CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH BẰNG HÌNH THỨC TIÊM THUỐC ĐỘC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về thuốc tiêm và trang bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình, quy trình thực hiện việc tiêm thuốc; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án tử hình; điều kiện bảo đảm cho thi hành án tử hình và chế độ, chính sách đối với cán bộ tham gia thi hành án tử hình.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án tử hình và người bị thi hành án tử hình.
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chống đối, cản trở việc thi hành án tử hình; gây mất trật tự, an toàn nơi thi hành án tử hình.
2. Đánh tráo, thay đổi trái phép chủng loại, liều lượng, chất lượng thuốc sử dụng cho việc thi hành án tử hình.
3. Không chấp hành lệnh của Hội đồng thi hành án tử hình và quy định của pháp luật về thực hiện thi hành án tử hình.
4. Di chuyển trái phép tử thi, bia, mộ, hài cốt của người đã bị thi hành án tử hình.
Điều 4. Kinh phí đảm bảo cho việc thi hành án tử hình
Kinh phí bảo đảm cho việc thi hành án tử hình do Nhà nước cấp trong dự trù kinh phí hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình
1. Người tham gia Đội thi hành án tử hình và bác sĩ xác định tĩnh mạch được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hai lần mức lương tối thiểu chung cho mỗi lần thi hành án và được nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y, cán bộ chuyên môn, người thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, an táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương tối thiểu chung quy định cho mỗi lần thi hành án.
3. Những người tham gia khác được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương tối thiểu cho mỗi lần thi hành án.
THUỐC TIÊM, TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG CHO THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIÊM THUỐC
Điều 6. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc dùng để gây mê: Sodium thiopental;
b) Thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp: Pancuronium bromide;
c) Thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim: Potassium chloride.
2. Một liều gồm 3 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
4. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trang bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Công an cấp tỉnh; đơn vị Quân đội cấp quân khu có trách nhiệm xây dựng nhà thi hành án tử hình và các phòng làm việc của Hội đồng thi hành án, để thực hiện việc thi hành án tử hình theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Trang bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
b) Ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác.
Điều 8. Quy trình thực hiện tiêm thuốc
1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định các khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật Thi hành án hình sự và quy định của Nghị định này. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.
2. Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
3. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
- Bước 1: Tiêm 05 grams Sodium thiopental.
Sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê.
- Bước 2: Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide.
- Bước 3: Tiêm 100 grams Potassium chloride.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
9. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g, h, khoản 4 Điều 59 và Điều 60 Luật Thi hành án hình sự.
Chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình bao gồm: 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo thường, 04 m vải liệm, hương, nến, rượu, cồn để làm vệ sinh khi liệm tử thi và các chi phí mai táng khác.
Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án tử hình được nhận tử thi về mai táng thì phải tự chịu chi phí đưa di chuyển tử thi và phải cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
MỤC 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN THUỘC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
Điều 10. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an
1. Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án tử hình.
2. Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án tử hình cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp.
3. Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án tử hình trong Công an nhân dân.
4. Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí phục vụ thi hành án tử hình.
5. Tiếp nhận, giải quyết trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài sử dụng nhận hài cốt đưa về nước.
6. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác thi hành án tử hình theo quy định.
7. Tổng kết công tác thi hành án tử hình của Công an nhân dân.
Điều 11. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh
1. Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình
2. Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch, phương án, phân công nhiệm vụ, tổ chức, điều động, bố trí lực lượng, phương tiện cơ sở vật chất khác bảo đảm tuyệt đối an toàn cho việc thi hành án tử hình.
3. Lập Đội thi hành án tử hình làm nhiệm vụ trực tiếp thi hành án tử hình gồm Đội trưởng và các Tổ; áp giải, xác định tĩnh mạch và tiêm thuốc.
4. Tiếp nhận người bị thi hành án tử hình do trại tạm giam bàn giao để áp giải đến nơi thi hành án.
6. Làm các thủ tục đưa tử thi vào bảo quản tại các bệnh viện trong trường hợp cần thiết mà cơ quan thi hành án hình sự chưa có nơi lưu giữ.
7. Làm thủ tục khai tử; tổ chức an táng, vẽ sơ đồ và đặt bia trên mộ của người bị thi hành án tử hình, thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết.
8. Báo cáo kết quả thi hành án tử hình cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an.
10. Quản lý hồ sơ thi hành án tử hình theo quy định.
11. Thực hiện các quy định khác về thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.
1. Giúp Trưởng Công an cấp huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự nơi tổ chức thi hành án tử hình.
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật tại khu vực tổ chức thi hành án tử hình.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Điều 13. Trách nhiệm của Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình
1. Chuẩn bị các điều kiện và nơi làm việc theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Bàn giao người bị thi hành án tử hình cho Đội thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án.
3. Tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án.
4. Bàn giao cho gia đình thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền mà người bị thi hành án tử hình gửi lại trong thời gian bị giam giữ (nếu có).
5. Bàn giao hồ sơ của người bị thi hành án tử hình theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án tử hình trong Quân đội nhân dân.
2. Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án tử hình cho Cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
3. Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án tử hình trong Quân đội nhân dân.
4. Tiếp nhận, giải quyết các trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình là nước ngoài được nhận hài cốt đưa về nước.
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
1. Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Giúp Tư lệnh quân khu xây dựng kế hoạch, phương án, phân công nhiệm vụ, tổ chức, điều động, bố trí lực lượng, phương tiện cơ sở vật chất khác bảo đảm tuyệt đối an toàn cho việc thi hành án tử hình.
3. Lập Đội thi hành án tử hình làm nhiệm vụ trực tiếp thi hành án tử hình gồm Đội trưởng và các Tổ: áp giải, xác định tĩnh mạch, tiêm thuốc.
4. Tiếp nhận người bị thi hành án tử hình do trại tạm giam bàn giao để áp giải đến nơi thi hành án.
5. Thực hiện các thủ tục giải quyết cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình nhận tử thi hoặc đưa hài cốt của người bị thi hành án tử hình về địa phương hoặc về nước an táng (nếu người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài).
6. Làm các thủ tục đưa tử thi vào bảo quản tại các bệnh viện trong trường hợp cần thiết mà Cơ quan thi hành án tử hình chưa có nơi lưu giữ.
7. Làm thủ tục khai tử; tổ chức an táng, vẽ sơ đồ và đặt bia trên mộ của người bị thi hành án tử hình, thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết.
8. Báo cáo kết quả thi hành án tử hình cho Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
9. Quản lý hồ sơ thi hành án tử hình theo quy định.
10. Thực hiện các quy định khác về thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của Trại tạm giam cấp quân khu nơi giam giữ người bị kết án tử hình
1. Chuẩn bị các điều kiện và nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Bàn giao người bị thi hành án tử hình cho Đội thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
3. Tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án.
4. Bàn giao cho gia đình thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền mà người bị thi hành án tử hình gửi lại trong thời gian giam giữ (nếu có).
5. Bàn giao hồ sơ của người bị thi hành án tử hình theo quy định.
6. Thực hiện các thủ tục giải quyết cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình được đưa tử thi hoặc cải táng đưa hài cốt người bị thi hành án tử hình về địa phương hoặc về nước (nếu người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài) an táng.
7. Tổ chức an táng, vẽ sơ đồ mộ và cắm bia trên mộ của người bị thi hành án tử hình.
MỤC 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án tử hình.
2. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
3. Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đúng quy định của pháp luật về thi hành án tử hình.
4. Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, đối với cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
5. Xây dựng kế hoạch chương trình, đào tạo, huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
6. Lập dự trù kinh phí trong lực lượng Công an nhân dân để bảo đảm cho công tác thi hành án tử hình.
7. Chỉ đạo Công an các cấp thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và tổng kết về thi hành án tử hình.
8. Thực hiện tổng kết, báo cáo, thống kê nhà nước về thi hành án tử hình.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc trong Quân đội nhân dân.
2. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án tử hình trong Quân đội nhân dân.
3. Chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án tử hình theo quy định trong Quân đội nhân dân.
4. Hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
5. Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo, huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
6. Lập dự trù kinh phí để bảo đảm cho công tác thi hành án tử hình trong Quân đội nhân dân.
7. Phối hợp với Bộ Công an trong việc báo cáo, thống kê và tổng kết công tác thi hành án tử hình.
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Y tế
2. Chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ, bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Công an, Cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Quốc phòng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành y tế có liên quan đến việc thi hành án tử hình cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
3. Chỉ đạo các bệnh viện thuộc ngành y tế:
a) Cử bác sĩ hỗ trợ cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Tiếp nhận, bảo quản tử thi người bị thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự chuyển đến trong trường hợp cần thiết.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp đất để xây dựng nơi thi hành án tử hình, chỉ định nơi mai táng người bị thi hành án tử hình; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho việc thi hành án tử hình.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án tử hình
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Công an cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan trong thi hành án tử hình.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án tử hình
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức thi hành án tử hình có trách nhiệm tham gia bảo đảm an ninh, trật tự nơi thi hành án; cử đại diện chứng kiến việc thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử cho người bị thi hành án tử hình; phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Cơ quan thi hành án cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án tử hình.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp được phép nhận tử thi hoặc đưa hài cốt của người bị thi hành án tử hình về an táng có trách nhiệm bảo đảm chấp hành đúng quy định của pháp luật an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2011.
Những quy định trước đây của Chính phủ về thi hành án tử hình trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 82/2011/ND-CP |
Ha Noi, day 16 month 09 year 2011 |
ON EXECUTION BY LETHAL INJECTION
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 17, 2010 Law on Execution of Criminal Judgments;
At the proposal of the Minister of Public Security,
DECREES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree provides the drugs, equipment and devices used for execution, the injection process; responsibilities of agencies, organizations and individuals for execution of the death penalty; conditions for assurance of execution of the death penalty and regimes and policies for persons engaged in execution.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to agencies, organizations and persons involved in the execution of the death penalty and persons condemned to death.
1. Opposing or obstructing the execution; causing disorder or unsafety in places of execution.
2. Unlawfully exchanging or changing type, dose or quality of the drugs used for execution.
3. Failing to observe the order of the Execution Council and the law on execution of the death penalty.
4. Unlawfully moving the bodies, tombs-tones, graves or remains of executed persons.
Article 4. Funds for execution
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Regimes and policies for persons engaged in execution
1. Execution team members and physicians identifying veins are entitled to an allowance 2 times the common minimum wage for each execution and a 10-day rest under regulations on rest regimes applicable to People’s Police and People’s Army officers and soldiers.
2. Execution Council members, forensic experts, technicians and persons pressing finger-prints of, and shrouding and burying executed persons are entitled to an allowance equal to the common minimum wage for each execution.
3. Other persons engaged in execution are entitled to an allowance equal to half of the common minimum wage for each execution.
DRUGS, EQUIPMENT AND DEVICES FOR EXECUTION AND INJECTION PROCESS
Article 6. Drugs for execution
1. The drugs for execution include:
a) Sodium thiopental, which is used for anesthesia;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Potassium chloride, which is used to stop the heart.
2. A dose consists of the three drugs specified in Clause 1 of this Article.
3. The drugs for execution shall be supplied by the Ministry of Health at the request of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense.
4. The drugs shall be delivered with written records; sealed and strictly managed under law.
Article 7. Equipment and devices for execution
1. Provincial-level police offices and military units of military-zone level shall build execution chambers and working rooms of Execution Councils for execution of the death penalty under regulations of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense.
2. Equipment and devices for execution include:
a) A gurney with straps for securing executed persons;
b) Intravenous lines, needles and lethal injection machines with consoles;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Monitors and devices for monitoring and examining the execution;
e) Other tools and devices.
1. The order of execution must comply with Clauses 2, 3, and 4, Article 59 of the Law on Execution of Criminal Judgments, and this Decree. A condemned person is served a meal which is 5 times the holiday food portion applicable to persons in custody.
2. The Execution Council checks, breaks the seal and makes a record of the drugs used for execution under regulations.
3. The condemned person is strapped onto the gurney in the supine position, ensuring no hindrance to the circulation of the blood.
4. The executioner carries out the following steps:
a) Preparing 3 doses of drugs (including 2 backup ones);
b) Identifying the vein for injection. In case of failure, reporting such to the Execution Council chairperson for requesting a physician’s assistance in identifying the vein;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Step 1: Injecting 5 grams of sodium thiopental.
After this injection for anesthesia, the executioner must check if the condemned person is unconscious or not. If not, he)she shall continue the anesthetic injection till the condemned person gets unconscious.
- Step 2: Injecting 100 milligrams of pancuronium bromide.
- Step 3: Injecting 100 grams of potassium chloride.
d) Checking the cardiac rhythm of the condemned person through the cardiogram monitor. If the condemned person is still alive after 10 minutes, the examiner shall report to the Execution Council chairperson for ordering the second injection with the backup dose.
If the condemned person is still alive after the injection of two doses, the execution team head shall report to the Execution Council chairperson for ordering the third injection.
5. The steps specified at Points b, c and d, Clause 4 of this Article may be carried out automatically or by persons.
6. At the order of the Execution Council chairperson, the forensic expert examines and determines the status of the executed person and reports results to the Council.
7. After the forensic expert concludes that the executed person has died, at the order of the Execution Council chairperson, the executioner stops the drip and removes the needle and intravenous line from the body of the executed person.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9. Settlement of formalities after the executed person’s death complies with Points f, g and h, Clause 4, Article 59, and Article 60 of the Law on Execution of Criminal Judgments.
Expenses for burial of an executed person include 1 coffin of ordinary timber, 1 set of ordinary clothes, 4 meters of shroud, incense, candles, spirit and alcohol for cleaning the corpse and other burial expenses.
A relative or lawful representative of the executed person who is allowed to retrieve the body for burial shall bear transportation expenses and commit to observing the law on assurance of security and order.
1. To organize the implementation of the law on execution of the death penalty.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To coordinate with health agencies in providing professional training in execution by lethal injection for People’s Police officers and soldiers directly engaged in execution.
4. To adopt plans on and estimate funds for execution of the death penalty.
5. To receive and settle requests of relatives or lawful representatives of executed foreigners to bring their remains to their home countries.
6. To make statistics and reports; to settle complaints and denunciations about execution of the death penalty under regulations.
7. To review the death penalty execution work of the People’s Police.
1. To participate in execution councils.
2. To assist directors of provincial-level police offices in working out plans and schemes, assigning tasks, organizing, sending and arranging forces, means and other physical foundations to ensure ultimate safety in execution.
3. To set up execution teams each composed of the team head, escort group, vein identification group and injection group.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. To settle formalities for relatives or lawful representatives of executed persons to bring their bodies or remains to their localities or countries (for executed foreigners) for burial.
6. To carry out formalities for preservation of corpses at hospital in case of necessity when criminal-judgment execution agencies do not have preservation facilities.
7. To carry out death declaration procedures; to organize burial, draw maps and place tombstones on graves of executed persons, and notify their relatives or lawful representatives.
8. To report on execution results to the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency.
9. To manage execution dossiers under regulations.
10. To implement other regulations on execution of the death penalty under law.
1. To assist district-level police chiefs in working out plans to assure security and order in execution places.
2. To detect, stop and handle violations of law in areas in which the death penalty is executed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Responsibilities of death row authorities
1. To prepare conditions and working rooms at the request of the Execution Council.
2. To transfer condemned persons to the execution team at the request of the Execution Council.
3. To provide a meal for condemned persons, let them write letters and record their last words at the request of the Execution Council.
4. To hand over all papers, articles, property and money (if any) left by executed persons to their relatives or lawful representatives.
5. To hand over dossiers of executed persons under regulations.
1. To organize the implementation of the law on execution of the death penalty in the People’s Army.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To provide professional training in execution by lethal injection for People’s Army officers and soldiers directly engaged in execution.
4. To receive and settle requests of relatives or lawful representatives of executed foreigners to bring their remains to their home countries.
Article 15. Responsibilities of criminal-judgment execution agencies of military-zone level
1. To participate in the Execution Council.
2. To assist military zone commanders in working out plans and schemes, assigning tasks, organizing, sending and arranging forces, means and other physical foundations to ensure ultimate safety in execution.
3. To set up execution teams each composed of the team head, escort group, vein identification group and injection group.
4. To receive from death rows persons to be executed for escort to execution places.
5. To settle formalities for relatives or lawful representatives of executed persons to bring their bodies or remains to their localities or countries (for executed foreigners) for burial.
6. To carry out formalities for preservation of corpses at hospital in case of necessity when criminal-judgment execution agencies do not have preservation facilities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. To report on execution results to the Ministry of National Defense’s criminal judgment execution management agency.
9. To manage execution dossiers under regulations.
10. To implement other regulations on execution of the death penalty under law.
Article 16. Responsibilities of death row authorities of military-zone level
1. To prepare conditions and working rooms of the Execution Council.
2. To transfer condemned persons to the execution team at the request of the Execution Council.
3. To provide a meal for condemned persons, let them write letters and record their last words at the request of the Execution Council.
4. To hand over all papers, articles, property and money (if any) left by executed persons to their relatives or lawful representatives.
5. To hand over dossiers of executed persons under regulations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. To organize burial, draw maps and place tombstones on graves of executed persons.
Article 17. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To take responsibility before the Government for the uniform state management of execution of the death penalty.
2. To promulgate or propose competent agencies to promulgate legal documents detailing execution by lethal injection.
3. To direct provincial-level police offices in properly implementing the law on execution of the death penalty.
4. To guide the application of regimes and policies for police officers and soldiers engaged in execution.
5. To formulate plans and programs on training for police officers and soldiers engaged in execution.
6. To make cost estimates for execution of the death penalty in the People’s Police.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. To make national review, reports and statistics on execution of the death penalty.
Article 18. Responsibilities of the Ministry of National Defense
1. To take responsibility for directing and organizing the execution by lethal injection in the People’s Army.
2. To promulgate or propose competent agencies to promulgate legal documents detailing execution by lethal injection in the People’s Army.
3. To direct the execution of the death penalty in the People’s Army under regulations.
4. To guide the application of regimes and policies for People’s Army officers and soldiers engaged in execution.
5. To formulate plans and programs on training for People’s Army officers and soldiers engaged in execution.
6. To make cost estimates for execution of the death penalty in the People’s Army.
7. To coordinate with the Ministry of Public Security in reporting, making statistics and reviewing execution work.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. To supply sufficient quantities and guide the preservation and use of the drugs specified in Clauses 1 and 3, Article 6 of this Decree, for execution of the death penalty under annual plans of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense.
2. To direct professional agencies, hospitals and health training institutions in coordinating with the Ministry of Public Security’s and the Ministry of National Defense’s criminal-judgment execution agencies in providing specialized health training for officers and soldiers engaged in execution.
3. To direct hospitals of the health sector in:
a) Sending physicians to assist executioners in identifying veins when necessary at the request of chairmen of the Execution Councils;
b) To receive and preserve bodies of executed persons transferred by criminal-judgment execution agencies when necessary.
Provincial-level People’s Committees shall allocate land for building execution chambers and decide on places for burying executed persons; and direct district-level People’s Committees and concerned local agencies in coordinating to assure security, order and safety in the execution of the death penalty.
District-level People’s Committees shall direct district-level police offices, district-level military commands and commune-level People’s Committees in implementation and coordination with concerned agencies in the execution of the death penalty.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Commune-level People’s Committees of localities in which the penalty is executed shall participate in assuring security and order in execution places; send representatives to witness the execution; carry out procedures to declare death of executed persons; and coordinate with criminal-judgment execution agencies of provincial-level police offices or criminal-judgment execution agencies of military-zone level in burying and managing graves of executed persons.
2. Commune-level People’s Committee of localities to which relatives or lawful representatives are allowed to bring bodies or remains of executed persons for burial shall properly observe the laws on security, order and environmental sanitation.
This Decree takes effect on November 1, 2011.
The Government’s previous regulations on execution of the death penalty which are contrary to this Decree are all annulled.
Article 24. Implementation responsibilities
1. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall, within their assigned functions, tasks and powers, organize, guide and examine the implementation of this Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THE
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Số hiệu: | 82/2011/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/09/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Chưa có Video