Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN KIỆN

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ NGƯỜI BIỂU DIỄN, NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, TỔ CHỨC PHÁT SÓNG

Làm tại Rome ngày 26/10/1961

Danh mục các Điều

Điều 1. Bảo đảm sở hữu cá nhân quyền tác giả

Điều 2. Sự bảo hộ theo Công ước. Định nghĩa đối xử quốc gia

Điều 3. Định nghĩa: (a) Những người biểu diễn; (b) bản ghi âm; (c) nhà sản xuất bản ghi âm; (d) công bố; (e) sao chép; (f) phát sóng; (g) tái phát sóng

Điều 4. Các buổi biểu diễn được bảo hộ. Các điểm quy về những người biểu diễn

Điều 5. Bản ghi âm được bảo hộ: 1. Các điểm quy về nhà sản xuất bản ghi âm; 2. công bố đồng thời; 3. Quyền loại trừ một số tiêu chuẩn

Điều 6. Các buổi phát sóng được bảo hộ: 1. Các điểm quy về tổ chức phát sóng; 2. Quyền bảo lưu

Điều 7. Bảo hộ tối thiểu dành cho người biểu diễn: 1. Các quyền cụ thể; 2. Mối quan hệ giữa người biểu diễn và tổ chức phát sóng

Điều 8. Đại diện của những người biểu diễn

Điều 9. Ngh biểu diễn tạp kỹ xiếc

Điều 10. Quyền sao chép của nhà sản xuất bản ghi âm

Điều 11. Thủ tục hình thức đối với bản ghi âm

Điều 12. Việc sử dụng lại bản ghi âm

Điều 13. Quyền tối thiểu của các tổ chức phát sóng

Điều 14. Thời hạn bảo hộ tối thiểu

Điều 15. Các ngoại lệ được phép: 1. Các hạn chế cụ thể; 2. Tương ứng    với quyền tác giả

Điều 16. Bảo lưu

Điều 17. Việc chỉ áp dụng tiêu chuẩn “nơi định hình” của một số Nước

Điều 18. Rút lại bảo lưu

Điều 19. Các quyền của người biểu diễn đối với phi

Điều 20. Không hồi tố

Điều 21. Bảo hộ bằng các biện pháp khác

Điều 22. Các thoả thuận đặc biệt

Điều 23. Ký kết và nộp lưu chiểu

Điều 24. Việc trở thành một thành viên của Công ước

Điều 25. Bắt đầu có hiệu lực

Điều 26. Thực thi Công ước thông qua quy định của luật quốc gia

Điều 27. Áp dụng Công ước đối với một số vùng lãnh thổ

Điều 28. Rút khỏi Công ước

Điều 29. Sửa đổi Công ước

Điều 30. Giải quyết tranh chấp

Điều 31. Hạn chế đối với các bảo lưu

Điều 32. Uỷ ban liên Chính phủ

Điều 33. Ngôn ngữ

Điều 34. Thông báo


Điu 1. Bảo đảm sở hữu cá nhân quyền tác giả

Sự bảo hộ theo Công ước này là thống nhất và không ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào đến sự bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Do vậy, không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích làm phương hại tới sự bảo hộ đó.

Điu 2. Sự bảo hộ theo Công ước. Định nghĩa đối xử quốc gia

1. Trong Công ước này, đối xử quốc gia được hiểu là sự đối xử theo luật quốc gia của Nước thành viên nơi có yêu cầu bảo hộ dành cho:

a) Những người biểu diễn là công dân của Nước đó, đối với các buổi biểu diễn được thực hiện, phát sóng hoặc định hình lần đầu tại lãnh thổ Nước đó;

b) Các nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của Nước đó, đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu hay công bố lần đầu trên lãnh thổ Nước đó;

c) Tổ chức phát sóng có trụ sở tại lãnh thổ Nước đó, đối với các buổi phát sóng được truyền từ các đài phát đặt tại lãnh thổ Nước đó.

2. Đối xử quốc gia phải tuỳ thuộc vào sự bảo hộ được cấp cụ thể và các hạn chế quy định cụ thể trong Công ước này.

Điu 3. Định nghĩa: (a) Những người biểu diễn; (b) bản ghi âm; (c) nhà sản xuất bản ghi âm; (d) công bố; (e) sao chép; (f) phát sóng; (g) tái phát sóng

Trong Công ước này:

a) "Những người biểu diễn" là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác tác phẩm văn học và nghệ thuật;

b) "Bản ghi âm" là bất kỳ một bản định hình thuần túy về âm thanh của các âm thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác;

c) "Nhà sản xuất bản ghi âm" là một cá nhân hoặc pháp nhân định hình âm lần đầu âm thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác;

d) "Công bố" là cung cấp các bản sao của một bản ghi âm tới công chúng với số lượng hợp lý;

e) " Sao chép" là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của một bản ghi âm;

f) "Phát sóng" được hiểu là việc truyền bằng phương tiện vô tuyến các âm thanh hoặc các hình ảnh và âm thanh để công chúng thu.

g) "Tái phát sóng" là sự phát sóng đồng thời bởi một tổ chức phát sóng một buổi phát sóng của một tổ chức phát sóng khác.

Điu 4. Các buổi biểu diễn được bảo hộ.

Các điểm quy về những người biểu diễn

Mỗi Nước thành viên dành sự đối xử quốc gia cho những người biểu diễn nếu bất kỳ một trong các điều kiện sau đây được đáp ứng:

a) Buổi biểu diễn được thực hiện trong một Nước thành viên khác.

b) Buổi biểu diễn được định hình vào một bản ghi âm mà bản ghi âm đó được bảo hộ theo Điều 5 của Công ước này.

c) Buổi biểu diễn không được định hình trong một bản ghi âm nhưng lại được phát trong một buổi phát sóng được bảo hộ theo Điều 6 của Công ước này.

Điu 5. Bản ghi âm được bảo hộ: 1. Các điểm quy về nhà sản xuất bản ghi âm; 2. công bố đồng thời; 3. Quyền loại trừ một số tiêu chuẩn

1. Mỗi Nước thành viên phải dành sự đối xử quốc gia cho nhà sản xuất bản ghi âm nếu một trong các điều kiện sau đây được đáp ứng:

a) Nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của một Nước thành viên khác (tiêu chuẩn quốc tịch).

b) Việc định hình âm lần đầu được thực hiện tại một Nước thành viên khác (tiêu chuẩn nơi định hình).

c) Bản ghi âm được công bố lần đầu tại một Nước thành viên khác (tiêu chuẩn nơi công bố).

2. Nếu bản ghi âm đã được công bố lần đầu tại một Nước không phải là thành viên nhưng nếu bản ghi âm này cũng được công bố trong vòng 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên, trong một Nước thành viên (Công bố đồng thời) thì bản ghi âm này phải được coi là được công bố lần đầu tại Nước thành viên đó.

3. Bằng một thông báo nộp tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, bất kỳ Nước thành viên nào đều có thể tuyên bố rằng Nước mình sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố hoặc không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm. Thông báo như vậy có thể được nộp vào lúc phê chuẩn, chấp thuận, hoặc gia nhập, hoặc vào bất kỳ lúc nào sau đó; trong trường hợp nộp sau này, thông báo bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi nó đã được nộp.

Điu 6. Các buổi phát sóng được bảo hộ: 1. Các điểm quy về tổ chức phát sóng; 2. Quyền bảo lưu

1. Mỗi Nước thành viên sẽ dành sự đối xử quốc gia cho tổ chức phát sóng nếu một trong các điều kiện sau đây được đáp ứng:

a) Trụ sở của tổ chức phát sóng đặt trong lãnh thổ của một Nước thành viên khác.

b) Buổi phát sóng đã được phát từ một đài phát đặt trong một Nước thành viên khác.

2. Bằng một bản thông báo gửi tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, bất kỳ Nước thành viên nào có thể tuyên bố rằng Nước đó sẽ bảo hộ các buổi phát sóng chỉ khi trụ sở của tổ chức phát sóng được đặt trong một Nước thành viên khác và các buổi phát sóng này được phát từ một đài phát cũng được đặt trong Nước thành viên đó. Bản thông báo như vậy có thể được gửi vào lúc phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập hoặc vào bất kỳ lúc nào sau đó; trong trường hợp nộp sau này, thông báo bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi nó đã được nộp.

Điu 7. Bảo hộ tối thiểu dành cho người biểu diễn: 1. Các quyền cụ thể; 2. Mối quan hệ giữa người biểu diễn và tổ chức phát sóng

1. Sự bảo hộ được quy định cho các người biểu diễn theo Công ước này sẽ bao gồm quyền cấm:

a) Việc phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng buổi biểu diễn của họ mà không có sự đồng ý của họ, trừ khi bản thân buổi biểu diễn được sử dụng trong việc phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng vốn là một buổi biểu diễn để phát sóng hoặc được thực hiện từ một bản ghi âm;

b) Định hình buổi biểu diễn chưa được định hình của họ mà không có sự đồng ý của họ;

c) Sao chép bản ghi âm buổi biểu diễn của họ mà thực hiện không có sự đồng ý của họ;

i. Nếu chính bản ghi âm gốc đã được định hình mà không có sự đồng ý của họ;

ii. Nếu sự sao chép này được thực hiện nhằm các mục đích khác với các mục đích mà chính những người biểu diễn đã cho phép;

iii. Nếu bản gốc được định hình phù hợp với các quy định của Điều 15 của Công ước và sự sao chép được thực hiện nhằm các mục đích khác với các mục đích được dẫn chiếu trong các quy định đó.

2.(1) Nếu việc phát sóng đã được các người biểu diễn đồng ý, luật quốc gia nơi có yêu cầu bảo hộ có quyền quy định sự bảo hộ chống tái phát sóng, việc định hình nhằm mục đích phát sóng và việc sao chép bản ghi âm nhằm mục đích phát sóng đó.

(2) Các điều khoản và điều kiện điều chỉnh việc sử dụng các bản ghi âm do các tổ chức phát sóng tạo ra nhằm mục đích phát sóng phải được xác định phù hợp với luật quốc gia của Nước thành viên nơi có yêu cầu bảo hộ.

(3) Tuy nhiên, luật pháp Nước được dẫn chiếu trong khoản (1) và (2) của Đoạn này không được phép áp dụng để tước đi khả năng kiểm soãt của các người biểu diễn các quan hệ của họ với các tổ chức phát sóng thông qua hợp đồng.

Điu 8. Đại diện của các người biểu diễn

Bất kỳ Nước thành viên nào đều có thể, thông qua luật và quy định của Nước mình, quy định cụ thể cách thức mà các người biểu diễn sẽ được đại diện trong việc thực hiện các quyền của họ nếu nhiều người tham gia vào cùng buổi biểu diễn.

Điu 9. Ngh biểu diễn tạp kỹ xiếc

Bất kỳ Nước thành viên nào đều có thể, thông qua luật và quy định của Nước mình, mở rộng sự bảo hộ được quy định trong Công ước này cho các nghệ sĩ không biểu diễn tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật.

Điu 10. Quyền sao chép của nhà sản xuất bản ghi âm

Các nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền cho phép hoặc cấm sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ.

Điu 11. Thủ tục hình thức đối với bản ghi âm

Nếu, Nước thành viên, theo luật quốc gia mình đòi hỏi phải tuân thủ các thủ tục hình thức đối với các bản ghi âm như là điều kiện bảo hộ các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm hoặc của người biểu diễn hoặc của cả hai, các thủ tục đó được coi là đã hoàn thành, nếu tất cả các bản sao thương mại của bản ghi âm đã được công bố hoặc bao gói của chúng mang dấu hiệu gồm biểu tượng chữ P trong vòng tròn, cùng với năm công bố lần đầu, được trình bày theo cách thức nhằm tạo ra dấu hiệu hợp lý về quyền được bảo hộ; và nếu các bản sao hoặc bao gói của chúng không xác định nhà sản xuất hoặc người được nhà sản xuất cấp li-xăng (thông qua việc đưa tên của người đó, nhãn hiệu thương mại hoặc các chỉ dẫn phù hợp khác), dấu hiệu cũng có thể gồm tên của chủ sở hữu các quyền của nhà sản xuất; và ngoài ra, nếu bản sao hoặc bao gói của chúng không xác định người biểu diễn chính, dấu hiệu cũng có thể gồm tên của người sở hữu các quyền của các người biểu diễn đó theo luật của Nước nơi việc định hình đã được thực hiện.

Điu 12. Việc sử dụng lại bản ghi âm

Nếu một bản ghi âm đã được công bố vẽ mục đích thương mại, hoặc một bản sao của một bản ghi âm như vậy được sử dụng trực tiếp để phát sóng hoặc cho bất kỳ sự truyền đạt nào tới công chúng thì một khoản tiền thù lao hợp lý phải được người sử dụng trả cho các người biểu diễn hoặc cho nhà sản xuất bản ghi âm hoặc cho cả hai. Trong trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên Luật quốc gia có thể quy định các điều kiện để phân chia khoản thù lao này.

Điu 13. Quyền tối thiểu của các tổ chức phát sóng

Các tổ chức phát sóng có quyền cho phép hoặc cấm:

a) Việc tái phát sóng các buổi phát sóng của họ;

b) Việc định hình các buổi phát sóng của họ;

c) Việc sao chép :

i. Các bản định hình của các buổi phát sóng của họ, được thực hiện không có sự đồng ý của họ;

ii. Các bản định hình các buổi phát sóng của họ được tạo ra theo quy định của Điều 15 nếu việc sao chép này được thực hiện nhằm mục đích khác với các mục đích được dẫn chiếu trong các quy định đó.

d) Truyền đạt tới công chúng các buổi phát sóng truyền hình nếu sự truyền đạt đó được thực hiện tại các địa điểm mà công chúng phải trả tiền vào cửa; Luật quốc gia của nước nơi có yêu cầu bảo hộ quyền này có quyền xác định các điều kiện để thực thi quyền này.

Điu 14. Thời hạn bảo hộ tối thiểu

Thời hạn bảo hộ được hưởng theo Công ước này phải kéo dài ít nhất cho đến khi hết thời hạn là 20 năm kể từ khi kết thúc của năm mà:

a) Việc định hình bản ghi âm được thực hiện - đối với các bản ghi âm và đối với các buổi biểu diễn được định hình trong đó.

b) Buổi biểu diễn được tiến hành - đối với các buổi biểu diễn không được định hình trong các bản ghi âm.

c) Buổi phát sóng được thực hiện- đối với các buổi phát sóng.

Điu 15. Các ngoại lệ được phép: 1. Các hạn chế cụ thể; 2. Tương ứng với quyền tác giả

1. Bất kỳ một Nước thành viên nào đều có thể quy định trong luật và quy định của Nước mình các ngoại lệ đối với sự bảo hộ được quy định trong Công ước này đối với:

a) Sử dụng cá nhân;

b) Sử dụng các trích dẫn ngắn nhằm mục đích đưa tin thời sự;

c) Bản ghi âm tạm thời do một tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện của chính họ và phục vụ buổi phát sóng của chính họ;

d) Sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và giảng dạy.

2. Ngoài Khoản 1 Điều này, bất kỳ một Nước thành viên nào đều có thể quy định trong luật và quy định của Nước mình các hạn chế tương tự đối với việc bảo hộ những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, như là các hạn chế mà Nước đó quy định trong luật và quy định của Nước mình đối với sự bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, li-xăng cưỡng bức có thể chỉ được quy định trong chừng mực phù hợp với Công ước này.

Điu 16. Bảo lưu

1. Bất kỳ Nước nào khi trở thành thành viên Công ước này đều bị ràng buộc bởi tất cả các nghĩa vụ và được hưởng tất cả các lợi ích của Công ước. Tuy nhiên, một Nước có thể, vào bất kỳ thời điểm nào trong một thông báo gửi tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc tuyên bố rằng:

a) Đối với Điều 12:

i. Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này;

ii. Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này đối với một số sử dụng;

iii. Nước đó sẽ không áp dụng Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sảnxuất không mang quốc tịch của Nước thành viên khác;

iv. Nước đó sẽ hạn chế sự bảo hộ theo Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất mang quốc tịch của một Nước thành viên khác về phạm vi và thời hạn mà Nước thành viên khác dành sự bảo hộ đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu bởi công dân của Nước đưa ra bản tuyên bố; Tuy nhiên, việc Nước thành viên mà nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch không dành sự bảo hộ cho cùng một người hoặc các người hưởng lợi như là Nước đưa ra tuyên bố sẽ không được coi như là khác biệt về phạm vi bảo hộ;

b) Đối với Điều 13, Nước đó sẽ không áp dụng Điểm (d) của Điều này; nếu một Nước thành viên đưa ra một tuyên bố như vậy, các Nước thành viên khác sẽ không bị buộc phải dành quyền được dẫn chiếu trong Điều 13 Điểm (d) cho các tổ chức phát sóng có trụ sở trong Nước đó.

2. Nếu thông báo được dẫn chiếu trong Khoản 1 Điều này được đưa ra sau ngày nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, thì tuyên bố đó sẽ bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi nó được nộp.

Điu 17. Việc chỉ áp dụng tiêu chuẩn “nơi định hình” của một số Nước

Bất kỳ Nước nào, vào ngày 26 tháng 10 năm 1961, dành sự bảo hộ cho nhà sản xuất bản ghi âm trên cơ sở tiêu chuẩn nơi định hình đều có thể, bằng một thông báo nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc tại thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, tuyên bố rằng Nước đó sẽ áp dụng chỉ riêng tiêu chuẩn nơi định hình trong Điều 5 và tiêu chuẩn nơi định hình thay vẽ tiêu chuẩn Quốc tịch trong Khoản 1(a) (iii) và (iv) của Điều 16.

Điu 18. Rút lại bảo lưu

Bất kỳ Nước nào đã nộp thông báo theo Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 hoặc Điều 17 có thể thu hẹp phạm vi hoặc rút lại thông báo bằng một thông báo tiếp theo nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc.

Điu 19. Các quyền của người biểu diễn đối với phim

Không trái với Điều nào trong Công ước này, một khi người biểu diễn đã đồng ý đưa buổi biểu diễn của mình vào một bản ghi hình hoặc bản định hình nghe - nhìn, Điều 7 không được áp dụng tiếp.

Điu 20. Không hồi tố

1. Công ước này sẽ không làm phương hại đến các quyền được hưởng tại bất kỳ Nước thành viên nào trước ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Nước thành viên đó.

2. Không một Nước thành viên nào bị buộc phải áp dụng các quy định của Công ước này đối với các buổi biểu diễn hoặc phát sóng đã được thực hiện hoặc đối với các bản ghi đã được định hình trước ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Nước đó.

Điu 21. Bảo hộ bằng các biện pháp khác

Sự bảo hộ được quy định trong Công ước này không làm phương hại đến bất kỳ một sự bảo hộ nào khác dành cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng.

Điu 22. Các thoả thuận đặc biệt

Các Nước thành viên bảo lưu quyền tham gia vào các thoả thuận đặc biệt giữa các nước với nhau trong chừng mực mà các thoả thuận này dành cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm hoặc tổ chức phát sóng sự bảo hộ rộng hơn sự bảo hộ được hưởng theo Công ước này hoặc chứa đựng các quy định khác không trái với Công ước này.

Điu 23. Ký kết và nộp lưu chiểu

Công ước này phải được nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc. Công ước này sẽ để mở cho việc ký kết đến này 30/06/1962 của bất kỳ Nước nào là một Bên của Công ước Quyền tác giả Toàn cầu hoặc một thành viên của Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật được mời tham dự Hội nghị ngoại giao về bảo hộ quốc tế các người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng.

Điu 24. Việc trở thành một thành viên của Công ước

1. Công ước này thuộc đối tượng phê chuẩn hoặc chấp thuận của các Nước ký kết.

2. Công ước này để ngỏ cho việc gia nhập của bất kỳ Nước nào được mời tham dự Hội nghị được dẫn chiếu trong Điều 23 và của bất kỳ Nước thành viên nào của Liên Hiệp quốc, với điều kiện là nước thuộc hai diện trên hoặc là một Bên của Công ước Quyền tác giả Toàn cầu hoặc là một thành viên của Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

3. Việc phê chuẩn, chấp thuận, hoặc gia nhập sẽ có hiệu lực thông qua việc nộp một văn kiện về việc đó cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc.

Điu 25. Bắt đầu có hiệu lực

1. Công ước này bắt đầu hiệu lực ba tháng sau ngày nộp văn kiện thứ sáu về phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập.

2. Sau đó, Công ước này bắt đầu hiệu lực đối với mỗi Nước ba tháng sau ngày nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập của nước đó.

Điu 26. Thực thi Công ước thông qua quy định của luật quốc gia

1. Mỗi Nước thành viên cam kết ban hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm áp dụng Công ước này, phù hợp với Hiến pháp của Nước đó.

2. Vào thời điểm nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, mỗi Nước phải ở trong tình trạng có thể thực hiện được các điều khoản của Công ước theo luật quốc gia của Nước mình.

Điu 27. Áp dụng Công ước đối với một số vùng lãnh thổ

1. Bất kỳ Nước nào, vào thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập Công ước hoặc vào một thời điểm nào khác sau đó, đều có thể tuyên bố thông qua một thông báo gửi tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc rằng Công ước này được áp dụng cho tất cả hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào nơi mà Nước đó chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế, với điều kiện là Công ước Quyền tác giả Toàn cầu hoặc Công ước quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật áp dụng cho vùng lãnh thổ hoặc các vùng lãnh thổ có liên quan. Thông báo này có hiệu lực ba tháng sau ngày nhận thông báo.

2. Thông báo được dẫn chiếu trong Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16, Điều 17 và Điều 18 có thể được mở rộng đến toàn bộ hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào được dẫn chiếu trong Khoản 1 của Điều này.

Điu 28. Rút khỏi Công ước

1. Bất kỳ Nước thành viên nào đều có thể rút khỏi Công ước này nhân danh chính Nước đó hay nhân danh tất cả hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào được dẫn chiếu trong Điều 27.

2. Việc rút khỏi Công ước phải được thực hiện thông qua một thông báo gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc và có hiệu lực 12 tháng sau ngày nhận được thông báo đó.

3. Quyền rút khỏi Công ước không được phép thực hiện bởi bất kỳ Nước thành viên nào trước khi kết thúc một thời hạn là 5 năm kể từ ngày Công ước này bắt đầu hiệu lực đối với Nước đó.

4. Một Nước thành viên chấm dứt là thành viên Công ước này kể từ thời điểm khi Nước này không còn là một Bên của Công ước Quyền tác giả Toàn cầu cũng không còn là một thành viên của Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

5. Công ước này phải chấm dứt áp dụng đối với bất kỳ vùng lãnh thổ nào được dẫn chiếu trong Điều 27 kể từ thời điểm khi Công ước Quyền tác giả Toàn cầu cũng như Công ước Quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật đều không áp dụng cho vùng lãnh thổ đó.

Điu 29. Sửa đổi Công ước

1. Sau khi Công ước này đã có hiệu lực 5 năm, bất kỳ Nước thành viên nào đều có thể yêu cầu thông qua một thông báo gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc về việc triệu tập một hội nghị nhằm sửa đổi Công ước. Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc phải thông báo yêu cầu này cho tất cả các Nước thành viên. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày có thông báo của Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc không ít hơn một nửa số các Nước thành viên thông báo tới Tổng Thư ký về việc họ ủng hộ yêu cầu đó, thì Tổng Thư ký phải thông báo cho Tổng Giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng Giám đốc của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc, và Giám đốc Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, những người sẽ triệu tập một Hội nghị Sửa đổi với sự hợp tác với Uỷ ban liên Chính phủ quy định tại Điều 32.

2. Việc thông qua bất kỳ sự sửa đổi nào của Công ước này cần phải được số phiếu thuận của ít nhất là 2/3 số Nước tham dự Hội nghị Sửa đổi với điều kiện là đa số này bao gồm 2/3 số Nước mà tại thời điểm của Hội nghị Sửa đổi là thành viên của Công ước này.

3. Trong trường hợp thông qua một Công ước sửa đổi toàn bộ hoặc một phần Công ước này và nếu Công ước sửa đổi không quy định khác thì:

a) Công ước này sẽ chấm dứt để ngỏ cho việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập kể từ ngày Công ước sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.

b) Công ước này sẽ duy trì hiệu lực đối với các quan hệ giữa hoặc với các Nước thành viên không tham gia Công ước sửa đổi.

Điu 30. Giải quyết tranh chấp

Bất kỳ một tranh chấp nào có thể nảy sinh giữa hai hay nhiều Nước thành viên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này và khi mà các tranh chấp đó không giải quyết được bằng thương lượng đều phải được đưa ra giải quyết tại Toà án Quốc tế, theo yêu cầu của bất kỳ một bên nào trong các bên tranh chấp, trừ khi họ thoả thuận một phương thức giải quyết khác.

Điu 31. Hạn chế đối với các bảo lưu

Ngoài các quy định tại Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 và Điều 17, không một bảo lưu nào có thể được đưa ra đối với Công ước này.

Điu 32. Uỷ ban liên Chính phủ

1. Một Uỷ ban liên Chính phủ được thành lập theo đây với các nhiệm vụ sau:

a) Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc áp dụng và điều chỉnh của Công ước này; và

b) Thu thập các đề nghị và để chuẩn bị tài liệu về khả năng sửa đổi Công ước này.

2. Uỷ ban này phải bao gồm đại diện của các Nước thành viên, được lựa chọn có ch˙ trọng thích đáng đến phân chia đồng đều về địa lý. Số thành viên là 6 nếu tổng số Nước thành viên là 12 hoặc ít hơn, là 9 nếu tổng số Nước thành viên là từ 12 đến 18, là 12 nếu tổng số Nước thành viên là trên 18.

3. Uỷ ban phải được thành lập 12 tháng sau khi Công ước này bắt đầu hiệu lực thông qua bầu cử giữa các Nước thành viên, mỗi Nước phải có một phiếu bầu, do Tổng Thư ký của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng Giám đốc của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc, Giám đốc Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật tổ chức, phù hợp với quy chế bầu cử được đa số các Nước thành viên thông qua trước đó.

4. Uỷ ban này sẽ bầu Chủ tịch và các quan chức khác của mình. Uỷ ban sẽ thiết lập Quy chế và thủ tục hoạt động của riêng mình. Các quy chế này phải đặc biệt quy định về các hoạt động tương lai của Uỷ ban và về cách thức lựa chọn thành viên của nó trong tương lai sao cho đảm bảo được sự luân phiên giữa các Nước thành viên.

5. Các quan chức của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc và Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của các tổ chức đó chỉ định sẽ thành lập Ban thư ký của Uỷ ban này.

6. Các phiên họp của Uỷ ban phải được triệu tập bất kỳ khi nào mà đa số thành viên của Uỷ ban thấy là cần thiết, phải được tổ chức lần lượt tại trụ sở của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Văn hóa Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc và Uỷ ban của Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

7. Các chi phí cho các thành viên của Uỷ ban sẽ do Chính phủ của các Nước hữu quan chịu.

Điu 33. Ngôn ngữ

1. Công ước này được soạn thảo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, ba bản có giá trị tương đương.

2. Ngoài ra, văn bản chính thức của Công ước này sẽ được soạn thảo bằng tiếng Đức, tiếng Italia và tiếng Bồ Đào Nha.

Điu 34. Thông báo

1. Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc phải thông báo cho các Nước được mời tham dự Hội nghị nếu trong Điều 23 và mọi Nước thành viên Liên Hiệp quốc, cũng như tới Tổng Thư ký của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng Thư ký của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc, Giám đốc của Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật các vấn đề sau:

a) Việc nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập;

b) Ngày bắt đầu hiệu lực của Công ước;

c) Tất cả các thông báo, tuyên bố hoặc thông tin được quy định trong Công ước này;

d) Nếu bất kỳ một tình huống nào dẫn chiếu tại Khoản 4 và 5 Điều 28 xảy ra.

2. Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc cũng phải thông báo cho Tổng Giám đốc của Tổ chức lao động quốc tế, Tổng Giám đốc của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc và Giám đốc Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật về các yêu cầu được chuyển tới Tổng Giám đốc phù hợp với Điều 29, cũng như bất kỳ một thông tin nào nhận được từ các Nước thành viên liên quan đến việc sửa đổi Công ước này.

ROME CONVENTION, 1961

INTERNATIONAL CONVENTION FOR THE PROTECTION OF PERFORMERS, PRODUCERS OF PHONOGRAMS AND BROADCASTING ORGANISATIONS

DONE AT ROME ON OCTOBER 26, 1961

TABLE OF CONTENTS

Article 1: Safeguard of Copyright Proper

Article 2: Protection given by the Convention. Definition of National Treatment

Article 3: Definitions: (a) Performers; (b) Phonogram; (c) Producers of Phonograms; (d) Publication; (e) Reproduction; (f) Broadcasting; (g) Rebroadcasting

Article 4: Performances Protected. Points of Attachment for Performers

Article 5: Protected Phonograms: 1. Points of Attachment for Producers of Phonograms; 2. Simultaneous Publication; 3. Power to exclude certain Criteria

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7: Minimum Protection for Performers: 1. Particular Rights; 2. Relations between Performers and Broadcasting Organizations

Article 8: Performers acting jointly

Article 9: Variety and Circus Artists

Article 10: Right of Reproduction for Phonogram Producers

Article 11: Formalities for Phonograms

Article 12: Secondary Uses of Phonograms

Article 13: Minimum Rights for Broadcasting Organizations

Article 14: Minimum Duration of Protection

Article 15: Permitted Exceptions: 1. Specific Limitations; 2. Equivalents with copyright

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17: Certain countries applying only the "fixation" criterion

Article 18: Withdrawal of reservations

Article 19: Performers' Rights in Films

Article 20: Non–retroactivity

Article 21: Protection by other means

Article 22: Special agreements

Article 23: Signature and deposit

Article 24: Becoming Party to the Convention

Article 25: Entry into force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27: Applicability of the Convention to Certain Territories

Article 28: Denunciation of the Convention

Article 29: Revision of the Convention

Article 30: Settlement of disputes

Article 31: Limits on Reservations

Article 32: Intergovernmental Committee

Article 33: Languages

Article 34: Notifications

The Contracting States, moved by the desire to protect the rights of performers, producers of phonograms, and broadcasting organisations,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1

[Safeguard of Copyright Proper]

Protection granted under this Convention shall leave intact and shall in no way affect the protection of copyright in literary and artistic works. Consequently, no provision of this Convention may be interpreted as prejudicing such protection.

Article 2

[Protection given by the Convention. Definition of National Treatment]

1. For the purposes of this Convention, national treatment shall mean the treatment accorded by the domestic law of the Contracting State in which protection is claimed:

(a) to performers who are its nationals, as regards performances taking place, broadcast, or first fixed, on its territory;

(b) to producers of phonograms who are its nationals, as regards phonograms first fixed or first published on its territory;

(c) to broadcasting organisations which have their headquarters on its territory, as regards broadcasts transmitted from transmitters situated on its territory.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3

[Definitions: (a) Performers; (b) Phonogram; (c) Producers of Phonograms; (d) Publication; (e) Reproduction; (f) Broadcasting; (g) Rebroadcasting]

For the purposes of this Convention:

(a) "performers" means actors, singers, musicians, dancers, and other persons who act, sing, deliver, declaim, play in, or otherwise perform literary or artistic works;

(b) "phonogram" means any exclusively aural fixation of sounds of a performance or of other sounds;

(c) "producer of phonograms" means the person who, or the legal entity which, first fixes the sounds of a performance or other sounds;

(d) "publication" means the offering of copies of a phonogram to the public in reasonable quantity;

(e) "reproduction" means the making of a copy or copies of a fixation;

(f) "broadcasting" means the transmission by wireless means for public reception of sounds or of images and sounds;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4

[Performances Protected. Points of Attachment for Performers]

Each Contracting State shall grant national treatment to performers if any of the following conditions is met:

(a) the performance takes place in another Contracting State;

(b) the performance is incorporated in a phonogram which is protected under Article 5 of this Convention;

(c) the performance, not being fixed on a phonogram, is carried by a broadcast which is protected by Article 6 of this Convention.

Article 5

[Protected Phonograms: 1. Points of Attachment for Producers of Phonograms; 2. Simultaneous Publication; 3. Power to exclude certain Criteria]

1. Each Contracting State shall grant national treatment to producers of phonograms if any of the following conditions is met:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) the first fixation of the sound was made in another Contracting State (criterion of fixation);

(c) the phonogram was first published in another Contracting State (criterion of publication).

2. If a phonogram was first published in a non–contracting State but if it was also published, within thirty days of its first publication, in a Contracting State (simultaneous publication), it shall be considered as first published in the Contracting State.

3. By means of a notification deposited with the Secretary–General of the United Nations, any Contracting State may declare that it will not apply the criterion of publication or, alternatively, the criterion of fixation. Such notification may be deposited at the time of ratification, acceptance or accession, or at any time thereafter; in the last case, it shall become effective six months after it has been deposited.

Article 6

[Protected Broadcasts: 1. Points of Attachment for Broadcasting Organizations; 2. Power to Reserve]

1. Each Contracting State shall grant national treatment to broadcasting organisations if either of the following conditions is met:

(a) the headquarters of the broadcasting organisation is situated in another Contracting State;

(b) the broadcast was transmitted from a transmitter situated in another Contracting State.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7

[Minimum Protection for Performers: 1. Particular Rights; 2. Relations between Performers and Broadcasting Organizations]

1. The protection provided for performers by this Convention shall include the possibility of preventing:

(a) the broadcasting and the communication to the public, without their consent, of their performance, except where the performance used in the broadcasting or the public communication is itself already a broadcast performance or is made from a fixation;

(b) the fixation, without their consent, of their unfixed performance;

(c) the reproduction, without their consent, of a fixation of their performance:

 (i) if the original fixation itself was made without their consent;

 (ii) if the reproduction is made for purposes different from those for which the performers gave their consent;

 (iii) if the original fixation was made in accordance with the provisions of Article 15, and the reproduction is made for purposes different from those referred to in those provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(1) If broadcasting was consented to by the performers, it shall be a matter for the domestic law of the Contracting State where protection is claimed to regulate the protection against rebroadcasting, fixation for broadcasting purposes and the reproduction of such fixation for broadcasting purposes.

(2) The terms and conditions governing the use by broadcasting organisations of fixations made for broadcasting purposes shall be determined in accordance with the domestic law of the Contracting State where protection is claimed.

(3) However, the domestic law referred to in sub–paragraphs (1) and (2) of this paragraph shall not operate to deprive performers of the ability to control, by contract, their relations with broadcasting organisations.

Article 8

[Performers acting jointly]

Any Contracting State may, by its domestic laws and regulations, specify the manner in which performers will be represented in connection with the exercise of their rights if several of them participate in the same performance.

Article 9

[Variety and Circus Artists]

Any Contracting State may, by its domestic laws and regulations, extend the protection provided for in this Convention to artists who do not perform literary or artistic works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[Right of Reproduction for Phonogram Producers]

Producers of phonograms shall enjoy the right to authorize or prohibit the direct or indirect reproduction of their phonograms.

Article 11

[Formalities for Phonograms]

If, as a condition of protecting the rights of producers of phonograms, or of performers, or both, in relation to phonograms, a Contracting State, under its domestic law, requires compliance with formalities, these shall be considered as fulfilled if all the copies in commerce of the published phonogram or their containers bear a notice consisting of the symbol (P), accompanied by the year date of the first publication, placed in such a manner as to give reasonable notice of claim of protection; and if the copies or their containers do not identify the producer or the licensee of the producer (by carrying his name, trade mark or other appropriate designation), the notice shall also include the name of the owner of the rights of the producer; and, furthermore, if the copies or their containers do not identify the principal performers, the notice shall also include the name of the person who, in the country in which the fixation was effected, owns the rights of such performers.

Article 12

[Secondary Uses of Phonograms]

If a phonogram published for commercial purposes, or a reproduction of such phonogram, is used directly for broadcasting or for any communication to the public, a single equitable remuneration shall be paid by the user to the performers, or to the producers of the phonograms, or to both. Domestic law may, in the absence of agreement between these parties, lay down the conditions as to the sharing of this remuneration.

Article 13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Broadcasting organisations shall enjoy the right to authorize or prohibit:

(a) the rebroadcasting of their broadcasts;

(b) the fixation of their broadcasts;

(c) the reproduction:

 (i) of fixations, made without their consent, of their broadcasts;

 (ii) of fixations, made in accordance with the provisions of Article 15, of their broadcasts, if the reproduction is made for purposes different from those referred to in those provisions;

(d) the communication to the public of their television broadcasts if such communication is made in places accessible to the public against payment of an entrance fee; it shall be a matter for the domestic law of the State where protection of this right is claimed to determine the conditions under which it may be exercised.

Article 14

[Minimum Duration of Protection]

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) the fixation was made–for phonograms and for performances incorporated therein;

(b) the performance took place–for performances not incorporated in phonograms;

(c) the broadcast took place–for broadcasts.

Article 15

[Permitted Exceptions: 1. Specific Limitations; 2. Equivalents with copyright]

1. Any Contracting State may, in its domestic laws and regulations, provide for exceptions to the protection guaranteed by this Convention as regards:

(a) private use;

(b) use of short excerpts in connection with the reporting of current events;

(c) ephemeral fixation by a broadcasting organisation by means of its own facilities and for its own broadcasts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Irrespective of paragraph 1 of this Article, any Contracting State may, in its domestic laws and regulations, provide for the same kinds of limitations with regard to the protection of performers, producers of phonograms and broadcasting organisations, as it provides for, in its domestic laws and regulations, in connection with the protection of copyright in literary and artistic works. However, compulsory licences may be provided for only to the extent to which they are compatible with this Convention.

Article 16

[Reservations]

1. Any State, upon becoming party to this Convention, shall be bound by all the obligations and shall enjoy all the benefits thereof. However, a State may at any time, in a notification deposited with the Secretary–General of the United Nations, declare that:

(a) as regards Article 12:

 (i) it will not apply the provisions of that Article;

 (ii) it will not apply the provisions of that Article in respect of certain uses;

 (iii) as regards phonograms the producer of which is not a national of another Contracting State, it will not apply that Article;

 (iv) as regards phonograms the producer of which is a national of another Contracting State, it will limit the protection provided for by that Article to the extent to which, and to the term for which, the latter State grants protection to phonograms first fixed by a national of the State making the declaration; however, the fact that the Contracting State of which the producer is a national does not grant the protection to the same beneficiary or beneficiaries as the State making the declaration shall not be considered as a difference in the extent of the protection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the notification referred to in paragraph 1 of this Article is made after the date of the deposit of the instrument of ratification, acceptance or accession, the declaration will become effective six months after it has been deposited.

Article 17

[Certain countries applying only the "fixation" criterion]

Any State which, on October 26, 1961, grants protection to producers of phonograms solely on the basis of the criterion of fixation may, by a notification deposited with the Secretary–General of the United Nations at the time of ratification, acceptance or accession, declare that it will apply, for the purposes of Article 5, the criterion of fixation alone and, for the purposes of paragraph 1(a)(iii) and (iv) of Article 16, the criterion of fixation instead of the criterion of nationality.

Article 18

[Withdrawal of reservations]

Any State which has deposited a notification under paragraph 3 of Article 5, paragraph 2 of Article 6, paragraph 1 of Article 16 or Article 17, may, by a further notification deposited with the Secretary–General of the United Nations, reduce its scope or withdraw it.

Article 19

[Performers' Rights in Films]

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20

[Non- retroactivity]

1. This Convention shall not prejudice rights acquired in any Contracting State before the date of coming into force of this Convention for that State.

2. No Contracting State shall be bound to apply the provisions of this Convention to performances or broadcasts which took place, or to phonograms which were fixed, before the date of coming into force of this Convention for that State.

Article 21

[Protection by other means]

The protection provided for in this Convention shall not prejudice any protection otherwise secured to performers, producers of phonograms and broadcasting organisations.

Article 22

[Special agreements]

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23

[Signature and deposit]

This Convention shall be deposited with the Secretary–General of the United Nations. It shall be open until June 30, 1962, for signature by any State invited to the Diplomatic Conference on the International Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organisations which is a party to the Universal Copyright Convention or a member of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works.

Article 24

[Becoming Party to the Convention]

1. This Convention shall be subject to ratification or acceptance by the signatory States.

2. This Convention shall be open for accession by any State invited to the Conference referred to in Article 23, and by any State Member of the United Nations, provided that in either case such State is a party to the Universal Copyright Convention or a member of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works.

3. Ratification, acceptance or accession shall be effected by the deposit of an instrument to that effect with the Secretary–General of the United Nations.

Article 25

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Convention shall come into force three months after the date of deposit of the sixth instrument of ratification, acceptance or accession.

2. Subsequently, this Convention shall come into force in respect of each State three months after the date of deposit of its instrument of ratification, acceptance or accession.

Article 26

[Implementation of the Convention by the Provision of Domestic Law]

1. Each Contracting State undertakes to adopt, in accordance with its Constitution, the measures necessary to ensure the application of this Convention.

2. At the time of deposit of its instrument of ratification, acceptance or accession, each State must be in a position under its domestic law to give effect to the terms of this Convention.

Article 27

[Applicability of the Convention to Certain Territories]

1. Any State may, at the time of ratification, acceptance or accession, or at any time thereafter, declare by notification addressed to the Secretary–General of the United Nations that this Convention shall extend to all or any of the territories for whose international relations it is responsible, provided that the Universal Copyright Convention or the International Convention for the Protection of Literary and Artistic Works applies to the territory or territories concerned. This notification shall take effect three months after the date of its receipt.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28

[Denunciation of the Convention]

1. Any Contracting State may denounce this Convention, on its own behalf or on behalf of all or any of the territories referred to in Article 27.

2. The denunciation shall be effected by a notification addressed to the Secretary–General of the United Nations and shall take effect twelve months after the date of receipt of the notification.

3. The right of denunciation shall not be exercised by a Contracting State before the expiry of a period of five years from the date on which the Convention came into force with respect to that State.

4. A Contracting State shall cease to be a party to this Convention from that time when it is neither a party to the Universal Copyright Convention nor a member of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works.

5. This Convention shall cease to apply to any territory referred to in Article 27 from that time when neither the Universal Copyright Convention nor the International Convention for the Protection of Literary and Artistic Works applies to that territory.

Article 29

[Revision of the Convention]

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The adoption of any revision of this Convention shall require an affirmative vote by two–thirds of the States attending the revision conference, provided that this majority includes two–thirds of the States which, at the time of the revision conference, are parties to the Convention.

3. In the event of adoption of a Convention revising this Convention in whole or in part, and unless the revising Convention provides otherwise:

(a) this Convention shall cease to be open to ratification, acceptance or accession as from the date of entry into force of the revising Convention;

(b) this Convention shall remain in force as regards relations between or with Contracting States which have not become parties to the revising Convention.

Article 30

[Settlement of disputes]

Any dispute which may arise between two or more Contracting States concerning the interpretation or application of this Convention and which is not settled by negotiation shall, at the request of any one of the parties to the dispute, be referred to the International Court of Justice for decision, unless they agree to another mode of settlement.

Article 31

[Limits on Reservations]

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32

[Intergovernmental Committee]

1. An Intergovernmental Committee is hereby established with the following duties:

(a) to study questions concerning the application and operation of this Convention; and

(b) to collect proposals and to prepare documentation for possible revision of this Convention.

2. The Committee shall consist of representatives of the Contracting States, chosen with due regard to equitable geographical distribution. The number of members shall be six if there are twelve Contracting States or less, nine if there are thirteen to eighteen Contracting States and twelve if there are more than eighteen Contracting States.

3. The Committee shall be constituted twelve months after the Convention comes into force by an election organized among the Contracting States, each of which shall have one vote, by the Director–General of the International Labor Office, the Director–General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization and the Director of the Bureau of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works, in accordance with rules previously approved by a majority of all Contracting States.

4. The Committee shall elect its Chairman and officers. It shall establish its own rules of procedure. These rules shall in particular provide for the future operation of the Committee and for a method of selecting its members for the future in such a way as to ensure rotation among the various Contracting States.

5. Officials of the International Labor Office, the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization and the Bureau of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works, designated by the Directors–General and the Director thereof, shall constitute the Secretariat of the Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Expenses of members of the Committee shall be borne by their respective Governments.

Article 33

[Languages]

1. The present Convention is drawn up in English, French and Spanish, the three texts being equally authentic.

2. In addition, official texts of the present Convention shall be drawn up in German, Italian and Portuguese.

Article 34

[Notifications]

1. The Secretary–General of the United Nations shall notify the States invited to the Conference referred to in Article 23 and every State Member of the United Nations, as well as the Director–General of the International Labor Office, the Director–General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization and the Director of the Bureau of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works:

(a) of the deposit of each instrument of ratification, acceptance or accession;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) of all notifications, declarations or communications provided for in this Convention;

(d) if any of the situations referred to in paragraphs 4 and 5 of Article 28 arise.

2. The Secretary–General of the United Nations shall also notify the Director–General of the International Labor Office, the Director–General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization and the Director of the Bureau of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works of the requests communicated to him in accordance with Article 29, as well as of any communication received from the Contracting States concerning the revision of the Convention.

IN FAITH WHEREOF, the undersigned, being duly authorised thereto, have signed this Convention.

DONE at Rome, this twenty–sixth day of October 1961, in a single copy in the English, French and Spanish languages. Certified true copies shall be delivered by the Secretary–General of the United Nations to all the States invited to the Conference referred to in Article 23 and to every State Member of the United Nations, as well as to the Director–General of the International Labor Office, the Director–General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization and the Director of the Bureau of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works.

 

;

Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng

Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 26/10/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…