THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021 |
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hình ảnh, vị thế quốc gia. Kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Đảng, Chính phủ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, môi trường du lịch thân thiện, văn minh, an ninh, an toàn. Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường an ninh, an toàn phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, công tác này còn một số tồn tại, hạn chế, như: (i) Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan còn chưa chặt chẽ; chưa giải quyết tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội gắn với phát triển du lịch; việc triển khai một số dự án đầu tư du lịch có nguy cơ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, tác động tiêu cực đến môi trường và thế trận quốc phòng an ninh, làm nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện, gây bức xúc dư luận; (ii) Cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch còn "kẽ hở" để các tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt Nam lợi dụng hoạt động vi phạm pháp luật, nhất là tình trạng người nước ngoài mua bán, thuê mượn tư cách pháp nhân để đầu tư “chui”, “núp bóng” tại các địa bàn trọng yếu về quốc phòng an ninh; (iii) Công tác quản lý khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài còn hạn chế, bất cập khiến cho tình hình tội phạm người nước ngoài vào Việt Nam qua đường du lịch có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp với đủ mọi loại hình (tổ chức đánh bạc, lừa đảo trên mạng; sản xuất, buôn bán ma túy xuyên biên giới, xuất nhập cảnh trái phép...); (iv) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch chưa quyết liệt, triệt để.
Tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống (an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...) tác động nhiều mặt đến kinh tế, chính trị, an ninh của quốc gia, trong đó có sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Nguy cơ khủng hoảng tài chính, bất ổn xã hội, cạnh tranh chiến lược và địa chính trị ngày càng quyết liệt, tiếp tục làm chia rẽ sâu sắc quan hệ quốc tế, tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của các nước và làm thay đổi căn bản hoạt động du lịch quốc tế. Xu hướng dịch chuyển làn sóng đầu tư và ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch cùng với hiệu ứng từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đan xen đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp, tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó du lịch là một trong số những ngành dịch vụ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đem đến cơ hội để tái cơ cấu và tập trung giải quyết triệt để những hạn chế, bất cập trong ngành du lịch. Đồng thời, khi dịch bệnh được kiểm soát, xu hướng mở cửa, thu hút đầu tư, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh để phát triển du lịch được đẩy mạnh, tất yếu dẫn đến nhiều hệ lụy về an ninh, xã hội và môi trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch, các loại tội phạm lợi dụng con đường du lịch để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội với tính chất, mức độ, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.
Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Quán triệt, triển khai nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trọng tâm là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Kết luận số 72-KL/TW ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại Việt Nam; tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật nước ngoài trong tình hình hiện nay.
b) Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thể lực thù địch, phản động lợi dụng du lịch để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch; phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế, rửa tiền, ô nhiễm môi trường; xử lý dứt điểm các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội tại các địa bàn trọng điểm về du lịch, tạo môi trường lành mạnh, an toàn góp phần phát triển du lịch bền vững.
c) Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, đề cao vai trò của người đứng đầu địa phương trong xây dựng, triển khai các giải pháp về bảo đảm an ninh du lịch từ khâu lập quy hoạch phát triển du lịch bền vững đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương.
d) Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hoạt động của nước ngoài tác động vào nội bộ ta qua đường du lịch; phòng, chống tình trạng tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng điển hình tiên tiến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học về du lịch. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân về âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm trong lĩnh vực du lịch, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Chủ động phát hiện, kịp thời giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót và xử lý nghiêm sai phạm gây cản trở sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, trong đó có người Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Chú trọng hợp tác quốc tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm của các nước phát triển trong công tác quản lý hoạt động du lịch; thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào du lịch.
e) Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan trong lĩnh vực du lịch theo hướng vừa tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi thu hút đầu tư và khách nước ngoài vào Việt Nam, vừa góp phần bịt kín “kẻ hở”, không để các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm lợi dụng du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
g) Bảo đảm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, nhất là đội ngũ lãnh đạo, cán bộ tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật về du lịch, nhân viên điều hành, hướng dẫn viên du lịch... Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng, ý thức bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực du lịch ngay từ trong các cơ sở đào tạo.
h) Nâng cao năng lực dự báo, chủ động có các phương án, giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các thách thức về an ninh phi truyền thống, tạo điều kiện cho du lịch phục hồi và phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực du lịch; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm lợi dụng du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài vào Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài du lịch; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan trong tham mưu hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển du lịch gắn với bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nhất là công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài qua đường du lịch; tham gia ý kiến về mặt an ninh trong thẩm định hồ sơ cấp phép, quản lý các quy hoạch, đề án, dự án đầu tư du lịch có yếu tố nước ngoài, liên quan an ninh quốc gia; việc lập các văn phòng đại diện du lịch của tổ chức quốc tế và nước ngoài tại Việt Nam; quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho nước ngoài trong lĩnh vực du lịch.
c) Xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, khu, điểm du lịch. Nghiên cứu biện pháp cho phép các tổ chức tín dụng được tra cứu, xác thực căn cước công dân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để ngăn chặn tội phạm sử dụng căn cước công dân giả. Xây dựng, triển khai hiệu quả các kế hoạch bảo đảm an ninh trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong điều tra, xử lý các vụ việc phức tạp, đấu tranh ngăn chặn các tội phạm mới phát sinh qua đường du lịch.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục rà soát, đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về du lịch. Tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý ngành; kiến nghị các biện pháp quản lý khách du lịch (nhất là khách tự do, khách được miễn thị thực) và các loại hình lưu trú, loại hình du lịch mới, kinh doanh tour du lịch “giá rẻ”; chuẩn bị các điều kiện cần thiết (cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực...) để phục hồi du lịch Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi số và hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực du lịch, quản lý khách du lịch, các khu, điểm du lịch, kết hợp xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
c) Phối hợp có hiệu quả với Bộ Công an tăng cường công tác quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại Việt Nam; định kỳ, đột xuất trao đổi, phối hợp với Bộ Công an về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; việc thẩm định, cấp phép các văn phòng đại diện du lịch của nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
d) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo biên soạn nội dung, chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật của lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch; quy trình chuẩn về phòng, chống dịch bệnh mới nổi góp phần thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.
a) Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong quá trình thẩm định và đăng ký, cấp phép cho các chương trình, dự án đầu tư du lịch có yếu tố nước ngoài, liên quan quốc phòng an ninh. Đề xuất giải pháp tận dụng xu hướng dịch chuyển sản xuất của các nước lớn để thu hút đầu tư và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; hoạt động của nước ngoài góp vốn đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, bất động sản của Việt Nam và vấn đề mua bán, thuê, mượn tư cách pháp nhân để đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”.
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành địa phương có giải pháp quản lý hiệu quả tour "không đồng". Phối hợp, hướng dẫn các địa phương xây dựng và quản lý quy hoạch trong lĩnh vực du lịch theo đúng quy định của pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xác định các khu vực, hành lang, địa điểm cho nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng cần chú ý trong quy hoạch và phát triển du lịch; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, ven biển, hải đảo, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và tại các địa bàn trọng điểm, xung yếu về quốc phòng liên quan đến hoạt động du lịch; tham gia thẩm định yếu tố quốc phòng an ninh trong hồ sơ, cấp phép các quy hoạch, đề án, dự án đầu tư du lịch.
b) Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp xây dựng các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, xử lý các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự tại các khu vực, địa điểm du lịch, các sự kiện lớn của ngành du lịch theo quy định.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, nhất là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở liên quan lĩnh vực du lịch; tăng cường quản lý việc cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch như căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, trang trại du lịch... Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
b) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, ứng phó với sự cố môi trường có thể xảy ra; thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường; tuyên truyền việc ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng vật liệu tái chế góp phần phát triển du lịch xanh, bền vững. Chủ động đánh giá, kiên quyết xử lý đối với các dự án đầu tư du lịch có nguy cơ cao phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến tài nguyên du lịch và đời sống xã hội.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong xây dựng, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch, hoạt động xây dựng, kinh doanh, quản lý các dự án, công trình du lịch, nhất là tại khu vực biên giới, ven biển, hải đảo có ảnh hưởng đến công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện của các công trình, dự án hỗn hợp, đa chức năng đa sở hữu có mục đích kinh doanh du lịch phù hợp mục đích sử dụng đất và quy định pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
b) Định kỳ, đột xuất tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các công ty lữ hành, các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Chủ động nghiên cứu các giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực du lịch. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Định hướng, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương, địa phương, hệ thống thông tin cơ sở, các Sở Thông tin và Truyền thông có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm lợi dụng du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các trang thông tin điện tử (website), ứng dụng trong lĩnh vực du lịch có hoạt động vi phạm pháp luật.
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số cho ngành du lịch; kết hợp tuyên truyền thông tin đối ngoại với hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực du lịch; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển thị trường lao động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng lợi dụng du lịch để lao động “chui”.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở đào tạo lồng ghép nội dung về giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, chấp hành pháp luật cho người học trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
c) Phối hợp với Bộ Công an rà soát, xử lý theo quy định pháp luật đối với trường hợp người nước ngoài sử dụng thị thực du lịch vào Việt Nam lao động và người Việt Nam sử dụng thị thực du lịch ra nước ngoài lao động.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên đi công tác ngắn hạn và công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên trao đổi với các nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng, hoàn thiện cơ chế hợp tác, tạo thuận lợi cho việc di cư quốc tế và ngăn chặn các hoạt động di cư trái phép, đặc biệt là các hình thức du lịch trá hình.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân nhắc yếu tố an ninh, phát triển để đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách miễn thị thực phù hợp cho công dân nước ngoài vào Việt Nam du lịch; trong quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực du lịch.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý hiệu quả hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ đối với các dịch vụ xuyên biên giới trên lãnh thổ Việt Nam; tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp.
b) Có chính sách và hướng dẫn các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử được cấp phép; hạn chế tối đa hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tiền, ngoại tệ của khách hàng và đối tác qua thanh toán điện tử; tăng cường rà soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay cho doanh nghiệp lữ hành ký quỹ “khống”. Chỉ đạo các ngân hàng tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán, ATM, nhất là tại các khu, điểm du lịch trọng điểm.
c) Thường xuyên rà soát, phối hợp với Bộ Tài chính về những vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán trong lĩnh vực du lịch góp phần chống thất thu thuế.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa nhằm hỗ trợ và tạo động lực phát triển du lịch, đảm bảo quốc phòng an ninh trong tình hình mới.
b) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc cho phép các phương tiện vận chuyển khách du lịch được tạm nhập, tái xuất tại các cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường biển). Chủ động trao đổi, phối hợp với Bộ Công an trong công tác quản lý con người, phương tiện liên quan hoạt động du lịch.
18. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ trì nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch tại địa phương. Tăng cường phối hợp các bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền và phân công tại Chỉ thị này tại địa phương.
b) Bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, bảo đảm công tác quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển du lịch trong tình hình mới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý; tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Bộ Công an đe tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Công an giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 10/CT-TTg |
Hanoi, March 31, 2021 |
DIRECTIVE
NATIONAL SECURITY PROTECTION AND SOCIAL ORDER AND SAFETY GUARANTEE IN TOURISM IN NEW CIRCUMSTANCES
In the furtherance of the Resolution No. 08-NQ/TW dated January 16, 2017 of the Politburo on developing tourism into a key economic sector, Vietnam's tourism is strongly developing and enormously contributing to economic and social development and improvement of national image and position. This success is attributed to the leadership and extensive and close direction of the Communist Party and Government; the influx of the whole political system, people and enterprise community in developing tourism products and creating a safe, healthy, friendly and civilized tourism environment. National security protection and social order and safety guarantee in general and national security protection and social order and safety guarantee in tourism in particular have achieved positive results, thereby contributing to maintenance of political stability and creation of a safe environment to effectively serve economic and social development, foreign investment and international guest attraction.
However, there have existed several shortcomings and limitations, e.g (i) the cooperation among ministries, central and local authorities remains loose; the association between protection of national security and social order and safety is not closely associated with tourism development; the implementation of several tourism investment projects may damage natural landscape, and cause adverse impact on environment and the defense and security posture, resulting in disputes, lawsuits and public discontentment; (ii) there have been “loopholes” in the regimes, policies and laws on tourism, resulting in foreign and Vietnamese organizations and individuals making full use of such loopholes to commit violations of laws, especially the cases where foreigners purchase or use the status of judicial person of others to make illegal investments in national defense and security areas; (iii) the management of foreign tourists entering Vietnam and Vietnamese tourists travelling abroad still exposes limitations and inadequacies that lead to an increase in the number of foreign criminals entering Vietnam under the cover of tourists with complicated developments occurring in various forms (gambling, internet fraud, production and cross-border trade of narcotic substances, illegal entry and exit, etc.); (iv) the inspection and handling of violations against regulations on tourism have not been carried out in a strict and peremptory manner.
The world has been witnessing multiple rapid, complicated and unpredictable developments. Great powers have to adjust their strategies, in such a way that cooperation, competition and control occur simultaneously. Non-traditional security and global issues (including food security, water security, cybersecurity, climate change, natural disasters, epidemics, etc.) impact on economy, politics, national security from many aspects, including sustainable development of tourism. Financial crisis, social instability, and strategic and geopolitical competition become more and more serious, thus continuing to break off international relations, directly affect foreign policies of countries and fundamentally change international tourism. The trend in investment shift and application of digital technology and e-commerce to tourism together with effects of new-generation free trade agreements create both opportunities and challenges to Vietnam tourism development.
The Covid-19 pandemic still sees complicated developments, continuing to exert adverse impacts on the world economy in general and Vietnam’s economy in particular in which tourism is one of the service industries that suffers serious damage the most. However, the Covid-19 pandemic creates opportunities to restructure and focus on complete removal of limitations and inadequacies from the tourism industry. At the same time, when the pandemic is controlled, the trends in opening up, investment attraction and immigration procedure simplification for the purpose of tourism development develop, resulting in many consequences for the security, society and environment. This also enables hostile forces and crimes to take advantage of tourism to infringe upon national security and social order and safety with nature, seriousness and tricks that are increasingly sophisticated and dangerous.
In order to harmonize the relationship between economic development in tourism and guarantee of national security and social order and safety in new circumstances, the Prime Minister requests that the following key tasks shall be performed:
1. Ministers, ministerial-level agencies, governmental agencies, the People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall
...
...
...
b) Proactively prevent, promptly detect and fight conspiracies and tricks of reactionaries and hostile forces that take advantage of tourism to infringe upon national security, social order and safety. Strengthen the fight against crime, prevent violations of law, and maintain social order and safety in tourist areas and attractions; prevent and fight commercial fraud, prevent tax loss, money laundering and environmental pollution; wipe out gangs in key tourism areas, thereby creating a healthy and safe environment to contribute to sustainable tourism development.
c) Mobilize the synergy of the whole political system and society, promote the core role of the People's Public Security force, uphold the role of local leaders in developing and adopting solutions for guaranteeing tourism security from the formulation of the planning for sustainable tourism development to improvement of the effectiveness and efficiency in state management of tourism, settle complex issues arising in the process of local tourism development.
d) Strengthen protection of internal politics and state secrets; proactively detect and prevent foreign activities affecting Vietnam’s internal affairs; prevent and control lobby and interest groups in the field of tourism. Promote the “all people protect national security” movement and set outstanding examples in tourism agencies, organizations, enterprises and schools. Regularly disseminate information to raise people's awareness and vigilance against conspiracies and tricks of hostile forces, reactionaries, crime in the field of tourism, thereby creating a strong people's security posture.
dd) Improve effectiveness and efficiency in state management in the field of tourism. Proactively detect, promptly handle and overcome shortcomings, limitations and weaknesses and strictly handle violations against tourism sustainable development. Protect legal rights and interests of Vietnamese citizens, including Vietnamese people traveling abroad. Focus on international cooperation, study and exchange of experiences from developed countries of management of tourism activities; attract investment capital from foreign investors for Vietnam's tourism.
e) Review and perfect the system of policies and laws on tourism towards creation of good and favorable conditions to attract foreign investors and visitors to Vietnam and contribution to removal of limitations so that hostile forces, reactionaries and criminals cannot take advantage of tourism to infringe upon national security, social order and safety.
g) Ensure and improve the quality of human resources in tourism, especially leaders and consultants for development of policies and laws on tourism, executive staff, tour guides… Disseminate information, provide political-ideological education, raise awareness of national security protection and social order and safety guarantee, and standardize the quality of human resources in tourism from training institutions.
h) Increase the capacity for making forecasts, proactively make plans and adopt methods of preventing and responding to challenges to non-traditional security, thereby facilitating recovery and development of tourism into a key economic sector.
2. Ministry of Public Security shall
a) Preside over and cooperate with relevant ministries, central and local authorities in state management of security and order in tourism; fight and prevent crime that takes advantage of tourism to infringe upon national security, social order and safety. Manage entry, exit, transit, residence and activities of foreigners entering Vietnam and Vietnamese people travelling abroad; manage conditional business lines in relation to security and order in tourism.
...
...
...
c) Launch the “all people protect national security” movement at agencies, schools, enterprises, tourist sites and attractions. Study measures to allow credit institutions to search and verify citizen identity cards on national population database system to prevent criminals from use of citizen identity cards in contrary to law. Formulate and effectively implement plans on security guarantee in tourism in new circumstances. Improve organizational structure, train and improve the effectiveness of operations of the police forces that protect national security and guarantee social order and safety in tourism. Promote international cooperation in investigation and handling of complex cases, and struggle against new crimes originated from tourism.
3. Ministry of Culture; Sports and Tourism shall
a) Preside over and cooperate with relevant ministries, central and local authorities in continuing review and propose the development and completion of policies and laws on tourism. Focus on removal of shortcomings and limitations on tourism management; propose measures to manage tourists (especially free independent travelers, tourists who can travel without visas) and forms of accommodation, tourism and “cheap” tour packages; make necessary preparations (infrastructure, tourism products, human resources, etc.) for tourism recovery in new circumstances.
b) Preside over and cooperate with the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Public Security and relevant agencies in execution of the digital transformation program and development of database of management of enterprises and employees in tourism, tourists and tourist attractions in connection with Vietnam’s tourism promotion to other countries.
c) Effectively cooperate with the Ministry of Public Security in strengthening management of foreigners entering, exiting, transiting, residing and operating in Vietnam; hold periodic or adhoc discussion and cooperate with the Ministry of Public Security in internal political protection; appraise and licence tourism representative offices of international and foreign organizations in Vietnam
d) Cooperate with relevant ministries and central authorities in directing and providing guidance for training institutions on compiling educational contents and programs, and raising political cognition, awareness of compliance with laws on labor force in tourism; establish standardized procedures for prevention and control of emerging diseases to contribute to promotion of tourism sustainable development.
4. Ministry of Planning and Investment shall
a) Strengthen information exchange and cooperation with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence in appraising, registering and licensing investment projects and programs involving foreign elements, and related to national defense and security. Propose methods of utilizing production shift of large countries to attract international guests and investors to Vietnam; stimulate activities that foreigners grant investment capital, make purchase and sale, merge enterprises and trade real estate in Vietnam and handle cases where foreigners purchase or use the status of judicial person of others to make “illegal investments”.
b) Cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, ministries, central and local authorities in adopting methods of effectively managing “zero dollar” tours. Cooperate and provide guidance for local authorities on development and management of planning in tourism according to regulations of law.
...
...
...
a) Preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in identification of key areas, corridors and sites for national defense in tourism development and planning; guarantee security and social order and safety at border areas, coastal areas, islands and border checkpoints under its management and national defense areas related to tourism; appraise national defense and security elements in dossiers, and license planning, schemes and projects on tourism investment.
b) Cooperate with the Ministry of Public Security in effective protection of national security and guarantee of social order and safety, struggle against crime; cooperate in development of methods and plans for protection of national security, handling of complex cases of security and order at tourist sites and attractions, and big events of tourism according to regulations.
6. Ministry of Natural Resources and Environment shall
a) Preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in study and completion of policies and laws on land, especially issuance of certificates of land use rights and ownership of houses related to tourism; strengthen management of issuance of certificates or land repurposing for investment projects in tourism including tourist apartments, tourist villas, tourist farms, etc. Strengthen inspection, supervision and handling of acts of causing environmental pollution in tourism business.
b) Cooperate with relevant ministries and central authorities in protection of environment and tourism resources, and response to environmental incidents that can happen; strictly implement measures for environmental protection and recovery, and response to environmental incidents; disseminate information on priority given to development of circular economy, and use of recyclable materials to contribute to development of green and sustainable tourism. Proactively assess and strictly settle tourism investment projects that have high risks of damage to natural landscape, environmental protection, and enormous impact on tourism resources and social life.
7. Ministry of Construction shall
a) Preside over and cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence in appraisal, approval and management of planning, and development, trading and management of tourism projects and works, especially those at border areas, coastal areas or islands that impact on protection of national security.
b) Preside over and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and the Ministry of Natural Resources and Environment in completion of standards, regulations and conditions of mixed-use, multifunctional and multiple-ownership projects and works serving the purpose of tourism business appropriate to the uses of land and in accordance with regulations of law.
8. Ministry of Finance shall
...
...
...
b) Organize periodic and adhoc inter-sectoral inspection of fulfillment of tax obligations by travel agencies and business establishments in the fields of tourism and services. Proactively consider solutions for preventing tax loss in tourism. Manage, inspect and supervise activities of the Tourism Development Support Fund.
9. Ministry of Information and Communications shall
a) Orient and direct news agencies, press agencies at central and local levels, grassroots information systems, and Departments of Information and Communications to take measures for disseminating information on the Communist Party's guidelines, policies and laws of the State in tourism and methods and tricks of hostile forces, reactionaries or criminals that take advantage of tourism to infringe upon national security, safety and order of society. Strengthen management and strict handling of websites or applications in tourism that are contrary to regulations of law.
b) Cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in effective development and implementation of digital transformation programs for tourism; cooperate in dissemination of information on diplomacy and Vietnam’s tourism promotion to other countries.
10. Ministry of Labor; War Invalids and Social Affairs shall
a) Preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in management of foreign workers working in Vietnam and Vietnamese employees working for foreign organizations and individuals in Vietnam in tourism; promote international cooperation, develop the labor market to send Vietnamese people to work abroad, minimize and eradiate the misuse of tourists visas for working “illegally”.
c) Preside over and cooperate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Education and Training in instructing training institutions to integrate political and ideological education, and awareness of protection of national security, guarantee of social order and safety and law observance into vocational education and training programs for students.
c) Cooperate with the Ministry of Public Security in reviewing and handling the cases where foreigners use tourist visas to work in Vietnam and Vietnamese people use tourist visas to work abroad according to regulations of law.
11. Ministry of Foreign Affairs shall
...
...
...
b) Preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in considering and developing security elements to request the Government to adopt the appropriate policy on visa exemption for foreign citizens entering Vietnam for tourism; in managing foreign workers working in Vietnam and Vietnamese employees working for foreign organizations and individuals in Vietnam in tourism.
12. The State Bank of Vietnam shall
a) Preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in completing legal corridors to effectively manage electronic payment and card-based payment for cross-border services in Vietnamese territory; strengthen measures for preventing money laundering and illegal money transfer.
b) Develop policies and provide guidance for Vietnamese commercial banks on provision of payment services via e-wallets which have been licensed; minimize fraud and appropriation of money and foreign currencies of customers and partners via electronic payment; strengthen review, prevention and strict handling of organizations and individuals that abet tourism enterprises to make “false” deposit Direct banks to strengthen guarantee of security and safety of payment systems and ATMs, especially those in key tourist sites and attractions.
c) Regularly review and cooperate with the Ministry of Finance in addressing issues related to payment methods in tourism, thereby contributing to prevention of tax loss.
13. Ministry of Transport shall
a) Preside over and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and ministries, central and local authorities in proposing and implementing methods of improving the quality of transport services and upgrading infrastructure of roads, railway, aviation, maritime and inland waterways in order to support and create the driving force for tourism development and guarantee of national security in new circumstances.
b) Make decision, under its competence or request competent authorities to decide permission for means of transportation for tourists to be temporarily imported or re-exported at international border checkpoints (road or waterway). Proactively exchange and cooperate with the Ministry of Public Security in management of people and vehicles related to tourism.
14. The Ministry of Industry and Trade shall preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in review, inspection and strict handling of violations against regulations of law on e-commerce committed by foreign traders, organizations and individuals in Vietnam in tourism; manage online provision of cross-border services and online travel agents.
...
...
...
16. The Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Culture, Sports and Tourism in providing guidance for training institutions on integration of political and ideological education, education about awareness of protection of national security, guarantee of social order and safety and law observance into undergraduate and postgraduate training programs for students.
17. The Ministry of Health shall preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in making standardized procedures for prevention and control of emerging diseases to contribute to socio-economic development in general and tourism development in particular.
18. The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall
a) Preside over protection of national security and guarantee of social order and safety in tourism in the provinces and cities. Strengthen cooperation of relevant ministries, central and local authorities in performing tasks under their competence and carrying out assignment in this Directive in their provinces and cities.
b) Allocate funding according to regulations of the Law on State Budget, ensure state management and promote tourism development in new circumstances.
The Prime Minister requests Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies, and Chairpersons of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities to be responsible to the Prime Minister for protection of national security and guarantee of social order and safety in tourism within their functions, tasks and scope of management; thoroughly grasp, develop specific plans and strictly implement the process of implementation and close cooperation with professional units of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense; every 6 months and one year, report the situation and results of performance of assigned tasks to the Ministry of Public Security to review and report to the Prime Minister. The Ministry of Public Security is assigned to assist the Prime Minister in monitoring, providing guidance on, inspecting and expediting the implementation of this Directive by ministries, central and local authorities./.
...
...
...
;
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2021 về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 10/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/03/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2021 về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video