Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2018

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 4 về việc thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu:

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đgóp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

2. Chỉ tiêu cần đạt đến cuối năm 2018:

a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,59%, riêng các huyện miền núi giảm 5,47% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

b) Phấn đấu có 02 xã và 03 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vào cuối năm 2018.

c) Các chỉ tiêu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp với quy hoạch sản xuất, trong đó:

- 97,28% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

- 69,86% thôn có trục giao thông được cứng hóa theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

- 81,5% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

- 99,5% xã có trạm y tế đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 73% diện tích cây trồng hàng năm.

d) 230 người đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu s, trong đó 65% lao động đi làm việc nước ngoài.

đ) 33,33% xã nghèo có điểm thông tin truyền thông cổ động ngoài trời.

e) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

f) 100% cán bộ xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 03 huyện và 40 xã có trang bị phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cđộng.

g) 84,15% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

h) 100 hộ nghèo dân tộc thiểu số được hỗ trợ phương tiện nghe - nhìn.

II. NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2018 thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương, tổng kinh phí bố trí: 275.669 triệu đồng (theo Quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2018).

1.1. Vốn đầu tư phát triển: 183.411 triệu đồng:

a) Dự án 1 (Chương trình 30a) là: 124.291 triệu đồng, cụ thể:

- Tiểu dự án 01: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo: 105.291 triệu đồng.

- Tiểu dự án 02: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: 19.000 triệu đồng, phân bổ cho 19 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Dự án 2 (Chương trình 135): Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK, các thôn, bản đặc biệt khó khăn là: 59.120 triệu đng. Thực hiện trên địa bàn 50 xã, 47 thôn thuộc 07 huyện của tỉnh Quảng Ngãi.

1.2. Vốn sự nghiệp: 92.258 triệu đồng:

a) Dự án 1 (Chương trình 30a):

Tổng kinh phí thuộc ngân sách Trung ương thực hiện Dự án 1: 69.413 triệu đồng, phân bổ cho từng tiểu dự án như sau:

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư CSHT huyện nghèo đối với kinh phí duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT huyện nghèo là: 11.439 triệu đồng.

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư CSHT xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, kinh phí bố trí duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT xã ĐBKK thuộc Chương trình 30a là: 1.145 triệu đồng.

- Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, tổng kinh phí bố trí là: 52.394 triệu đồng,

- Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn nước ngoài, kinh phí bố trí thực hiện: 4.435 triệu đồng.

b) Dự án 2 (Chương trình 135):

Tổng kinh phí thuộc ngân sách Trung ương thực hiện Dự án 2: 19.752 triệu đồng, phân bổ cho từng tiểu dự án như sau:

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT xã, thôn ĐBKK là: 2.994 triệu đồng.

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn Chương trình 135: Tổng kinh phí bố trí là: 13.565 triệu đồng, cụ thể thực hiện cho các hoạt động: Phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: 10.852 triệu đồng; nhân rộng mô hình giảm nghèo: 2.713 triệu đồng.

- Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cán bộ ở cơ sở và cộng đồng, kinh phí bố trí: 3.193 triệu đồng.

c) Dự án 3 (Htrợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135):

Tổng kinh phí bố trí cho Dự án 3 là 680 triệu đồng, cụ thể thực hiện cho các hoạt động: Hỗ trợ phát triển sản xuất: 272 triệu đồng; hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo: 408 triệu đồng.

d) Dự án 4 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin):

Tổng kinh phí bố trí cho Dự án 4 là: 1.259 triệu đồng, cụ thể thực hiện cho các hoạt động: Truyền thông về giảm nghèo: 509 triệu đồng; giảm nghèo về thông tin: 750 triệu đồng.

e) Dự án 5 (Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá): Kinh phí bố trí là: 1.154 triệu đồng.

2. Nguồn vốn địa phương:

Đối với nguồn vốn đầu tư cho các dự án thuộc Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2018 thuộc ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) bằng 15% so với ngân sách Trung ương (theo quy định tại Quyết định s 38/2017/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tnh): 41.350 triệu đồng, trong đó, ưu tiên hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, cụ thể:

- Đối với hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (Tiểu dự án 3 của Dự án 1, Tiểu dự án 2 của Dự án 2 và Dự án 3) nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng 50% NSTW là: 33.320 triệu đồng; trong đó ngân sách tỉnh 50% của NSĐP đối ứng: 16.660 triệu đồng, ngân sách huyện 30% của NSĐP đối ứng: 9.996 triệu đồng, ngân sách xã 20% của NSĐP đối ứng: 6.664 triệu đồng.

- Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 500 triệu đồng, bố trí cho hoạt động giảm nghèo về thông tin.

- Dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: 1.357 triệu đồng (đã bố trí nguồn kinh phí đảm bảo xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho nội dung điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm).

- Đối với hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của Tiểu dự án 1 của Dự án 1, Tiểu dự án 2 của Dự án 1, Tiểu dự án 1 của Dự án 2: 6.173 triệu đồng (đối ứng nguồn ngân sách tỉnh).

3. Các chính sách giảm nghèo chung:

Thực hiện đảm bảo các chính sách giảm nghèo chung gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiu s, người sng ở xã ĐBKK; Chính sách bảo him y tế cho người nghèo, người cận nghèo; Chính sách dạy nghề cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, người nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK thông qua Đán dạy nghề cho lao động nông thôn; Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội và Chính sách trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổng kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách giảm nghèo chung năm 2018 là: 1.172.528 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.079.543 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 50.841 triệu đồng, ngân sách huyện: 7.000 triệu đồng và vốn huy động khác: 35.144 triệu đồng.

(Chi tiết thực hiện đối với từng chính sách giảm nghèo chung và kế hoạch giảm hộ nghèo theo huyện, thành phố năm 2018 theo phụ lục 02, 03 đính kèm).

III. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2018 là: 1.489.547 triệu đồng, chia theo nội dung chính sách:

1. Kinh phí thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: 317.019 triệu đồng (vốn sự nghiệp: 127.935 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển: 189.084 triệu đồng), phân theo ngun kinh phí như sau:

- Ngân sách Trung ương: 275.669 triệu đồng (vốn sự nghiệp: 92.258 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển: 183.411 triệu đồng);

- Ngân sách tỉnh: 24.690 triệu đồng (vốn sự nghiệp: 18.517 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển: 6.173 triệu đồng);

- Ngân sách huyện: 9.996 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách xã: 6.664 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

2. Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung: 1.172.528 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương (bổ sung có mục tiêu): 1.079.543 triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh: 50.841 triệu đồng;

- Ngân sách huyện: 7.000 triệu đồng;

- Vốn huy động (Đề án nhà ở): 35.144 triệu đồng.

(Chi tiết kinh phí thực hiện từng dự án, chính sách theo phụ lục 01, 02 đính kèm).

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhất là cán bộ cấp cơ sở nhằm phát huy hiệu quả, đạt được mục tiêu của Kế hoạch.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo nói chung và người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn nói riêng; trong đó, tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung thực hiện Đề án khuyến khích thoát nghèo bn vững theo phương châm “người nghèo càng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trthì càng được hỗ trợ nhiều từ kinh phí nhà nước” trên địa bàn huyện: Sơn Tây và Tây Trà năm 2018; Chính sách hỗ trợ, biểu dương, khen thưởng đối với gia đình, thôn, xã, huyện thoát nghèo ở vùng núi để hiểu được trách nhiệm vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nêu gương, động viên, khen thưởng kịp thời những hộ nghèo điển hình trong việc thoát nghèo phát triển kinh tế bền vững, phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo

2. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các Dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg được ngân sách Trung ương bố trí vốn năm 2018, đặc biệt chú trọng đến hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc thành phần dự án của Chương trình cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo thông qua các dự án do cộng đồng đề xuất Cộng đồng có thể là nhóm hộ, tổ nhóm hợp tác do các tổ chức chính trị-xã hội làm đại diện hoặc thôn, bản, được UBND cấp xã chứng thực (trong đó tỷ lệ hộ không nghèo tham gia nhóm hộ, tổ, nhóm hợp tác tối đa là 30%). Người đại diện của cộng đồng là tổ trưởng, trưởng nhóm do các thành viên cộng đồng bầu ra. Hộ không nghèo tham gia dự án là hộ có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi do cộng đồng đề xuất;

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Hạn chế hỗ trợ không điều kiện và bình quân chia đều, chuyển sang hỗ trợ có điều kiện tùy thuộc vào nỗ lực và hiệu quả của các nỗ lực tự thân của từng hộ gia đình (hộ nhận hỗ trợ phải có đơn đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo); không chỉ hỗ trợ đầu vào cho sản xuất mà còn chú trọng hỗ trợ cho đầu ra của sản phẩm (cho thu hoạch, bảo quản, phát triển thị trường,...). Đối với nội dung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, chỉ tập trung hỗ trợ các loại giống vật nuôi là gia súc có khả năng sinh lợi cao như bò, dê, heo... để hộ có thể thoát nghèo bền vững; hạn chế tối đa việc hỗ trợ các loại giống cây trồng khó mang lại hiệu quả thấp, quy mô nhỏ lẻ, chu kỳ thu hoạch quá dài; tập trung vào cây trồng đem lại việc hưởng thụ nhiều năm và thu nhập bền vững như các loại cây quế, chè, cây dược liệu, cây ăn quả, nhất là cây mít thái, cây bơ... Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia; hỗ trợ các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, định hướng cách làm ăn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo phải đảm bảo: Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đối với các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo phải mang tính đặc thù, phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng miền hoặc là mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cộng đồng và doanh nghiệp hoặc là mô hình giảm nghèo gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu sản xuất của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án; ưu tiên hộ tham gia dự án có điều kiện về cơ sở vật chất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng với nội dung của dự án và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký.

3. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (lưu ý, trong quá trình thực hiện cần phải nghiêm túc thực hiện bước ly ý kiến của cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ dự án, tiểu dự án); thi công công trình phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, giải ngân theo đúng kế hoạch vốn được giao; công trình sau khi hoàn thành phải bàn giao cho thôn, xã, cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng; có biện pháp nghiêm cấm xe tải trọng nặng (vượt trọng tải thiết kế của tuyến đường) lưu thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn nhằm đảm bảo tuyến đường sử dụng lâu dài, ổn định.

4. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác...

5. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về giảm nghèo, đặc biệt ở vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai nhằm tránh và giảm thiểu thiệt hại do yếu tố khách quan mang lại. Quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với các học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ; tổ chức tuyên dương, khen thưởng học sinh, sinh viên con hộ nghèo có thành tích học tập xuất sắc từ quỹ khuyến học, nguồn xã hội hóa. Thực hiện tốt việc cấp thẻ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

6. Bố trí phần ngân sách đối ứng của địa phương đảm bảo 15% ngân sách Trung ương theo quy định tại Quyết định 38/2017/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tỉnh, Quyết định 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh.

7. Tổ chức thực hiện có hiệu quả: Quy định về hỗ trợ, biểu dương, khen thưởng đối với hộ gia đình, thôn, xã, huyện thoát nghèo ở vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020; Đán thực hiện thí điểm Chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững trên địa bàn 02 huyện: Sơn Tây và Tây Trà trong năm 2018 đđánh giá, tổng kết và nhân rộng trên các địa bàn các địa phương khác trong những năm tiếp theo.

8. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã; trong đó cần chú trọng tập huấn các văn bản mới mới để đảm bảo cán bộ có đủ trình độ, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chương trình. Tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc áp dụng kiến thức mới, kỹ thuật mới trong phát triển sản xuất phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn; phát huy vai trò làm chủ của người dân, sử dụng tốt công cụ giám sát của cộng đồng trong việc giám sát, đánh giá.

9. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn đảm bảo thực hiện Chương trình theo Kế hoạch được duyệt theo Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh. Tăng cường vận động các nguồn lực ngoài ngân sách, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để hỗ trợ cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, nhất là ở khu vực miền núi và hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

10. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) gắn với đánh giá giữa kỳ (2016 - 2018), trong đó tập trung kiểm tra, đánh giá hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vững tnh):

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các chính sách, dự án của Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát và kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các vướng mắc (nếu có); tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ, đột xuất cho UBND tỉnh và Trung ương (sơ kết 6 tháng trước ngày 05/7/2018, tổng kết năm trước ngày 25/12/2018).

2. Các sở, ban, ngành, địa phương:

- Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vững tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 05/QĐ-BCĐ ngày 10/10/2017 của Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 có trách nhiệm xây dựng giải pháp cụ thể để trin khai thực hiện đạt hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng được phân công và báo cáo cấp thẩm quyền theo đúng thời gian quy định.

- Hướng dẫn cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2018 đạt mục tiêu đề ra, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và yêu cầu của hợp phần phát triển sản xuất của Chương trình để hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng nội dung trong hợp phần phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo để các địa phương thực hiện thuận lợi.

3. UBND các huyện, thành phố:

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018 tại địa phương (hoàn thành trong tháng 01 năm 2018); định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng (trước ngày 15/6), cuối năm (trước ngày 15/12) tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả thực hiện tại địa phương.

- Báo cáo Thường trực các huyện, thành ủy để theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót, chậm tr, không hiệu quả trong quá trình thực hiện để đạt kết quả tốt nhất.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo UBND (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ, ngành Trung ương theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (b/cáo);
- Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (Bộ Lao động - TB&XH);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành là thành viên BCĐ các CTMTQG t
nh giai đoạn 2016-2020;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, các P. Ng/cứu, CB;
- Lưu VT, KT.toan04.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Trường Thọ

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung dự án

Kinh phí (triệu đồng)

Trong đó

NS trung ương

NS tỉnh

NS huyện

NS xã

I

Dự án 1: Chương trình 30a.

224.084

193.704

17.282

7.859

5.239

 

Trong đó: vốn đầu tư phát triển

128.474

124.291

4.183

 

 

 

Vốn đầu sự nghiệp

95.610

69.413

13.099

7.859

5.239

1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

120.273

116.730

3.543

 

 

 

+ Đầu tư CSHT

108.834

105.291

3.543

 

 

 

+ Duy tu bo dưỡng

11.439

11.439

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

20.785

20.145

640

 

 

 

+ Đầu tư CSHT

19.640

19.000

640

 

 

 

+ Duy tu bảo dưỡng

1.145

1.145

 

 

 

3

Tiểu dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

78.591

52.394

13.099

7.859

5.239

4

Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

4.435

4.435

 

 

 

II

Dự án 2: Chương trình 135

87.645

78.872

5.381

2.035

1.357

 

Trong đó: vốn đầu tư phát triển

61.110

59.120

1.990

 

 

 

Vốn đầu sự nghiệp

26.535

19.752

3.391

2.035

1.357

1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bn đặc biệt khó khăn.

64.104

62.114

1.990

 

 

 

+ Đầu tư CSHT

61.110

59.120

1.990

 

 

 

+ Duy tu bảo dưỡng

2.994

2.994

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

20.348

13.565

3.391

2.035

1.357

3

Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn.

3.193

3.193

 

 

 

III

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

1.020

680

170

102

68

IV

Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

1.759

1.259

500

 

 

V

Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

2.511

1.154

1.357

 

 

 

Tng cộng

317.019

275.669

24.690

9.996

6.664

 

Trong đó: vn đầu tư phát triển

189.584

183.411

6.173

 

 

 

Vốn đầu sự nghiệp

127.435

92.258

18.517

9.996

6.664

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CHUNG NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Nội dung

Kinh phí (triệu đồng)

Trong đó

NS trung ương

NS tỉnh

NS huyện

Vốn huy động

1

Chính sách tín dụng ưu đãi

201.330

174.330

20.000

7.000

 

2

Chính sách hỗ trợ làm nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg

35.335

 

191

 

35.144

3

Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ học tập

88.200

88.200

 

 

 

4

Chính sách mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, DTTS và người sống ở xã ĐBKK, huyện đảo

472.363

472.363

 

 

 

5

Chính sách dạy nghề cho người nghèo, người cận nghèo, người DTTS thuộc hộ nghèo, người nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK thông qua Đề án dạy nghề cho LĐNT

775

650

125

 

 

6

Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người DTTS

600

 

600

 

 

7

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội

29.925

 

29.925

 

 

8

Trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP

344.000

344.000

 

 

 

 

Tổng cộng

1.172.528

1.079.543

50.841

7.000

35.144

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH GIẢM HỘ NGHÈO THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện, thành phố

Thực hiện giảm nghèo đến ngày 31/12/2017

Kế hoạch giảm nghèo đến ngày 31/12/2018

Số hộ nghèo giảm (hộ)

Tổng số hộ

Số hộ nghèo (hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Số hộ nghèo giảm (hộ)

Tổng số hộ

Số hộ nghèo (hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

 

Tổng cộng

6.133

350.667

39.127

11,16

5.232

354.325

33.895

9,57

I

Đng bằng

3.438

289.271

16.430

5,68

2.147

292.073

14.283

4,89

1

TP. Qung Ngãi

240

66.704

1.629

2,44

189

67.372

1.440

2,14

2

Lý Sơn

124

6.026

646

10,72

103

6.105

543

8,89

3

Bình Sơn

973

56.666

4.441

7,84

434

57.319

4.007

6,99

4

Sơn Tịnh

402

25.321

843

3,33

195

25.566

648

2,53

T

Tư Nghĩa

254

36.357

1.457

4,01

258

36.764

1.199

3,26

6

Nghĩa Hành

354

24.785

2.096

8,46

283

24.981

1.813

7,26

7

Mộ Đức

549

34.328

2.737

7,97

371

34.454

2.366

6,87

8

Đức Phổ

542

39.084

2.581

6,60

314

39.512

2.267

5,74

II

Miền Núi

2.695

61.396

22.697

36,97

3.085

62.252

19.612

31,50

9

Trà Bồng

393

8.911

3.348

37,57

397

9.060

2.951

32,57

10

Sơn Hà

842

21.259

6.409

30,15

1.082

21.435

5.327

24,85

11

Sơn Tây

260

5.348

2.646

49,48

249

5.420

2.397

44,23

12

Minh Long

396

5.004

1.641

32,79

287

5.037

1.354

26,88

13

Ba Tơ

626

16.284

5.415

33,25

876

16.656

4.539

27,25

14

Tây Trà

178

4.590

3.238

70,54

194

4.644

3.044

65,55

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 07/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi năm 2018

Số hiệu: 07/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Phạm Trường Thọ
Ngày ban hành: 18/01/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [10]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 07/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi năm 2018

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…