Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CÔNG AN-BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC

Hà Nội , ngày 25 tháng 9 năm 2001

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG XV "CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH" CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là BLHS), Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

1. Về tình tiết "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm"

Đối với các tội: "cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ" (Điều 146 BLHS); "vi phạm chế độ một vợ, một chồng" (Điều 147 BLHS); tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn" (Điều 148 BLHS); "ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình" (Điều 151 BLHS); "từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng" (Điều 152 BLHS), BLHS có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" trong cấu thành tội phạm; do đó, cần chú ý:

Bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nếu trước đó người nào đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại:

a) Thực hiện chính hành vi đó. Ví dụ: trước đó A đã bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn; trước đó B đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn; v.v...

b) Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó. Ví dụ: trước đó A đã bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; trước đó B đã bị xử phạt hành chính về hành vi hành hạ vợ, con, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vi ngược đãi cha, mẹ; v.v...

Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính là hết thời hạn do pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định. Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 BLHS)

2.1. Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo luật định hoặc có hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc buộc họ phải cắt đút quan hệ hôn nhân đó.

Hành vi cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.

a) Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v... nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cần lưu ý rằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cho nên không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 BLHS.

b) Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, con đe doạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v...

c) Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.

d) Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v...

2.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.3. Chủ thể của tội này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Thông thường, chủ thể của tội này là bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn; người có ảnh hưởng nhất định trong gia đình của bên nam hay bên nữ (như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...); người có ảnh hưởng trực tiếp đến bên nam hoặc bên nữ (như: người vợ cũ, chồng cũ, con sau khi ly hôn, người tình cũ...); người có ảnh hưởng trong công tác (như: thủ trưởng đối với nhân viên) hoặc về tín ngưỡng, tôn giáo (như: các chức sắc trong tôn giáo đối với tín đồ).

3. Về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS)

3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...

3.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v...

b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

3.3. Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo khoản 2 Điều 147 BLHS mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội không chấp hành án theo Điều 304 BLHS.

4. Về tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148 BLHS)

4.1. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

4.2. Tổ chức tảo hôn là việc tổ chức cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lấy vợ, lấy chồng. Người tổ chức tảo hôn biết rõ hoặc có căn cứ để biết rõ là cả hai người hoặc một trong hai người mà mình tổ chức lễ cưới là chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Trong trường hợp, người tổ chức thực sự không biết việc đó hoặc bị nhầm lẫn về độ tuổi, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

4.3. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

4.4. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:

a) Người vi phạm cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn;

b) Đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

4.5. Chủ thể của tội tổ chức tảo hôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng thông thường là: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc người thân thích của bên nam, bên nữ.

Chủ thể của tội tảo hôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tuổi kết hôn đối với nam là từ 20 tuổi trở lên, tuổi kết hôn đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên.

5. Về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149 BLHS)

5.1. Đăng ký kết hôn trái pháp luật là việc người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn xác nhận sự kiện kết hôn (ghi vào sổ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn) cho người mà mình biết rõ là không đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 hoặc thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

5.2. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật, khi người vi phạm đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là xoá kỷ luật mà còn vi phạm.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, thì thời gian hiệu lực của kỷ luật đối với công chức là 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành. Công chức được coi là xoá kỷ luật nếu sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, công chức không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải bị xử lý kỷ luật và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho người bị kỷ luật thì cũng được coi là xoá kỷ luật nếu sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, công chức không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải bị xử lý kỷ luật, mặc dù cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chưa ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật.

Đối với cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn do pháp luật chưa có quy định thời hạn được xoá kỷ luật nên thời gian hiệu lực của kỷ luật cũng được tính là 12 tháng, kể từ ngày Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định xử lý kỷ luật.

Cần lưu ý, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì chỉ tính những trường hợp "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm" kể từ ngày 01/7/2000 trở đi, tức là ngày BLHS có hiệu lực thi hành.

5.3. Chủ thể của tội này là người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn, cụ thể là:

a) Người đại diện chính quyền hoặc người đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ta ở nước ngoài có thẩm quyền ký giấy chứng nhận kết hôn;

b) Cán bộ hộ tịch làm thủ tục đăng ký kết hôn ở UBND xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ của Sở Tư pháp đối với trường hợp đăng ký kết hôn có nhân tố nước ngoài;

c) Cán bộ làm thủ tục đăng ký kết hôn ở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

6. Về tội loạn luân (Điều 150 BLHS)

6.1. Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

6.2. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 115 BLHS).

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 113 BLHS) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 114 BLHS); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS) .

7. Về tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS)

7.1. Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

7.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS).

Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc Điều 93 BLHS về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử theo Điều 100 BLHS.

b) Người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

7.3. Đối tượng bị xâm hại quy định tại Điều 151 BLHS bao gồm:

a) Ông bà, bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại;

b) Cha mẹ, bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế;

c) Vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình;

d) Con, bao gồm con đẻ (con trong giá thú và con ngoài giá thú); con nuôi; con rể; con dâu; con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng;

đ) Cháu, bao gồm cháu nội, cháu ngoại;

e) Người có công nuôi dưỡng mình là anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ.

Cần lưu ý là, chỉ những trường hợp hành hạ, ngược đãi các đối tượng nêu trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; nếu hành vi hành hạ, ngược đãi được thực hiện đối với người không thuộc những đối tượng nêu trên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 BLHS; trường hợp hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ theo quy định tại Điều 146 BLHS.

8. Về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152 BLHS)

8.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 60 Chương VI của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa:

a) Vợ và chồng;

b) Cha, mẹ và con;

c) Ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;

d) Anh chị em với nhau.

8.2. Có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương.

8.3. Hành vi trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng thường được biểu hiện bằng việc không chịu đóng góp tiền, tài sản để cấp dưỡng mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó.

8.4. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:

a) Người vi phạm phải là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

b) Người vi phạm từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng;

c) Việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ như: ốm đau, bệnh tật, v.v…). Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm phải đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

8.5. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này cần lưu ý, nếu đã có bản án, quyết định của Toà án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 BLHS về tội không chấp hành án.

9. Hiệu lực thi hành của Thông tư

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2001.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn cần phải giải thích, hướng dẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

 

KT. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Phó Viện Trưởng

Phạm Sĩ Chiến

(Đã ký)

KT. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Thứ trưởng

Uông Chu Lưu

(Đã ký)

 

KT. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Phó Chánh án

Đặng Quang Phương

(Đã ký)

KT. Bộ trưởng Bộ Công an

Thứ trưởng

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE - THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY - THE SUPREME PEOPLE'S COURT - THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC

Hanoi, September 25, 2001

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE APPLICATION OF THE PROVISIONS IN CHAPTER XV "CRIMES OF INFRINGING UPON THE MARRIAGE AND FAMILY REGIMES" OF THE 1999 PENAL CODE

In order to correctly and uniformly apply the provisions in Chapter XV "Crimes of infringing upon the marriage and family regimes" of the 1999 Penal Code (hereinafter abbreviated to PC), the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy hereby jointly guide a number of points as follows:

1. Regarding the detail "have already been administratively sanctioned for such acts but repeat their violations"

For the crimes: "Forcible marriage or prevention of voluntary and progressive marriage" (Article 146 of the PC); "Bigamy" (Article 147, the PC); "Organizing underage marriage, entering into underage marriage" (Article 148, the PC); "Ill-treating or persecuting grand-parents, parents, spouses, children, grand-children and/or fosterers" (Article 151, the PC); "Refusing or evading the obligation to provide financial support" (Article 152, the PC), the PC has prescribed the detail "have already been administratively sanctioned for such acts but repeat their violations" in the constitution of crimes; therefore, attention should be paid to:

Being considered "have already been administratively sanctioned for such acts but repeat their violations," if earlier a person had already been administratively sanctioned for one of the acts listed in the above-mentioned articles, has not yet finished the time limit for being regarded as having never before been administratively sanctioned according to the law provisions on handling of administrative violations, but:

a) Commits such act. Example: Earlier, A had been administratively sanctioned for the act of forcible marriage, has not yet finished the time limit for being regarded as having never before been administratively sanctioned but re-committed the act of forcible marriage; earlier, B had been administratively sanctioned for the act of organizing underage marriage, has not yet finished the time limit for being regarded as having never been administratively sanctioned, but re-committed the act of organizing underage marriage; etc.

b) Commits one of the acts listed in such corresponding article. Example: Earlier, A had been administratively sanctioned for the act of forcible marriage, has not yet finished the time limit for being regarded as having never been administratively sanctioned, but committed the act of preventing voluntary and progressive marriage; earlier, B had been administratively sanctioned for the act of ill-treating his wife, children, has not yet finished the time limit for being regarded as having never been administratively sanctioned, but re-committed the act of ill-treating his father, mother; etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Regarding the crime of forcible marriage or prevention of voluntary and progressive marriage (Article 146, the PC)

2.1. Forcible marriage means employing all means to force other persons (the male, the female or both) into marriage against their own will.

Prevention of voluntary and progressive marriage means employing all means to prevent the marriage of persons eligible for marriage as provided for by law or committing an act of preventing other persons from maintaining voluntary and progressive marriage or forcing them to break off such marriage bonds.

Acts of forcible marriage, prevention of voluntary and progressive marriage are committed through various means such as persecution, ill-treatment, mental intimidation, property claim or other means.

a) Persecution, ill-treatment means cruel, ill treatment of other persons, thus causing prolonged physical or spiritual pains, such as frequent beating (possibly not causing injuries), detention, forcing them to abstain from eating and drinking, forcing them to stand the cold, scolding, humiliation, etc. in order to force the marriage or prevent voluntary and progressive marriage. It should be noted that acts of persecution and ill-treatment are means of forcible marriage or prevention of voluntary and progressive marriage, hence, no further penal liability examination shall be conducted against the crimes of persecution and ill-treatment prescribed in Article 110 or Article 151 of the PC.

b) Mental intimidation means threatening to harm the lives, health, honor, property or legitimate interests of the intimidated persons, making them to have grounds to really scare, hence have to subdue, such as the threat to set on fire houses, kill relatives, disclose personal lives of the intimidated persons, parents or family members, threaten to commit suicide if the couple marry each other, children threaten to abandon their houses or commit suicide if their fathers or mothers remarry, etc.

c) Property claim means an excessive and unconcessionible claim of property, which is considered one of the conditions for marriage in order to prevent voluntary marriage between a male and a female.

d) Other means may be the forcible departure of one or both parties in order to separate them; the kidnap of the person who does not want to marry the kidnapper in order to force her/him into marriage against her/his own will; the marriage of a person to another person by his/her family against the former’s will in order to separate the former from the person she/he wishes to marry voluntarily; etc.

2.2. The penal liability examination can only be effected against this crime when the offender has already been administratively sanctioned for such act but repeats the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Regarding bigamy (Article 147, the PC)

3.1. Living together like husband or wife means any married person lives with another person or any unmarried person lives with another person who he/she knows to be a married person openly or secretly but like a family. The cohabitation like husband and wife is often proved by common child (children) and the couple are considered by neighbors and the society as husband and wife, having common property, who have been educated by their families, offices and organizations but continue maintaining such relationship…

3.2. The penal liability examination can only be effected against this crime in one of the following cases:

a) The bigamous act causes serious consequences which may break up the family of one or both parties, thus leading to divorce, hence suicide by the husband, wife or child, etc.

b) The bigamist had already been administratively sanctioned for such act but repeated the violation.

3.3. In cases where the court has decided to dissolve the marriage or force the termination of co-habitation like husband and wife contrary to the monogamy but a couple continues to maintain such relationship, the offenders shall be examined for penal liability for bigamy according to Clause 2, Article 147 of the PC without being examined for additional penal liability for the failure to execute the judgment according to Article 304 of the PC.

4. Regarding the crime of organizing underage marriage, entering into underage marriage (Article 148, the PC)

4.1. Underage marriage means marrying a wife or husband when either or both parties have not yet reached the marital ages prescribed by the marriage and family legislation.

4.2. Organizing underage marriage means organizing the marriage for persons who have not yet reached the marital ages as prescribed by the marriage and family legislation. The underage marriage organizers clearly know or have grounds to know clearly that either or both persons who they organize the marriage for has (have) not yet reached the prescribed marital age(s). In cases where the organizers do not really know this or get confused about the age bracket, they shall not be examined for penal liability for this crime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.4. The penal liability examination for underage marriage can be effected only when there appear the following signs:

a) The offenders deliberately maintain the illegal husband-wife relationship with persons who have not reached the marital ages;

b) The court has issued a decision to force the termination of such relationship;

c) The offenders had already been administratively sanctioned for such act but repeated the violation.

4.5. The subjects of the crime of organizing underage marriage may be any persons having the penal liability capacity, but usually grandfathers, grandmothers, fathers, mothers, brothers, sisters or relatives of the male, the female.

The subjects of underage marriage may be any persons having the penal liability capacity and having already reached the marital ages under the marriage and family legislation. According to Article 9 of the 2000 Marriage and Family Law, the marital age for men is 20 or older, the marital age for women is 18 or older.

5. Regarding the crime of registering illegal marriage (Article 149, the PC)

5.1. Registering illegal marriage means that persons responsible for marriage registration certify the marriage (recording in the marriage register and granting the marriage certificates) for the persons who they know are not eligible for marriage according to the provisions in Clauses 1 and 2 of Article 9 or who fall under one of the cases banned from marriage as provided for in Article 10 of the 2000 Marriage and Family Law.

5.2. The offenders shall be examined for penal liability for the crime of registering illegal marriage only when they had already been disciplined for this act and the time limit for wiping out their discipline has not yet expired but they repeat the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For judicial officials of communes, wards or district towns, as the time limit for wiping out the discipline has not yet been prescribed by law, the effective discipline duration shall also be 12 months counting from the date the presidents of the commune, ward or district town People’s Committees issue the discipline decisions.

It should be noted that only cases of "having been already disciplined for this act but repeating the violation" recorded as from July 1, 2000 onward, namely the effective date of the PC, can be examined for penal liability for this crime.

5.3. The subjects of this crime may be persons responsible for marriage registration, concretely:

a) Representatives of the administration or representatives of our country’s overseas diplomatic missions or consulates, who are competent to sign the marriage certificates;

b) Civil status officials who carry out procedures for marriage registration at the commune, ward, district town People’s Committees or officials of the provincial/municipal Justice Services for cases of registering marriage involving foreign elements;

c) Officials carrying out the procedures for marriage registration in Vietnam’s overseas diplomatic missions or consulates.

6. Regarding incest (Article 150, the PC)

6.1. Incest means the sexual intercourse between fathers or mothers and children; between grandfathers or grandmothers and paternal or maternal grandchildren; between siblings of the same parents; between half-brothers and half-sisters.

6.2. To examine penal liability for incest, it is necessary to clearly determine acts of voluntary sexual intercourse without any signs of violence or coercion and with persons aged full 16 or older. Where the act of sexual intercourse between the above-mentioned persons is voluntary, but committed with children aged between full 13 and under 16, the penal liability shall not be examined for incest but for sexual intercourse with children (Point c, Clause 2, Article 115, the PC).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Regarding the crime of ill-treating or persecuting grandparents, parents, spouses, children, grandchildren and/or fosterers (Article 151, the PC)

7.1. Acts of ill-treatment, persecution are usually understood as the maltreatment in terms of food, clothing, accommodation in daily-life activities against relatives, such as scolding, forcible abstention from eating, drinking, forcible stand of coldness, worn-out clothing in abnormal ways or acts of violence against victims, such as beating, detention,… thus making the victims suffer from physical and spiritual pains.

7.2. This crime can only be examined for penal liability in one of the following cases:

a) Acts of ill-treatment, persecution cause serious consequences, namely making the ill-treated or persecuted persons always tormented sentimentally, hurt their honor, undergo spiritual sufferings or get injured, damage to their health. The injury or health damage is caused by unintentional faults; if it leads to human death, the offender shall be examined for penal liability for accidentally causing human death (Article 98, the PC).

Where the injury, health damage or human death occurred due to intentional faults, depending on each specific case, the offender shall be examined for penal liability according to corresponding clauses of Article 104 of the PC for intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons, or Article 93 of the PC for murder; if making victims writhe so deeply that they commit suicide, the offenders may be examined for penal liability for forcing suicide under Article 100 of the PC.

b) Persons who commit acts of ill-treatment, persecution and have already been administratively sanctioned for such acts, but repeat the violations.

7.3. Objects of infringement prescribed in Article 151 of the PC include:

a) Grandparents, including paternal grandparents and maternal grandparents;

b) Parents, including natural parents, adoptive parents, step fathers, step mothers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Children, including natural children (wedlock children and out-of-wedlock children); adopted children, sons-in-law; daughters-in-law; children of previous marriages of the husband or wife;

e) Grandchildren, including paternal grandchildren, maternal grandchildren;

f) Fosterers means brothers, sisters, aunts, uncles, next of kin or other persons who fostered or are fostering the persons who have committed in-treating or persecuting acts.

It should be noted that only cases of ill-treating or persecuting the subjects mentioned above shall be examined for penal liability for this crime; if the ill-treating or persecuting acts are committed against persons other than the above-mentioned subjects, the offenders shall be examined for penal liability for the crime of ill-treating other persons according to Article 110 of the PC; where the ill-treating or persecuting acts constitute means of forcible marriage or prevention of voluntary and progressive marriage, the offenders shall be examined for penal liability for crimes of forcible marriage or prevention of voluntary and progressive marriage according to Article 146 of the PC.

8. Regarding the crime of refusing or evading the obligation to provide financial support (Article 152, the PC)

8.1. The obligation to provide financial support means a person’s duty to contribute money or other property to meeting the essential needs of the person having marital, blood or fostering ties under the provisions of the marriage and family legislation.

According to Articles from 50 through 60 of Chapter VI of the 2000 Law on Marriage and Family, the obligation to provide financial support is implemented between:

a) Husband and wife;

b) Father, mother and children;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Brothers, sisters of the common parents.

8.2. Having the practical capability to fulfill the financial support obligation means the persons with obligation to provide financial support have money, property or incomes, which can ensure their family life at the local average level.

8.3. Acts of evading or refusing the obligation to provide financial support are usually manifested through the refusal to contribute money or property for financial support though having the practical capability to fulfill such obligation.

8.4. The crime of refusing or evading the obligation to provide financial support can be examined for penal liability only when there appear all the following signs:

a) The offenders must be the persons having the obligation to provide financial support under the provisions of the Marriage and Family Law;

b) The offenders have refused or evaded the obligation to provide financial support;

c) The refusal or evasion of the obligation to provide financial support causes serious consequences (namely making the persons entitled to the support fall into the dangerous situation threatening their lives or health, such as ailment, diseases, etc). Though serious consequences have not yet been caused, the offenders had already been administratively sanctioned for this act, but repeated their violations.

8.5. In the process of investigation, prosecution, trial of this crime, it should be noted that if the court has already issued the judgments or decisions, forcing the persons with the obligation to provide financial support to fulfill their obligation, but such persons deliberately refuse to execute them even though necessary coercive measures were already applied, such persons shall be examined for penal liability according to Article 304 of the PC for failing to execute judgments.

9. Implementation effect of the Circular

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the course of implementation, if any problems arise or additional explanations and/or guidance are needed, they should be reported to the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy for timely additional explanations or guidance.

 

FOR THE JUSTICE MINISTER
VICE MINISTER




Uong Chu Luu

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER




Le The Tiem

FOR THE CHIEF JUDGE OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT
DEPUTY CHIEF JUDGE




Dang Quang Phuong

FOR THE DIRECTOR OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY
DEPUTY DIRECTOR




Pham Sy Chien

 

;

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp- Bộ Công an- Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu: 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký: Đặng Quang Phương, Lê Thế Tiệm, Phạm Sĩ Chiến, Uông Chu Lưu
Ngày ban hành: 25/09/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp- Bộ Công an- Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…