Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 47/CT-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC TẾT MẬU DẦN NĂM 1998.

Thành phố chúng ta đón Tết Mậu Dần năm nay dù kinh tế vẫn tăng trưởng song đang có dấu hiệu chựng lại, sức mua của đồng bào thành phố và các tỉnh trong khu vực đang giảm sút rõ rệt; nhiều tỉnh ven biển Nam bộ bị cơn bão số 5 tàn phá rất nặng nề.

Mọi ngành, mọi cấp đang ra sức phấn đấu đến mức cao nhất để duy trì sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân nhưng khó khăn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch năm 1998.

Trong bối cảnh đó, Tết năm nay được tổ chức với phương châm: “Tiết kiệm, vui tươi, an toàn, nhường cơm xẻ áo”.

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt những việc sau đây:

1. Các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện cần chỉ đạo ngành, cơ quan, doanh nghiệp và địa phương mình tổ chức các hoạt động đón xuân vui tươi, an toàn với các hình thức phong phú nhưng tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm cấm dùng kinh phí Nhà nước tổ chức tổng kết, liên hoan, mua quà tặng và sử dụng lòng lề đường vào mục đích kinh doanh (ngoại trừ khu vực cho phép của Ủy ban nhân dân thành phố).

Vận động đồng bào trong từng tổ dân phố, khu phố, ấp, phường, xã giúp đỡ những người nghèo khó có điều kiện ăn Tết, đồng thời giành 1 tỷ lệ đáng kể đi về thăm các vùng bị cơn bão số 5 tàn phá.

2. Hướng dẫn việc mua sắm, chi tiêu trong các ngày Tết hợp lý và tiết kiệm.

- Sở Thương mại chủ trì cùng Tổng Công ty ngành hàng, các doanh nghiệp thương mại, hợp tác xã mua bán… nắm sát cung – cầu hàng hóa, tạo thuận lợi cho việc lưu thông được thông suốt. Đặc biệt chú trọng các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, gạo, dưa hấu, trái cây, bánh mứt… đáp ứng kịp thời cho đồng bào thành phố và khu vực, không để biến động giá cả trước, trong và sau Tết.

- Quản lý thị trường thực hiện nghiêm Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Chính phủ về chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chú trọng quản lý các mặt hàng xe đạp ngoại, rượu ngoại và thuốc lá ngoại… Chống hàng giả, hàng quá thời gian sử dụng đối với bánh mứt, thức uống, thực phẩm đóng hộp… Tăng cường kiểm tra kiểm soát giết mổ gia súc, vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục thực hiện triệt để Chỉ thị 406/TTg của Chính phủ về cấm đốt pháo nổ, pháo bông, pháo kiểng.

Ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm…

- Ủy ban nhân dân quận, huyện có kế hoạch kiểm tra các bãi giữ xe theo khung giá cho phép, xử lý kịp thời các vi phạm giá giữ xe quá mức. Sắp xếp tốt khu vực buôn bán dưa hấu, hoa kiểng ở các công viên hoặc vỉa hè rộng, khuyến khích mua bán hàng Tết trong chợ, tránh gây trở ngại giao thông, không được bày bán cờ nước trên các trục giao thông công cộng.

3. Sở Lao động-Thương binh và xã hội phối hợp với các quận, huyện, các ngành, đoàn thể tổ chức tốt việc chăm lo, thăm hỏi các đối tượng chính sách, thương bệnh binh, chiến sĩ… đặc biệt quan tâm các hộ nghèo khó, gia đình bị thiệt hại do bão lụt vừa qua. Việc trợ cấp cho các đối tượng chủ yếu tập trung cho người đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn thật sự theo mức được duyệt.

- Tổ chức tốt việc tiếp nhận, chăm sóc người ăn xin, cơ nhỡ, trẻ em lang thang.

- Tổ chức các đoàn đại biểu thành phố, đoàn thể, các hội, các giới, thăm hỏi các bệnh viện, các trường, nhà nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi.

- Thăm viếng, động viên, tặng quà cho lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố, phục vụ Tết an toàn.

4. Sở Văn hóa thông tin phối hợp tổ chức và chỉ đạo các điểm vui chơi, các lễ hội, các chương trình văn hóa, văn nghệ phù hợp tập quán, truyền thống dân tộc.

- Phát huy kết quả thực hiện Nghị định số 87/CP , Nghị định số 88/CP và Chỉ thị 814/TTg của Chính phủ, yêu cầu các ngành, các cấp quận, huyện, phường, xã kết hợp thực hiện Chỉ thị số 40/CT-UB-NCVX ngày 3/12/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ. Hướng dẫn tín hiệu thống nhất trong giờ giao thừa, thay pháo. Kiên quyết chống tệ cờ bạc, say rượu, mê tín dị đoan…

- Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh ngày Tết với nội dung phong phú và đặc sắc.

5. Hoạt động phối hợp của các ngành trước trong dịp Tết.

- Sở Giao thông công chánh:

+ Bảo đảm vận chuyển khách kịp thời, an toàn, bố trí đủ phương tiện giao thông công cộng, không để đọng khách tại bến xe, bến tàu.

+ Tổ chức tốt hệ thống thu gom xử lý rác, nhất là ở các chợ, nơi bán hoa kiểng Tết. Tại các chợ trung tâm đóng cửa lúc 12g00 ngày 29 Tết để kịp thu dọn sạch rác trong chiều cùng ngày.

- Ngành điện lực và cấp nước có kế hoạch bảo đảm cung ứng đủ điện, nước sinh hoạt trong tháng Tết, có phương án dự phòng thay thế khi sự cố. Đảm bảo nguồn điện, nguồn nước bình thường trong những ngày giáp và trong Tết.

- Sở Y tế đẩy mạnh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời bảo đảm tốt các hoạt động cấp cứu trong ngày Tết không để xảy ra sơ sót đáng tiếc.

- Ngành Công an tổ chức truy quét tội phạm hình sự, có phương án bảo vệ các trọng điểm tập trung đông dân cư vui Tết, các khu lễ hội.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ và Chỉ thị số 237/TTg ngày 19/4/1996 của Chính phủ, tăng cường phòng chống cháy nổ, kiểm tra việc phòng cháy chữa cháy tại các chợ, kho, cơ sở an ninh quốc phòng, nhà cao tầng.

- Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông công chánh phát huy kết quả đạt được theo Nghị định số 36/CP , 39/CP và 40/CP của Chính phủ, tích cực kiểm tra, thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và trật tự đô thị, hạn chế thấp nhất nạn kẹt xe và tai nạn giao thông, xử lý kiên quyết và kịp thời vi phạm, chấm dứt nạn đua xe trái phép.

6. Chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Yêu cầu các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân quận-huyện theo thẩm quyền và nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện chỉ thị này, theo dõi kiểm tra và báo cáo ngay những diễn biến bất thường cho Ủy ban nhân dân thành phố.

- Các cơ quan, các doanh nghiệp bảo đảm giải quyết lương, thưởng trước Tết (ít nhất là trước 1 tuần) theo đúng quy định hiện hành. Tổ chức tốt công tác bảo vệ, phân công trực cơ quan 24/24 giờ và báo cáo danh sách trực về Ủy ban nhân dân thành phố. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ nghỉ tết, không để tình trạng nghỉ trước và sau Tết trái quy định.

Khuyến khích công nhân viên chức về thăm quê, người thân… vào các ngày Tết.

- Chăm lo bồi dưỡng và khen thưởng kịp thời cho các lực lượng làm nhiệm vụ trực Tết.

- Báo cáo các hoạt động trong ngày Tết được gởi về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:

+ Ngày 27/01/1998 (29Tết) báo cáo tóm tắt tình hình chuẩn bị Tết (có nhận định).

+ Ngày 30/01/1998 (mùng 3 Tết) báo cáo đánh giá không khí đón xuân của đồng bào thành phố để kịp báo cáo cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố vào sáng ngày mồng 4 Tết.

Chỉ thị này phổ biến rộng rãi để các ngành, giới, quận-huyện, phường-xã và cơ sở cùng thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chí

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 47/CT-UB-KT năm 1997 về việc tổ chức Tết Mậu Dần năm 1998 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 47/CT-UB-KT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Văn Chí
Ngày ban hành: 22/12/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [11]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 47/CT-UB-KT năm 1997 về việc tổ chức Tết Mậu Dần năm 1998 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…