bày, trải nghiệm tại Bảo tàng.

+ Năm 2022: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể trang phục, trang sức, mẫu hoa văn dân tộc Bố Y, Hà Nhì phục vụ trưng bày tại Bảo tàng.

+ Năm 2023: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể trang phục, trang sức, mẫu hoa văn dân tộc dân tộc Tày (ngành Thu Lao, Pa Dí và Tày) phục vụ trưng bày tại Bảo tàng.

+ Năm 2024: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể trang phục, trang sức, mẫu hoa văn dân tộc dân tộc Hoa, Mường, Nùng tỉnh Lào Cai phục vụ trưng bày.

+ Năm 2025: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể trang phục, trang sức, mẫu hoa văn dân tộc dân tộc La Chí, Giáy tỉnh Lào Cai phục vụ trưng bày.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố

3. Khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: dân tộc La Chí; dân tộc Mông (ngành Mông trắng); dân tộc Phù Lá, dân tộc Bố Y, dân tộc Nùng.

- Thời gian triển khai thực hiện: Từ năm 2022 - 2025, cụ thể như sau:

- Năm 2022: Khôi phục, bảo tồn trang phục của các dân tộc ít người có nguy cơ mai một cao: dân tộc La Chí tại 2 xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai; dân tộc Mông (ngành Mông trắng) tại 2 xã Nậm Chày và Liên Minh.

- Năm 2023: Khôi phục, bảo tồn trang phục ít người có nguy cơ mai một cao: dân tộc Phù Lá (ngành Phù Lá Hán) tại 2 xã Lùng Phình (Bắc Hà), Tả Gia Khâu (Mường Khương).

- Năm 2024: Khôi phục, bảo tồn trang phục ít người có nguy cơ mai một cao: dân tộc Bố Y tại 2 xã Thanh Bình và Lùng Khấu Nhin.

- Năm 2025: Khôi phục, bảo tồn trang phục ít người có nguy cơ mai một cao: dân tộc Nùng tại huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

4. Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành:

- Thời gian triển khai thực hiện: Từ năm 2022 - 2025, cụ thể như sau:

- Năm 2022: Tổ chức mở 14 lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 2 dân tộc Mông, Dao tại 14 xã (xã, Liên Minh, Mường Hoa, Tả Van (Sa Pa); Bản Phố (Bắc Hà); Lùng Thẩn, La Pan Tẩn (Mường Khương); Nậm Chày, Nậm Xé, Tân An (Văn Bàn), Cốc Mỳ, Dền Sáng (Bát Xát); Sơn Hà, Phong Niên (Bảo Thắng); Tân Dương (Bảo Yên).

- Năm 2023: Tổ chức mở 9 lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu thùa, trang trí hoa văn, ghép vải của 3 dân tộc Tày, Nùng, Thái tại 7 xã Tả Gia Khâu, Bản Xen (Mường Khương), Phúc Khánh, Nghĩa Đô (Bảo Yên), Khánh Yên Trung, Thẩm Dương, Dương Quỳ (Văn Bàn); dân tộc La Chí tại 2 xã, Nậm Khánh (Bắc Hà) và thị trấn Si Ma Cai (Si Ma Cai).

- Năm 2024: Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải dân tộc Hà Nhì (Y Tý, Trịnh Tường), Mường (xã Sơn Hải), Kinh (Gia Phú).

- Năm 2025: Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu thùa, trang trí hoa văn, ghép vải của dân tộc Bố Y (Thanh Bình, Tả Gia Khâu huyện Mường Khương), Phù Lá tại (Nậm Mòn, Lùng Phình huyện Bắc Hà).

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố

5. Xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: dân tộc Dao, Mông, Nùng, Phù Lá (ngành Phù Lá Hán); dân tộc Hà Nhì:

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025, cụ thể như sau:

+ Năm 2022: Xây dựng mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang phục và triển khai 01 gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Dao xã Phú Nhuận.

+ Năm 2023: Xây dựng 02 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang phục và triển khai và 02 gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của: dân tộc Mông xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai; dân tộc Phù Lá (ngành Phù Lá Hán) xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà.

+ Năm 2024: Xây dựng mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang phục và triển khai 01 gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Nùng xã Nấm Lư.

+ Năm 2025: Xây dựng mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang phục và triển khai 01 gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Hà Nhì xã Nậm Pung.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố

6. Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm Trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển:

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025, cụ thể như sau:

+ Năm 2022: Xây dựng 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể: Nghề làm trang phục người Bố Y, huyện Mường Khương; Nghề làm trang phục người La Chí huyện Bắc Hà.

+ Năm 2023: Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm trang phục người Hà Nhì, huyện Bát Xát.

+ Năm 2024: Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm trang phục người Mông Xanh huyện Văn Bàn.

+ Năm 2025: Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm trang trí trên Trang phục người Dao Tuyển huyện Bát Xát.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố

7. Xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: dân tộc Mông, La Chí:

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2023, cụ thể như sau:

+ Năm 2022: Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: Dân tộc Mông tại xã Hoàng Liên thị xã Sa Pa.

+ Năm 2023: Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: Dân tộc La Chí tại xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố

8. Xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ Việt- Anh "Hoa văn - Trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai":

Hàng năm tập hợp tư liệu, tài liệu, chuẩn bị nội dung, thực hiện biên tập xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ Việt- Anh "Hoa văn-Trang phục các dân tộc tỉnh Lào Cai" năm 2024.

9. Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai:

- Thời gian thực hiện: Dự kiến năm 2024.

- Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

10. Xây dựng 12 video clip giới thiệu về trang phục dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, La Chí, Hoa, Mường, Bố Y, Phù Lá, Hà Nhì, Giáy:

Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 - 2024, cụ thể như sau:

+ Năm 2023: Xây dựng 6 video clip giới thiệu về trang phục dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, La Chí.

+ Năm 2024: Xây dựng 6 video clip giới thiệu về trang phục dân tộc: Hoa, Mường, Bố Y, Phù Lá, Hà Nhì, Giáy.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố

11. Tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số có từ 1 - 2 bộ trang phục truyền thống, mặc ít nhất từ 1-2 lần trong một tuần, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên (là đồng bào dân tộc) có từ 1 - 2 bộ trang phục truyền thống, mặc ít nhất từ 1 - 2 lần trong một tuần, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục. Thực hiện tuyên truyền mỗi học sinh là một tuyên truyền viên trong gia đình, cộng đồng dân tộc với mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy việc làm và sử dụng trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, các sự kiện trọng đại như cưới xin, làm nhà, giao lưu văn nghệ thể thao…

12. Nghiên cứu ban hành quy định đối với các cán bộ, công chức, đại biểu là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi tham gia các ngày lễ lớn của tỉnh, của cộng đồng:

- Nghiên cứu xây dựng quy chế đối với việc sử dụng trang phục truyền thống dân tộc ở các cơ quan (nếu có cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số). Và ban hành quy chế về việc sử dụng và mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ lớn của tỉnh, huyện, xã và của cộng đồng.

III. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, vai trò tham mưu, phối hợp thực hiện của các sở, ngành, đoàn thể chính trị xã hội, địa phương trong triển khai thực hiện Dự án:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, các đoàn thể, quần chúng, các tổ chức và cá nhân đối với công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch.

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành và chính quyền địa phương nơi có cộng đồng các dân tộc sinh sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân nắm giữ và truyền dạy nghề liên quan đến trang phục dân tộc tại các địa phương…;

- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện.

2. Về đầu tư nguồn lực:

- Việc triển khai dự án “Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025” do nguồn ngân sách tỉnh bố trí, đảm bảo triển khai thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ cấp thiết của Dự án.

- Tăng cường huy động xã hội hóa, khuyến khích, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc phù hợp quy định của pháp luật; tài trợ, hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Lào Cai phục vụ phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích xây dựng các mô hình bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc tại các địa bàn, khu vực có du lịch.

3. Về cơ chế chính sách:

- Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc tài trợ cho công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc; giới thiệu quảng bá nét đẹp trang phục các dân tộc tỉnh Lào Cai

- Có cơ chế phù hợp nhằm tôn vinh nghệ nhân trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy trang phục trên địa bàn tỉnh.

4. Về thông tin, tuyên truyền:

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân, du khách tích cực, chủ động tham gia bảo vệ trang phục truyền thống dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ tết, hội nghị, đại hội, giao lưu văn hóa, thể thao...

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về công tác bảo tồn, phát huy trang phục.

IV. NHU CẦU VỐN

- Tổng nhu cầu nguồn vốn thực hiện Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025: 5.990.000.000 (bằng chữ: Năm tỷ chín trăm chín mươi triệu đồng) từ nguồn vốn (ngân sách tỉnh) thuộc Đề án số 3 “Phát triển văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025”.

(Có biểu nhu cầu vốn giai đoạn 2021 - 2025 kèm theo)

- Kinh phí năm 2021 đã giao tại QĐ 4389/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai kế hoạch Dự án giai đoạn 2021 - 2025; Định kỳ tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện Dự án, xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cân đối, lồng ghép các nguồn vốn, đảm bảo triển khai thực hiện mục tiêu của Dự án.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cân đối, bố trí kinh phí thực hiện hàng năm theo kế hoạch, mục tiêu và tiến độ dự án đã được phê duyệt. Thẩm định dự toán kinh phí, trình UBND tỉnh theo quy định.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì triển khai việc lồng ghép nội dung phù hợp về việc mặc trang phục truyền thống các dân tộc trong trường học.

5. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách đãi ngộ, các hình thức khen thưởng, tôn vinh các nghệ nhân, người có công trong công tác bảo vệ, truyền dạy và phát huy giá trị trang phục truyền thống.

6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách đãi ngộ các “nghệ nhân ưu tú”, “nghệ nhân nhân dân”, người có công trong công tác bảo vệ, truyền dạy và phát huy phát huy giá trị trang phục truyền thống.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu và kết quả của việc triển khai thực hiện Dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai.

Tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội tích cực tham gia công tác bảo vệ, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện Dự án.

8. Sở Công thương: triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh các ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp (trong đó có nghề thủ công thêu dệt, thổ cẩm) đối với đồng bào dân tộc tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng.

9. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh có các hình thức khen thưởng, tôn vinh các nghệ nhân trong công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phù hợp yêu cầu thực tiễn của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ dự án.

- Chủ động phối hợp với cơ quan chủ trì dự án triển khai các nhiệm vụ liên quan theo kế hoạch năm và giai đoạn trên địa bàn.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ 6 tháng, hằng năm, giữa và cuối giai đoạn, cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương có liên quan báo cáo kết quả triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 phục vụ phát triển du lịch” thuộc Đề án số 03 “Phát triển Văn hóa, Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025” với Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; chủ động đề xuất bổ sung điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Dự án cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế, đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Dự án “Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch” giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, TX, TP;
- CVP, PCVP2;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 


Phụ biểu số 01

DANH MỤC

CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ DỰ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số:     /KH-UBND ngày   /    /2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành tại địa bàn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố tỉnh Lào Cai.

13 dân tộc (25 nhóm ngành)

13

13

0

0

0

 

2

Sưu tầm chụp ảnh tổng thể trang phục, trang sức, mẫu hoa văn của dân tộc Mông, Dao, Bố Y, Hà Nhì, Tày, Hoa, Mường, Nùng, Giáy, La Chí, Phù Lá, Hoa tỉnh Lào Cai phục vụ trưng bày, nghiên cứu, lưu trữ quảng bá tại Bảo tàng tỉnh

12 dân tộc (trừ dân tộc Kinh )

12

2

2

3

3

2

3

Khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: dân tộc La Chí; dân tộc Mông (ngành Mông trắng); dân tộc Nùng (ngành Nùng Dín), dân tộc Hà Nhì, dân tộc Bố Y.

5 dân tộc nguy cơ mai một cao ( La Chí, Mông trắng, Nùng, Hà Nhì, Bố Y)

5

0

2

1

1

1

4

Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành.

Lớp

31

0

14

9

4

4

5

Xây dựng 05 mô hình và 05 gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: dân tộc Dao, Mông, Nùng, Phù Lá (ngành Phù Lá Hán); dân tộc Hà Nhì.

Dao, Mông, Nùng, Phù Lá (ngành Phù Lá Hán); dân tộc Hà Nhì.

5

 

1

2

1

1

6

Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trang trí trên Trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển

Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển

5

 

2

1

1

1

7

Xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: dân tộc Mông; dân tộc La Chí.

Mô hình

2

 

1

1

 

 

8

Xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ Việt- Anh "Hoa văn - Trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai"

Cuốn

1

 

 

 

1

 

9

Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục dân tộc thiểu số

Cuộc

1

 

 

 

1

 

10

Xây dựng 12 video clip giới thiệu về trang phục dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, La Chí, Hoa, Mường, Bố Y, Phù Lá, Hà Nhì, Giáy

Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, La Chí, Hoa, Mường, Bố Y, Phù Lá, Hà Nhì, Giáy

12

 

 

6

6

 

 

Phụ biểu số 02

NHU CẦU VỐN

Thực hiện Đề án Phát triển văn hóa du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 (phân kỳ nguồn vốn ngân sách tỉnh)

(Kèm theo Kế hoạch số:    /KH-UBND ngày   /    /2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

``

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 (triệu đồng)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

(A)

(B)

1

2

3

4

5

6

7

 

TỔNG CỘNG

5.990

765

1.993,5

1.476,5

1.425

330

 

I

Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể liên quan trang phục truyền thống của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành tại 279 xã thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố.

 

635.00

0.00

0.00

0.00

0.00

 

1

Xây dựng đề cương, bộ mẫu phiếu khảo sát (gồm 40 chỉ tiêu; 10 trang); in phiếu phỏng vấn (2790 phiếu thực hiện tại 279 xã), chi tiền thù lao cho người cung cấp thông tin (gồm 2790 người trả lời phiếu) phục vụ nhiệm vụ tổng kiểm kê trang phục

 

159.00

 

 

 

 

 

2

Tiến hành tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến trang phục truyền thống của 13 dân tộc 25 nhóm ngành trên địa bàn tỉnh

 

476.00

 

 

 

 

 

2.1

Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống dân tộc Mông gồm 5 nhóm ngành: Mông (Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đen, Mông Đỏ và Mông Xanh) trên địa bàn 93 xã thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố.

 

143.00

 

 

 

 

 

2.2

Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống dân tộc Dao gồm 3 nhóm ngành: Dao (Dao Đỏ, Dao Tuyển, Dao Họ) trên địa bàn 59 xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố.

 

99.00

 

 

 

 

 

2.3

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Tày (nhóm dân tộc Tày, Pa Dí, Thu Lao) tại 43 xã,7 huyện, thị xã, thành phố Lào Cai ).

 

73.00

 

 

 

 

 

2.4

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Nùng (người Nùng Dín, Nùng An) tại 31 xã, 5 huyện ).

 

51.00

 

 

 

 

 

2.5

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Thái (người Thái Trắng, Thái Đen) tại 4 xã, huyện Văn Bàn).

 

7.00

 

 

 

 

 

2.6

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Phù Lá (nhóm ngành Hán gồm Phù Lá Hán và Phù Lá Đen và nhóm ngành Xá Phó) tại 7 huyện, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai

 

24.00

 

 

 

 

 

2.7

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Bố Y tại 4 xã, thị trấn huyện Mường Khương

 

7.00

 

 

 

 

 

2.8

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc La Chí tại 4 xã, thị trấn thuộc 2 huyện

 

7.00

 

 

 

 

 

2.9

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Mường tại 2 xã, huyện Bảo Thắng, Bắc Hà

 

4.00

 

 

 

 

 

2.10

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Kinh tại 6 xã, thị trấn, huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn, thành phố Lào Cai

 

12.00

 

 

 

 

 

2.11

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Giáy: Tổng số 20 xã, thành phố

 

38.00

 

 

 

 

 

2.12

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Hà Nhì tại 5 xã huyện Bát Xát

 

8.00

 

 

 

 

 

2.13

Tổng kiểm kê trang phục dân tộc Hoa tại 2 xã, 2 huyện Mường Khương, Bắc Hà

 

3.00

 

 

 

 

 

II

Sưu tầm, chụp ảnh tổng thể của các dân tộc tỉnh Lào Cai phục vụ trưng bày, trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

 

130.00

200.00

200.00

400.00

0.00

 

1

Sưu tầm, Chụp ảnh trang phục, hoa văn, trang sức dân tộc Mông, Dao

 

130.00

 

 

 

 

 

2

Sưu tầm, Chụp ảnh trang phục, hoa văn, trang sức dân tộc Bố Y, Hà Nhì (Do Bảo Tàng tỉnh thực hiện)

 

 

200.00

 

 

 

 

3

Sưu tầm, Chụp ảnh trang phục, hoa văn, trang sức dân tộc Tày (người Thu Lao, Pa Dí và người Tày)

 

 

 

200.00

 

 

 

4

Sưu tầm, Chụp ảnh trang phục, hoa văn, trang sức dân tộc Hoa, Mường, Nùng

 

 

 

 

200.00

 

 

5

Sưu tầm, Chụp ảnh trang phục, hoa văn, trang sức dân tộc La Chí, Giáy

 

 

 

 

200.00

 

 

III

Khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: dân tộc La Chí; dân tộc Mông (ngành Mông trắng); dân tộc Phù Lá, dân tộc Hà Nhì, Bố Y

 

0.00

200.00

100.00

100.00

100.00

 

1

Khôi phục, bảo tồn trang phục của 2 dân tộc có nguy cơ mai một cao dân tộc La Chí; dân tộc Mông (ngành Mông trắng)

 

 

200.00

 

 

 

 

2

Khôi phục, bảo tồn trang phục của dân tộc có nguy cơ mai một cao dân tộc Phù Lá

 

 

 

100.00

 

 

 

3

Khôi phục, bảo tồn trang phục của dân tộc có nguy cơ mai một cao dân tộc Bố Y

 

 

 

 

100.00

 

 

4

Khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao dân tộc Nùng

 

 

 

 

 

100.00

 

IV

Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành.

 

0.00

180.00

180.00

80.00

80.00

 

1

Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 2 dân tộc Mông, Dao tại 14 xã.

 

 

180.00

 

 

 

 

2

Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 3 dân tộc Tày, Nùng, Thái tại 9 xã.

 

 

 

180.00

 

 

 

3

Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 3 dân tộc Hà Nhì, Mường, Kinh tại 9 xã.

 

 

 

 

80.00

 

 

4

Tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 2 dân tộc Bố Y, Phù Lá tại 4 xã.

 

 

 

 

 

80.00

 

V

Xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: dân tộc Dao, Mông, Nùng, Phù Lá (ngành Phù Lá Hán); dân tộc Hà Nhì.

 

0.00

450.00

150.00

150.00

0.00

 

1

Xây dựng 01 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Dao tại xã Phú Nhuận

 

 

150.00

 

 

 

 

2

Xây dựng 02 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Mông, Phù Lá tại huyện Si Ma Cai, Bắc Hà

 

 

300.00

 

 

 

 

3

Xây dựng 01 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Nùng tại xã Nấm Lư huyện Mường Khương.

 

 

 

150.00

 

 

 

4

Xây dựng 01 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của dân tộc Nùng tại xã Nấm Lư huyện Mường Khương.

 

 

 

 

150.00

 

 

VI

Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển.

 

0.00

300.00

150.00

150.00

150.00

 

1

Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm Trang phục người Bố Y, La Chí

 

 

300.00

 

 

 

 

2

Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm Trang phục người Hà Nhì

 

 

 

150.00

 

 

 

3

Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm Trang phục người Mông Xanh

 

 

 

 

150.00

 

 

4

Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm Trang phục người Dao Tuyển

 

 

 

 

 

150.00

 

VII

Xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu may, thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: dân tộc Mông, La Chí

 

0.00

250.00

283.00

0.00

0.00

 

1

Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu may, thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: dân tộc Mông xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa

 

 

250.00

 

 

 

 

2

Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu may, thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: dân tộc La Chí xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà.

 

 

 

283.00

 

 

 

VIII

Xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ Việt-Anh "Hoa văn- Trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai".

 

0.00

 

 

545.00

 

 

IX

Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lào Cai

 

0.00

250.00

250.00

0.00

0.00

 

1

Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lào Cai

 

 

250.00

 

 

 

 

2

Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lào Cai

 

 

 

250.00

 

 

 

X

Xây dựng 12 video clip giới thiệu trang phục dân tộc tỉnh Lào Cai

 

0.00

163.50

163.50

0.00

0.00

 

1

Xây dựng 6 video clip giới thiệu trang phục các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, La Chí

 

 

120.00

 

 

 

 

2

Xây dựng 6 video clip giới thiệu trang phục các dân tộc Hoa, Mường, Bố Y, Phù Lá, Hà Nhì, Giáy

 

 

 

120.00

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 thực hiện Dự án Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 192/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 22/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 thực hiện Dự án Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…