CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ
Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 của Quy chế như sau:
"1. Mỗi Công an cấp huyện, mỗi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương được tổ chức một nhà tạm giữ. Nhà tạm giữ có một số buồng tạm giam và phải treo biển "Buồng tạm giam". Đối với nhà tạm giữ thường xuyên có từ 30 người bị tạm giữ, tạm giam trở lên được bố trí thêm buồng để quản lý phạm nhân phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm, vận chuyển quà và đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa nhà tạm giữ, phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ và phải treo biển "Buồng quản lý phạm nhân".
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cụ thể nhà tạm giữ được bố trí buồng quản lý phạm nhân và quy định quy mô, tiêu chuẩn phạm nhân tại buồng này. Chế độ quản lý, giáo dục và chế độ khác có liên quan đối với phạm nhân được để ở nhà tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù. Đồn biên phòng ở biên giới, hải đảo xa trung tâm hành chính cấp huyện thì được lập Buồng tạm giữ. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng phải treo biển "Buồng tạm giữ".
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 15 của Quy chế như sau:
"3. Mỗi trại tạm giam có một cơ sở chấp hành hình phạt tù (gọi là Phân trại quản lý phạm nhân) để thường xuyên phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm, vận chuyển qùa, đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa, xây dựng trại tạm giam, nhà tạm giữ và phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ. Việc thi hành án phạt tù ở phân trại quản lý phạm nhân phải thực hiện theo Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và Quy chế trại giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam và quy định quy mô, tiêu chuẩn phạm nhân, của phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam ".
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 20 của Quy chế như sau:
"1. Việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự hoặc có văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này. Trường hợp cần cấp cứu, khám và chữa bệnh ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở y tế ở ngoài Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có quyền ra lệnh trích xuất, sau đó phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
3. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải có sổ theo dõi hàng ngày việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ".
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Quy chế như sau:
"1. Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các trường hợp sau:
a) Đưa đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y; giám định pháp ý tâm thần;
b) Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
c) Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;
d) Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Ngoài những trường hợp trích xuất quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây:
a) Khi có quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án phạt tù đến trại giam;
b) Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
c) Khi có quyết định của cơ quan thụ lý vụ án chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;
d) Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ ".
5. Sửa đổi đoạn thứ hai khoản 1 Điều 26 của Quy chế như sau:
"1...
Một tháng không quá hai lần, người bị tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân gửi đến; người bị tạm giữ chỉ được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ; định lượng quà cho mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam không được vượt quá hai lần tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức tiếp nhận và kiểm tra chặt chẽ quà và đồ dùng sinh hoạt; loại bỏ các vật bị cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giam, tạm giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể quà và đồ dùng sinh hoạt mà thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam được phép gửi và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong các trại tạm giam. Việc sử dụng quà và đồ dùng sinh hoạt do thân nhân gửi được quy định cụ thể trong nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam".
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 5 Điều 32 của Quy chế như sau:
"3. Người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm quy chế, nội quy của nhà tạm giữ, trại tạm giam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt giam riêng ở buồng kỷ luật từ 3 ngày đến 7 ngày và có thể bị gia hạn đến 12 ngày. Người bị phạt giam ở buồng kỷ luật có thể bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định, nhưng không quá 10 ngày. Không áp dụng hình thức kỷ luật cùm chân đối với người chưa thành niên, phụ nữ.
5. Việc thi hành kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm Quy chế và nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam do Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định bằng văn bản. Biên bản việc vi phạm và quyết định hình thức kỷ luật được đưa vào hồ sơ của người đó. Trong thời gian chấp hành kỷ luật, nếu người bị kỷ luật có tiến bộ thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam xét được giảm thời hạn kỷ luật".
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bãi bỏ các khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 15, khoản 1, khoản 3 Điều 20, Điều 21, khoản 1 Điều 26, khoản 3, khoản 5 Điều 32 của Quy chế tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 98/2002/ND-CP |
Hanoi, November 27, 2002 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE REGULATION ON CUSTODY AND DETENTION ISSUED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT�S DECREE No. 89/1998/ND-CP OF NOVEMBER 7, 1998
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the Criminal Procedure Code of the Socialist Republic of Vietnam;
At the proposals of the Minister of Public Security, the Minister of Defense
and the Minister of Justice,
DECREES:
Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Regulation on custody and detention, issued together with the Governments Decree No. 89/1998/ND-CP of November 7, 1998 (herein after referred to as the Regulation for short) as follows:
1. To amend and supplement Clause 1, Article 6 of the Regulation as follows:
"1. The police agency of each district, the Military Command of each province or centrally-run city and equivalent levels may organize a custody house. Such a custody house shall have a number of detention rooms posted up with the signboard "Detention Room." For custody houses regularly occupied by 30 or more persons temporarily kept in custody and/or detained, additional rooms can be arranged for managing prisoners who serve the cooking and bringing of meals, carrying of presents and daily-life essentials, do the cleaning and repair of detention houses, and serve custody and detention requirements, which must be posted up with the signboard "Prisoners-Managing Room."
...
...
...
2. To amend and supplement Clause 3, Article 15 of the Regulation as follows:
"3. Each detention house shall have an imprisonment penalty execution unit (called prisoners-managing sub-camp) in constant service of the cooking and bringing of meals, carrying of supply and daily-life essentials, the cleaning, repair and construction of detention houses, as well as custody and detention requirements. The enforcement of imprisonment sentences at prisoners-managing sub-camps shall comply with the Ordinance on Execution of Imprisonment Sentences and the Regulation on Prisons. The Minister of Public Security and the Minister of Defense shall decide on the establishment and dissolution of prisoners-managing sub-camps in detention houses and prescribe the maximum number of and criteria for prisoners to be kept in the prisoners-managing sub-camps in detention houses."
3. To amend and supplement Clauses 1 and 3, Article 20 of the Regulation as follows:
"1. The taking of persons temporarily kept in custody or detained from their custody or detention places can be effected only when there is a written exit order issued by a competent body prescribed in the criminal procedure legislation or a written document of a competent body or individual in the cases specified in Clause 2, Article 21 of this Regulation. Where first aid, immediate medical examinations or treatments are needed for persons temporarily kept in custody or detained at medical establishments outside the custody or detention houses, the heads of custody houses or the supervisors of detention houses shall have the right to issue exit orders, then have to notify the bodies being handling the cases thereof.
3. The heads of custody houses and the supervisors of detention houses must keep books for daily monitoring of the exit of persons temporarily kept in custody and detained from custody and detention houses."
4. To amend and supplement Article 21 of the Regulation as follows:
"1. The exit of persons temporarily kept in custody or detained for carrying out activities outside custody or detention houses shall be effected in the following cases:
a/ Taking them for medical examination and treatment, medical jurisprudence appraisal or psychiatric medical jurisprudence appraisal;
b/ Carrying out investigation, prosecution or trial activities;
...
...
...
d/ Allowing foreigners temporarily kept in custody or detained to contact consular officials or humanitarian organizations in accordance with the provisions of the international agreements which Vietnam has signed or acceded to or with the direct agreements between the Vietnamese state and the countries of these foreigners, or for external relation reasons on a case-by-case basis.
2. Apart from the cases of exit prescribed in Clause 1 of this Article, the heads of custody houses and the supervisors of detention houses shall have to hand over the persons temporarily kept in custody or detained in the following cases:
a/ Where there are decisions issued by the prison-managing agencies to send the persons sentenced to imprisonment to prison;
b/ Where there are decisions issued by the death penalty-executing boards to take the persons sentenced to death to the execution ground;
c/ Where there are decisions issued by the case-handling agencies to transfer the persons temporarily kept in custody or detained to other custody or detention places;
d/ For carrying out activities prescribed in Clause 1 of this Article which take place inside custody or detention houses. In this case, the heads of custody houses and the supervisors of detention houses shall base themselves on the decisions assigning the handling of the case as well as the written consent of the agency which is handling the case to allow relatives, lawyers and/or other defenders, representatives of agencies or foreign organizations to meet and contact the persons temporarily kept in custody or detained to decide on the sending of the persons temporarily kept in custody or detained out of the custody or detention rooms."
5. To amend the second paragraph of Clause 1, Article 26 of this Regulation into the following:
"1….
No more than twice a month, the detainees may receive food supply and daily-life essentials sent in by their relatives; the persons temporarily kept in custody may receive food supply and daily-life essentials from their relatives only once during the time of custody; the quantity of food supply shall not double the daily food ration. These persons and detainees shall be prohibited from using alcohol, beer, cigarettes and other toxic stimulants. The heads of custody houses and the supervisors of detention houses shall organize the reception and strict inspection of food supply and daily-life essentials; reject prohibited stuffs and hand the supplies in full to the persons temporarily kept in custody or detained; inspect, prevent and stop acts of appropriation of supply and daily-life essentials of the persons temporarily kept in custody or detained. The Minister of Public Security and the Minister of Defense shall specify the supplies and daily-life essentials which the relatives of the persons temporarily kept in custody or detained are permitted to provide and stipulate the arrangement of sales of essential things in detention houses. The use of supplies and daily-life essentials provided by relatives shall be specified in the internal rules of custody and detention houses."
...
...
...
"3. The persons temporarily kept in custody or detained who violate the regulations and/or internal rules of custody or detention houses shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled in one of the following disciplinary forms:
- Caution;
- Being separately confined to disciplinary rooms for 3 to 7 days, and possibly up to 12 days. Those who are confined to disciplinary rooms may have one leg fettered. The fettering duration shall be decided by the heads of custody houses or the supervisors of detention houses but must not exceed 10 days. The disciplinary form of fettering shall not apply to minors and women.
5. The taking of disciplinary actions against the persons temporarily kept in custody or detained who violate the regulations and internal rules of custody or detention houses shall be decided in writing by the heads of custody houses or the supervisors of detention houses. The records of violations and the written decisions on the disciplinary form shall be inserted into the dossiers of the disciplined persons. During the time of serving the disciplining decisions, if the disciplined persons show progress, the heads of custody houses or the supervisors of detention houses may consider shortening the disciplining duration."
Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing.
To annul Clause 1 of Article 6, Clause 3 of Article 15, Clauses 1 and 3 of Article 20, Article 21, Clause 1 of Article 26, Clauses 3 and 5 of Article 32 of the Regulation on custody and detention, issued together with the Governments Decree No. 89/1998/ND-CP of November 7, 1998.
The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in inspecting and urging the implementation of this Decree.
Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi Quy chế về tạm giữ, tạm giam kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP
Số hiệu: | 98/2002/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 27/11/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi Quy chế về tạm giữ, tạm giam kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP
Chưa có Video