Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2006/CT-UBND

Vinh , ngày 14 tháng 08 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN

Những năm gần đây, thiên tai xẩy ra nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới. Ở nước ta, lũ, bão và các thiên tai khác cũng liên tiếp xẩy ra trên nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là cơn bão số 1 năm 2006 vừa qua đã gây tổn thất nặng nề cho các tỉnh ven biển Trung Bộ.

Ở Tỉnh ta, trong những năm gần đây, tuy không có bão to, lụt lớn nhưng các huyện ven biển cũng đã có nhiều thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và bà con ngư dân. Song qua kiểm tra, đa số tàu thuyền bị thiệt hại là những tàu thuyền không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn về hàng hải, cứu sinh và cứu nạn.

Theo dự báo của Tổng Cục Khí tượng Thủy văn, tình hình thời tiết năm nay và những năm tiếp theo có thể diễn biến phức tạp. Thực hiện Chỉ thị 22/2006/CT-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ; Chỉ thị 05/CT-BTS ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về những biện pháp cấp bách nhằm tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân hoạt động thủy sản trên biển. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thị ven biển thực hiện một số việc sau:

1. Sở Thủy sản:

Chỉ đạo các đơn vị trong Ngành kiểm tra và hướng dẫn cụ thể cho bà con ngư dân về các trang thiết bị an toàn hàng hải, cứu sinh, cứu nạn cho người và phương tiện nghề cá như phao cứu sinh, trang thiết bị cứu hỏa, chống đắm, chống thủng, thông tin liên lạc... theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định (TCVN 4018-15) và tiêu chuẩn Ngành đối với loại tàu cá cỡ nhỏ (28 TCN 90-91).

- Phối hợp với UBND các huyện, thị ven biển và các ban, ngành liên quan hướng dẫn cho ngư dân mua áo phao đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, tổ chức tập huấn cho ngư dân về kiến thức và cách sử dụng các thiết bị cứu sinh, cứu nạn.

- Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên biển; có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đăng ký, đăng kiểm, đảm bảo toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá trên biển.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, các Cảng vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị ven biển nắm chắc khu vực hoạt động của ngư dân, nhất là đối với ngư dân đánh bắt xa bờ; tổ chức tốt hệ thống thông tin liên lạc, kịp thời báo tin bão cho ngư dân biết; tổ chức hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải như đèn biển, phao, cột tiêu trên các cửa lạch và bến cảng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, kịp thời tìm kiếm cứu nạn khi có tàu thuyền bị nạn trên sông, biển; Phối hợp với Sở Y tế tập huấn cho mạng lưới y tế các địa phương về sơ cứu người bị nạn; tổ chức mạng lưới sơ cứu; Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân mua sắm các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

2. Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò:

- Có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền giáo dục cho bà con ngư dân và các phương tiện nghề cá hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc trang bị đầy đủ các phương tiện cứu sinh, cứu hộ để tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước.

- Thường xuyên kiểm tra, vận động và có những biện pháp hữu hiệu để bà con ngư dân thuộc địa bàn huyện, thị tự quản lý, tự trang bị đầy đủ các trang thiết bị cứu sinh, cứu nạn.

- Kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi khi chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh: Chỉ đạo các Đồn biên phòng, cửa lạch 144, 148, 152, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cửa Lò - Bến Thủy tăng cường kiểm tra các cửa lạch và kiên quyết không cho tàu thuyền ra biển đánh cá khi người và phương tiện chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị ven biển chỉ đạo Ban tìm kiếm cứu nạn huyện, thị xây dựng phương án kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các Ban của huyện, thị và với Ban tìm kiếm cứu nạn của tỉnh để đảm bảo cho việc phòng chống thiên tai có hiệu quả, nhằm giảm ở mức độ thấp nhất thiệt hại đối với ngư dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Thủy sản, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị ven biển tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện thường xuyên báo cáo các tình hình về UBND tỉnh biết để xử lý kịp thời.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Chi

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 23/2006/CT-UBND đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu: 23/2006/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Nguyễn Đình Chi
Ngày ban hành: 14/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 23/2006/CT-UBND đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do tỉnh Nghệ An ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…