ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 11 tháng 01 năm 2022 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau với những nội dung, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tuyên truyền, vận động, phát huy hiệu quả các phong trào, cuộc vận động “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; trong đó, ưu tiên địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, số hộ nghèo nhiều, địa bàn có nhiều hộ đăng ký thoát nghèo.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo giảm nghèo thực chất, bền vững, không chạy theo thành tích. Tập trung nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo người có công, hộ nghèo bảo trợ xã hội hộ đăng ký thoát nghèo bền vững. Công khai, dân chủ, minh bạch trong thực hiện chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo, điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ mới thoát cận nghèo; có sự tham gia vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; khơi dậy, khuyến khích sự tích cực, chủ động của hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc tham gia học nghề, tổ chức sản xuất, đăng ký thoát nghèo bền vững.
II. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
- Toàn tỉnh có 306.336 hộ dân. Trong đó: hộ nghèo có 9.569 hộ, chiếm tỷ lệ 3,12%; Hộ cận nghèo có 6.933 hộ, chiếm tỷ lệ 2,26%.
- Trong tổng số 9.569 hộ nghèo, có 710 hộ nghèo khu vực thành thị, chiếm tỷ lệ 0,99% trong tổng số hộ dân khu vực thành thị và 8.859 hộ nghèo khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ 3,77% trong tổng số hộ dân khu vực nông thôn; Hộ nghèo dân tộc thiểu số là 1.262 hộ, chiếm tỷ lệ 13,19% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; Hộ nghèo không có khả năng lao động là 1.302 hộ, chiếm tỷ lệ 13,61% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; Hộ nghèo có đối tượng người có công với cách mạng là 15 hộ, chiếm tỷ lệ 0,16% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; Huyện/thành phố có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện U Minh, với tỷ lệ 9,37%.
- Huyện/thành phố có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thành phố Cà Mau, với tỷ lệ là 0,43%.
* Bảng phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và tỷ lệ % trong tổng số hộ nghèo:
STT |
Các tiêu chí thiếu hụt |
Năm 2021 |
|
Số hộ thiếu hụt |
Tỷ lệ % trong tổng số hộ nghèo |
||
1 |
Việc làm |
6.314 |
65,98 |
2 |
Người phụ thuộc trong hộ gia đình |
3.065 |
32,03 |
3 |
Dinh dưỡng |
293 |
3,06 |
4 |
Bảo hiểm y tế |
5.676 |
59,32 |
5 |
Trình độ giáo dục của người lớn |
2.845 |
29,73 |
6 |
Tình trạng đi học của trẻ em |
998 |
10,43 |
7 |
Chất lượng nhà ở |
5.938 |
62,05 |
8 |
Diện tích nhà ở bình quân đầu người |
2.905 |
30,36 |
9 |
Nguồn nước sinh hoạt |
770 |
8,05 |
10 |
Nhà tiêu hợp vệ sinh |
5.348 |
55,89 |
11 |
Sử dụng dịch vụ viễn thông |
3.252 |
33,98 |
12 |
Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin |
1.574 |
16,45 |
* Phân tích hộ nghèo theo các nguyên nhân nghèo
- Hộ nghèo không có đất sản xuất 6.863 lượt hộ;
- Hộ nghèo không có vốn sản xuất, kinh doanh 5.922 lượt hộ;
- Hộ nghèo không có lao động 1.396 lượt hộ;
- Hộ nghèo không có công cụ, phương tiện sản xuất 3.405 lượt hộ;
- Hộ nghèo không có kiến thức về sản xuất 2.239 lượt hộ;
- Hộ nghèo không có kỹ năng lao động, sản xuất 2.146 lượt hộ;
- Hộ nghèo có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn 1.994 lượt hộ;
- Hộ nghèo do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khác 69 lượt hộ.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU GIẢM NGHÈO NĂM 2022
1. Mục tiêu
- Tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ giảm nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn, gắn với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản; thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được thụ hưởng đầy đủ chính sách giảm nghèo, trợ giúp xã hội và các chính sách xã hội liên quan.
2. Chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,56%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 0,39%. (Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu 0,5%).
* Số liệu cụ thể của các huyện, thành phố Cà Mau
TT |
Đơn vị |
Hộ nghèo cuối năm 2021 |
Hộ cận nghèo cuối năm 2021 |
Dự báo chỉ tiêu năm 2022 |
|||||||
Tỷ lệ cần giảm (% ) |
Số hộ cần giảm |
Dự báo tỷ lệ (% ) |
|||||||||
Tổng Số hộ |
Tỷ lệ (% ) |
Tổng Số hộ |
Tỷ lệ (% ) |
Hộ nghèo |
Hộ cận nghèo |
Hộ nghèo |
Hộ cận nghèo |
Hộ nghèo |
Hộ cận nghèo |
||
01 |
TP Cà Mau |
256 |
0,43 |
421 |
0,71 |
0,03 |
0,03 |
18 |
19 |
0,40 |
0,68 |
02 |
Thới Bình |
1.382 |
3,91 |
1.299 |
3,67 |
0,8 |
0,8 |
283 |
283 |
3,11 |
2,87 |
03 |
U Minh |
2.435 |
9,37 |
535 |
2,06 |
1,5 |
0,3 |
390 |
78 |
7,87 |
1,76 |
04 |
Trần Văn Thời |
1.396 |
2,93 |
661 |
1,39 |
0,5 |
0,3 |
238 |
143 |
2,43 |
1,09 |
05 |
Đầm Dơi |
1.813 |
4,12 |
1.067 |
2,43 |
0,7 |
0,38 |
308 |
165 |
3,42 |
2,05 |
06 |
Cái Nước |
501 |
1,44 |
756 |
2,17 |
0,2 |
0,3 |
70 |
104 |
1,24 |
1,87 |
07 |
Phú Tân |
451 |
1,81 |
578 |
2,31 |
0,3 |
0,2 |
75 |
50 |
1,51 |
2,11 |
08 |
Năm Căn |
453 |
2,89 |
441 |
2,81 |
0,3 |
0,3 |
47 |
47 |
2,59 |
2,51 |
09 |
Ngọc Hiển |
882 |
4,80 |
1.175 |
6,39 |
1,5 |
1,58 |
275 |
291 |
3,30 |
4,81 |
Tổng cộng |
9.569 |
3,12 |
6.933 |
2,26 |
0,56 |
0,39 |
1.704 |
1.180 |
2,56 |
1,87 |
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các Hội, đoàn thể tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát, quán triệt đến từng cơ sở, đề ra chỉ tiêu, mục tiêu giảm nghèo bền vững cụ thể, đảm bảo phù hợp với thực trạng nghèo và điều kiện của từng địa phương, phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo đề ra năm 2022.
- Từng địa phương phải ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, không hình thức, đảm bảo thực chất, các giải pháp giảm nghèo phải tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến đời sống nhân dân, cải thiện thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo; đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích về tiếp cận nghèo đa chiều, về mục tiêu giảm nghèo bền vững với phương pháp, cách làm phù hợp hơn, theo từng đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao nhiệm vụ cho người theo dõi, thực hiện công tác giảm nghèo, cộng tác viên giảm nghèo và cán bộ Hội, đoàn thể, thành viên Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã trực tiếp đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động, nắm kỹ hoàn cảnh, điều kiện, nguyện vọng cần hỗ trợ để giúp đỡ hộ nghèo thực hiện kế hoạch thoát nghèo bền vững.
- Căn cứ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức phân loại, lập danh sách từng nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng thoát nghèo, không có khả năng thoát nghèo trong năm 2022 của từng khóm, ấp để có giải pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của mỗi hộ nghèo; thực hiện rà soát, nắm chắc đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của hộ nghèo có thành viên đang hưởng chính sách trợ cấp người có công; lập hồ sơ theo dõi, quản lý và ban hành kế hoạch chi tiết hỗ trợ thoát nghèo, đảm bảo không còn hộ nghèo có thành viên đang hưởng chính sách trợ cấp người có công.
- Mỗi hộ nghèo trong danh sách phải được thể hiện rõ đặc điểm, hoàn cảnh, nguyên nhân nghèo, điều kiện sống (đất đai, lao động, việc làm, tình trạng nhà ở, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh...) và nguyện vọng cần hỗ trợ để thoát nghèo bền vững. Tùy theo thực trạng, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phân công cán bộ, đảng viên, thành viên Ban Chỉ đạo, Ban quản lý các Chương trình Mục tiêu quốc gia hoặc đề nghị các cơ quan, đơn vị cấp huyện và tỉnh nhận hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo thực hiện kế hoạch thoát nghèo bền vững theo đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo năm 2022 theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; theo đó, tiếp tục thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, giai đoạn tiếp theo; các ấp, xã thực hiện theo các nội dung hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và giải quyết nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Chú trọng nhân rộng, triển khai có hiệu quả các mô hình sản xuất do nhân dân làm chủ, chính quyền hỗ trợ, có sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, có đầu vào, đầu ra gắn với thị trường, kiên quyết không làm theo kiểu phong trào. Tăng cường lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, chính sách để hỗ trợ đầu tư cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
- Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo cải thiện chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh, thông tin). Đối với dịch vụ xã hội về nhà ở, nước sạch - vệ sinh và thông tin; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hộ dân liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội để được vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở, làm công trình vệ sinh, công trình nước sạch theo các chương trình cho vay hiện nay của Nhà nước. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa tăng cường nhận hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh; đồng thời, tổ chức vận động doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân quyên góp các phương tiện nghe - xem (điện thoại, tivi... còn chất lượng và sử dụng được) để hỗ trợ hộ nghèo cải thiện các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo còn dưới 03 chỉ số/12 chỉ số, đạt tiêu chí tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin, trợ cấp xã hội...) để trợ giúp người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đảm bảo đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, nhất là triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc hộ nghèo đang hưởng chính sách người có công và bảo trợ xã hội.
4. Tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững
- Tiếp tục phát huy phong trào “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; cuộc vận động gây Quỹ “Ngày vì người nghèo”, Quỹ cứu trợ của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các phong trào hỗ trợ hộ nghèo của các Hội, đoàn thể, của các tổ chức, nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh; chủ động, tích cực tiếp cận các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp để vận động hỗ trợ thực hiện công tác giảm nghèo, nhận giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo ở khóm, ấp.
- Tăng cường phối hợp để lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực huy động trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo, nhất là gắn việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, Quỹ “Ngày vì người nghèo”. Quá trình tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo một cách đồng bộ giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Hội, đoàn thể, hướng dẫn cơ sở thực hiện thống nhất nội dung, đối tượng hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ, nguồn lực hỗ trợ và cách thức tổ chức thực hiện... đảm bảo tập trung, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tạo điều kiện để cho hộ nghèo thực hiện được kế hoạch thoát nghèo bền vững để đạt mục tiêu giảm nghèo năm 2022.
- Tích cực, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho nhân dân trên địa bàn; tổ chức các sự kiện, hội chợ để quảng bá các sản phẩm, giúp nhân dân giải quyết đầu ra của sản phẩm, góp phần động viên người dân tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và có được thu nhập thường xuyên, ổn định.
- Các ngành, địa phương tăng cường mở lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, tham gia thực hiện. Đổi mới phương thức tập huấn, hướng dẫn theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm. Ưu tiên bố trí ngân sách để tổ chức các lớp tập huấn, trình diễn, chuyển giao mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Thực hiện công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo, danh sách hộ cận nghèo, danh sách hộ thoát nghèo, đảm bảo giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, đúng đối tượng.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Đối với cấp xã, ngoài nội dung kiểm tra, giám sát theo quy định của Trung ương, phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình đời sống hộ nghèo, hộ đăng ký thoát nghèo và hộ mới thoát nghèo để hướng dẫn, động viên và có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
- Tiếp tục chấn chỉnh, rút kinh nghiệm về những mặt còn hạn chế trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo ở các cấp.
- Kinh phí thực hiện Công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách địa phương theo quy định.
- Lồng ghép nguồn lực của chương trình giảm nghèo chung với các chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Huy động các nguồn hỗ trợ, giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức; các sở, ngành, đơn vị và các nguồn lực huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau triển khai Kế hoạch giảm nghèo bền vững năm 2022 nói chung và các tiêu chí thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2878/QĐ-UBND ngày 20/12/2021; đồng thời, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định về triển khai thực hiện Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức giám sát đánh giá các hoạt động, các tiêu chí giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh theo tiến độ và kế hoạch vốn đầu tư trung hạn, hàng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh. Phối hợp, hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững theo quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các Dự án, Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
6. Ban Dân tộc
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cà Mau
Chủ trì thực hiện các dự án tín dụng ưu đãi chính sách giảm nghèo. Đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
8. Các sở, ngành có liên quan
Các sở, ban, ngành có liên quan đến các tiêu chí hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin) xây dựng Kế hoạch và giải pháp cụ thể hỗ trợ địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản thuộc ngành phụ trách theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội, đoàn thể các cấp: tích cực phối hợp với chính quyền cùng cấp trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; tăng cường giám sát, phản biện xã hội hoặc kiến nghị, đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 phù hợp tình hình thực tế của địa phương, triển khai đầy đủ các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; xã có đông đồng bào dân tộc .
- Kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện và xã, phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, các đơn vị đoàn thể tập trung giúp đỡ các địa phương có tỷ lệ nghèo cao. Thực hiện tốt chế độ báo cáo, kịp thời thông tin, phản ánh những khó khăn vướng mắc về Ban Chỉ đạo tỉnh để xem xét, cho ý kiến.
Kế hoạch các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất ngày 21 tháng 01 năm 2022.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Yêu cầu các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung, yêu cầu. Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền, tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề xuất)./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 10/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: | 10/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Nguyễn Minh Luân |
Ngày ban hành: | 11/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 10/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Chưa có Video