Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1702/KH-UBND

Kon Tum, ngày 08 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THÔN CỦA CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÙNG NÚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Đề án hỗ trợ thôn);

Căn cứ Công văn số 9185/BNN-VPĐP ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng núi của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1028/SNN-NTM ngày 18 tháng 6 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân để vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới theo phương châm 3 không: Không chấp nhận đói, nghèo; không trông chờ ỷ lại; không tự ti, thỏa mãn (bằng lòng, chấp nhận cuộc sống hiện tại); tạo ra các thôn có kinh tế hộ phát triển; có mô hình sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp; có cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; an ninh trật tự được đảm bảo; hạn chế thấp nhất mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của người dân trên địa bàn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng và những nét đặc thù của từng vùng, miền, tạo tiền đề để xã phấn đấu đạt NTM ở những năm tiếp theo.

2. Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp và triển khai đồng bộ các giải pháp huy động lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dưới hình thức ngày công, vật liệu, hiện vật để thực hiện Đề án hỗ trợ thôn, bảo đảm tiến độ và hiệu quả, góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.

II. NỘI DUNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện

Thực hiện các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng núi của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019 - 2020 ban hành tại Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Phạm vi thực hiện

Các thôn của các xã thuộc Đề án hỗ trợ thôn quy định tại Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 08 xã:

- Huyện Đăk Glei: 03 xã (xã Đăk Plô, xã Đăk Nhoong và xã Đăk Long).

- Huyện Sa Thầy: 02 xã (xã Rờ Kơi và xã Mo Ray)

- Huyện Ia H’Drai: 03 xã (Ia Tơi, Ia Dom và Ia Dal).

III. MỤC TIÊU

1. Năm 2019

- 100% các huyện thuộc phạm vi Đề án ban hành Kế hoạch tổ chức chỉ đạo và thực hiện xây dựng thôn nông thôn mới trên địa bàn.

- 100% các thôn thuộc phạm vi Đề án được kiện toàn Ban phát triển thôn và bổ sung nhiệm vụ xây dựng thôn nông thôn mới theo quy định.

- 100% các thôn thuộc phạm vi Đề án có hương ước, quy ước, được đại đa số người dân thông qua và cam kết thực hiện.

- 100% Ban phát triển thôn, Bí thư chi bộ, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng thuộc phạm vi Đề án được đào tạo, tập huấn kỹ năng phát triển cộng đồng.

- 100% các thôn thuộc phạm vi Đề án hoàn thành xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 - 2020 trình Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.

2. Năm 2020: Phấn đấu tối thiểu 50% số thôn thuộc phạm vi Đề án được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; ngoài ra tất cả các thôn đều đáp ứng:

- Có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng hoặc mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân (đường, điện, nước sinh hoạt và hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất).

(Chi tiết chỉ tiêu thôn đạt chuẩn nông thôn có Phụ lục kèm theo)

IV. NỘI DUNG, CƠ CHẾ ĐẦU TƯ HỖ TRỢ

1. Các nội dung hỗ trợ trực tiếp

- Nhóm nội dung về phát triển sản xuất: Hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất tập trung liên kết gắn với vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và tổ chức nhân rộng những mô hình này trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, là lợi thế của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển mô hình làng du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng.

- Hỗ trợ xây dựng công trình thiết yếu nhằm nâng cao đời sống, sinh hoạt của người dân ở các thôn bao gồm: Điện, đường, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, môi trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

2. Các nội dung lồng ghép

- Nâng cao năng lực cộng đồng: Tập huấn các kỹ năng phát triển cộng đồng cho Ban phát triển thôn, người có uy tín trong cộng đồng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mô hình, yêu cầu cụ thể và phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở thôn: Xây mới và nâng cấp một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thôn (điện, đường trục thôn; đường ngõ xóm; công trình về môi trường, cơ sở vật chất văn hóa thôn...).

3. Cơ chế đầu tư, hỗ trợ: Thực hiện theo các văn bản:

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg;

- Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

- Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định về thanh toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017; (Thông tư sửa đổi, bổ sung, nếu có);

- Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Nghị quyết số 13/2018/ND-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Nghị quyết số 44/2017/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định một số nội dung và định mức chi thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định đối tượng, một số mức chi, mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

- Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành thiết kế mẫu thực hiện theo quy chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

- Các quy định hiện hành khác có liên quan.

V. DỰ KIẾN NHU CẦU NGUỒN LỰC TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG, NGÂN SÁCH TỈNH

1. Vốn ngân sách trung ương: Sử dụng 90% trong tổng số vốn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Tổng kế hoạch vốn dự kiến là 59.740 triệu đồng(1).

2. Ngân sách tỉnh đối ứng cho Đề án thôn khó khăn: Tùy theo điều kiện thực tế của từng thôn và theo kế hoạch, mục tiêu phấn đấu xây dựng đạt chuẩn thôn nông thôn mới của các địa phương, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét để hỗ trợ một phần từ ngân sách tỉnh thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, vận động, các phong trào thi đua

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Để án hỗ trợ thôn; tiếp tục vận động người dân và cộng đồng tích cực tham gia thực hiện. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại các thôn về xây dựng nông thôn mới gắn với chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động vươn lên của người dân và cộng đồng, để người dân hiểu rõ xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, "đạt chuẩn nông thôn mới không phải là về đích".

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các cách làm hay, các mô hình hiệu quả, hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiêu biểu trong triển khai thực hiện Đề án thôn khó khăn; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp để tuyên truyền về kết quả, tình hình triển khai Đề án hỗ trợ thôn.

- Đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng cuộc vận động và các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới(2) ở những thôn khó khăn. Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những gương điển hình tiêu biểu, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án hỗ trợ thôn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức truyền thông phù hợp về các chính sách, dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chỉ đạo triển khai công tác giảm hộ nghèo, kiên quyết khắc phục tình trạng tái nghèo hoặc phát sinh hộ nghèo mới; tăng cường đối thoại chính sách với người dân; phát huy tinh thần tự lực, tự cường của hộ nghèo; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai giám sát và đánh giá kết quả thực hiện... đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thi đua, nêu gương học tập, triển khai nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo”.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới các cấp trong chỉ đạo, thực hiện Đề án hỗ trợ thôn.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi và hướng dẫn các thôn thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới; xây dựng nội dung hỗ trợ từng tiêu chí cụ thể; phân công, phân nhiệm (từ huyện cho đến thôn) phải rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Chủ động bố trí, luân chuyển, biệt phái, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết của huyện và các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới về đảm nhận các vị trí chủ chốt của các xã thuộc phạm vi Đề án hỗ trợ thôn.

3. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới

- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng ở các thôn so với tiêu chí nông thôn mới cấp thôn tại Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh làm cơ sở để xây dựng Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới (Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt(3); trong đó yêu cầu phải có sự tham gia của cộng đồng, có lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm và cả giai đoạn.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của Chi bộ, công tác tuyên truyền, vận động của các tổ chức hội, đoàn thể, vai trò điều hành của Ban nhân dân thôn, ban phát triển thôn; đặc biệt là phải phát huy tối đa vai trò chủ thể của từng hộ gia đình trong việc xây dựng Kế hoạch thực hiện thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng phát triển cộng đồng

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thành viên Ban phát triển thôn, Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng để nâng cao kỹ năng phát triển cộng đồng, để có thể triển khai các nội dung của Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động ở thôn gắn với các mô hình, dự án phát triển sản xuất cụ thể; trong đó chú trọng phát triển những nghề truyền thống phù hợp với Chương trình OCOP, ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

- Gắn các hoạt động đào tạo, tập huấn với tham quan, học tập thực tế trong triển khai thực hiện Đề án thôn khó khăn ở một số tỉnh đã triển khai và các mô hình xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở các xã trên địa bàn tỉnh để cán bộ xã, thành viên Ban phát triển thôn ở các xã thuộc phạm vi Đề án học tập, vận dụng tại địa phương.

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

- Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và cải thiện điều kiện sống trực tiếp cho người dân. Lồng ghép các chương trình, dự án, cũng như huy động doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ xây dựng các thôn.

- Đẩy mạnh việc phân cấp, giao cho cộng đồng và người dân trực tiếp thực hiện các công trình của thôn có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ và Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

6. Phát triển sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (lợi thế về trồng cây lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu,...).

- Ưu tiên hỗ trợ các hộ có điều kiện, năng lực phát triển sản xuất: Lãi suất vay vốn, mua vật tư, hỗ trợ tham quan, học tập, bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề... để phát triển sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương làm cơ sở để nhân rộng.

- Thúc đẩy phát triển các mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế của từng vùng, miền.

7. Giải pháp huy động nguồn lực

a) Vốn ngân sách trung ương

- Vốn bổ sung để hỗ trợ trực tiếp cho các thôn thuộc phạm vi Đề án hỗ trợ thôn: Khoảng 90% trong tổng số vốn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2017 và Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Vốn phân bổ hằng năm từ Ngân sách Trung ương cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Được bố trí từ kế hoạch vốn ngân sách trung ương hằng năm phân bổ cho các địa phương theo hệ số quy định tại Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện trên địa bàn, có cùng đối tượng, nội dung đầu tư.

b) Vốn ngân sách địa phương

- Vốn trực tiếp hỗ trợ cho Đề án hỗ trợ thôn khó khăn: Bố trí trong tổng vốn ngân sách địa phương đối ứng trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Chương trình NTM và tùy theo điều kiện thực tế đối với từng thôn để có mức hỗ trợ khác nhau.

- Ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách xã hỗ trợ bổ sung thực hiện Kế hoạch này.

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án đang đầu tư trên địa bàn.

VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Năm 2019

- Ban hành tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới trên cơ sở khung tiêu chí nông thôn mới cấp thôn được quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 1 Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ .

- Ban hành các văn bản như: Hướng dẫn, đề cương xây dựng kế hoạch thực hiện thôn đạt chuẩn nông thôn mới; trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới; sổ tay hướng dẫn thực hiện.

- Các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng thôn đạt chuẩn nông thôn mới để có kế hoạch, giải pháp chỉ đạo thực hiện theo mục tiêu đề ra tại Kế hoạch này.

- 100% thôn được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt Kế hoạch thôn đạt chuẩn NTM (hoàn thành trong tháng 8/2019).

- Tổ chức truyền thông, thông tin tuyên truyền, phổ biến và quán triệt để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này.

- 100% các thôn thành lập, kiện toàn Ban phát triển thôn hoạt động theo quy chế do cộng đồng bầu và được Ủy ban nhân dân xã công nhận.

- 100% các thôn có quy ước, hương ước thôn, được đại đa số người dân thông qua và cam kết thực hiện.

- 100% thành viên Ban phát triển thôn, Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng phát triển cộng đồng.

2. Năm 2020

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này.

- Quý IV/2020 lập hồ sơ thẩm định, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng định hướng, mục tiêu, giải pháp để thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2025.

VIII. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh

- Chủ trì hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh xem xét. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng định hướng, mục tiêu, giải pháp để thực hiện cho giai đoạn 2021-2015.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng phương án sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét; tham mưu phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương, bố trí ngân sách tỉnh và huy động các nguồn lực khác để thực hiện.

- Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới, gồm:

+ Thành lập, kiện toàn Ban phát triển thôn; Kế hoạch thực hiện;

+ Tiêu chí số 2 về thủy lợi.

+ Tiêu chí số 10 về tổ chức sản xuất,

+ Chỉ tiêu số 14.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh;

+ Chỉ tiêu 14.7 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hằng năm để thực hiện mục tiêu đề ra tại Kế hoạch này; hướng dẫn thanh, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các thôn (ngoài nguồn vốn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2018-2020 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) theo điểm a, khoản 7, Điều 1 Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện Kế hoạch này  (bảo đảm tối thiểu bàng 90% nguồn kinh phí dự phòng ngân sách Trung ương giao để thực hiện Đề án hỗ trợ thôn).

- Chủ trì xây dựng phương án sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch.

4. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện Tiêu chí số 1 về giao thông.

5. Sở Công thương: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện tiêu chí số 3 về điện.

6. Sở Xây dựng: Chủ trì hướng dẫn chỉ đạo, đề xuất lồng ghép nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí:

- Tiêu chí số 6 về nhà ở dân cư,

- Chỉ tiêu số 14.4 về mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí:

- Tiêu chí số 8 về hộ nghèo,

- Tiêu chí số 9 về Lao động có việc làm,

- Chỉ tiêu 11.3 về tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu lồng ghép nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đối với các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch này có cùng đối tượng, nội dung đầu tư (như hỗ trợ đầu tư đường giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, công trình văn hóa, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất…)

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện các tiêu chí:

- Tiêu chí số 4 về cơ sở vật chất văn hóa,

- Tiêu chí số 13 về văn hóa;

- Chỉ tiêu số 15.4 về Có hương ước, quy ước được xây dựng và công nhận theo quy định tại Chương II quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; tối thiểu từ 95% người dân trong thôn cam kết thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng; có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện tiêu chí số 11 về giáo dục và đào tạo (11.1 và 11.2) cho các thôn thuộc phạm vi Kế hoạch.

10. Sở Y tế: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí:

- Tiêu chí số số 12 về y tế,

- Chỉ tiêu số 14.6 về tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứ nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

- Chỉ tiêu số 14.8 về Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, đề xuất lồng ghép hỗ trợ thực hiện tiêu chí số 14 về môi trường và an toàn thực phẩm (14.2, 14.3, 14.5, 14.9 và 14.10) cho các thôn phạm vi Kế hoạch.

12. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cho các thôn có nhiều thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện.

- Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo thục hiện các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 15.1 về có đủ các tổ chức trong thôn.

+ Chỉ tiêu số 15.2 về Chi bộ thôn đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh.

+ Chỉ tiêu số 15.3 về các tổ chức đoàn thể của thôn đạt loại khá trở lên.

13. Công an tỉnh: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu 16.2 về thôn đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên.

14. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu 16.1 về hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.

15. Cục Thống kê tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn tính thu nhập bình quân đầu người/năm của thôn theo tiêu chí số 7 về thu nhập.

16. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo và tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế theo chỉ tiêu số 12.1 về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

17. Sở Tư pháp: Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu 15.5 về Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội, đoàn thể các cấp: Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong nhân dân, phát huy vai trò chủ thể thật sự của người dân trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể tham gia thực hiện xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí đã ban hành.

19. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh: Kiểm tra, đôn đốc, lồng ghép nguồn lực hỗ trợ các địa phương thực hiện Kế hoạch này; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.

20. Ủy ban nhân dân các huyện: Đăk Glei, Sa Thầy, Ia H’Drai

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện trên địa bàn; Đăng ký, đề xuất danh sách thôn phấn đấu xây dựng đạt chuẩn thôn nông thôn mới đến năm 2020 gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hỗ trợ, giúp các địa phương triển khai thực hiện theo quy trình hướng dẫn thực hiện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đảm bảo thực hiện theo kế hoạch này.

- Chỉ đạo rà soát thực trạng, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí trực tiếp triển khai thực hiện; huy động các nguồn lực tại địa phương, ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn do địa phương quản lý để đầu tư xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới nhằm đạt mục tiêu đã đề ra; kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

- Báo cáo Huyện ủy bổ sung mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện Đề án hỗ trợ thôn vào nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy để chỉ đạo triển khai thực hiện từ năm 2019; ban hành văn bản chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị cấp huyện, xã cùng tham gia xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới; tham mưu trình Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành cơ chế hỗ trợ thêm từ ngân sách cấp huyện để thực hiện xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới ngoài kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ.

- Chỉ đạo tổ chức thẩm định, xét công nhận “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới” hằng năm theo đúng quy định.

21. Ủy ban nhân dân các xã thuộc phạm vi Đề án hỗ trợ thôn:

- Chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn xã; quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp hỗ trợ để thực hiện trên địa bàn; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

- Tham mưu Đảng ủy xã ban hành nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới; kiện toàn, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo, ban Quản lý xã để tổ chức thực hiện.

- Rà soát thực trạng, xây dựng Kế hoạch thôn đạt chuẩn NTM trên địa bàn theo thời gian quy định.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các Hội, đoàn thể ở xã tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới; tổ chức họp dân, vận động nhân dân tự nguyện đóng góp ngày công, vật tư… để xây dựng thôn đạt chuẩn NTM, trình HĐND xã thông qua để làm cơ sở thực hiện.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức xã theo dõi từng chỉ tiêu, tiêu chí gắn với nhiệm vụ chuyên môn; tập trung công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới sau khi được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG TW (b/c);
- Văn phòng Điều phối NTM TW (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể ở tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- UBND các huyện:Sa Thầy, Đăk Glei và Ia H’Drai;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

PHỤ LỤC

CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THÔN ĐẠT CHUẨN THÔN NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020 TẠI CÁC XÃ THUỘC PHẠM VI ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Kế hoạch số 1702 /KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Địa phương

TỔNG SỐ THÔN

SỐ THÔN ĐẠT CHUẨN ĐẾN NĂM 2020

GHI CHÚ

 

TỔNG CỘNG

58

29

50%

I

HUYỆN ĐĂK GLEI

19

10

 

1

Xã Đăl Plô

4

2

 

2

Xã Đăk Long

9

5

 

3

Xã Đăk Nhoong

6

3

 

IV

HUYỆN SA THẦY

18

9

 

1

Xã Rờ Kơi

6

3

 

2

Xã Mo Ray

12

6

 

V

HUYỆN IA H’DRAI

21

10

 

1

Xã Ia Tơi

5

3

 

2

Xã Ia Dal

11

5

 

4

Xã Ia Dom

5

2

 

 



1 Theo Công văn số 1809/BKHĐT-KTNN ngày 22 tháng 3 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn sử dụng vốn dự phòng trung hạn 2016-2020 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Công văn số 2235/BNN-VPĐP ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân bổ vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2 Các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"; các phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới", "Dân vận khéo", "Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM", "Thanh niên tình nguyện", "Nhà sạch, vườn đẹp", "Giỏ rác đồng ruộng", "Tiếng kẻng an ninh", "Tuyến đường tự quản", "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững"; phong trào thi đua yêu nước "Tuổi cao - gương sáng",...

3 Ủy ban nhân dân xã phê duyệt Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới sau khi có ý kiến thẩm định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 1702/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án hỗ trợ thôn của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu: 1702/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành: 08/07/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [21]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 1702/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án hỗ trợ thôn của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…