Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY NHANH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2000

Thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 4 (khoá VII) về chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và Chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000 được phê duyệt tại Quyết định số 270/TTg ngày 03/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ, mấy năm qua công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đã có chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và tổ chức thực hiện, đạt được kết quả rất đáng khích lệ (giảm được tốc độ tăng dân số so với nhiều năm trước đây). Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc do tâm lý muốn có nhiều con và tập quán coi trọng con trai hơn con gái trong nhân dân vẫn còn nặng nề. Việc tiếp tục đạt được kết quả nhanh trong công tác này khó hơn so với trước do đối tượng và địa bàn khó khăn hơn, trong khi số dân nước ta đã đông, tỷ lệ sinh vẫn còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.

Để công tác DS-KHHGĐ đạt được kết quả tốt hơn nữa, tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Tập trung nỗ lực phấn đấu đạt cho bằng được phương án giảm nhanh tỷ lệ sinh, sao cho đến năm 2000 tỷ lệ phát triển dân số nước ta là 1,5-1,6% để đạt được mức sinh thay thế (bình quân toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 2 con) chậm nhất vào năm 2005, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.

Các ngành, các cấp phải coi việc thực hiện mục tiêu này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, cấp mình, tập trung chỉ đạo cơ quan DS-KHHGĐ, các cơ quan chức năng và đơn vị thuộc quyền vận động toàn dân thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, coi việc thực hiện KHHGĐ là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, bổ nhiệm cán bộ.

2. Để đạt được mục tiêu trên, trong 4 năm 1997-2000 phải làm tốt những việc sau đây:

a) Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Uỷ ban quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình, các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh mới tách ra củng cố và hoàn thiện hệ thống này, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hoạt động trong hệ thống. Không bố trí cán bộ vẫn tiếp tục vi phạm chính sách DS-KHHGĐ từ khi có Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 4 (khoá VII) phụ trách công tác này.

Cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, phường và cộng tác viên DS-KHHGĐ ở thôn, xóm để làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, phân phối các phương tiện tránh thai phi lâm sàng (không đòi hỏi phải có sự can thiệp của y tế) và theo dõi tình hình DS-KHHGĐ.

b) Thực hiện cơ chế phân bổ công khai toàn bộ kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ, đưa tuyệt đại bộ phận về địa phương (96%, trong đó 68% về đến xã và người dân) và thực hiện thông qua hợp đồng trách nhiệm. Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân các cấp phải phối hợp chặt chẽ, đánh giá để hoàn thiện hơn nữa cách làm này nhằm quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ. Cố gắng tăng thêm kinh phí cho cấp cơ sở và đưa đến tận người dân, hoạt động DS-KHHGĐ của các ngành, các cấp phải phục vụ cho cơ sở, nhằm thúc đẩy các hoạt động này ở cơ sở; đồng thời tích cực huy động sự đóng góp của nhân dân bổ sung thêm kinh phí cho công tác này.

Đối với việc quản lý viện trợ nước ngoài dành cho công tác DS-KHHGĐ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất và cùng hướng vào các mục tiêu của chương trình DS-KHHGĐ Quốc gia.

Đối với vốn vay, Bộ Tài chính cùng với Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình nghiên cứu xử lý tốt việc giải ngân để sử dụng sớm và có hiệu quả nhất.

c) Đẩy mạnh công tác truyền thông DS-KHHGĐ. Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng cần duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình truyền thông về DS-KHHGĐ. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền về DS-KHHGĐ của địa phương, đồng thời thực hiện tiếp sóng Chương trình Dân số và Phát triển của các Đài trung ương.

Các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tiếp đến đối tượng, kết hợp giữa truyền thông thường xuyên với việc tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải triển khai tốt hơn việc giáo dục DS-KHHGĐ trong nhà trường nhằm hình thành vững chắc ở lớp trẻ ý thức về DS-KHHGĐ.

d) Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đối với các biện pháp tránh thai lâm sàng thực hiện tại các cơ sở y tế.

Mở rộng phương thức cấp phát các phương tiện tránh thai phi lâm sàng (bao cao su, viên uống tránh thai...) thông qua hệ thống cộng tác viên DS-KHHGĐ đến từng hộ gia đình. Từng bước thực hiện chương trình tiếp thị xã hội (bán với giá thấp) một số loại phương tiện tránh thai để vừa nâng cao ý thức sử dụng phương tiện tránh thai của người dân, vừa góp phần thúc đẩy xu thế xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ.

e) Các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cần phối hợp với Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình rà soát lại các văn bản về chính sách để sửa đổi những nội dung không phù hợp với mục tiêu và chính sách DS-KHHGĐ. Từ nay, các Bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản pháp quy có liên quan đến chính sách DS-KHHGĐ cần tham khảo ý kiến của Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình trước khi trình duyệt hoặc ban hành.

3. Uỷ ban Quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 37-TTg

Hanoi, January 17, 1997

 

DIRECTIVE

ON ACCELERATING THE IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY ON POPULATION AND FAMILY PLANNING TO THE YEAR 2000

The implementation of the Resolution of the Fourth Plenum of the Party Central Committee (7th Tenure) on the population and family planning policy and the Strategy on Population and Family Planning to the Year 2000, which were approved in Decision No.270-TTg of June 3, 1993, of the Prime Minister, has over the past years brought about visible changes, both in awareness and materialization, to the work of population control and family planning, yielding encouraging results (including a decrease in the population growth rate compared with the previous years). However, the achieved results are not yet steadfast, due to the still widespread mentality of the population wishing to have many children and the traditional preference of boys to girls. A fast progress in this work is now more difficult to achieve than before since the target groups and their habitats are now harder to reach. Meanwhile, our country’s population which is already large is further burdened by a high birth rate. This affects in no small measure our socio-economic development and our efforts to improve the standard of living of the people of all strata.

In order for the population and family-planning work to achieve better results, creating favorable conditions for the successful implementation of the plan for socio-economic development to the year 2000 and the national industrialization-modernization program adopted by the 8th National Party Congress, the Prime Minister hereby instructs:

1. To concentrate efforts on achieving the plan for reducing the birth rate so that it shall have dropped to 1.5-1.6% by the year 2000 and attain the replacement level (averagely two children per couple in the whole society) by 2005 at the latest, and eventually stabilize the population size at the appropriate level.

All branches and levels must consider the realization of these targets one of their central tasks and focus their leadership on guiding their population and family planning agencies and other specialized agencies and units to mobilize the entire nation to well carry this task, regarding the implementation result as one of the criteria for evaluating and appointing personnel.

2. To achieve the above-mentioned targets, in the four years from 1997 to 2000, the following must be undertaken successfully:

a) To consolidate and perfect the system of organizations in population control and family planning from the center to the grassroots. The Government Commission for Organization and Personnel shall coordinate with the National Committee for Population and Family Planning and the related Ministries, branches and organizations, and the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, especially the newly-detached provinces, to consolidate and perfect this system, paying attention to improving the quality of the contingent of officials and functionaries operating in the system. Not to assign personnel who have violated the population and family-planning policy since the issuance of the Resolution of the Fourth Plenum of the Party Central Committee (7th Tenure) to take charge of this work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To apply the mechanism of public allocation of the entire budget for population and family-planning work, allocating the bulk of it to the localities (96%, with 68% of which to the villages and local people), and to materialize it through contracts of responsibility. The National Committee on Population and Family Planning, the Ministry of Finance and the People’s Committees at all levels shall closely coordinate in reviewing the work so as to perfect it with a view to well managing and effectively utilizing State Budget investment in population control and family planning. To increase budget allocations to the grassroots and ensure that it reach the population; the population and family planning activities of the branches and levels must aim to serve the grassroots levels and stimulate their activities; and at the same time to mobilize contributions from the population to this work.

With regard to the management of foreign aid for population control and family planning, the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the National Committee for Population and Family Planning to study, and submit to the Government for approval a mechanism to utilize it most effectively for the targets of the national program for population and family planning.

With regard to the borrowed capital, the Ministry of Finance shall, together with the National Committee for Population and Family Planning, study ways to speed up the disbursement and put it into early and effective use.

c) To accelerate the communication work on population and family planning. The Vietnam Television, the Voice of Vietnam Radio and other mass media should maintain and improve the quality of the communication programs on population and family planning. The People’s Committees at all levels shall direct the communication agencies to design and realize local communication programs on population and family planning and, at the same time, relay Programs on Population and Family Planning of the central stations.

All levels, branches and people�s and social organizations should speed up communication activities directly addressed to the target groups, combine regular communication activities with campaigns of integrated communication and the provision of family planning services so as to achieve a vigorous change in the implementation of the programs for population and family planning.

The Ministry of Education and Training should better introduce into the schools educational programs on population and family planning with a view to shaping a steady consciousness of population and family planning among the young generations.

d) The Ministry of Health and the National Committee on Population and Family Planning shall create all favorable conditions to raise the quality of population and family planning services in the provision of clinical contraceptive measures at health stations.

To broaden the modes of providing non-clinical contraceptive measures (condom, pills, etc.) to every household through a system of population and family planning workers. Step by step to materialize the program of social marketing (selling at reduced prices) of contraceptive devices both to raise popular consciousness of using the devices and to stimulate the popularization of population and family planning work.

e) The Ministries and people�s and social organizations should coordinate with the National Committee on Population and Family Planning to review the policy documents so as to change those contents which do not conform to the population and family planning targets and policies. From now on, the Ministries and branches shall consult the National Committee on Population and Family Planning in the course of drafting regulatory documents related to population and family planning policy before submitting them for approval or issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

 

;

Chỉ thị 37-TTg năm 1997 về đẩy nhanh thực hiện chiến lược dân Số- Kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 37-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 17/01/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 37-TTg năm 1997 về đẩy nhanh thực hiện chiến lược dân Số- Kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…