ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2011/CT-UBND |
Long An, ngày 20 tháng 5 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành; đã có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức tuyên truyền có hiệu quả, từng bước nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân.
Tuy nhiên, xét về tổng thể thì chất lượng và hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới; nguyên nhân chủ yếu là do trình độ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật còn nghèo nàn, thiếu thu hút, chưa đi vào chiều sâu; đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn yếu về năng lực chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền;…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị cho Thủ trưởng các Sở ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 22/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Công văn số 148-CV/TU ngày 17/02/2011 của Tỉnh ủy Long An về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX).
2. Quan tâm củng cố, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: Báo cáo viên cấp tỉnh, huyện; pháp chế các Sở ngành, Doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các trường học; các phóng viên, biên tập viên chuyên đề pháp luật; hòa giải viên, trợ giúp viên trợ giúp pháp lý … để nâng cao hơn nữa vai trò nòng cốt của lực lượng này trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch liên tịch về phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả và thiết thực cho cán bộ và nhân dân, quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến nội dung pháp luật theo chuyên đề, văn bản được ban hành và nhu cầu của từng đối tượng. Đặc biệt, quan tâm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
5. Phổ biến thường xuyên, kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành, các nội dung pháp luật liên quan đến đời sống hàng ngày cho các đối tượng, phù hợp với từng địa bàn, gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng; kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị tư tưởng; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác hòa giải cơ sở với các cuộc vận động, phong trào quần chúng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động.
6. Nâng cao chất lượng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị và xã, phường, thị trấn; biên soạn và phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật như sách tìm hiểu pháp luật, cẩm nang pháp luật, giải đáp pháp luật, tờ gấp, tờ bướm...; đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động như: Hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, …
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tiếp tục xây dựng và kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho các hòa giải viên; xây dựng, củng cố và phát triển mạng lưới các Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý… để đưa pháp luật đến với cán bộ và nhân dân.
8. Triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật” theo hướng dẫn của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình góp phần đẩy nhanh sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ và nhân dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.
9. Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh và Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo Hội đồng hoạt động theo quy chế, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan, đoàn thể tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
10. Những cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì thực hiện các Đề án trong các Chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật chủ động phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ và thời gian theo kế hoạch đã quy định.
11. Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học, định kỳ tổ chức bồi dưỡng nội dung pháp luật và phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các trường học.
12. Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các cơ quan thông tin đại chúng: Tăng cường khai thác có hiệu quả việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật với hình thức sinh động, phong phú; lồng ghép nội dung pháp luật vào hoạt động của các Đội văn hóa thông tin cơ sở, Trung tâm văn hóa thông tin, Nhà văn hóa các cấp.
Tăng cường ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành tư pháp; cung cấp các thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng Internet như hỏi, đáp pháp luật, tin nhanh, văn bản pháp luật mới…
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường phối hợp thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
14. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương bố trí ngân sách đảm bảo phục vụ tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
15. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị và địa phương lấy kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
16. Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Tư pháp) để theo dõi, chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: | 11/2011/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An |
Người ký: | Dương Quốc Xuân |
Ngày ban hành: | 20/05/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
Chưa có Video