ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1097/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 06 tháng 8 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án);
Thực hiện nội dung Công văn số 3471/VPCP-KGVX ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng theo Quyết định số 329/QĐ-TTG ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
I. Công tác chỉ đạo triển khai
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 về phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Có 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể đến hệ thống thư viện công cộng trong toàn tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch, xây dựng phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách, định hướng văn hóa đọc trong đông đảo Nhân dân. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng hệ thống thư viện đạt chuẩn, đủ điều kiện phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh tại các trường trung học trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, tuyên dương, khen thưởng các địa phương và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phát triển văn hóa đọc nhất là xây dựng phong trào đọc sách ở cơ sở.
II. Kết quả triển khai thực hiện
Mức độ đạt được các mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 so với Quyết định số 708/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 về phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai:
1. Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
1.1. Có 80% học sinh, sinh viên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện cộng cộng, thư viện tại các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học, nhà sách: Đạt 100%
1.2. Có 15% người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, nhà sách: Đạt 100% (chỉ tiêu 15-20%).
2. Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:
2.1. Có 40% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời: Đạt 100% (chỉ tiêu 40 - 50%).
2.2. Có 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc học để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí: Đạt 100%
3. Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:
3.1. Mỗi người dân trung bình đọc 3.8 cuốn sách/năm: Đạt 95% (chỉ tiêu 4 cuốn/năm).
3.2. Số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 700.000 lượt/năm: Đạt 100%
3.3. 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó:
- 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định: Đạt 100%;
- 50% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp, tài liệu chuyên sâu đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận nghiên cứu khoa học, bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật: Đạt 55,5% (chỉ tiêu 90% thư viện).
(có Phụ lục về chỉ số phát triển kèm theo)
- Đề án được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, nhận được sự ủng hộ của hệ thống chính trị nên đã thúc đẩy phát triển văn hóa đọc tại địa phương.
- Viên chức Thư viện tỉnh, thư viện huyện, thị xã, và các trường học đã có sự kết nối, tích cực, trách nhiệm, tâm huyết đưa sách đến gần với người dân.
- Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong thực hiện phong trào xây dựng Xã hội học tập, Gia đình học tập, Dòng tộc học tập đã và đang được phát huy hiệu quả, góp phần cổ vũ động viên thế hệ trẻ không ngừng ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành những công dân có ích của xã hội.
- Công tác thông tin tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã được triển khai kịp thời, đồng bộ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và có tác động tích cực đến nhận thức của các tầng lớp Nhân dân.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin (internet) khiến thói quen đọc sách của người dân ngày càng bị giảm sút. Gia đình, nhà trường, xã hội chưa phát huy được vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp đọc sách, khai thác thông tin, đặc biệt là nhu cầu sử dụng thư viện cho việc học tập, nghiên cứu.
- Công tác truyền thông vận động thực hiện Đề án chủ yếu tập trung vào thời điểm hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4, ngày Bản quyền thế giới 23/4.
- Kinh phí cho hoạt động luân chuyển sách, báo lưu động còn thấp. Nguồn sách báo luân chuyển mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư, bổ sung sách báo mới, nhưng vẫn còn ít. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xuống cấp nên nhiều thư viện công cộng hiện nay không thu hút được bạn đọc.
- Loại hình thư viện tư nhân chưa phát triển tại địa phương, mới chỉ có một số trạm đọc sách miễn phí quy mô nhỏ hoặc tủ sách “0 đồng” tại địa bàn dân cư.
PHẦN THỨ HAI: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Mục đích
- Hình thành thói quen, sở thích, kỹ năng đọc nhằm xây dựng và phát triển phong trào đọc trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, chú trọng tới người dân vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài nên cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trường học ở địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án.
- Kế hoạch phải được triển khai từ cấp tỉnh đến cơ sở và tranh thủ được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng dân cư.
- Tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động của hệ thống thư viện công lập, hệ thống thư viện của các cơ sở giáo dục và đào tạo và các phòng đọc, tủ sách của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ở địa phương. Chú trọng công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động phục vụ bạn đọc tại các thư viện công cộng và thư viện của các cơ sở giáo dục và đào tạo tại địa phương.
1. Quan điểm
- Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của địa phương, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.
- Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.
- Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.
- Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức liên quan ở địa phương; gia đình và cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu đến năm 2025:
- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
+ Phấn đấu 85% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;
+ Phấn đấu 20% - 25% người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.
- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:
+ Phấn đấu 45% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;
+ Duy trì 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
- Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:
+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bàn/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; trung bình mỗi người dân đọc 04 cuốn sách/năm;
+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 750.000 lượt/năm;
+ Duy trì 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; phấn đấu 70% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận nghiên cứu khoa học, bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật.
b. Định hướng đến năm 2030:
Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức phục vụ trong sản xuất, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì, củng cố và phát triển. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử).
- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
+ Phấn đấu 90% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;
- Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:
+ Duy trì đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 04,2 cuốn sách/năm;
+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 800.000 lượt/năm;
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 100% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 80% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 100% thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.
1. Về công tác thông tin, tuyên truyền
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, trường học và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc.
- Huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông với nhiều hình thức thực hiện đa dạng, phù hợp. Khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; có hình thức tôn vinh người đọc có hiệu quả.
2. Xây dựng thói quen, sở thích và trang bị kỹ năng phương pháp đọc
- Tăng cường vận động, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó tiếp tục chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.
- Huy động sự tham gia, phối hợp triển khai của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc (nhà trường, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách...) và tăng cường vai trò của gia đình.
- Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.
- Tổ chức các câu lạc bộ, hội sách nhằm khuyến khích học sinh và Nhân dân tham gia đọc sách; có các hình thức giới thiệu sách mới, sách hay, sách địa chí của địa phương, các thông tin văn hóa, văn học trong nước và thế giới.
3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa
- Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan cần thiết, góp phần tạo môi trường đọc thuận lợi; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển văn hóa đọc tại địa phương.
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển văn hóa đọc.
- Tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có nội dung liên quan đến phục vụ phát triển văn hóa đọc, trong đó xác định cụ thể các nội dung, mức độ liên quan để triển khai việc lồng ghép phù hợp, hiệu quả.
- Phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ sở khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm đối với phát triển văn hóa đọc.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện công cộng hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng, trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục của cộng đồng, nơi giao lưu giữa tác giả - tác phẩm và người đọc, phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân; chú trọng phát triển thư viện trường học góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Thí điểm và hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.
- Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương; thực hiện liên kết giữa các thư viện với trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã; luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đến các trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng...
5. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm
- Đảm bảo đủ các loại sách và tài liệu trên các lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu của các đối tượng người đọc khác nhau. Chú trọng sách, bài viết về kiến thức trên các lĩnh vực phục vụ trong sản xuất, học tập, công tác và đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống và các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội.
- Quan tâm hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích sáng tác, xuất bản phẩm phục vụ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số bằng hai thứ tiếng Jrai và Bahnar, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác trong xã hội bằng hình ảnh trực quan sinh động, đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao và đa dạng của người dân.
- Huy động các nguồn lực xã hội nâng cao năng lực hoạt động xuất bản và phát hành phục vụ đông đảo Nhân dân. Xây dựng mô hình, mạng lưới và cơ cấu xuất bản phù hợp với sự phát triển của công nghiệp xuất bản hiện đại, đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và các đối tượng khác trong xã hội.
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm có giá trị của Việt Nam đến các tỉnh biên giới của Campuchia và Lào.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.
IV. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: Từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách tại địa phương; tăng cường vốn tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, vùng nông thôn, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hoạt động khác liên quan phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh Gia Lai.
- Nguồn kinh phí được sử dụng lồng ghép thông qua việc thực hiện những nội dung liên quan của các chương trình, đề án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trong từng giai đoạn; hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc triển khai, thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách về xây dựng và phát triển mô hình của hệ thống thư viện công cộng, khuyến khích mô hình thư viện tư nhân, tủ sách cộng đồng, dòng họ và các quy định cụ thể cần thiết khác có liên quan đến phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc, thí điểm xây dựng thư viện điện tử, xây dựng bộ sưu tập số cho cộng đồng; tổ chức Giải thưởng phát triển văn hóa đọc hàng năm.
- Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương trong việc lồng ghép với nội dung các chương trình, kế hoạch khác có liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
- Vận động nguồn tài trợ, xã hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc tại địa phương. Hàng năm xây dựng dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp trình cấp thẩm quyền quyết định kinh phí để hoạt động.
- Chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng của địa phương thực hiện luân chuyển sách, báo phục vụ tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, các trường học, các trung tâm giáo dục, các trường giáo dưỡng và các trại giam trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan khác triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động lồng ghép với các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các đề án khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với chương trình của từng bậc học, cấp học.
- Chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ thống thư viện trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh theo nội dung tại Khoản 1, Mục III, Phần Thứ Hai của Kế hoạch này. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý.
- Chỉ đạo các cơ sở in, phát hành trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động in, xuất bản, phát hành nhằm phát triển văn hóa đọc tại địa phương.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hàng năm, trên cơ sở đề xuất dự toán của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp tham mưu báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan khác
Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Lồng ghép việc triển khai thực hiện Kế hoạch với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch khác có liên quan tại địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành và các cơ quan khác liên quan trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, gắn kết với Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Phong trào xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.
- Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa đọc theo đúng quy định pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, gửi Sở VHTTDL để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Định hướng các cơ quan báo chí địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện việc tuyên truyền về các mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc của địa phương, nhất là trong việc tuyên truyền, định hướng phát triển, gắn với các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các đề án khác có liên quan.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
a. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc; triển khai lồng ghép với các hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực hiện hỗ trợ việc phát triển văn hóa đọc; chú trọng triển khai đối với các nhóm đối tượng như: Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, công nhân; các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước ngày 10/12 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ LIỆU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 2017-2020
HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
TT |
CÁC CHỈ TIÊU |
SỐ LIỆU |
GHI CHÚ |
GHI CHÚ |
||
|
|
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|
I |
THÔNG TIN CHUNG |
|||||
1 |
Tổng dân số trên địa bàn |
1.437.400 |
1.458.539 |
1.513.847 |
1.576.000 |
|
2 |
Tổng số TVCC trên địa bàn |
|
|
|
|
|
|
Thư viện cấp tỉnh |
01 |
01 |
01 |
01 |
|
|
Thư viện cấp huyện |
16 |
16 |
16 |
16 |
|
|
Thư viện cấp xã |
|
|
|
|
|
3 |
Tổng số thư viện cộng đồng, phòng đọc cơ sở, thư viện tư nhân có PVCĐ |
|
|
|
|
|
|
Thư viện cộng đồng, Phòng đọc cơ sở |
|
|
|
|
|
|
Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
4 |
Tổng số bản sách in |
580.408 |
600.084 |
622.084 |
641.332 |
|
|
Tổng số đầu sách in |
75.111 |
89.334 |
123.340 |
130.440 |
|
|
Tổng số đầu tài liệu điện tử/TL số |
5.422 |
6.559 |
7.396 |
8.240 |
|
|
Tổng số đầu báo, tạp chí |
350 |
315 |
305 |
305 |
|
|
Các tài liệu khác |
|
|
|
|
|
I. Chỉ số phát triển văn hóa đọc |
|
|||||
5 |
Tổng số thẻ bạn đọc của thư viện |
5502 |
3358 |
3.477 |
4.830 |
|
6 |
Tổng số lượt người được thư viện phục vụ trong năm |
314.195 |
676.604 |
690.520 |
750.660 |
Tổng số người được phục vụ tại chỗ, phục vụ lưu động, phục vụ qua không gian mạng |
6 |
Tổng số lượt sách báo phục vụ của thư viện trong năm |
983.994 |
1.481.620 |
1.515.520 |
1.338.244 |
Bao gồm phục vụ tại chỗ, phục vụ lưu động, phục vụ qua không gian mạng |
7 |
Số bản sách trung bình một người sử dụng thư viện đọc trong năm |
3,13 |
2,18 |
2,19 |
3,8 |
|
8 |
Trang bị kỹ năng thông tin |
|
|
|
|
|
8.1 |
Tổng số lớp tập huấn về kỹ năng đọc, kỹ năng thông tin do thư viện tổ chức |
|
|
01 |
|
|
8.2 |
Số lượt người sử dụng thư viện được tập huấn, trang bị kiến thức thông tin và kỹ năng đọc |
100 |
100 |
150 |
200 |
|
8.3 |
Làm video tuyên truyền giới thiệu sách đưa lên facebook, youtube |
|
|
|
180 video |
Phục vụ 153.020 lượt bạn đọc |
Kế hoạch 1097/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Số hiệu: | 1097/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Lịch |
Ngày ban hành: | 06/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1097/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chưa có Video