ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND |
Đồng Tháp, ngày 28 tháng 11 năm 2014 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 03/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011-2015; công tác đấu tranh, phòng, chống mại dâm được đẩy mạnh, nhiều ổ nhóm, đường dây mại dâm có tổ chức bị triệt xóa, tình hình tệ nạn mại dâm đã được hạn chế, hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ từng bước được chấn chỉnh, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn mại dâm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra; hiện tượng biến tướng, trá hình hoạt động mại dâm tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà nghỉ, phòng cho thuê, nhà hàng, vũ trường, các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe như xông hơi, xoa bóp…), môi giới mại dâm trên mạng internet đã và đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay theo tinh thần Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị-xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao dễ sa vào tệ nạn mại dâm.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết lập hệ thống thông tin quản lý về tình hình mại dâm trên địa bàn tỉnh từ kết quả rà soát, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm, tệ nạn mại dâm ở các huyện, thị xã, thành phố.
- Tập trung củng cố nhân sự, chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm tra liên ngành hoạt động văn hóa thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi tắt là lực lượng kiểm tra liên ngành Văn hóa-Xã hội) từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội để làm tốt vai trò tham mưu, tổ chức triển khai nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
- Tham mưu đề xuất, kiến nghị Trung ương xem xét bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật phòng, chống tệ nạn mại dâm phù hợp với đặc điểm tình hình công tác phòng, chống mại dâm trong giai đoạn mới như: xử lý các đối tượng mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người thực hiện hành vi khiêu dâm, kích dục, môi giới mại dâm trên mạng...
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, các đoàn thể chính trị-xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống mại dâm; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật phù hợp với công tác phòng, chống mại dâm trong giai đoạn mới.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường trấn áp tội phạm liên quan đến mại dâm, triệt phá các tụ điểm, khu vực và đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, nghỉ mát; tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm, tình hình tội phạm liên quan đến mại dâm, cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, xác định địa bàn trọng điểm, làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết lập hệ thống thông tin quản lý về tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý.
- Chủ động nắm chắc tình hình, bám sát địa bàn nhằm phát hiện các ổ, nhóm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm để chủ động phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm tra liên ngành Văn hóa
- Xã hội các cấp tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ngăn chặn và xử lý các hoạt động môi giới mại dâm sử dụng công nghệ cao.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện.
- Phối hợp với Công an, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tuyên truyền, vận động, tuần tra, kiểm soát và tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát các cửa khẩu để kịp thời phát hiện, xử lý các đường dây hoạt động mại dâm, tội phạm mua bán người qua biên giới nhằm mục đích mại dâm.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều tra, xử lý nghiêm các vụ liên quan đến mại dâm theo quy định của pháp luật.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch:
- Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khiêu dâm, kích dục, lưu hành văn hóa phẩm độc hại, lợi dụng du lịch để tổ chức hoạt động mại dâm; tăng cường quản lý chặt chẽ việc phát hành sách báo, phim ảnh, không để phát tán các hình ảnh khiêu dâm, trụy lạc.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tham mưu củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng kiểm tra liên ngành Văn hóa-Xã hội các cấp; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm tra liên ngành Văn hóa- Xã hội; xây dựng tài liệu hướng dẫn xử lý và tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý hoạt động văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng cho lực lượng kiểm tra liên ngành các cấp.
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đoàn thể chính trị- xã hội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lối sống lành mạnh, tác hại, hậu quả của tệ nạn mại dâm và các biện pháp phòng, chống để người dân nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm.
- Tăng cường quản lý, phối hợp với Công an và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng phương tiện thông tin, các website, blog cá nhân và các hình thức khác trên mạng internet để tổ chức hoạt động mại dâm, truyền bá các nội dung độc hại, đồi trụy; đồng thời xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế của nhà nước phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, thực hiện khám bệnh định kỳ đối với nhân viên của các cơ sở này.
- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội, chính quyền địa phương cung cấp, duy trì, kết nối các mô hình trợ giúp tại cộng đồng đối với người bán dâm, như: Cung cấp các dịch vụ về tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, can thiệp dự phòng lây truyền HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chương trình điều trị Methadone cho người bán dâm có sử dụng ma túy; chương trình 100% bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
8. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động truyền thông cho các chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nữ công nhân sống tại các nhà trọ, phụ nữ nhập cư có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ cao dễ sa vào tệ nạn mại dâm.
- Xây dựng mô hình câu lạc bộ nữ chủ nhà trọ để hỗ trợ, giúp đỡ và tư vấn cho nữ công nhân tại các khu nhà trọ, nhà cho thuê. Vận động đối với chủ cho thuê mặt bằng, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội cam kết không để tệ nạn mại dâm xảy ra tại nơi kinh doanh.
- Xây dựng, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình hỗ trợ người bán dâm hoàn lương hòa nhập cộng đồng, tuyên truyền phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS gắn với chương trình can thiệp, giảm tác hại và tạo điều kiện hỗ trợ, vận động họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ do Hội tổ chức.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm theo chiều sâu, đi vào từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, khu dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tập trung các hoạt động truyền thông hướng đến thay đổi hành vi của người vi phạm.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và văn minh đô thị, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm.
- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tệ nạn mại dâm kéo dài trên địa bàn quản lý mà không có biện pháp xử lý triệt để.
- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, phát hiện đấu tranh, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm về tệ nạn xã hội. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh không để tệ nạn mại dâm xảy ra ở cơ sở mình; đồng thời thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về phòng, chống mại dâm.
- Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm, tình hình tội phạm liên quan đến mại dâm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; xác định địa bàn trọng điểm để xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý.
- Duy trì các mô hình trợ giúp người bán dâm hoàn lương thay đổi công việc, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, lồng ghép với các Chương trình giảm nghèo, chương trình tín dụng ưu đãi bằng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ vay vốn, học nghề và giới thiệu việc làm.
10. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh:
Phối hợp với cơ quan Công an sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm các vụ án có liên quan đến đối tượng phạm tội về mại dâm như: Chủ chứa, môi giới, tổ chức đường dây mua bán người vì mục đích mại dâm; đồng thời đưa ra xét xử lưu động đối với những vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội:
Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm, gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và văn minh đô thị, các phong trào xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh không có tệ nạn xã hội và tham gia các hoạt động phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, kịp thời tổng hợp báo cáo các khó khăn, vướng mắc, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết hoặc kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết theo thẩm quyền; đề xuất khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống mại dâm; định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu: | 11/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Văn Dương |
Ngày ban hành: | 28/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chưa có Video