Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2004/CT-UB

Thái Bình, ngày 22 tháng 9 năm 2004

 

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH

V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Công tác Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ở tỉnh ta đã có những tiến bộ đáng kể. Các quyền cơ bản của trẻ em được bảo đảm; sức khỏe, học tập, vui choi giải trí của tre em ngày càng được nâng cao, góp phần cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang có những khó khăn và diễn biến phức tạp mới: số trẻ em rơi vào tệ nạn xã hội, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng; Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em nạn nhân chất độc hóa học còn nhiều và cần được xã hội quan tâm giúp đỡ.

Để tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động vì trẻ em đến năm 2010, UBND tỉnh chỉ thị:

1. Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh có kế hoạch chủ động tổ chức triển khai thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ V thông qua ngày 15/6/2004. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, chú trọng những nội dung mới của Luật để mọi người dân, các bậc phụ huynh, cộng đồng, các tổ chức kinh tế - xã hội các đơn vị biết và tự giác thực hiện.

2. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện các đề án thực hiện Quyết định số 19/2004/TTg ngày 12/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giai đoạn 2001 - 2005 của Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010; chăm lo tốt hơn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo, sở Y tế, Sở Văn hóa - Thông tin tăng cường chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và kiểm tra đề nghị công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia ở các cấp học, chuẩn Quốc gia về y tế xã và điểm vui chơi dành cho trẻ em. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh tổ chức triển khai Quyết định số 03/2004/QĐ-DSGĐTE ngày 1/6/2004 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam về việc ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; tiến hành xây dựng điểm mô hình "Xã, phường phù hợp với trẻ em" để rút kinh nghiệm chỉ đạo và có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương tích cực hưởng ứng, đăng ký phấn đấu đạt chuẩn "Xã, phường phù hợp với trẻ em".

4. Sở Nội vụ, Sở Tài chính, sở Ke hoạch và Đầu tư, sở Tư pháp, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh cùng với các ngành chức năng quan tâm bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm và sự đóng góp tự nguyện của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Ưu tiên đầu tư cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, các chủ trương công tác lớn của Trung ương, của tỉnh đối với trẻ em.

5. UBND huyện, thành phố căn cứ hướng dẫn của các sở, ngành và tình hình thực tế địa phương xây dựng ké hoạch triển khai Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Đề án thực hiện Quyết định 19/2004/TTg của Thủ tướng Chính phủ và phát động các xã, phường, thị trấn tích cực xây dựng, hoàn thiện đê sớm đạt chuẩn Quốc gia về trường học, về y tế, về trẻ em theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Bố trí đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của các xã, phường, thị trấn theo đúng quy định. Hàng năm tổ chức đánh giá, rà soát và có biện pháp bô khuyết để sớm hoàn thành các mục tiêu của chương trình hành động vì trẻ em đến năm 2010 tại các địa phương, cơ sở.

6. Đề nghị các cấp ủy Đảng tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 55/CT-TU ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về việc "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em", Chỉ thị 17/CT-TU ngày 8/3/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức triển khai tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật vè trẻ em, thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động vì trẻ em.

Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các sở, ngành và UBND các cấp tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện và thường xuyên kiểm tra báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ
- UB Dân số GĐTE Việt Nam
- TT Tỉnh ủy
- TT HĐND, UBND tỉnh
- Các sở, ngành liên quan
- Các huyện, thành ủy
- Các ban thuộc Tỉnh ủy
- UBND huyện, thành phố
- Lưu VT.

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Bùi Tiến Dũng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 21/2004/CT-UB về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu: 21/2004/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
Người ký: Bùi Tiến Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 21/2004/CT-UB về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…