THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2012 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Trong những năm qua, công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ tác hại của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội, việc tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát phòng, chống HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức.
Để tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quán triệt và nghiêm túc thực hiện Thông báo Kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư (Khóa IX) về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, đồng thời khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:
a) Chủ trì tổ chức đánh giá việc thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS và đề xuất kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
b) Theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm tác hại, trong đó chú trọng triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
c) Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và có chính sách đãi ngộ những cán bộ có trình độ và tạo điều kiện phát triển năng lực cho cán bộ ở tất cả các cấp, gắn kết chặt chẽ việc đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước về phòng, chống HIV/AIDS;
d) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015 để hướng tới mục tiêu 3 không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam;
đ) Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS;
e) Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS bao gồm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với các thuốc kháng HIV (ARV) nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, tỷ lệ ốm và tử vong liên quan đến HIV/AIDS;
g) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS;
h) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; cơ chế sản xuất, mua, dự trữ, phân phối, sử dụng thuốc ARV và thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bảo đảm yêu cầu điều trị, kể cả trong trường hợp khẩn cấp;
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện việc mở rộng và đẩy mạnh xã hội hóa Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Chương trình điều trị thuốc kháng HIV trong các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
k) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, bổ sung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS, đảm bảo quyền lợi cho người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS và Luật bảo hiểm y tế, phù hợp với công tác quản lý, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS;
l) Tăng cường giám sát dịch và chủ động tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống HIV/AIDS để có căn cứ xây dựng kế hoạch dựa trên bằng chứng.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc sử dụng kinh phí để tổ chức, triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng lao động là người nhiễm HIV.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan bố trí ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; vận động tài trợ, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường công tác điều phối, quản lý các khoản tài trợ quốc tế theo đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng; định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện Điều 19 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về “Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại công an các đơn vị, địa phương và trong các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;
b) Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện công tác giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV tại nhà tạm giữ và cộng đồng dân cư.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội và các cơ sở khác thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong Chương trình Quân dân y kết hợp;
b) Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Hải quân phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho bộ đội, người dân ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Chỉ đạo cơ quan thông tin, truyền thông các cấp đổi mới phương thức truyền thông, đẩy mạnh cung cấp thông tin về phòng, chống HIV/AIDS đến các cộng đồng dân cư, đặc biệt là nhóm người dễ tổn thương, nhóm người di biến động, những người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan liên quan tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thích hợp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch, dịch vụ văn hóa, xã hội khác;
b) Chỉ đạo tăng cường lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng.
a) Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chú trọng lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách bảo đảm cho trẻ em nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đến trường học.
14. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp đặc biệt là cấp xã. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;
b) Chỉ đạo xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS theo Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; triển khai mạnh mẽ các biện pháp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo và mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;
c) Chủ động bố trí, bổ sung đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng chống HIV/AIDS từ nguồn lực của địa phương, huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Xây dựng các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộ thu hút cán bộ có trình độ và tạo điều kiện phát triển năng lực cho cán bộ ở các cấp trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS;
đ) tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS;
e) Tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả của Phong trào: “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp mở rộng phong trào này ở địa phương, đồng thời gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư”;
g) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS;
h) Tăng cường chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2012 về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 16/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/05/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2012 về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video