Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2015

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2014 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2015 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

Thực hiện Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 và Kế hoạch hoạt động năm 2015 như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2014

1. Đối với Ủy ban Dân tộc

1.1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn

Thực hiện văn bản số 164/LĐTBXH-BĐG ngày 21/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014, Ủy ban Dân tộc đã chủ động xây dựng kế hoạch và hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới. Cụ thể:

- Ban hành văn bản số 112/UBDT-DTTS ngày 20/2/2014 về việc hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới năm 2014;

- Ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBDT ngày 04/3/2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 của Ủy ban Dân tộc.

1.2. Kết quả triển khai thực hiện

Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 đã được Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt, kết quả như sau:

- Tổ chức 01 lớp tập huấn vùng Tây Nam Bộ gồm 05 tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre về công tác tuyên truyền, kỹ năng tư vấn các chủ trương, chính sách pháp luật về giới và bình đẳng giới tại cơ sở và hướng dẫn triển khai các hoạt động của Mô hình thí điểm năm 2014;

- Tổ chức 01 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm và tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên gồm 08 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đk Nông, Bình Phước, Bình Định, Quảng Nam;

- Tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới tại 02 tỉnh: Lâm Đồng (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) và Quảng Nam (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang);

- In ấn S tay công tác Bình đẳng giới để phát cho thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ tư vấn 30 tỉnh có xã thực hiện Mô hình thí điểm bình đẳng giới và phát các đại biểu tham dự các hoạt động bình đẳng giới năm 2015 của Ủy ban Dân tộc.

1.3. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 của Ủy ban Dân tộc là 280 triệu đồng, đã giải ngân 280 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

2. Đối với 30 tỉnh thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới

2.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

Ngay sau khi có văn bản số 112/UBDT-DTTS ngày 20/2/2014 về việc hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới năm 2014; Ban Dân tộc 30 tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới năm 2014, gồm một số hoạt động chính như sau:

- Tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức cho người dân trên địa bàn xã, thôn/bản về các lĩnh vực bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục...

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS trên địa bàn xã, thôn/bản;

- Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã, thôn/bản;

- Xây dựng các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đng giới như: tờ rơi, tờ gấp để phát cho nhân dân trên địa bàn xã, thôn/bản...

2.2. Kết quả thực hiện

Đã có 29/30 tỉnh triển khai thực hiện Mô hình thí điểm, còn lại 01 tỉnh (Hà Tĩnh) chưa triển khai thực hiện Mô hình do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh không cấp kinh phí. Kết quả đến nay 29 tỉnh trên về cơ bản đã hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch đề ra, cụ thể:

- Ban Chỉ đạo Mô hình các tỉnh đã tổ chức được từ 1 - 2 buổi nói chuyện chuyên đề bình đẳng giới về lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa... cho hàng trăm lượt đồng bào DTTS trên địa bàn xã, thôn/bản thực hiện Mô hình. Ngoài ra Ban Chỉ đạo Mô hình một số tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ còn tổ chức một số buổi chiếu phim về lĩnh vực gia đình, chăm sóc y tế, bạo hành gia đình để minh họa cho dân hiểu thêm; Tổ chức thi tìm hiu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới thông qua hình thức hái hoa dân chủ.

- Tổ tư vấn cố định tại thôn/bản đã tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ kiến thức về bình đẳng giới cho người dân tại địa phương trên cơ sở Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; chủ động ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực trên cơ sở giới; tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thời một số vụ việc liên quan đến bất bình đẳng giới; tổ chức hòa giải, góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư đối với các gia đình, đối tượng gây nên bất bình đẳng giới. Năm 2014, bình quân Ttư vấn cố định đã tư vấn, cung cấp thông tin cho khoảng trên 50 lượt người/thôn, bản thực hiện Mô hình;

- Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của xã, thôn/bản các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới trên các lĩnh vực gia đình, y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, định kỳ từ 1 - 3 buổi/tuần, tùy thuộc vào kế hoạch của từng Ban Chỉ đạo;

- Ban chỉ đạo Mô hình các tỉnh đã tổ chức in ấn tờ rơi, tờ gấp bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc để phát cho nhân dân trên địa bàn xã, thôn/bản với nội dung tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các vấn đề về y tế, giáo dục, tảo hôn, hôn nhân cận huyết...

2.3. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới năm 2014 là 20 triệu đồng/xã. Ban chỉ đạo Mô hình các tỉnh đã tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ, giải ngân đạt 100% kế hoạch đề ra.

3. Đánh giá chung

Năm 2014 là năm thứ hai triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới tại 30 xã vùng DTTS và miền núi bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Thông qua Mô hình, đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền sâu rộng hơn về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... phần nào đã cải thiện và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong các hoạt động xã hội, trong lao động sản xuất, bình đẳng và tạo cơ hội như nhau cho cả nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đời sống gia đình; số vụ bạo lực gia đình, tảo hôn... giảm đáng kể so với trước khi thực hiện Mô hình. Việc triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới, từ đó nâng cao nhận thức trong nhân dân, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, trưởng thôn/bản và người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn xã thực hiện Mô hình.

4. Khó khăn, vướng mắc:

4.1. Trong triển khai thực hiện

- Sự phối kết hợp giữa các Ban, ngành, đoàn thể chưa có sự đồng bộ, chưa kịp thời và chưa đạt so với yêu cầu đề ra. Cán bộ làm công tác của Ban Chỉ đạo là cán bộ kiêm nhiệm nên việc tham mưu, giúp việc còn hạn chế.

- Địa bàn các xã thực hiện Mô hình rất rộng, chủ yếu là miền núi, vùng sâu, vùng xa nên đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ cán bộ xã, thôn/bản còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền tại xã còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về pháp luật bình đẳng giới của đồng bào DTTS chưa nhiều, những tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

4.2. Về kinh phí

- Năm 2014 kinh phí hoạt động của Mô hình là 20 triệu đồng, được phân bố từ nguồn kinh phí chung trong Chương trình quốc gia về bình đng giới tại Sở Lao động, Thương binh xã hội các tỉnh. Ban Dân tộc các tỉnh đã chủ động làm việc với Sở LĐTBXH sớm chuyển số kinh phí trên để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, một số Sở LĐTBXH đã không chuyển kinh phí sớm cho Ban Dân tộc tỉnh theo đề nghị, cá biệt tỉnh Hà Tĩnh Sở LĐTBXH không chuyển kinh phí cho Ban Dân tộc đthực hiện. Do vậy, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai thực hiện và kết quả chung của Mô hình thí điểm.

- Nguồn kinh phí năm 2014 giảm hơn 50% so với năm 2013 đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo các tỉnh, các hoạt động của Mô hình dự kiến trong năm 2014 phải cắt giảm đi rất nhiều, gây khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện của Ban Chỉ đạo Mô hình.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

ĐMô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới hoạt động có hiệu quả, Ủy ban Dân tộc đề xuất một số nội dung sau:

- Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2015; có ý kiến chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 30 tỉnh có xã thực hiện Mô hình thí điểm, yêu cầu chuyển nguồn kinh phí đã được phân bổ từ đầu năm về Ban Dân tộc các tỉnh - là cơ quan đầu mối hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Mô hình, để sớm triển khai thực hiện;

- Kinh phí thực hiện Mô hình năm 2014 thấp nên hiệu quả đạt được chưa cao, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét nâng mức kinh phí thực hiện Mô hình năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 lên 50 triệu đồng/Mô hình cho phù hợp với tình hình thực tế.

III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2015

1. Tiếp tục triển khai các hoạt động của Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã được phê duyệt.

2. Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện bình đẳng gii, hỗ trợ trẻ em, nhất là trẻ em nghèo vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.

4. Kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Mô hình thí điểm tại một số tỉnh được lựa chọn.

5. Tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm (2012 - 2015) triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

6. Xây dựng báo cáo thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và dự kiến Kế hoạch thực hiện năm 2016 trình Lãnh đạo Ủy ban, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 và phương hướng kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ủy ban Dân tộc, kính gửi Quý Bộ tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTB và XH (Vụ Bình đẳng giới);
- Bộ trưởng, CNUB (để b/c);
- TT, PCN Hoàng Xuân Lương (để b/c);
- Website UBDT;
- Lưu: VT, Vụ DTTS (03b).

TL. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
VỤ TRƯỞNG VỤ DÂN TỘC THIỂU SỐ




Nguyễn Thị Tư

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Báo cáo 15/BC-UBDT năm 2015 về kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 và phương hướng kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ủy ban Dân tộc

Số hiệu: 15/BC-UBDT
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
Người ký: Nguyễn Thị Tư
Ngày ban hành: 11/02/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Báo cáo 15/BC-UBDT năm 2015 về kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 và phương hướng kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ủy ban Dân tộc

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…