Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 36/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN PHÚC, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO 138/CP, TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ngày 12 tháng 01 năm 2013, tại trụ sở y ban nhân dân thành phố Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội năm 2012 tại thành phố Cần Thơ. Tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy (Bộ Công an), Vụ Nội chính (Văn phòng Trung ương Đảng). Đoàn kiểm tra đã làm việc với Công an thành phố và Thành ủy, y ban nhân dân, Ban Chỉ đạo 138 thành phCần Thơ. Sau khi nghe báo cáo về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội tại thành phố, ý kiến của các đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về tình hình địa bàn thành phố:

Cần Thơ là trung tâm kinh tế, du lịch và là đô thị cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và quốc tế; có vị trí chiến lược, quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Năm 2012 đã đạt được kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội; là thành phố dẫn đầu các thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với vị trí là trung tâm của khu vực nên Cần Thơ cũng dễ là địa bàn trọng điểm của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

2. Về kết quả đạt được:

Thành ủy và y ban nhân dân thành phố đã tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW, Quyết định số 282/QĐ-TTg, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tới cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, tới từng khu dân cư, đã tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu được thủ đoạn hoạt động của tội phạm và cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tội phạm cho cơ quan chức năng. Đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự; xác định được trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền và Công an, về cơ bản đã đạt được mục tiêu của Chỉ thị.

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội, như công tác quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Triển khai thực hiện tốt công tác chuyển hóa địa bàn, đã chỉ đạo sơ kết và nhân rộng tại 85/85 phường, xã, thị trấn; đã xây dựng nhiều mô hình hiệu quả về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, như mô hình “3 không” (không tội phạm, không ma túy, không mại dâm), “6 không” (gồm: không tội phạm, không ma túy, không mại dâm, không bạo lực gia đình, không khiếu kiện sai pháp luật, không gây tai nạn giao thông), tư vấn cho phụ nữ có ý định kết hôn với người nước ngoài. Đặc biệt, đã tổ chức đối thoại trực tiếp với đảng viên và nhân dân để giải quyết kịp thời kiến nghị, vướng mắc ngay từ cơ sở, bảo đảm giữ vững ổn định và đoàn kết trong nhân dân.

Công an thành phố đã tập trung điều tra, khám phá nhiều vụ án hình sự, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử nghiêm tội phạm; tội phạm giảm, không để xảy ra án đặc biệt nghiêm trọng, khám phá đạt trên 90% các vụ phạm pháp hình sự, trên 95% các vụ trọng án; bắt, vận động đầu thú nhiều đối tượng truy nã; triển khai có hiệu quả việc điều trị Methadone cho các đối tượng sử dụng ma túy, cần nhân rộng.

Tình hình bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố đã đạt kết quả khả quan, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ (giảm 14%), số người chết (giảm 17%) và số người bị thương (giảm 40%), không để xảy ra tai nạn đường thủy.

3. Về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Tình hình tội phạm tuy giảm về số vụ, nhưng vẫn diễn biến phức tạp, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng; tính chất, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, táo tợn và nghiêm trọng hơn. Tội phạm giết người, hiếp dâm trẻ em, tội phạm trong lứa tui vị thành niên, tội phạm ma túy; các băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiu “xã hội đen”; tội phạm lừa đảo, đòi nợ thuê; tội phạm sử dụng công nghệ cao, vũ khí nóng, chng người thi hành công vụ; tội phạm liên quan đến lĩnh vực an ninh kinh tế, an ninh đô thị, tình trạng đình công, lãn công trong các doanh nghiệp; tranh chấp, khiếu kiện... gia tăng; xuất hiện nhiều tụ điểm ăn chơi trá hình cũng là môi trường thuận lợi cho tội phạm hoạt động, phát sinh tội phạm.

- Công tác quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả. Tội phạm ma túy phát sinh nhiều phức tạp mới, tình trạng thanh, thiếu niên tổ chức sử dụng ma túy tng hợp đang tăng.

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là ở cơ sở và Ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chưa kịp thời kiểm tra, đôn đốc và tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác này nên kết quả còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có lúc, có nơi chưa mạnh mẽ, chưa tập trung, quyết liệt; công tác phối hợp quản lý, giáo dục, cảm hóa đối tượng hình sự còn hạn chế, nhất là đối tượng tù tha về và thanh, thiếu niên hư.

Về nguyên nhân

- Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, ở thành phố của các cơ quan chức năng còn một số bất cập, chưa theo kịp với quy mô, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhận thức về nhiệm vụ phòng, chống tội phạm của các cấp, các ngành, đoàn thể có lúc, có nơi chưa đầy đủ, còn có biểu hiện coi đó là nhiệm vụ riêng của lực lượng Công an.

- Vai trò của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở chưa kịp thời, triệt để. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội chưa cao.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

Để bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, đề nghị Thành ủy, y ban nhân dân và Ban Chỉ đạo 138 thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả một số công tác trọng tâm sau:

1. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 48-CT/TW, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền; xác định rõ trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền và Công an đối với công tác này. Phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho nhân dân và tinh thần trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm. Tổ chức ký cam kết tới từng hộ gia đình, từng đơn vị cơ sở không tham gia hoạt động tội phạm.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên lĩnh vực quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý các ngành nghề, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; tổ chức thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; công tác phòng, chống cháy nổ, công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và giữa các địa phương, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn giáp ranh trong công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh phòng ngừa xã hội, quan tâm giải quyết tốt các mâu thuẫn ngay từ cơ sở, không để phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người và tội phạm; trong chỉ đạo cần phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, hình thành liên kết vùng trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

5. Sơ kết công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn để rút kinh nghiệm nhân rộng trên phạm vi địa bàn thành phố. Gắn công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với việc xây dựng và thực hiện các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

6. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; xây dựng lực lượng Công an thành phố thật sự trong sạch, vững mạnh đi đầu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, không làm ngơ, bảo kê, tiếp tay, dung túng tội phạm; nghiên cứu vận dụng mô hình 141 của Công an thành phố Hà Nội, mô hình 622 của Công an thành phố Hồ Chí Minh.

7. Triển khai tốt đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và bảo đảm an toàn giao thông, tập trung đánh trúng, đánh mạnh, đánh liên tục các băng nhóm tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân, trước hết để nhân dân bình yên, vui đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ.

8. Đối với các kiến nghị của thành phố Cần Thơ:

- Bộ Công an nghiên cứu, xử lý các kiến nghị về việc phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ có trình độ ngoại ngữ, tin học và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tham mưu phòng, chống tội phạm ở địa phương; về kinh phí phục vụ công tác phòng, chống tội phạm; phương tiện chữa cháy nhà cao tầng, phương tiện cho Cảnh sát đường thủy; nghiên cứu tổ chức cp hộ chiếu phổ thông cho nhân dân một số tỉnh miền Tây Nam Bộ tại thành phố Cn Thơ; đồng ý bổ sung đại diện lãnh đạo các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tham gia Ban Chỉ đạo 138/CP.

- Bộ Ngoại giao xem xét kiến nghị của thành phố Cần Thơ về việc phân cấp cho Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ cấp hộ chiếu công vụ cho cán bộ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xử lý các kiến nghị liên quan đến việc đầu tư nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B, điện thắp sáng cầu Cần Thơ.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo Thành ủy, y ban nhân dân thành phố Cần Thơ và các cơ quan liên quan biết, phối hp thực hiện./

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Ban Bí thư (để b/c);
- TTg, các PTTg (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Thành ủy, UBND, Công an TP Cần Thơ;
- Thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Ban Chđạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
- Các Bộ: Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải;
- Tổng cục VI (Bộ Công an);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, V.III, PL, KTN, KGVX, cổng TTĐT;
- Lưu: VT, NC (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Nguyễn
Quang Thắng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 36/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP, Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội tại thành phố Cần Thơ

Số hiệu: 36/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
Người ký: Nguyễn Quang Thắng
Ngày ban hành: 21/01/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 36/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP, Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội tại thành phố Cần Thơ

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…