Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1367/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế xã - hội năm 2024; xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 05/TTr-SLĐTBXH ngày 04/01/2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025;

- Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 06/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện miền núi. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo bền vững; đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động quyết liệt để đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, đặc biệt giảm nghèo mạnh ở các huyện miền núi; nâng cao năng lực cho cán bộ, người nghèo, cận nghèo; phân công cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với việc làm; nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thành các nhiệm vụ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2021 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4 khóa XX về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở các huyện miền núi của tỉnh.

2. Yêu cầu

Bám sát các nhiệm vụ, nội dung hỗ trợ các Dự án thuộc Chương trình, đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí thực hiện Chương trình, đúng quy định tài chính hiện hành, huy động, lồng ghép thêm nguồn lực trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Giảm nghèo bền vững, thực chất, không chạy theo thành tích; tập trung nguồn lực hỗ trợ cho các hộ đăng ký thoát nghèo và các hộ có khả năng thoát nghèo bền vững; công khai, minh bạch các nguồn lực hỗ trợ. Các ngành, các cấp tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo, phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện vượt mục tiêu đã đề ra.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, kịp thời bổ sung, cập nhật các chủ trương, chính sách của Trung ương, các nhiệm vụ mới phù hợp với thực tiễn, cần kiểm tra giám sát để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhất là các huyện miền núi; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 để góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.

2. Các chỉ tiêu cần đạt đến cuối năm 2024

a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,58 - 1,60%, riêng tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm 6 - 7 % theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025;

b) Phấn đấu giảm 3.334 hộ cận nghèo;

c) Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%;

d) Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 20 mô hình giảm nghèo, xây dựng và phê duyệt trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

đ) Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập;

e) Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững;

g) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về các nội dung triển khai công tác giảm nghèo năm 2024.

h) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

- Chiều thiếu hụt về việc làm:

+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm;

+ Tối thiểu 200 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;

+ Tối thiểu 200 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ khoảng 10 người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống còn 33,70%, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống còn 33,60%.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:

+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 94,02%;

+ Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 50%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 22%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp;

- Về nhà ở: Tối thiểu 1.556 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 86,28% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 59,13% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: 89,40% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 92,65% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, 98,78% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

(Cụ thể theo phụ lục 01, 03, 04 đính kèm).

III. NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng chương trình; đối tượng và nội dung hỗ trợ chi tiết các dự án, tiểu dự án thực hiện theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh.

2. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024 là 423.326 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách Trung ương: 348.442 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 135.537 triệu đồng, vốn sự nghiệp 212.905 triệu đồng), vốn ngân sách địa phương 53.454 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 20.332 triệu đồng, vốn sự nghiệp 33.122 triệu đồng), huy động khác 21.430 triệu đồng.

(Cụ thể từng dự án, tiểu dự án theo phụ lục 02 đính kèm).

Ngoài nguồn vốn được ngân sách địa phương bố trí thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 7 nêu trên, vốn ngân sách huyện bố trí để thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm đảm bảo theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh về việc tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh. Trong đó, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa; theo phương châm đến từng hộ gia đình. Thực hiện có hiệu quả phong trào “Quảng Ngãi chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

2. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững trong năm 2024. Phân công cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo.

3. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có đủ năng lực, nhiệt huyết để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình.

4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thật sự đã có hiệu quả trong thực tế, các mô hình phải có đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động môi trường. Đổi mới phương thức hỗ trợ hộ nghèo, chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhu cầu của hộ nghèo, hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tiền hoặc hiện vật. Trọng tâm của mô hình, dự án giảm nghèo là phát triển kinh tế vùng, địa phương; từng bước hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt lớn, tạo động lực phát triển vùng nghèo một cách bền vững.

5. Tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6. Tăng cường tổ chức các sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm theo chuyên đề, lồng ghép lưu động tại các huyện, nhất là các huyện miền núi; triển khai đa dạng các hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện giúp học viên, sinh viên, người lao động dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường lao động, xu hướng việc làm. Xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết việc làm cho lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các khu công nghiệp trong tỉnh và thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để người lao động có thu nhập ổn định.

7. Rà soát, đánh giá, phân loại chuẩn xác hộ nghèo, hộ cận nghèo để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm đối tượng; giáo dục, nâng cao khả năng tổ chức cuộc sống trong từng gia đình, gắn trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo; đồng thời, phân công cán bộ, đảng viên theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

8. Tăng cường các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng; vốn tín dụng ưu đãi; lồng ghép nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách giảm nghèo nói chung với các dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

9. Các sở, ban, ngành nâng cao trách nhiệm trong công tác xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các nội dung thuộc nhiệm vụ, chức năng thuộc lĩnh vực ngành và các nhiệm vụ được giao trong công tác giảm nghèo. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các đơn vị liên quan và Cơ quan thường trực Chương trình trong việc thực hiện công tác giảm nghèo.

10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình đối với các cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, các địa phương, cơ sở, cộng đồng và người dân.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 đã ban hành kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo nội dung Kế hoạch. Trong đó, các cơ quan, đơn vị và địa phương cần tập trung thực hiện một số nội dung chính của Kế hoạch như sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, Tiểu dự án 2-Dự án 6, Dự án 7.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương; tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.

- Tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7; đồng thời, chủ trì thực hiện phần kinh phí được phân bổ cho Tiểu dự án 2 của Dự án 7; tổng hợp báo cáo theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.

3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7.

- Căn cứ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương phân bổ, tham mưu cấp thẩm quyền phân bổ nguồn vốn Trung ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động của Kế hoạch.

4. Sở Y tế chịu trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 3 và hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổng hợp báo cáo theo quy định.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1 - Dự án 3; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổng hợp báo cáo theo quy định.

6. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Dự án 5 và hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công.

7. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1 -Dự án 6; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổng hợp báo cáo theo quy định. Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh tuyên truyền về Chương trình trong năm 2024.

8. Các sở, ngành có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, các hoạt động liên quan đến công tác giảm nghèo: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tại Mục V của Chương trình phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

9. Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh triển khai tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững và các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý đảm bảo nội dung Kế hoạch; tổng hợp báo cáo theo quy định.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện nội dung Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024; yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết hoặc tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội;
Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông,
Xây dựng, Y tế, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BTT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các
tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Các sở, ngành là thành viên BCĐ các CT MTQG tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP, các Phòng Ng/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, KVXVHTin17.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Phiên

 

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 11/01/2024 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch 2021-2025

Trong đó

Ghi chú

Năm 2024

I

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

 

 

 

1

Tỷ lệ hộ nghèo

 

 

 

 

 

Số hộ nghèo giảm

Hộ

21.844

5.830

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh duy trì mức giảm 1,58-1,60%/năm

%

1,24

1,60

 

 

Số hộ cận nghèo giảm

Hộ

13.146

3.334

 

2

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (trong tổng số hộ dân tộc thiểu số) giảm trên 3%/năm

%

18,34

3,25

 

3

Xây dựng, nhân rộng 1.020 mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trong đó

 

 

 

 

3.1

Loại mô hình giảm nghèo hiệu quả được nhân rộng

Mô hình

20

20

 

 

Số hộ tham gia (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo)

Hộ

27.500

5.500

 

3.2

Số dự án phát triển sản xuất được phê duyệt

Dự án

1.000

200

 

 

Số hộ nghèo tham gia (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo)

Hộ

22.500

4.500

 

4

Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững

 

 

 

 

 

Tổng số hộ nghèo có thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động được hỗ trợ việc làm bền vững

Hộ

40.000

8.000

 

5

100% cán bộ (huyện, xã, thôn) làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác giảm nghèo, trong đó:

Người

1.607

1.607

 

-

Số người cấp huyện

Lượt Người

445

89

 

-

Số người cấp xã

Lượt Người

2.555

511

 

-

Số người ở thôn

Lượt Người

5.035

1.007

 

II

Mục tiêu các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản

 

 

 

 

1

Chiều thiếu hụt về việc làm

 

 

 

 

1.1

Đáp ứng 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

 

 

 

 

 

Số người lao động có nhu cầu và được hỗ trợ

Người

33.927

6.453

 

1.2

Tối thiểu 1.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;

Người

1.000

200

 

1.3

Có ít nhất 1.000 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ 80 người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định đã ký kết, Trong đó:

 

 

 

 

a

Huyện nghèo

 

 

 

 

-

Số người lao động được hỗ trợ đào tạo, trong đó:

Người

900

180

 

+

Số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người

450

90

 

++

Trong đó, số hộ có lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo (80%)

Hộ

360

72

 

-

Số người lao động được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận

Người

40

8

 

b

Xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

 

 

 

 

-

Số lao động được hỗ trợ đào tạo, trong đó:

Người

100

20

 

+

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người

50

10

 

++

Trong đó, số hộ có lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo (80%)

Hộ

40

8

 

-

Số người lao động được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận

Người

10

2

 

2

Chiều thiếu hụt về y tế

 

 

 

 

 

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn xuống dưới 34%

%

33,4

35,4

 

a

Huyện nghèo

 

 

 

 

-

Số trẻ em dưới 16 tuổi

Trẻ em

20.139

20.139

 

+

Số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ em

6.747

6.787

 

+

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

%

33,50

33,70

 

b

Các xã đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

-

Số trẻ em dưới 16 tuổi

Trẻ em

19.768

19.768

 

+

Số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ em

6.603

3.480

 

+

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

%

33,40

33,60

 

3

Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo

 

 

 

 

a

Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%

 

 

 

 

-

Số trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trẻ em

91.895

17.403

 

-

Số trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi

Trẻ em

86.690

16.363

 

-

Tỷ lệ

%

94,34

94,02

 

b

Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

 

 

 

 

-

Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo

%

60

50

 

 

Trong đó, tỷ lệ người có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%

%

25

22

 

-

100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

 

 

 

 

+

Số người có nhu cầu

Người

1.000

200

 

+

Số người được hỗ trợ

Người

1.000

200

 

+

Tỷ lệ

%

100

100

 

4

Chiều thiếu hụt về nhà ở

 

 

 

 

 

Tối thiểu 4.289 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Hộ

2.763

1.028

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo sửa chữa nhà ở

Hộ

1.642

528

 

5

Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh

 

 

 

 

a

90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hộ

60.120

41.682

 

-

Số hộ nghèo hộ cận nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh

Hộ

36.072

24.647

 

-

Tỷ lệ

%

90,00

86,28

 

b

Ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hộ

60.120

41.682

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

Hộ

36.072

24.647

 

-

Tỷ lệ

%

60,00

59,13

 

6

Chiều thiếu hụt về thông tin

 

 

 

 

1

90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu

Hộ

36.369

26.357

 

-

Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet

Hộ

127.245

23.562

 

-

Tỷ lệ

%

90,00

89,40

 

2

95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông

 

 

 

 

a

Huyện nghèo

 

 

 

 

-

Tổng số hộ dân trên địa bàn

Hộ

102.871

20.977

 

-

Số hộ được tiếp cận thông tin

Hộ

94.805

19.435

 

-

Tỷ lệ

%

92,13

92,65

 

b

Xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

 

 

 

 

-

Tổng số hộ dân trên địa bàn

Hộ

31.549

6.479

 

-

Số hộ được tiếp cận thông tin

Hộ

31.071

6.343

 

-

Tỷ lệ

%

98,49

99,20

 

 

PHỤ LỤC 02

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 11/01/2024 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách TW

Ngân sách địa phương

Huy động khác

Tổng cộng

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (Tiểu dự án 1)

148.021

128.496

19.275

12.850

6.425

250

 

Vốn đầu tư phát triển

133.145

115.778

17.367

11.578

5.789

 

 

Vốn sự nghiệp

14.626

12.718

1.908

1.272

636

 

 

Huy động khác

250

 

 

 

 

250

1

Hoạt động 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo

136.586

118.596

17.790

11.860

5.930

200

-

Vốn đầu tư công trình cơ sở hạ tầng

122.795

106.778

16.017

10.678

5.339

 

-

Vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng

13.591

11.818

1.773

1.182

591

 

-

Huy động khác

200

 

 

 

 

200

2

Hoạt động 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

11.435

9.900

1.485

990

495

50

-

Vốn đầu tư công trình cơ sở hạ tầng

10.350

9.000

1.350

900

450

 

-

Vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng

1.035

900

135

90

45

 

-

Huy động khác

50

 

 

 

 

50

II

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

74.496

53.470

8.026

5.346

2.680

13.000

-

Vốn sự nghiệp

61.496

53.470

8.026

5.346

2.680

 

-

Huy động khác

13.000

 

 

 

 

13.000

III

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

40.233

29.332

4.401

2.991

1.410

6.500

1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ PTSX trong lĩnh vực nông nghiệp

31.920

22.104

3.316

2.232

1.084

6.500

-

Vốn sự nghiệp

25.420

22.104

3.316

2.232

1.084

 

-

Huy động khác

6.500

 

-

 

 

6.500

2

Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

8.313

7.228

1.085

759

326

 

IV

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

76.172

59.349

9.942

8.321

1.621

-

1

Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

56.149

48.821

7.328

6.322

1.006

-

-

Vốn đầu tư phát triển

17.000

14.782

2.218

2.218

 

 

-

Vốn sự nghiệp

39.149

34.039

5.110

4.104

1.006

 

2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (vốn sự nghiệp)

2.136

1.858

278

185

93

 

3

Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

17.887

8.670

2.336

1.814

522

 

-

Vốn đầu tư phát triển

5.724

4.977

747

747

-

 

-

Vốn sự nghiệp

12.163

10.574

1.589

1.067

522

 

V

Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

61.102

51.670

7.752

5.168

2.584

1.680

VI

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

10.012

6.317

2.114

1.518

596

1.680

1

Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

6.333

3.119

1.534

1.177

239

1.680

-

Vốn sự nghiệp

4.653

3.119

1.534

1.177

357

 

-

Huy động khác

1.680

 

 

 

 

1.680

2

Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều (vốn sự nghiệp)

3.679

3.198

481

341

140

 

VII

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

14.871

12.927

1.944

1.371

573

 

1

Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình (vốn sự nghiệp)

9.286

8.074

1.212

847

365

 

2

Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá (vốn sự nghiệp)

5.585

4.853

732

524

208

 

 

Tổng cộng

423.326

348.442

53.454

37.565

15.889

21.430

 

Vốn đầu tư phát triển

155.869

135.537

20.332

14.543

5.789

 

 

Vốn sự nghiệp

246.027

212.905

33.122

23.022

10.100

 

 

Huy động khác

21.430

-

-

-

-

21.430

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO NĂM 2014 THEO CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 11/01/2024 của UBND tỉnh)

TT

HUYỆN, THÀNH PHỐ

Đầu năm 2024

Cuối năm 2024

Tổng số hộ

Số hộ nghèo (hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tổng số hộ

Số hộ nghèo (hộ)

Số hộ nghèo giảm

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ giảm

 

TỔNG CỘNG

380.474

23.317

6,13

385.865

17.487

5.830

4,53

1,60

I

Đồng bằng

314.202

7.239

2,30

318.881

5.928

1.311

1,86

0,44

1

TP.Quảng Ngãi

73.815

681

0,92

74.769

571

110

0,76

0,16

2

Lý Sơn

6.170

404

6,55

6.190

329

75

5,32

1,23

3

Bình Sơn

62.902

1.775

2,82

64.519

1.560

215

2,42

0,40

4

Sơn Tịnh

27.122

382

1,41

28.012

332

50

1,19

0,22

5

Tư Nghĩa

39.885

577

1,45

40.143

492

85

1,23

0,22

6

Nghĩa Hành

26.087

834

3,20

26.273

634

200

2,41

0,78

7

Mộ Đức

37.262

1.362

3,66

37.628

1.023

339

2,72

0,94

8

TX. Đức Phổ

40.959

1.224

2,99

41.347

987

237

2,39

0,60

II

Miền Núi

66.272

16.078

24,26

66.984

11.559

4.519

17,26

7,00

9

Trà Bồng

14.459

4.304

29,77

14.586

2.945

1.359

20,19

9,58

10

Sơn Hà

23.020

4.722

20,51

23.335

3.472

1.250

14,88

5,63

11

Sơn Tây

5.941

2.027

34,12

6.049

1.537

490

25,41

8,71

12

Minh Long

5.274

885

16,78

5.301

585

300

11,04

5,74

13

Ba Tơ

17.578

4.140

23,55

17.713

3.020

1.120

17,05

6,50

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH GIẢM HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2024 THEO CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 11/01/2024 của UBND tỉnh)

TT

Huyện, TX, TP

Đầu năm 2024

Cuối năm 2024

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ cận nghèo giảm

Tỷ lệ giảm

*

Đồng bằng

314.202

10.864

3,46

318.881

9.253

2,90

1.611

0,56

1

TP.Quảng Ngãi

73.815

1650

2,24

74.769

1.307

1,75

343

0,49

2

Lý Sơn

6.170

263

4,26

6.190

214

3,46

49

0,81

3

Bình Sơn

62.902

2422

3,85

64.519

2.211

3,43

211

0,42

4

Sơn Tịnh

27.122

774

2,85

28.012

629

2,25

145

0,61

5

Tư Nghĩa

39.885

1392

3,49

40.143

1.177

2,93

215

0,56

6

Nghĩa Hành

26.087

1483

5,68

26.273

1.280

4,87

203

0,81

7

Mộ Đức

37.262

1144

3,07

37.628

894

2,38

250

0,69

8

TX. Đức Phổ

40.959

1736

4,24

41.347

1.541

3,73

195

0,51

*

Miền núi

66.272

8.048

12,14

66.984

6.325

9,44

1.723

2,70

9

Trà Bồng

14459

2588

17,90

14586

1.961

13,44

627

4,45

10

Sơn Tây

5941

582

9,80

6049

429

7,09

153

2,70

11

Sơn Hà

23020

2558

11,11

23335

2.098

8,99

460

2,12

12

Ba Tơ

17578

2057

11,70

17713

1.623

9,16

434

2,54

13

Minh Long

5274

263

4,99

5301

214

4,04

49

0,95

Toàn tỉnh

380.474

18.912

4,97

385.865

15.578

4,04

3.334

0,93

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 04/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 04/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Võ Phiên
Ngày ban hành: 11/01/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 04/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…