ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1669/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 22 tháng 6 năm 2018 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước.
- Định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện cuộc sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống.
- Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
2. Yêu cầu
Xây dựng kế hoạch phù hợp Đề án và tình hình thực tế địa phương; xác định rõ trách nhiệm các cơ quan, địa phương trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc; huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển văn hóa đọc.
1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên, 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện trường học, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã.
b) Về tăng cường phát triển vốn tài liệu thư viện:
- Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 45.000 lượt/năm;
- Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp phục vụ nhiều đối tượng, có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện - trung tâm thông tin của các sở, ngành có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.
c) Về xây dựng thiết chế thư viện công cộng:
Phấn đấu phát triển, mở rộng Thư viện tỉnh; 17% thư viện cấp huyện được hiện đại hóa. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin để thư viện các cấp đủ khả năng lưu trữ và tổ chức khai thác các loại hình tài liệu.
d) Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:
Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (90% đối với học sinh, sinh viên) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
2. Định hướng đến năm 2030:
Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố theo hướng tăng dần. Môi trường đọc tiếp tục được mở rộng với nhiều loại hình từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động thư viện có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, xuất bản phẩm in và điện tử).
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
a) Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp; khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.
b) Tổ chức các câu lạc bộ, hội sách nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên và nhân dân tham gia đọc sách.
c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc như: xây dựng tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện chuyên ngành.
2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc
a) Tăng cường vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên duy trì thói quen đọc, chú trọng sách in phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.
b) Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong xây dựng, duy trì thói quen đọc (nhà trường, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức, đoàn thể...).
c) Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.
3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa
a) Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách góp phần tạo môi trường đọc thuận lợi.
b) Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực tham gia phát triển văn hóa đọc. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ sở khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm phát triển văn hóa đọc.
c) Rà soát, lồng ghép triển khai các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có nội dung liên quan đến phát triển văn hóa đọc như: Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”; Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”; Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”; Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/5/2007 của Bộ Văn hóa-Thông tin phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
d) Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học trong cộng đồng dân cư; hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách; bổ sung tiêu chí về tủ sách gia đình thành tiêu chuẩn xét công nhận gia đình văn hóa.
a) Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện công cộng hiện đại, trước hết là thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện, thành phố có vốn tài liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng; chú trọng phát triển thư viện trường học, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
b) Hình thành thư viện điện tử trong Thư viện tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.
c) Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; tăng cường phổ biến, hướng dẫn về phương pháp sử dụng thư viện; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động; chú trọng luân chuyển sách, báo, tài liệu từ hệ thống thư viện công cộng đến các địa bàn nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, trường học, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng…; thúc đẩy phối hợp, liên kết giữa các thư viện với nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã.
5. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm
a) Bảo đảm chất lượng và nội dung thông tin trong xuất bản phẩm; đa dạng hóa xuất bản phẩm, chú trọng sách, tài liệu về giáo dục kỹ năng sống, tinh thần tự hào dân tộc, lối sống lành mạnh, thái độ ứng xử văn minh giàu lòng nhân ái, phổ biến kiến thức.
b) Chú trọng hỗ trợ, đầu tư khuyến khích sáng tác, xuất bản sách phục vụ trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác...
6. Mở rộng hợp tác về thư viện
a) Tăng cường giao lưu văn hóa đọc trong lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác
b) Tích cực tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc tham gia các sự kiện liên quan đến phát triển văn hóa đọc.
c) Tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách cấp hàng năm cho các cơ quan, đơn vị liên quan, các nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, hàng năm; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, tập trung một số nội dung sau:
- Phối hợp với Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung vốn tài liệu hệ thống thư viện công cộng.
- Rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể liên quan đến phát triển văn hóa đọc, các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này.
- Xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến tới xây dựng thư viện điện tử trong Thư viện tỉnh hiện nay, trong đó chú trọng xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số về thế mạnh kinh tế của tỉnh và phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, học tập của đội ngũ trí thức, sinh viên, học sinh các cấp; tổ chức Giải thưởng phát triển văn hóa đọc hàng năm.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư lồng ghép với nội dung các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Vận động và tìm nguồn tài trợ, xã hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc trong trường học và cơ sở đào tạo phù hợp với từng bậc học, cấp học; đối tượng bạn đọc đặc thù (người khuyết tật).
- Chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ thống thư viện trường học, trường dạy nghề, trung tâm giáo dục, xây dựng và phát triển nguồn học liệu mới; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí của tỉnh; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Đài truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã, đồng thời tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử về văn hóa đọc.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì tổ chức Ngày hội sách và văn hóa đọc hàng năm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, tham mưu phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng thư viện theo kế hoạch đầu tư công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi sự nghiệp cho hoạt động hệ thống thư viện công cộng.
5. Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Thực hiện các tin, bài phóng sự để đăng tải, phát sóng trên Báo, Đài nhằm tuyên truyền văn hóa đọc, điểm sách, giới thiệu tác giả, tác phẩm và tổ chức cá nhân tiêu biểu phát triển văn hóa đọc.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Đề án, nhất là trong việc định hướng tuyên truyền gắn với các chương trình, đề án khác liên quan.
7. Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Bố trí nguồn kinh phí chi đầu tư xây dựng thiết chế và kinh phí chi sự nghiệp cho hoạt động thư viện cấp huyện và cấp xã; khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, gắn kết với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp liên quan
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc; chú trọng triển khai đối với nhóm đối tượng như phụ nữ, trẻ em, công nhân, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 1669/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 1669/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Bùi Quang Cẩm |
Ngày ban hành: | 22/06/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1669/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chưa có Video