UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CT-UB |
Bến Tre, ngày 05 tháng 7 năm 1989 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG TỈNH
Thời gian qua, các ngành các cấp chỉ đạo liên tục đấu tranh chống các loại tội phạm, hạn chế được một số mặt phức tạp nảy sinh. Nhưng tình hình còn nhiều diễn biến phức tạp, có những việc bất bình thường, có mặt nghiêm trọng hơn.
Theo số liệu chưa đầy đủ, trong 6 tháng đầu năm 1989 ta đã phát hiện 22 vụ xâm phạm tài sản XHCN, giảm so 6 tháng đầu năm 1988 - 48 vụ, nhưng tài sản thiệt hại tăng gấp 3 lần (94.315.784đ/38.969.997đ). Việc xâm phạm đến tính mạng, tài sản công dân cũng giảm 906/968 vụ, nhưng tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, có 13 vụ chết người (tăng 4 vụ), các loại tệ nạn 1.233 vụ, tai nạn 117 vụ, tự tử 120 vụ so cùng kỳ tăng 130%...
Tình hình tranh chấp đất đai trong một bộ phận nội bộ nông dân diễn ra gay gắt, phức tạp, nhiều người ngang nhiên lấy lại đất của công dân bất chấp luật pháp, chủ trương đã quy định; nhiều nông nhân kết nhau thành đoàn bao vây, đập phá nhà cửa đe dọa đến sinh mạng những người lấy đất, làm cho khối đoàn kết trong nhân dân bị sứt mẻ không ổn định sản xuất và nông thôn mất trật tự an ninh.
Tình hình chơi hụi, giựt hụi, cờ bạc, số đề diễn ra hết sức phức tạp ở diện rộng và quy mô lớn, gấy mất ổn định trong một bộ nhân dân; cá biệt một số cán bộ, nhân viên có dính líu trong vấn đề này; thậm chí có một số cán bộ nhân viên vay tiền ngân hàng để chơi hụi hoặc cho vay lấy lãi chênh lệch và bị giựt.
Nhà nước cho mở rộng sản xuất kinh doanh, tự túc; nhiều ngành, nhiều đơn vị đã hợp đồng kinh tế hoặc liên doanh liên kết, không tuân thủ theo các quy định, cán bộ thiếu kinh nghiệm, nên làm ăn bị họ chiếm dụng, thua lỗ gây thất thoát lớn cho Nhà nước và tập thể, làm rối loạn kỷ cương trong sản xuất kinh doanh.
Từ những vấn đề tồn tại nên trên, cho ta thấy tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, an ninh kinh tế còn diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại nhiều mặt và gây sự lo lắng trong nhân dân.
Nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn tác động; nhưng nguyên nhân trực tiếp là do nhiều vấn đề xã hội gay gắt chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo đúng mức, công tác quản lý trật tự an toàn xã hội còn yếu. Đấu tranh chống các loại tội phạm và những người có hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội thiếu kiên quyết, chưa đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc để phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm.
Đối với nội bộ, sự quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, tổ chức kỷ luật thiếu nghiêm minh.
Mặt khác, ta chưa có cơ sở, vật chất để giải quyết các loại tệ nạn xã hội.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 135 ngày 14/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt các chủ trương biện pháp sau đây:
A. PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO GIỮ GÌN AN NINH CHÍNH TRỊ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, THAM GIA ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI.
1. Đối với ngành Công an cần nâng cao vai trò làm tham mưu theo dõi nắm tình hình đề xuất với cấp uỷ, Uỷ ban kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương mình.
Tổng kết công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 1988 - 1989, chọn điển hình phong trào của xã Long Mỹ để phát động học tập cho các xã, phường trong tỉnh, chọn 1 cơ quan xí nghiệp có phong trào tốt để học tập và nhân rộng ra cho toàn cơ quan xí nghiệp trong tỉnh, huyện.
- Có kế hoạch phối hợp với Mặt Trận Tổ quốc, đoàn thể, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đều khắp trong nội bộ và ngoài nhân dân, phong trào phòng gian bảo mật, bảo vệ cơ quan.
- Phối hợp với các ngành liên quan truy quét các loại tội phạm, nắm chắc và đánh đúng bọn đầu sỏ, các băng, ổ, nhóm chuyên nghiệp hoạt động kinh tế phi pháp, hình sự…
Bài trừ tệ cờ bạc, các trò chơi ăn thua bằng tiền, chơi hụi không phải là hình thức tương trợ và truyền thống.
Giáo dục bài trừ tệ mê tín dự đoan, đồng bóng bói toán, xử lý những người tuyên truyền đầu độc lừa gạt nhân dân.
Phải vừa truy quét đánh các loại tội phạm, đồng thời củng cố các tổ an ninh nhân dân nhằm đưa phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc chuyển lên 1 bước mới.
Công an cùng các ngành nội chính xem xét đưa ra xử lý kịp thời các đối tượng hình sự, kinh tế nguy hiểm, đồng thời đưa ra xử lý hành chính (cải tạo lao động) tăng cường phạt vi cảnh nặng các đối tượng vi phạm chưa đến mức đưa ra truy tố trước pháp luật.
2. Tất cả các ban ngành phải gắn chặt với ngành quân sự, công an xây dựng phương án bảo vệ nội bộ, xây dựng tự vệ cơ quan phòng chống mất cắp tài sản XHCN, tài sản tập thể, tổ chức tốt công tác phòng cháy chữa cháy trong cơ quan. Kiểm tra lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả cơ sở tự túc phải chấp hành đúng các quy định của Nhà nước, quản lý các hợp đồng kinh tế, quản lý tài chính đúng chế độ quy định. Các cơ quan, ban ngành kể cả các xí nghiệp, công ty phải hoạt động đúng chức năng, tránh vì chạy lo làm ăn, tự túc mà buông bỏ, lơi lỏng đối với nhiệm vụ chức năng. Phải kết hợp chi bộ, chi đoàn, công đoàn quản lý cán bộ, đề phòng và ngăn chặn làm ăn phi pháp.
3. Đối với Sở Nông nghiệp trên cơ sở nắm chắc các nghị quyết chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết đất đai, đề ra kế hoạch phối hợp cùng các ngành và địa phương giải quyết dần, hạn chế và đến dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân; trước mắt là không để xảy ra manh động xô xát nhau.
B. TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI
1. Sở Y tế: có kế hoạch xây dựng trại quản lý điều trị người mắc bệnh tâm thần, bệnh hoa liễu…Tiếp nhận trại tạm giam của Công an, làm kế hoạch bổ sung sửa chữa (trình Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định). Phối hợp với công an nắm số người bệnh tâm thần sống lang thang để điều trị hoặc gửi về tuyến trên, đối với những bệnh nhẹ đưa về gia đình họ quản lý.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: phải củng cố lại Trại điều dưỡng của thương binh có giành riêng một số phòng nuôi dưỡng cho người già yếu, cô đơn.
Phối hợp với ngành giáo dục có kế hoạch, phương án mở trường dạy nghề để giải quyết công ăn việc làm cho những người chưa có nghề nghiệp.
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự xem xét lại chính sách hậu phương quân đội và các chính sách XH có vấn đề gì cần bổ sung để Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
3. Uỷ ban nhân dân huyện, thị phải củng cố các khung để cải tạo số gái lỡ lầm và phạt cưỡng bức lao động đối với những người phạm pháp chưa đến mức đưa ra xử lý bằng pháp luật.
4. Sở Giao thông vận tải phối hợp với công an thị xã tiếp tục giải tỏa lồng lề đường theo tinh thần quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành.
5. Ngành văn hóa thông tin có kế hoạch tuyên truyền, cổ động hỗ trợ cho đợt triển khai Chỉ thị số 135 của Hội đồng Bộ trưởng và tiếp tục kiểm tra, quản lý phim ảnh, băng nhạc theo Quyết định số 273/UB-QĐ ngày 08/4/1989.
6. Sở Tư pháp phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các ngành có liên quan (do Mặt trận và các ngành đoàn thể làm nồng cốt) mở đợt giáo dục tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân. Phối hợp ngành giáo dục, đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, trường dạy nghề.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự tổ chức các tổ kiểm tra quân sự, phối hợp với lực lượng cảnh sát nhân dân thường xuyên tuần tra kiểm soát ở khu vực thị xã, các đầu mối giao thông và những nơi công cộng.
- Cùng ngành công an kiểm tra thu hồi vũ khí, vật liệu nổ của những người cất giữ trái phép và có biện pháp xử lý theo pháp luật.
8. Ban Quản lý thị trường phối hợp với công an, thuế vụ nắm chắc, truy đánh các đối tượng, ổ nhóm làm hàng giả, buôn bán hàng lậu, kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, môn bài và thuế.
9. Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Ban Vật giá, Công an, Viện Kiểm sát do Sở Tài chính chủ trì xem lại mức phạt vi cảnh mà tỉnh đã ban hành, phần nào còn hợp lý, phần nào không hợp lý cần bổ sung để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản bổ sung.
10. Thị xã là trọng tâm, nơi có nhiều phần tử phức tạp, nhiều đối tượng hình sự, kinh tế. Vì vậy, UBND thị xã đưa vào Chỉ thị số 135 của Hội đồng Bộ trưởng và chỉ thị này đề ra kế hoạch toàn diện. Trong quá trình thực hiện các ngành tỉnh phải tập trung hỗ trợ cho thị xã đạt được các nội dung đã đề ra.
Uỷ ban nhân dân thị xã củng cố lại nông trường ở Châu Bình có sự lãnh đạo quản lý tốt, làm cơ sở cải tạo các đối tượng bị phạt lao động, cải tạo của thị xã.
C. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Công tác đấu tranh chống các loại tội phạm, tăng cường công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Trong quản lý Nhà nước, chỉ đạo, điều hành kinh tế phải gắn liền với chỉ đạo bảo vệ trật tự an toàn xã hội và phải đưa KH vào nghị quyết để hoạt động.
Để tổ chức thực hiện Chỉ thị số 135/HĐBT đạt kết quả tốt, tỉnh, huyện, cần thành lập một Ban Chỉ đạo để theo dõi điều hành.
Thành phần Ban Chỉ đạo gồm:
- 1 đồng chí Thường trực Uỷ ban nhân dân – Trưởng ban.
- Các ngành: Công an, Mặt trận Tổ quốc, Quân sự, Văn hóa thông tin, Y tế, Lao động và Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Tư pháp, Viện Kiểm sát, Tòa án, các Đoàn thể làm ủy viên, Công an là Phó Ban Thường trực.
- Ở xã, phường thành lập “Hội đồng Bảo vệ trật tự an toàn xã hội”.
Về kế hoạch và lịch sinh hoạt do Ban chỉ đạo đề ra.
Chỉ thị này phải được sinh hoạt sâu rộng trong nội bộ và rộng rãi ngoài nhân dân để thông suốt. Các ban ngành tỉnh có liên quan. UBND các cấp làm KH cụ thể của ngành và địa phương mình chậm nhất là ngày 15/7/1989 triển khai ra dân./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 25/CT-UB năm 1989 về tăng cường công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong tỉnh Bến Tre
Số hiệu: | 25/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre |
Người ký: | Lê Chí Nhân |
Ngày ban hành: | 05/07/1989 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 25/CT-UB năm 1989 về tăng cường công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong tỉnh Bến Tre
Chưa có Video