ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND |
Bắc Ninh, ngày 01 tháng 02 năm 2019 |
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được các cấp, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng cháy, nổ xảy ra ở các cơ sở trong khu công nghiệp, nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh - sản xuất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác PCCC; một số cơ quan, doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ và duy trì tốt các điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC; một bộ phận nhân dân còn xem nhẹ hoặc chưa quan tâm đúng mức đối với công tác PCCC, còn có biểu hiện đối phó hình thức. Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu làm nguy cơ cháy ngày càng gia tăng.
Để kịp thời chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCCC và CNCH, hạn chế thấp nhất nguy cơ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra góp phần bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong mùa hanh khô, dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi và các Lễ hội đầu xuân 2019; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH, trọng tâm là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”; Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 09/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư; Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 02/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về “Lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2019”; Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 17/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới; Chỉ thị số 04-CT/UBND ngày 10/3/2017 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 28/3/2018 của UBND tỉnh về tăng cường xây dựng phong trào toàn dân PCCC.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH; tập trung vào các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, kiến thức trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt an toàn, kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ, sự cố… đến cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân tại các chung cư, khu dân cư, tổ dân phố. Qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển phong trào toàn dân PCCC trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH; đặc biệt tăng cường đưa tin bài, phóng sự, phim tài liệu phản ảnh về các hoạt động PCCC và CNCH trong các đợt cao điểm, Tháng an toàn PCCC (tháng 10/2019) và ngày toàn dân PCCC (ngày 04/10/2019)... Đồng thời, công khai phê phán các hành vi vi phạm cũng như thiếu trách nhiệm trong công tác PCCC, CNCH; kịp thời biểu dương những mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về an toàn PCCC.
- Chủ động nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh triển khai các chủ trương, giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật PCCC, kỹ năng xử lý, thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia PCCC gắn với phong trào bảo vệ ANTQ và các phong trào thi đua khác, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân tham gia đảm bảo theo phương châm “4 tại chỗ”; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, điển hình về an toàn PCCC trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (4/10/2019) và Tháng an toàn PCCC (tháng 10/2019).
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1030/KH-BCĐ ngày 26/9/2017 về tổ chức Hội thao kỹ thuật nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2017-2018; Đề án “Đầu tư trang bị phương tiện và huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020. Tổ chức diễn tập ít nhất 02 phương án chữa cháy và CNCH lớn, huy động nhiều lực lượng tham gia tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ cao trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho cán bộ, chiến sĩ, đội viên đội PCCC cơ sở, dân phòng, chuyên ngành.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH, trong đó chú trọng công tác PCCC trong đầu tư xây dựng; tăng cường kiểm tra công tác PCCC, nhất là đối với các nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh karaoke, các lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ dễ xảy ra cháy, nổ... Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên nghành tiến hành kiểm tra toàn diện công tác PCCC tại các doanh nghiệp, cơ sở, địa bàn có nguy cơ cháy nổ cao; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót, vi phạm; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn PCCC; kiên quyết xử lý nghiêm và yêu cầu các cơ sở khắc phục ngay tồn tại, thiếu sót, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Báo cáo, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với những doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng, cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC.
- Đảm bảo chế độ thường trực, lực lượng, phương tiện chữa cháy theo quy định. Điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ, nhất là các vụ cháy, nổ có dấu hiệu tội phạm để đưa ra truy tố, xét xử hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tốt công tác phòng cháy, phòng nổ tại các đơn vị quân đội, doanh nghiệp do quân đội quản lý trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày 01/9/2011 và Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BCA-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với các cơ sở quốc phòng.
5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng cháy và chữa cháy; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương trong công tác PCCC rừng. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung và tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời nguy cơ gây cháy rừng; trang bị phương tiện, dụng cụ, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác PCCC rừng.
- Quản lý chặt chẽ các làng nghề theo đúng chức năng nhiệm vụ, nhất là việc thực hiện đảm bảo công tác PCCC. Chủ động phối hợp với lực lượng Công an tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH đối với các khu vực làng nghề trên địa bàn tỉnh.
6. Sở xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương
- Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch liên quan về PCCC. Tiến hành rà soát, tham mưu UBND tỉnh bổ sung, gắn quy hoạch về PCCC vào các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch về ngành, lĩnh vực. Đối với quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu dân cư có loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chung cư cao tầng phải đảm bảo các điều kiện về giao thông, nguồn nước, thoát nạn, hệ thống kỹ thuật PCCC theo các tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC. Quá trình cấp phép xây dựng, cải tạo đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở liền kề… cần chú ý đến các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC theo quy định; kiên quyết không cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC, giấy phép xây dựng và không nghiệm thu về PCCC, nghiệm thu hoàn thành đối với các dự án, công trình không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về an toàn, PCCC.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Công an tỉnh và các địa phương nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh lắp đặt, bổ sung các trụ nước chữa cháy, điểm (bến bãi) lấy nước tại các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp; Quy hoạch hệ thống cấp nước chữa cháy trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA, ngày 10/4/2009 của Bộ Xây dựng - Bộ Công an. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải pháp đảm bảo an toàn đối với các chung cư cũ trên địa bàn tỉnh hiện đang xuống cấp và không đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH cho người dân sinh sống để có giải pháp cải tạo, sửa chữa.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Phối hợp với Công an tỉnh, UBND các địa phương và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất bố trí nguồn ngân sách phục vụ công tác PCCC và CNCH theo quy định. Thường xuyên theo dõi, cân đối ngân sách, đề xuất hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ động cân đối nguồn kinh phí của địa phương chi cho các nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH trên địa bàn theo Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thẩm định, đề xuất các nguồn ngân sách để mua sắm, bổ sung trang bị, phương tiện PCCC và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh và lực lượng dân phòng làm nhiệm vụ PCCC và CNCH trên địa bàn toàn tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế “xã hội hóa” công tác PCCC để huy động được nguồn lực của xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ PCCC&CNCH.
8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các khu công nghiệp. Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp bố trí vị trí địa điểm xây dựng đơn vị PCCC chuyên trách theo quy định tại điều 12, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; thành lập các đội PCCC hoạt động theo chế độ chuyên trách tại các khu công nghiệp phù hợp theo quy định của pháp luật về PCCC; đảm bảo về hạ tầng, giao thông, nguồn nước phục vụ công tác PCCC.
- Yêu cầu các công ty hạ tầng KCN trang bị xe chữa cháy và phương tiện chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiên quyết đình chỉ, rút giấy phép đầu tư đối với những cơ sở không chấp hành các quy định về an toàn PCCC.
9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác tốt đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động gắn với đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh về chế độ chính sách cho lực lượng PCCC dân phòng, PCCC cơ sở tham gia công tác PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC đối với khu dân cư, cơ sở thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.
- Phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá, phân loại địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, các cơ sở sản xuất có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ nằm xen kẽ trong khu dân cư, các chợ, trung tâm thương mại, nhà liền kề, nhà ở kết hợp kinh doanh, các cơ sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp và chủ động đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý phù hợp, chặt chẽ nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ.
- Xây dựng quy định, biện pháp xử lý cụ thể đối với các nhà chuyển đổi công năng kết hợp vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu… nhưng không đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn trực thuộc thực hiện ngay các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC tại khu dân cư; tham mưu giải quyết dứt điểm việc cơi nới, chiếm dụng lối đi chung, các barie, trụ bê tông, câu mắc đường dây điện, viễn thông không đảm bảo theo quy định làm cản trở lối tiếp cận của xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi làm nhiệm vụ tại các chung cư trên địa bàn; vận động người dân tự nguyện di dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có nguy hiểm cháy nổ cao ra khỏi khu dân cư.
- Các địa phương có rừng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng; chủ động các phương án chữa cháy và đầu tư trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy; thường xuyên kiểm tra thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
- Chỉ đạo củng cố, xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng tại khu dân cư, tổ dân phố và phải xác định đây là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC và CNCH tại chỗ. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng này đồng thời chủ động bố trí kinh phí để trang cấp phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định; giao trách nhiệm cho lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ… trong việc phối hợp lực lượng dân phòng đảm bảo an toàn PCCC tại địa phương. Trong năm 2019, giao UBND thành phố Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH thành phố Bắc Ninh chỉ đạo tổ chức Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho lực lượng dân phòng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Đối với những khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao, năm 2019 phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia ít nhất 01 lần. Các khu dân cư có nguy hiểm về cháy, nổ còn lại, phải tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH sử dụng lực lượng tại chỗ.
11. Công ty Điện lực Bắc Ninh tăng cường kiểm tra, bảo trì hệ thống, thiết bị điện thuộc tuyến quản lý, đặc biệt là tại các khu dân cư, chung cư để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn PCCC từ hệ thống, thiết bị điện; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện tại các hộ gia đình và cơ sở trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tỉnh tham gia tổ chức chữa cháy và CNCH đối với các vụ cháy, nổ, sự cố tai nạn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
12. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải xác định công tác phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; kết hợp chặt chẽ giữa công tác đảm bảo ANTT, an toàn PCCC với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị, địa phương. Duy trì tốt các điều kiện an toàn về PCCC với tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy thuộc phạm vi, thầm quyền quản lý, theo phương châm 4 tại chỗ “lượng lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ”. Chú trọng việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy; rà soát, bổ sung, củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, dân phòng; xây dựng; thực tập các phương án chữa cháy sát với thực tế, chủ động phòng ngừa không để xảy ra cháy lớn, chán lan; tăng cường thường trực, ứng trực và xử lý kịp thời ngay từ ban đầu khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, các ngành, người đứng đầu các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Công an tỉnh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện ở các đơn vị, địa phương, tổng hợp kết quả báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Chỉ thị 03/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2019
Số hiệu: | 03/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Nguyễn Tử Quỳnh |
Ngày ban hành: | 01/02/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 03/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2019
Chưa có Video