HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2024/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2024 |
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 313 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Điều 2. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự bao gồm:
1. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy;
2. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự
Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Thực hiện một hoặc nhiều hành vi hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này;
2. Có thiệt hại xảy ra theo quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự;
3. Hành vi vi phạm phải có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 313 của Bô luật Hình sự
1. “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời” quy định tại khoản 4 Điều 313 của Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa xảy ra cháy nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ cháy và dẫn đến thiệt hại quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự;
b) Đã xảy ra cháy và tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 của Bộ luật Hình sự nhưng do được ngăn chặn kịp thời nên thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
2. “Ngăn chặn kịp thời” là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay sau khi có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như: dập tắt đám cháy, di chuyển chất nguy hiểm về cháy ra khỏi nơi đông người, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt ra khỏi nơi có quy định cấm,... để không xảy ra cháy hoặc đã xảy ra cháy nhưng thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ: khi vào đổ xăng, A đang hút thuốc lá (lúc này tại cây xăng có 10 người). B yêu cầu A ra ngoài dập tắt thuốc nhưng A không thực hiện mà còn ném điếu thuốc lá đang cháy xuống đất làm lửa bùng cháy, ngay lập tức B đã dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy nên chưa có hậu quả xảy ra. Hành vi của A vi phạm quy định về “mang nguồn lửa vào nơi có quy định cấm lửa” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp người phạm tội thực hiện công việc bắt buộc phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nhưng trong quá trình thực hiện họ vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người xảy ra cháy và gây thiệt hại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 295 của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ: A được B thuê hàn mái nhà các phòng Karaoke. Trong quá trình hàn, A không trang bị tấm chắn tia kim loại nóng chảy bắn ra, đồng thời không theo dõi quá trình hàn một cách an toàn nên khi các hạt kim loại nóng mang nhiệt độ cao bắn ra xung quanh đã hình thành các đám cháy lớn gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng. Hành vi của A đã vi phạm quy định tại Mục 2.2.12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2011/BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
2. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều lần hành vi phạm tội, nếu mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số thiệt hại của các lần phạm tội, còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội từ 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24 tháng 4 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 6 năm 2024./.
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN |
COUNCIL OF
JUDGES OF VIETNAM |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 02/2024/NQ-HDTP |
Hanoi, May 24, 2024 |
PROVIDING GUIDANCE ON APPLICATION OF SOME REGULATIONS OF ARTICLE 313 OF CRIMINAL CODE
COUNCIL OF JUSTICES OF SUPREME PEOPLE’S COURT
Pursuant to Law on Organization of People s Courts dated November 24, 2014;
For the purpose of exact and consistent application of some regulations of Criminal Code No. 100/2015/QH13, as amended by the Law on 12/2017/QH14;
After getting opinions from the Director of the People’s Supreme Procuracy and the Minister of Justice of Vietnam;
HEREIN RESOLVES:
...
...
...
Article 2. Violation against regulations on fire safety
Violations against regulations on fire safety specified in Article 313 of Criminal Code include:
1. Violations against regulations on fire safety specified in Law on Fire Safety;
2. Violation against regulations on fire safety specified in other relevant laws.
Offences against regulations on fire safety shall be prosecuted in accordance with clauses 1, 2 and 3 of Article 313 of Criminal Code if the following conditions are met:
1. The offender commits one or multiple violations as guided in Article 2 of this Resolution;
2. The offense causes damage in accordance with regulations of clause 1, 2 or 3 of Criminal Code;
3. The offense must have a causal relationship with the damage that occurs. The damage must be an inevitable consequence of the violation and vice versa.
...
...
...
1. “If the offence against regulations on fire safety that is likely to have any of the consequences mentioned in Point a, b, c Clause 3 of this Article is not promptly prevented” specified in Clause 4 of Article 313 of the Criminal Code, is violation guided in Article 2 of this Resolution but fall under the following cases:
a) A fire has not yet occurred, but if not stopped promptly, there will certainly be fire causing damage as specified in point a, b or c of Clause 3 of Article 313 of the Criminal Code;
b) A fire has occurred and will inevitably lead to the consequences specified in point a, b or c, Clause 3 of Article 313 of the Criminal Code, but due to timely prevention, the damage is below the level specified in Clause 1 of Article 313 of the Criminal Code.
2. “Timely prevention" means cases where authorities, organizations, or individuals carry out prevention measures promptly after the violation occurs, including: extinguish fires, move flammable substances out of crowded places, remove fire and heat sources from prohibited areas, etc. to prevent fires from occurring, or if a fire has occurred but the damage is below the level specified in Clause 1, Article 313 of the Criminal Code.
For instance: While waiting for the gas to fill up, A started smoking (there were 10 people at the gas station at the time). B asked A to go outside to put out the cigarette, but A did not do so and instead threw the burning cigarette on the ground, causing a fire. B immediately used a fire extinguisher to put out the fire, so there were no consequences. A's behavior violates the regulation on "bringing fire sources into places where fire is prohibited" and is subject to criminal prosecution under clause 4 of Article 313 of the Criminal Code.
Article 5. Criminal prosecution in some specific cases
1. In case the offender undertakes work that must comply with regulations on labor safety and hygiene, and safety in crowded places, but during work, he/she violates those regulations and causes a fire causing damage, he/she will be prosecuted in accordance with the regulations of Article 313 of the Criminal Code instead of regulations of Article 295 of the Criminal Code.
For instance: B hired A to weld the roofs of the karaoke rooms. During the welding process, A did not use a shield to protect against molten metal sparks and did not monitor the safety during the process. As a result, when high-temperature sparks were emitted, large fires were ignited, causing property damage of 1,000,000,000 VND. A's behavior has violated the regulations of Section 2.2.12 of National Technical Regulation QCVN 03:2011/BLDTBXH dated July 29, 2011 of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs on safe work for electric welding & welding jobs. In this case, A is prosecuted in accordance with the regulations of Article 313 of the Criminal Code.
2. In cases where the offender commits a crime multiple times, if each crime constitutes a crime but has not yet been prosecuted, and the statute of limitations for criminal prosecution has not expired, in addition to being subject to a penalty corresponding to the total damage caused by the crimes, the aggravating circumstance of "committing the crime more than once" as prescribed in Point g, Clause 1, Article 52 of the Criminal Code will also apply.
...
...
...
This Resolution is ratified by the Council of Justices of the Supreme People’s Court on April 24, 2024 and comes into force from June 18, 2024./.
ON BEHALF OF
THE COUNCIL OF JUSTICES
CHIEF JUSTICE
Nguyen Hoa Binh
;
Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: | 02/2024/NQ-HĐTP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao |
Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 24/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Chưa có Video