Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2015

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015; tiếp tục phát huy những kết quả đạt được sau 10 năm thi hành Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003. Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tập trung chỉ đạo các Sở - ngành, Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội; tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong tình hình mới. Kết quả như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng, chống mại dâm:

Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống mại dâm, thể hiện qua việc ban hành các Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch cụ thể như:

- Quyết định số 6448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn Thành phố;

- Chỉ thị số 13/2012/CT-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố;

- Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự, tấn công trấn áp tội phạm, kéo giảm tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố;

- Công văn số 72/UBND-VX ngày 04 tháng 01 năm 2013 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống mại dâm và Công văn số 1208/UBND-VX ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai mẫu cam kết phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” trên địa bàn Thành phố.

- Quyết định số 2679/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đổi tên “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” thành “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh”;

- Chỉ thị số 13/2014/CT-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố;

Để cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo trên, hàng năm, các Sở - ngành, Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện; tuyên truyền, quán triệt nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia của các ngành, các cấp, của cộng đồng dân cư và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm.

2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu:

Với mục tiêu phòng ngừa, kiểm soát, kéo giảm và tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức, góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thành phố đã triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh triệt phá các ổ, nhóm tội phạm, tổ chức, đường dây mại dâm, đạt được một số kết quả nhất định:

- Mục tiêu 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm về chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống mại dâm và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, kịp thời ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn mại dâm. Đã tổ chức tuyên truyền cho 1.981.476 lượt người tại các đơn vị và tại địa bàn 322/322 phường, xã, thị trấn (đạt tỷ lệ 100% so với chỉ tiêu đề ra).

- Mục tiêu 2: Tích cực, chủ động rà soát, thống kê và kiểm tra, quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra tệ nạn mại dâm tại địa phương do mình quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống mại dâm. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để xảy ra tệ nạn mại dâm kéo dài mà không có biện pháp xử lý triệt để; đồng thời đưa kết quả phòng, chống mại dâm làm tiêu chí bình xét thi đua, đánh giá hàng năm của các cơ quan, đơn vị.

Lực lượng Công an đã tổ chức điều tra cơ bản, xác lập chuyên án, đấu tranh triệt phá nhiều vụ án liên quan đến tệ nạn mại dâm, nhất là các đường dây hoạt động mua bán dâm trong giới người mẫu, diễn viên, sinh viên; đồng thời tập trung chuyển hóa 210 địa bàn, tụ điểm, tuyến đường có phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 141 phường, xã, thị trấn (đạt chỉ tiêu 100%), trong đó:

- Năm 2011: Thành phố có 75 tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 60 phường, xã, thị trấn. Đã tập trung đấu tranh, chuyển hóa được 17 tuyến đường, tụ điểm thuộc 15 phường, xã, thị trấn.

- Năm 2012: Thành phố có 103 tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 79 phường, xã, thị trấn. Đã tập trung đấu tranh, chuyển hóa được 28 tuyến đường, tụ điểm thuộc 21 phường, xã, thị trấn.

- Năm 2013: Thành phố có 128 tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 93 phường, xã, thị trấn. Đã tập trung đấu tranh, chuyển hóa được 70 tuyến đường, tụ điểm thuộc 44 phường, xã, thị trấn.

- Năm 2014: Thành phố có 136 tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 99 phường, xã, thị trấn. Đã tập trung đấu tranh, chuyển hóa được 80 tuyến đường, tụ điểm thuộc 51 phường, xã, thị trấn.

- 06 tháng đầu năm 2015: Thành phố có 58 tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 60 phường, xã, thị trấn. Đã tập trung đấu tranh, chuyển hóa được 15 tuyến đường, tụ điểm thuộc 10 phường, xã, thị trấn.

- Mục tiêu 3: Xây dựng các mô hình thí điểm hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm hoàn lương, hòa nhập cộng đồng, cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe và can thiệp dự phòng lây truyền HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục; học nghề, vay vốn, giải quyết việc làm thông qua chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá và các chương trình tín dụng ưu đãi bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người bán dâm thay đổi công việc, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng xã hội một cách bền vững.

Giai đoạn năm 2011 - 2012, Thành phố bố trí Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội Phú Nghĩa tổ chức tiếp nhận 186 người bán dâm để giáo dục, chữa bệnh và phục hồi hành vi, nhân cách (trong đó có 49 người hộ khẩu Thành phố, chiếm tỷ lệ 26,34%); đồng thời tổ chức tuyên truyền cho học viên tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và mở các lớp học văn hóa, dạy nghề trước khi tái hòa nhập cộng đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “không áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn và không đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm”, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố xây dựng các mô hình thí điểm hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm hoàn lương, hòa nhập cộng đồng, cung cấp các dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, dạy văn hóa, dạy nghề, vay vốn và giải quyết việc làm gắn với chương trình an sinh xã hội của địa phương nhằm giúp cho người bán dâm an tâm, ổn định cuộc sống, đến nay, đã thu hút được 1.323 lượt người bán dâm tham gia mô hình.

- Mục tiêu 4: Củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Đoàn, Đội, Tổ kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn chủ động, tích cực kiểm tra và kiên quyết xử lý các hoạt động kinh doanh biến tướng, trá hình của tệ nạn mại dâm; kịp thời đưa ra tổ dân phố kiểm điểm đối với chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm cam kết để xảy ra tệ nạn mại dâm tại cơ sở mình quản lý.

Đã tổ chức tập huấn cho 1.632 lượt cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và 1.392 lượt thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện tại các phường, xã, thị trấn nhằm nâng cao năng lực tiếp cận, truyền thông, tư vấn và cung cấp các dịch vụ can thiệp giảm hại, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS (đạt chỉ tiêu 100%).

3. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm:

Với phương châm “phòng ngừa là chính”, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các Sở - ngành, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong nhân dân gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”...

- Đã tổ chức 65.039 buổi tuyên truyền với 1.981.476 lượt người tham dự; xây dựng và phổ biến 594.087 tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, tờ bướm và khẩu hiệu, panô, áp phích cổ động trực quan.

- Tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu phẩm, panô, áp phích tuyên truyền về phòng, chống mại dâm và thực hiện 300 đĩa CD gồm những tác phẩm đạt giải trong cuộc thi làm tài liệu tuyên truyền; 767 buổi báo cáo chuyên đề về phòng, chống mại dâm (gồm 4 chuyên đề: Xây dựng lối sống và giá trị bản thân; Giáo dục sức khỏe; Giáo dục lịch sử và Kỹ năng phòng, chống tái nghiện) với 60.201 lượt người tham dự; xây dựng phim tài liệu về 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 và 14 chương trình phòng, chống mại dâm phát trên Đài Truyền hình Thành phố; đồng thời phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Trung ương và Thành phố xây dựng nhiều chương trình, bản tin nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy, mại dâm đến nhân dân.

- Triển khai thực hiện việc ký bản cam kết đối với chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ đối với người lao động đang làm việc tại cơ sở. Đến nay, Thành phố có 30.164/32.262 cơ sở thực hiện ký Bản cam kết (chiếm tỷ lệ 93,50%).

Thông qua hoạt động mít tinh, diễu hành, hội diễn văn nghệ, ngày hội truyền thống, sinh hoạt tổ dân phố... các địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa bàn dân cư hưởng ứng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm, giúp cho người dân nhận thức được mại dâm là một tệ nạn xã hội trái với truyền thống văn hóa của dân tộc, tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của nhân dân.

4. Công tác kiểm tra, thanh tra, triệt phá ổ nhóm mại dâm:

Tăng cường đấu tranh triệt phá các điểm, tụ điểm, tuyến đường, các đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm; nhất là đối với đường dây mại dâm cao cấp trong giới người mẫu, sinh viên, học sinh; đồng thời xử lý nghiêm minh các đối tượng chủ chứa, môi giới, những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em, các tổ chức đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm nhằm góp phần kéo giảm tình hình phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý. Các địa phương có địa bàn giáp ranh (liên phường, liên quận) đã tiến hành ký kết kế hoạch liên tịch tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội bằng các biện pháp: tổ chức tuần tra chung các lực lượng, phối hợp bố trí chốt chặn, kiểm tra và tiến hành họp giao ban định kỳ hàng tháng để trao đổi thông tin về tình hình tệ nạn xã hội, đánh giá kết quả phối hợp đấu tranh chuyển hóa địa bàn, tụ điểm, qua đó đã kéo giảm tình trạng mại dâm nơi công cộng di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác hoạt động.

Giai đoạn 2011 - 2015, các Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tổ chức kiểm tra 44.220 lượt cơ sở/32.262 cơ sở, phát hiện 25.389 lượt cơ sở vi phạm liên quan đến hoạt động văn hóa, xã hội (tỷ lệ 57,41%); đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 25.389 lượt cơ sở (trong đó phạt tiền 21.748 cơ sở với tổng số tiền phạt là 150.657.000.000 đồng, phạt cảnh cáo 1.503 cơ sở, đình chỉ kinh doanh 569 cơ sở, thu hồi giấy phép 83 cơ sở; áp dụng hình thức xử lý khác 1.486 cơ sở).

Lực lượng Công an Thành phố và Công an các quận, huyện đã phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức truy quét 8.487 lượt hoạt động mại dâm tại nơi công cộng. Kết quả: đã kiểm tra, bắt giữ 2.167 đối tượng (trong đó có 1.126 đối tượng liên quan đến tệ nạn mại dâm) và tiến hành điều tra, khám phá 845 vụ vi phạm về mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, bắt 2.410 đối tượng (trong đó có 371 đối tượng chủ chứa, môi giới; 1.359 đối tượng bán dâm; 680 đối tượng mua dâm); số vụ án liên quan đến mại dâm được Cơ quan điều tra khởi tố là 236 vụ, 365 bị can; Viện Kiểm sát nhân dân đã thực hành quyền công tố và truy tố 231 vụ, 370 bị can liên quan đến tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên; Tòa án nhân dân đã xét xử 194 vụ, 300 bị cáo, trả hồ sơ 44 vụ, 94 bị cáo và tổ chức xét xử lưu động, công khai 10 vụ, 45 bị cáo.

5. Xây dựng các mô hình tại cộng đồng hỗ trợ và giúp đỡ người bán dâm phòng, chống HIV/AIDS và tái hòa nhập cộng đồng:

Trong năm 2011 - 2012, Thành phố đã giải quyết cho 186 người bán dâm được tái hòa nhập cộng đồng về địa phương nơi cư trú (có 49 người thường trú tại Thành phố). Thực hiện Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính “không áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn và không đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm”, Thành phố đã chuyển đổi phương thức từ quản lý tập trung người bán dâm vi phạm tại các Trung tâm chữa bệnh sang xây dựng các mô hình thí điểm hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố xây dựng thí điểm các mô hình tư vấn, can thiệp, giảm hại nhằm hỗ trợ cho phụ nữ có nhu cầu hoàn lương trên địa bàn Thành phố; thu hút 1.323 lượt người bán dâm tham gia mô hình (đã tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 973 lượt người; hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho 45.122 lượt người; hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm cho 560 người; hỗ trợ vốn kinh doanh mua bán nhỏ cho 520 lượt người và thực hiện chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ can thiệp dự phòng) với tổng kinh phí thực hiện là 2.018.000.000 đồng. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã xây dựng 258 câu lạc bộ, đội nhóm như: Câu lạc bộ “Phụ nữ vươn lên”, “Lá chắn”, Phụ nữ xa quê”, “Nữ chủ nhà trọ”... tập hợp hơn 3.885 phụ nữ tham gia. Thông qua các buổi sinh hoạt đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi giúp các đối tượng vững vàng vươn lên mưu sinh lập nghiệp bằng chính khả năng lao động của mình. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ cho vay vốn làm ăn đối với đối tượng nghèo khó, không có việc làm, góp phần giúp người lầm lỡ ổn định cuộc sống.

Năm 2014 - 2015, được sự hỗ trợ của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình thí điểm “Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người bán dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua 01 năm thực hiện đã tập hợp được 50 người tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ “Chúng tôi là phụ nữ” (Câu lạc bộ Sen Xanh) để tư vấn tâm lý, pháp luật và hỗ trợ học nghề tại Trung tâm Đào tạo làm tóc Loreal với mức kinh phí của Trung tâm là 35.000.000 đồng/người/khóa đào tạo, có 10 người được xét chọn vào học tại Trung tâm.

6. Xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm:

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTUMTTQVN ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về ban hành các tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với các Sở - ngành đã xây dựng và triển khai Kế hoạch liên tịch số 3911/KHLT-SLĐTBXH-CATP-SVHTTDL-UBMTTQTP về tổ chức triển khai xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2011 - 2015.

Theo số liệu tổng hợp từ Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường xã, thị trấn, trên địa bàn Thành phố có 50/319 phường, xã, thị trấn có tệ nạn mại dâm; Cơ quan thường trực thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT Thành phố đã tiến hành rà soát, chọn 53 phường, xã, thị trấn để tổ chức 02 đợt phúc tra giai đoạn 03 năm, 05 năm liên tục đạt mức 1a, 1b về duy trì và giữ vững địa bàn, không để xảy ra tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn quản lý. Qua đó, đã đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen cho 26 phường, xã, thị trấn có 05 năm liên tục đạt mức 1a, 1b và Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen cho 21 phường, xã, thị trấn có 03 năm liên tục đạt mức 1a, 1b và có 06 phường, xã, thị trấn không đề xuất khen thưởng (do 02 phường không đạt chuẩn lành mạnh và 04 phường, xã không bổ sung hồ sơ, thủ tục khen thưởng theo quy định).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội chủ động phối hợp với lực lượng Công an và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình phát sinh tệ nạn xã hội nơi công cộng và tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ; xây dựng chương trình phối hợp kiểm tra, thu gom đối tượng tệ nạn xã hội tại các khu vực, tuyến đường, tụ điểm trên địa bàn Thành phố. Kết quả, đã thu gom 951 đối tượng (trong đó có 185 đối tượng nghiện ma túy, 456 đối tượng hoạt động mại dâm, 05 đối tượng chăn dắt mại dâm, 305 đối tượng lang thang sinh sống nơi công cộng), bàn giao cho Công an phường, xã, thị trấn nơi phát hiện đối tượng vi phạm để lập hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật.

7. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí được phân bổ cho chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 là: 7.547.000.000 (bảy tỷ năm trăm bốn mươi bảy triệu) đồng, trong đó:

- Kinh phí từ nguồn Trung ương cấp cho Thành phố thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là: 465.000.000 đồng;

- Kinh phí cấp từ nguồn ngân sách của Thành phố (phân bổ thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) là: 7.082.000.000 đồng.

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ:

1. Mặt đạt được:

- Công tác phòng, chống mại dâm là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được đưa vào chương trình, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và được cụ thể hóa bằng các chỉ thị, quyết định, kế hoạch triển khai thực hiện của các cấp chính quyền từ Thành phố đến cơ sở nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và người dân trên địa bàn dân cư, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng nhóm, từng đối tượng tại địa bàn các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, gắn với các biện pháp xử lý hành chính; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn.

- Công tác kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội được thực hiện kiên quyết, liên tục; nhất là đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Thông qua việc đấu tranh triệt phá các đường dây mại dâm đã xử lý triệt để số đối tượng được mệnh danh là hoa hậu, diễn viên, người mẫu, sinh viên, làm thay đổi về quan điểm, xu hướng đấu tranh, giải quyết tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố.

- Tội phạm và tệ nạn mại dâm tại các điểm, tụ điểm, tuyến đường và tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” hoạt động mại dâm trá hình được các cơ quan chức năng phối hợp đấu tranh, chuyển hóa có hiệu quả, góp phần kéo giảm đáng kể tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục trong cộng đồng dân cư. Nhiều phường, xã, thị trấn và khu phố, ấp được công nhận các danh hiệu văn hóa.

- Thông qua xây dựng và nhân rộng mô hình thí điểm hỗ trợ, giúp đỡ cho người bán dâm, kết hợp với việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa phương đã có tác động tích cực đến người bán dâm, mong muốn được hoàn lương, hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.

- Đội ngũ cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn được kiện toàn; mỗi quận, huyện bố trí từ 01 đến 02 cán bộ và mỗi phường, xã, thị trấn bố trí 01 cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; đã thành lập 319 Đội công tác xã hội tình nguyện với 2.150 thành viên tham gia trên địa bàn 319 phường, xã, thị trấn tham gia hiệu quả trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng trong thời gian qua.

2. Khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân:

a) Khó khăn, vướng mắc:

- Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm hiện nay chỉ quy định xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh chứ không quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi khiêu dâm, kích dục; trong khi đó những hành vi này hiện nay rất phổ biến trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ như: nhà hàng, quán bar, vũ trường, cơ sở massage, xông hơi - xoa bóp, karaoke, hớt tóc gội đầu, cà phê đèn mờ... có tiếp viên nữ nhằm mục đích câu kéo khách.

- Theo quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 “mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm; bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý mại dâm đồng tính bởi theo quy định, giao cấu chỉ được hiểu là quan hệ tình dục giữa nam và nữ.

- Công tác hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm của chính quyền địa phương thông qua việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn... hiệu quả chưa cao. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở một số địa phương còn hạn chế, chưa bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu, nhất là việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cũng như các chương trình can thiệp giảm hại, tình dục an toàn cho đối tượng bán dâm và đối tượng có nguy cơ cao.

- Vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể ở một số địa phương chưa được chú trọng, làm hạn chế việc phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn tội phạm liên quan đến tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý.

- Các đối tượng bán dâm hiện nay đều hiểu biết các quy định pháp luật, khi bị cơ quan Công an bắt thì chỉ bị xử phạt hành chính chứ không áp dụng biện pháp “đưa người vào cơ sở chữa bệnh hoặc chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền địa phương”, nên ngang nhiên thực hiện hành vi trao đổi, ngã giá mua bán dâm, vi phạm pháp luật nhiều lần. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay không quy định biện pháp chế tài đối với các đối tượng thường xuyên vi phạm hành chính về hành vi bán dâm hoặc khiêu dâm, kích dục.

- Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ hiện nay theo Luật Doanh nghiệp còn nhiều vấn đề bất cập như: không quy định về xác minh nhân thân và địa chỉ kinh doanh khi cấp giấy phép kinh doanh đã tạo điều kiện cho các đối tượng là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ bị xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa, tệ nạn xã hội dễ dàng sang tên đổi chủ nhằm né tránh việc đóng phạt và hình thức xử lý tăng nặng hơn khi tái phạm. Điều này đã tạo nên nhiều bức xúc đối với chính quyền địa phương, dư luận nhân dân và ảnh hưởng không ít đến công tác quản lý nhà nước trong những năm qua đối với lĩnh vực này.

b) Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đã làm cho nhiều người (phần lớn là người có trình độ học vấn thấp, không nghề nghiệp) rời bỏ miền quê đến Thành phố mưu sinh, tìm việc làm, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Vì cuộc sống, họ chấp nhận làm việc tại những cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ bị lôi kéo, ép buộc sa vào tệ nạn mại dâm. Bên cạnh đó, tầng lớp người giàu và một bộ phận thanh niên tha hóa có nhu cầu ăn chơi phung phí, lối sống buông thả, trụy lạc; khách nước ngoài đến Thành phố lợi dụng con đường du lịch để mua dâm hoặc “xem mắt cô dâu, chọn vợ” trái pháp luật.

+ Thực trạng hiện nay sau khi đối tượng vi phạm tệ nạn mại dâm bị xử phạt vi phạm hành chính thì di chuyển nơi cư trú, do đó chính quyền địa phương không thể tiếp cận để truyền thông, tư vấn và hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm.

+ Trong điều kiện kinh tế hiện nay, tình trạng thất nghiệp, sự phân hóa giàu, nghèo làm cho con người phải mưu sinh để kiếm sống, ít quan tâm đến việc giáo dục con em trong gia đình, giá trị đạo đức truyền thống dần bị xói mòn, thuần phong mỹ tục bị giảm đi, làm cho tệ nạn mại dâm ngày một phát triển.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Vai trò quản lý nhà nước của chính quyền ở một số địa phương còn buông lỏng, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa sâu sát; công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn ở một số nơi chưa được quan tâm thực hiện quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đã tạo điều kiện cho hoạt động mại dâm biến tướng, trá hình vẫn còn tồn tại, để các cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng sơ hở trong việc quản lý tổ chức hoạt động mại dâm trên địa bàn mà chưa có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lý các hành vi vi phạm vẫn còn mang tính đẩy đuổi, mới xử lý phần ngọn (là người bán dâm), chưa xử lý triệt để được phần gốc (là đối tượng chủ chứa, môi giới, bảo kê, chăn dắt...) và chưa làm tốt công tác vận động người cho thuê mặt bằng nên kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm ở một số địa phương còn những hạn chế nhất định.

+ Việc kiểm soát Internet, loại trừ các xuất bản phẩm độc hại (sách báo, phim ảnh, băng đĩa), các chế định về quản lý website, blog đồi trụy còn nhiều hạn chế đã làm cho việc phòng, chống tệ nạn mại dâm, các biến tướng trá hình của mại dâm và công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

+ Công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho học viên trong thời gian còn quản lý ở cơ sở chữa bệnh, tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định do phần lớn các đối tượng vào Trung tâm có trình độ văn hóa thấp, mù chữ, một số đối tượng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên phải tiếp tục bán dâm để nuôi sống bản thân và gia đình. Mặt khác, lối sống vật chất, thực dụng đã ảnh hưởng đến một bộ phận nữ thanh niên, những đối tượng này hoạt động mại dâm không do hoàn cảnh khó khăn, thất học, nghèo khổ mà vì muốn có nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc để đáp ứng cuộc sống đua đòi của bản thân.

+ Hoạt động của Tổ kiểm tra liên ngành ở một số phường, xã, thị trấn còn mang tính hình thức, chưa tập trung cao nên một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng để hoạt động biến tướng, trá hình và vi phạm pháp luật nhưng chưa được phát hiện, kiểm tra và xử lý kịp thời. Hình thức xử lý các hành vi vi phạm chưa đủ sức thuyết phục và răn đe, giáo dục đối tượng hoạt động mại dâm; nhất là những đối tượng chủ chứa, môi giới mại dâm, chăn dắt, bảo kê, cho vay nặng lãi, cho thuê phương tiện xe gắn máy để gái mại dâm hoạt động...

3. Bài học kinh nghiệm:

Một là, nơi nào có sự quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện một cách quyết liệt, cụ thể của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, trách nhiệm cửa các ban, ngành, đoàn thể, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân thì ở đó công tác phòng ngừa, đấu tranh sẽ đạt hiệu quả cao.

Hai là, thực hiện toàn diện, đồng bộ các giải pháp, lấy phòng ngừa là cơ bản, tập trung tuyên truyền sâu rộng, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đồng thời chăm lo giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, quy hoạch cụ thể các ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố phù hợp với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hoạt động kinh doanh biến tướng, trá hình của tệ nạn mại dâm; đấu tranh xử lý nghiêm theo pháp luật đối với đối tượng chủ chứa, môi giới, bảo kê.

Thứ tư là, tăng cường phối hợp chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các ngành, các cấp; kiên trì đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào nhân dân tham gia hưởng ứng tố giác, đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư.

Năm là, thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc và phát hiện các mô hình có hiệu quả để kịp thời nhân rộng; đồng thời xử lý nghiêm minh, kiên quyết đối với các đối tượng vi phạm tệ nạn mại dâm, kể cả các cơ quan, cá nhân thiếu trách nhiệm để tệ nạn mại dâm xảy ra trên địa bàn, cơ sở do mình quản lý.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ các nội dung như sau:

1. Sớm ban hành Luật phòng, chống mại dâm để tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm đạt kết quả tốt trong thời gian tới.

2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003, Nghị định số 178/2004/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, tránh chồng chéo giúp cho công tác phòng, chống mại dâm đạt hiệu quả. Cụ thể: bổ sung quy định xử lý các đối tượng có hành vi sử dụng phương thức hoạt động khiêu dâm, kích dục tại cơ sở kinh doanh dịch vụ; quy định xử lý mại dâm nam, mại dâm đồng tính, mại dâm có yếu tố người nước ngoài và sớm có văn bản hướng dẫn biện pháp quản lý, xử lý người vi phạm tệ nạn mại dâm theo quy định hiện nay.

3. Quy định biện pháp xử lý đối với người bán dâm thường xuyên vi phạm đã bị xử lý hành chính nhiều lần (ít nhất từ 03 lần trở lên) mà vẫn tiếp tục tái phạm, đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc lao động công ích nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật có hiệu quả.

4. Điều chỉnh, bổ sung Chương V Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Khi cấp mới, cấp lại hoặc bổ sung, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép phải tiến hành thẩm tra và có ý kiến xác nhận của chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở trước khi cấp, nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ đối với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ thường xuyên vi phạm và có hành vi né tránh bằng cách thay đổi địa điểm, người đại diện pháp luật hoặc xin cấp giấy phép với tư cách pháp nhân mới nhằm tránh bị xử lý tăng nặng khi tái phạm.

5. Ban hành chính sách, chế độ và tăng định mức hỗ trợ kinh phí trong việc thực hiện các chương trình trợ giúp cho người bán dâm hoàn lương, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận các nguồn trợ giúp của cộng đồng xã hội, được dạy nghề, hướng nghiệp, trợ vốn tạo việc làm, được tham gia các dịch vụ hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS, giúp họ hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.

6. Có cơ chế, biện pháp quản lý các website, blog cá nhân và các hình thức khác trên mạng internet để ngăn ngừa việc tán phát các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy và ngăn chặn các hình thức môi giới, chào hàng mại dâm bằng những phương tiện này.

7. Giao thẩm quyền cho Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội các tỉnh, thành phố được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và phòng chống tệ nạn mại dâm nói riêng để phát huy tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:

1. Thực trạng tình hình mại dâm:

Tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố hiện nay hoạt động dưới nhiều hình thức biến tướng, trá hình, thủ đoạn ngày càng tinh vi và diễn biến khá phức tạp, nhất là tình trạng mại dâm nơi công cộng có xu hướng giảm về bề nổi nhưng chuyển sang hoạt động bằng các hình thức trung gian thông qua đối tượng chăn dắt, bảo kê để móc nối giao dịch mua bán dâm.

Hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ như: khách sạn, nhà nghỉ, phòng cho thuê; các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc gội đầu, cơ sở chăm sóc sức khỏe (xông hơi, xoa bóp, y học cổ truyền day ấn huyệt, cạo gió giác hơi) hoặc một số nhà hàng, karaoke, vũ trường và mại dâm nam, mại dâm đồng tính, mại dâm có yếu tố nước ngoài có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện tượng chào hàng, môi giới mại dâm theo phương thức gái gọi, gái bao theo tour du lịch và trên các phương tiện thông tin hiện đại đã và đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng là những thách thức tác động xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

2. Mục tiêu - Chỉ tiêu:

a) Mục tiêu: Phòng ngừa và tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn mại dâm nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm và đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cho họ cơ hội thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

b) Chỉ tiêu cụ thể:

- 100% phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn thông qua các hoạt động thông tin, truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống mại dâm, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối với người bán dâm.

- Đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm 100% vụ việc vi phạm được phát hiện. Từng bước kéo giảm số tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm; đồng thời duy trì và giữ vững kết quả đấu tranh chuyển hóa địa bàn đã đạt được, không để tình trạng tái phát sinh các tụ điểm mới, nếu có phải triệt phá ngay.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình thí điểm về công tác hỗ trợ giúp đỡ người bán dâm hòa nhập cộng đồng, phấn đấu có ít nhất 200 chị em phụ nữ bán dâm tham gia mô hình được cung cấp các dịch vụ về tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, dạy văn hóa, dạy nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn gắn với các chương trình an sinh xã hội của địa phương, giúp cho họ ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

- 100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội quận, huyện, phường, xã, thị trấn và Đội công tác xã hội tình nguyện được tập huấn, nâng cao năng lực về tiếp cận, truyền thông và tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mại dâm.

3. Giải pháp thực hiện:

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm:

- Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội, tập trung vào đối tượng phụ nữ lao động nhập cư không có việc làm ổn định, học sinh, sinh viên trong các Trường Trung học Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhân viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng để nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn mại dâm.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tại địa bàn cơ sở và phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tăng cường vận động toàn dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, nhất là các đối tượng chủ chứa, môi giới, tổ chức hoạt động mại dâm có đường dây trong và ngoài nước. Kịp thời đưa ra tổ dân phố, khu phố để kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc đối với chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng hoạt động mại dâm hoặc có biểu hiện biến tướng, trá hình hoạt động mại dâm, không thực hiện đúng cam kết để tệ nạn mại dâm xảy ra tại cơ sở kinh doanh do mình quản lý, xem đây là biện pháp giáo dục để răn đe và làm cơ sở xử lý vi phạm hành chính tăng nặng nếu tái phạm.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật và nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm:

- Kiện toàn quy hoạch các ngành nghề kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội ở các quận, huyện tiến tới thực hiện quy hoạch chung trên toàn địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm chấn chỉnh, xác lập lại tình hình an ninh trật tự trong lĩnh vực hoạt động văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội; đồng thời thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 13/2014/CT-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền để phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý mà không có biện pháp xử lý một cách triệt để; đồng thời căn cứ vào kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương. Chú trọng phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể ở địa phương trong công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn, tụ điểm và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, thành viên các Đoàn, Đội kiểm tra liên ngành các cấp có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý nhà nước, công tác xã hội, thanh tra, kiểm tra để tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm ở địa phương;

- Tiếp tục rà soát và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm trên địa bàn Thành phố, nhất là công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đảm bảo đúng quy định pháp luật; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra sau khi cấp phép kinh doanh để tránh tình trạng cấp giấy phép mới đối với những chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ liên tục có hành vi vi phạm pháp luật.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra của các lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn, kiên quyết xử lý các hoạt động kinh doanh biến tướng, trá hình của tệ nạn mại dâm.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ đối với các website, blog cá nhân, video clip đen, các ấn phẩm đồi trụy, độc hại và các hình thức giới thiệu, quảng bá khác trên mạng Internet để kịp thời ngăn chặn các việc môi giới, chào hàng mại dâm bằng những phương tiện này.

- Đẩy mạnh công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn gắn với việc xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm. Kéo giảm hàng năm số địa bàn có tệ nạn mại dâm, số cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm, làm trong sạch các địa bàn phức tạp và xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, kiên quyết không để tái phát mại dâm công khai trên đường phố, nơi công cộng trên địa bàn Thành phố.

- Ngành Công an cần chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm; nhất là các tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm nơi công cộng đã tồn tại từ năm 2011 đến nay; tập trung điều tra, triệt phá các đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm liên tỉnh, liên quốc gia và các cơ sở kinh doanh dịch vụ bất chấp pháp luật chứa chấp mại dâm hoặc tổ chức kinh doanh biến tướng, trá hình của tệ nạn mại dâm.

- Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân đẩy mạnh công tác truy tố, xét xử, lựa chọn các vụ án điểm để đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe, giáo dục các loại đối tượng và phòng ngừa chung; đảm bảo các vụ việc bị phát hiện đều được xét xử kịp thời, nghiêm minh đối với các đối tượng chủ chứa, môi giới, chăn dắt, bảo kê nhất là tội phạm mua bán người vì mục đích mại dâm.

- Nghiên cứu, đề xuất nâng Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm thành Luật Phòng, chống mại dâm; kiến nghị bổ sung, hoàn thiện Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống mại dâm phù hợp với thực tiễn, trong đó tập trung vào các quy định về hành vi mua, bán dâm cho cả nam và nữ, các hành vi khiêu dâm, kích dục và các biện pháp can thiệp, giảm hại, phòng, chống HIV/AIDS và nâng cao chất lượng hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn để đánh giá hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với tệ nạn mại dâm và kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

c) Tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ và can thiệp giảm tác hại; đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người bán dâm.

- Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực về hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng cho cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương và cán bộ trực tiếp tham gia công tác hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho người bán dâm.

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình trợ giúp người bán dâm là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ xã hội (giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, thay đổi công việc...) thông qua các chương trình an sinh xã hội tại địa phương và tăng cường các giải pháp hỗ trợ tại gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng, chống lây nhiễm HIV, tạo điều kiện cho họ được ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng xã hội một cách bền vững.

d) Bố trí nguồn lực tài chính:

- Đề xuất bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mại dâm trong những năm tiếp theo trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra (bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương).

- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức xã hội để hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục phòng, chống tệ nạn xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND. TP;
- Các Sở - ngành, Đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Chi cục PCTNXH;
- VPUB:CPVP;
- Phòng VX, THKH, PCNC;
- Lưu: VT, (VX-TC)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

SỐ LIỆU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

(kèm theo Báo cáo số 266/BC-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Nội dung

Đơn vị tính

Số đầu kỳ (Năm 2010)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng 2015

Tổng s (2011-2015)

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH

1. Tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm hiện có trên địa bàn

- Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm hiện có trên địa bàn

cơ sở

26.327

28.399

29.195

29.906

32.335

32.262

32.262

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cơ sở lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê...)

cơ sở

14.828

16.365

15.182

15.771

15.857

16.145

16.145

+ Nhà hàng karaoke và cơ sở massage

cơ sở

761

1.124

1.310

1.277

1.338

1.358

1.358

+ Vũ trường

cơ sở

31

31

29

26

28

32

32

+ Loại hình khác (quán bia, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, cắt tóc gội đầu...)

cơ sở

10.707

10.879

12.674

12.832

15.112

14.727

14.727

- Số cơ sở đã ký cam kết không để xảy ra tệ nạn mại dâm

cơ sở

24.447

25.500

25.500

13.500

13.500

30.164

30.164

- Tổng số tiếp viên làm việc trong các cơ sở KDDV

người

13.186

15.442

17.590

12.388

11.899

11.713

11.713

Trong đó:

người

 

 

 

 

 

 

 

+ Số có hợp đồng lao động

người

10.891

9.281

14.840

9.634

8.273

8.286

8.286

+ Số tiếp viên là nữ giới

người

12.383

10.916

17.053

11.887

11.065

9.758

9.758

+ Số tiếp viên là người ngoại tỉnh

người

5.649

6.478

11.952

7.716

6.235

5.499

5.499

+ Số tiếp viên dưới 18 tuổi

người

100

119

131

139

130

133

133

2. Tình hình các ổ nhóm, tụ điểm, địa bàn có dấu hiệu hoạt động mại dâm nơi công cộng

Số tụ điểm, địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm

tụ điểm

61

75

75

58

54

43

43

3. Số người bán dâm trên địa bàn

- Số người bán dâm ước tính

người

3.000

6.500

7.000

5.500

5.300

5.000

5.000

- Số người bán dâm được các cơ quan chức năng thống kê (qua xử phạt hành chính; hỗ trợ xã hội, y tế, phòng, chống HIV/AIDS...)

người

95

126

135

123

115

110

609

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số người dưới 18 tuổi

người

10

20

22

15

15

8

80

+ Số là người ngoại tỉnh

người

85

106

113

108

100

102

529

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, điều hành

- Số lượng văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền

văn bản

 

 

 

 

 

 

0

- Số lượng văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống mại dâm trong phạm vi quản lý (Công văn chỉ đạo, Chương trình, Kế hoạch...)

văn bản

3

6

5

9

4

4

28

2. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

- Số buổi truyền thông về công tác PCMD tại cơ sở X, P, TT

buổi

15.321

20.901

17.099

11.964

10.917

4.158

65.039

- Số người tham dự các buổi truyền thông về PCMD tại cơ sở

lượt người

689.445

865.910

349.836

482.455

54.585

228.690

1.981.476

- Số Panô, áp phích được thực hiện về công tác PCMD tại cơ sở

pano

2.000

2.106

1.614

2.500

9.692

1.300

17.212

- Số tài liệu, tờ rơi, tờ bướm, sổ tay về PCMD

tài liệu

45.000

80.500

123.873

168.907

157.007

63.800

594.087

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của Đội kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội

- Tổng số cơ sở được thanh kiểm tra trong kỳ

lượt cơ sở

14.344

11.290

12.448

8.478

7.826

4.178

44.220

- Số cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm

lượt cơ sở

5.981

7.435

5.439

4.754

6.701

1.060

25.389

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cơ sở nhà nước

lượt cơ sở

0

0

0

0

0

0

0

+ Cơ sở ngoài nhà nước

lượt cơ sở

5.981

7.435

5.439

4.754

6.701

1.060

25.389

- Số cơ sở chịu các hình thức vi phạm pháp luật về PCMD

lượt cơ sở

5.981

7.435

5.439

4.754

6.701

1.060

25.389

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số bị rút giấy phép kinh doanh

lượt cơ sở

11

28

25

7

9

14

83

+ Số bị đình chỉ kinh doanh

lượt cơ sở

147

141

225

173

16

14

569

+ Sbị cnh cáo

lượt cơ sở

0

354

0

0

1.123

26

1.503

+ Sbị phạt tiền

lượt cơ sở

5.509

6.707

4.800

4.352

5.402

487

21.748

+ Số bị áp dụng các hình thức xử lý khác

lượt cơ sở

314

205

389

222

151

519

1.486

- Tổng số tiền phạt

Triệu đồng

16.345

26.352

35.066

37.737

35.075

16.427

150.657

4. Công tác truy quét, triệt phá ổ nhóm tổ chức hoạt động mại dâm

- Số cuộc truy quét tại địa điểm công cộng

cuộc

2.963

2.933

3.375

202

1.028

949

8.487

+ Tổng số đối tượng bắt giữ

người

396

302

317

804

239

505

2.167

+ Trong đó, số người bán dâm

người

286

216

293

291

239

87

1.126

- Số cuộc triệt phá tại cơ sở kinh doanh dịch vụ

cuộc

277

269

133

245

76

122

845

+ Tổng số người vi phạm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ

 

412

434

546

1.028

245

157

2.410

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số người mua dâm

người

69

29

188

315

83

65

680

+ Số người bán dâm

người

263

336

285

568

100

70

1.359

+ Số người bán dâm dưới 18 tuổi

người

0

0

0

0

0

0

0

+ Số chủ chứa, môi giới

người

80

69

73

145

62

22

371

- Tổng số người vi phạm

người

698

650

839

1.319

484

244

3.536

- Số người bị xử lý vi phạm hành chính

người

654

586

770

1.184

422

223

3.185

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số người mua dâm

người

69

29

188

315

83

65

680

+ Số người bán dâm

người

549

552

578

859

339

157

2.485

+ Số người bán dâm dưới 18 tuổi

người

0

0

0

0

0

0

0

+ Số chủ chứa, môi giới

người

36

5

4

10

0

1

20

- Số người bị xử lý hình sự

người

44

64

69

135

62

21

351

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số người mua dâm chưa thành niên

người

0

0

0

0

0

0

0

+ Số chứa mại dâm

người

29

40

43

48

17

5

153

+ Số môi giới mại dâm

người

15

24

26

87

45

16

198

5. Công tác truy tố, xét xử

- Số vụ việc liên quan đến mại dâm được CQĐT khởi tố

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số vụ

vụ

22

47

47

53

58

31

236

+ Số bị can

người

48

66

79

87

85

48

365

- Số vụ việc liên quan đến mại dâm được Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và truy tố

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số vụ

vụ

0

44

53

46

60

28

231

+ Số bị cáo

người

0

79

82

69

93

47

370

- Số vụ án mại dâm được Tòa án nhân dân xét xử

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số vụ

vụ

39

44

53

33

43

21

194

+ Số bị cáo

người

48

61

79

58

61

41

300

6. Hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm

- Tổng số người bán dâm được hỗ trợ

lượt người

398

7.924

7.135

9.361

11.010

9.692

45.122

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số người được hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ về phòng, chống lây nhiễm HIV

lượt người

398

7.924

7.135

9.361

11.010

9.692

45.122

+ Số đối tượng được tư vấn, trợ giúp pháp lý

lượt người

298

286

307

320

50

10

973

+ Số đối tượng được hỗ trợ học dạy nghề, tạo việc làm

lượt người

89

83

117

77

268

15

560

+ Số được vay vốn, sản xuất, kinh doanh

lượt người

184

90

142

74

214

0

520

+ Số tiền người bán dâm được vay

Triệu đồng

355

212

249

333

1.224

0

2.018

- Số đối tượng tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ đồng đẳng, nhóm tự lực...

lượt người

398

286

307

320

310

100

1.323

7. Xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm

- Tổng số xã, phường trên địa bàn

X, P, TT

322

322

322

322

319

319

319

- Số xã, phường, thị trấn có tệ nạn mại dâm

X, P, TT

38

55

56

58

52

50

50

- Số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm

X, P, TT

284

267

266

264

267

269

269

III. NGUỒN LỰC

1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm

- Tổng số cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương (gồm cả cán bộ kiêm nhiệm các cấp)

người

367

367

369

371

371

371

371

- Số cán bộ được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về công tác phòng, chống mại dâm

lượt người

359

367

365

268

367

360

360

2. Kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm

- Tổng số kinh phí chi cho công tác phòng, chống mại dâm

Triệu đồng

420.000

390.000

1.343.000

1.992.000

1.997.000

1.825.000

7.547.000

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương

Triệu đồng

110.000

40.000

190.000

115.000

120.000

0

465.000

+ Kinh phí bố trí từ ngân sách địa phương

Triệu đồng

310.000

350.000

1.153.000

1.877.000

1.877 000

1.825.000

7.082.000

+ Từ nguồn khác (tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước)

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

0

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Báo cáo 266/BC-UBND năm 2015 về tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015

Số hiệu: 266/BC-UBND
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Hứa Ngọc Thuận
Ngày ban hành: 23/10/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [14]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Báo cáo 266/BC-UBND năm 2015 về tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…