Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 59/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 59/2OOO/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2000 QUY ĐỊNH VIỆC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Điều 70 của Bộ Luật Hình sự năm 1999;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Toà án quyết định đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tạo điều kiện cho người đó lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình.

2. Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ, thì có thể được Toà án ra quyết định chấm dút thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Bộ Luật Hình sự.

Điều 2.

1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan và gia đình trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.

2. Gia đình người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Các cơ quán. tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người chưa thanh niên phạm tội cư trú có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được Toà án giao giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó.

Điều 3. Việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì với tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với người chưa thành niên phạm tội.

Chương 2:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Điều 4. Người chưa thành niên phạm tội có nghĩa vụ:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhì nước; tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

2. Làm bản cam kết với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ các biện pháp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.

3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm; học tập, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng dông dân cư nơi mình cư trú.

4. Làm bản tự kiểm diềm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc của cảnh sát khu vực, công an xã, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú

5. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì báo cáo và trong thời gian tạm trú phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người chưa thành niên phạm tội đến tạm trú.

Điều 5. Người chưa thành niên phạm tội có quyền:

1. Không bị phân biệt đối xử vì lỗi lầm đã phạm.

2. Được giúp đỡ để tham gia lao động, học tập tại nơi cư trú; được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng như mọi công dân khác.

3. Đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục làm thủ tục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 6. Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chưa thành niên phạm tội có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng, nhưng phải tuân theo quy định sau đây:

1. Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú qua đêm, thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục; khi đến nơi phải trình báo ngay với cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

2. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải làm đơn xin phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục. Đơn xin phép phải có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo bầng văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chưa thành niên phạm tội đến tạm trú để phối hợp giám sát, giáo dục.

Khi hết thời hạn cho phép tạm trú, người chưa thành niên phạm tội phải làm báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này và phải có xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó tạm trú .

3. Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi cư trú, đi học hoặc có việc làm ổn định ở địa phương khác thì người chưa thành niên phạm tội phải làm đơn đề nghị có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục gửi Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tội chức xã hội được giao giám sát, giáo dục phải gửi toàn bộ hồ sơ của người chưa thành niên phạm tội cho Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để làm các thủ tục cần thiết giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội nơi người đó chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục

Điều 7. Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ, thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát giáo dục xem xét hoặc theo đơn đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Toà án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, ỦY BAN NHÂN DÂN TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Điều 8. Gia đình của người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:

1. Làm bản cam kết với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.

2. Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên phạm tội gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường.

3. Quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội nhận rõ lỗi lầm của mình, tích cực sửa chữa, không vi phạm pháp luật; kịp thời nhắc nhở, góp ý khi người đó có hành vi sai trái.

4. Chia sẻ, cảm thông với những khó khăn, lỗi lầm của người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp người đó xoá bỏ mặc cảm, sớm hoà nhập với cuộc sống chung của gia đình và cộng đồng.

5. Liên hệ với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để có biện pháp phối hợp cụ thể trong việc giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội.

6. Báo cáo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người chưa thành niên phạm tội.

7. Tham dự các cuộc họp kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội

Điều 9.

1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm:

a) Phân công người trực tiếp giám sát giáo dục người chưa thành niên phạm tội;

b) Tạo điều kiện giúp người chưa thành niên phạm tội học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người chưa thành niên phạm tội, trong việc giáo dục, cảm hoá giúp họ sửa chữa lỗi lầm;

d) Yêu cầu người chưa thành niên phạm tội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;

đ) Kịp thời biểu dương khi người chưa thành niên phạm tội có tiến bộ, tích cực tham gia hoạt động xã hội hoặc lập công;

e) Xem xét, giải quyết cho người chưa thành niên phạm tội vắng mặt ở nơi cư trú;

g) Đề nghị hoặc theo đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Toà án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này khi người đó chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ;

h) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người chưa thành niên phạm tội.

2. Hồ sơ gửi đến Toà án đề nghị ra quyết định chấm dứt thời hạn nói tại điểm e khoản 1 Điều này gồm:

a) Sơ yếu lý lịch của người chưa thành niên phạm tội;

b) Bản đề nghị chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người chưa thành niên phạm tội của Uỷ ban nhan dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội;

c) Đơn xin chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội (nếu họ là người yêu cầu);

d) Quyết định và bản sao bản án của Toà án về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

đ) Bản tự kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội về kết quá thực hiện bản cam kết của mình;

e) Bản nhận xét về quá trình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú.

g) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người chưa thành niên phạm tội.

Điều 10. Người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:

1. Đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có biện pháp cụ thể trong việc phối hợp với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức hữu quan nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú trong việc quản lý, giáo dục người đó.

2. Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên phạm tội để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, tâm tư nguyện vọng và giải thích, hướng dẫn người đó chấp hành tốt các nghĩa vụ của mình.

3. Phối hợp với cảnh sát khu vực hoặc công an xã, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú để giám sát, giáo dục người đó.

4. Kịp thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để có biện pháp thích hợp ngăn ngừa, xử lý khi người chưa thành niên phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật.

5. Báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội khi có yêu cầu.

6. Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội.

Điều 11.

1. Hồ sơ theo dõi việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội gồm có:

a) Sơ yếu lý lịch của người chưa thành niên phạm tội;

b) Trích lục bản án và quyết định của Toà án về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

c) Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;

d) Bản cam kết của người chưa thành niên phạm tội và gia đình người đó về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.

đ) Báo cáo của người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội;

e) Bản tự kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội về kết quả thực hiện bản cam kết của mình;

g) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước thời hạn của Toà án hoặc giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;

h) Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.

2. Khi người chưa thành niên phạm tội chấp hành xong thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để quản lý.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 14. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 59/2000/ND-CP

Hanoi, October 30, 2000

 

DECREE

PROVIDING FOR THE APPLICATION OF COMMUNE/WARD/TOWNSHIP-BASED EDUCATION MEASURE TO JUVENILE OFFENDERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Article 70 of the 1999 Penal Code;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When juvenile offenders have served half of their terms of commune/ward/township-based education and made many progresses, the courts may issue decisions to terminate the commune/ward/township-based education duration for them under the provisions of Clause 4, Article 70 of the Penal Code.

Article 2.-

1. The commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders shall have to undertake necessary measures to ensure the efficiency of the commune/ward/township-based education measure and closely coordinate with the concerned agencies, organizations and families in supervising and educating them so as to help them redress their wrongdoings, have the sense of abiding by laws and rules of the communal life and become citizens useful to society.

2. Families of juvenile offenders shall have to educate and help them redress their wrongdoings, not to break laws nor commit new offenses; and closely coordinate with the commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders in supervising and educating them.

3. The concerned agencies and organizations as well as population community in areas where juvenile offenders reside shall have to coordinate with the commune/ward/township Peoples Committees or social organizations assigned by the courts to supervise and educate juvenile offenders in educating and helping them.

Article 3.- The application of the commune/ward/township-based education measure must be effected regularly and persistently with the sense of responsibility and lenity for juvenile offenders.

Chapter II

OBLIGATIONS AND RIGHTS OF JUVENILE OFFENDERS

Article 4.- Juvenile offenders shall have the obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To make written commitments with the commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate them, clearly stating measures to actively redress themselves. Such commitments must be commented by the persons who are assigned to directly supervise and educate them.

3. To strictly observe their commitments, actively redress their wrongdoings; study, honestly work for their living and participate in the collective activities in the communities where they reside.

4. To make self-criticism reports on their self-training and reforming process and send such reports to the presidents of the commune/ward/township People’s Committees or the heads of the organizations assigned to supervise and educate them when they have served half of the trial terms. The self-criticism reports must be commented by the persons directly supervising and educating them or the quarter/commune police officers or the heads of the villages or hamlets where such persons reside.

5. Monthly, to send reports on their self-training and reforming results to the persons assigned to supervise and educate them; cases of leaving residential places for more than 30 days must be reported and offenders must get remarks on their temporary residence duration from the police of the quarter or commune where they temporarily reside.

Article 5.- Juvenile offenders shall have the rights:

1. Not to be discriminated due to their wrongdoings.

2. To be assisted to participate in labor and study activities at their residential places; to take part in the recreation and entertainment activities in community like other citizens.

3. To request the commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate them to fill in the procedures, proposing the district-level people’s courts at their residential places to issue decisions on termination of their commune/ward/township-based education terms.

Article 6.- While serving the commune/ward/township-based education terms, juvenile offenders may be away from their residential places if having plausible reasons but must comply with the following stipulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In case of leaving their permanent residential places for more than 30 days, they must make a written application for permission of the presidents of commune/ward/township People’s Committees or the heads of the social organizations assigned to supervise and educate them. Such applications must be commented by the persons directly supervising and educating them.

The presidents of the commune/ward/township People’s Committees or the heads of the social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders shall have to notify in writing the presidents of the People’s Committees of the communes, wards or townships where such offenders temporarily reside of the latter’s residence for coordination in supervising and educating them.

Upon the expiry of their temporary residence duration, juvenile offenders shall have to make reports as provided for in Clause 5, Article 4 of this Decree, which must be certified by the presidents of the People’s Committees of the communes, wards or townships where they temporarily reside.

3. In case of plausible reasons like changing their permanent residential places, having their schoolings or finding permanent jobs in other localities, juvenile offenders shall have to make written requests therefor with comments of the persons directly supervising and educating them and send them to the commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned with the supervision and education responsibility.

The commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders shall have to forward the entire dossiers on such offenders to the courts that have issued decisions on the application of the commune/ward/township-based education measure so that the latter may complete necessary procedures to transfer the dossiers to the commune/ward/township People’s Committees or social organizations of the localities where the offenders move to reside for further supervision and education.

Article 7.- When juvenile offenders have served half of their terms of education in communes, wards or townships and made many progresses, the commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate them may consider or at the offenders’ requests propose the district-level courts of the localities where such offenders are serving their terms to issue decisions on termination of the application of this measure.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF FAMILIES, COMMUNE/WARD/TOWNSHIP PEOPLE’S COMMITTEES AND SOCIAL ORGANIZATIONS IN SUPERVISING AND EDUCATING JUVENILE OFFENDERS

Article 8.- Families of juvenile offenders shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To pay compensation for damage caused by juvenile offenders. For juvenile offenders aged between full 15 years and under 18 years, compensation shall be paid only when such persons have not enough property for compensation.

3. To take care of, be close with and take concrete measures to help juvenile offenders clearly realize their wrongdoings, actively redress themselves and not to break laws; and promptly remind and criticize them when they commit wrongdoings.

4. To share and sympathize with difficulties and mistakes of juvenile offenders so as to help them get rid of the inferiority complex, quickly integrate into family and communal life.

5. To contact the commune/ward/township People’s Committees and social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders so as to take concrete measures for coordinated assistance rendered to them.

6. To report on the juvenile offenders’ self-training and reforming results to the commune/ward/township People’s Committees and social organizations assigned to supervise and educate them.

7. To attend meetings for criticism of juvenile offenders.

Article 9.-

1. The commune/ward/township People’s Committees and social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders shall have the responsibility:

a/ To nominate people to directly supervise and educate juvenile offenders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To coordinate with concerned agencies and organizations as well as families of juvenile offenders in educating and reforming them, helping them to redress their wrongdoings;

d/ To ask juvenile offenders to fully perform their obligations; take timely preventive and remedial measures when such persons show negative signs and notify such to the competent agencies for handling when necessary;

e/ To promptly commend juvenile offenders when they make progresses, actively participate in social activities or record achievements;

f/ To consider and permit juvenile offenders to leave their residential places;

g/ To propose, at their own initiative or at the juvenile offenders’ requests the district-level courts of the localities where the offenders are serving their commune/ward/township- based education terms to issue decisions to terminate the term of serving such penalty when such offenders have served half of their terms and make progress.

h/ To issue to juvenile offenders certificates of completion of their commune/ward/township- based education terms.

2. A dossier sent to the court proposing the issuance of a decision on termination of the term mentioned at Point f, Clause 1 of this Article includes:

a/ The juvenile offender’s curriculum vitae;

b/ The commune/ward/township People’s Committee’s or social organization’s written proposal on termination of the commune/ward/township- based education term for the juvenile offender;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The court’s decision and copy of its judgement on the application of the commune/ward/township- based education measure;

e/ The juvenile offender’s self-criticism report on the fulfillment of his/her commitments;

f/ The written remarks of the commune/ward/township People’s Committee and social organization in the locality where the juvenile offender resides on the latter’s process of serving the commune/ward/township- based education measure;

g/ The minutes of meetings for criticism of such juvenile offender.

Article 10.- The persons directly supervising and educating juvenile offenders shall have the responsibility:

1. To propose the presidents of the commune/ward/township People’s Committees or the heads of the social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders to take specific measures for coordination with their families, schools, youth union and concerned organizations in the localities where juvenile offenders reside in managing and educating them.

2. To take initiative in meeting with juvenile offenders in order to find out the reasons and circumstances for committing offenses as well as their ideas and aspirations, make explanations and provide guidance for them to well fulfill their obligations.

3. To coordinate with the quarter or commune police, the chiefs of the residential quarters’ teams and the heads of the villages or hamlets where juvenile offenders reside in supervising and educating them.

4. To promptly notify the commune/ward/township People’s Committees or social organizations assigned to supervise and educate juvenile offenders of any of such offenders’ law violations for appropriate measures to prevent and handle them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To compile dossiers for overseeing the implementation of the commune/ward/township- based education measure by juvenile offenders.

Article 11.-

1. A dossier for overseeing the implementation of the commune/ward/township- based education measure by a juvenile offender includes:

a/ The juvenile offender’s curriculum vitae;

b/ The excerpts of the court’s judgement and decision on the application of the commune/ward/township- based education measure;

c/ The decision on nominating persons to directly supervise and educate the juvenile offender, issued by the president of the commune/ward/township People’s Committee or the head of the social organization assigned with the supervision and education responsibility.

d/ The written commitment of the juvenile offender and his/her family on the management and education of him/her;

e/ The report of the person directly supervising and educating the juvenile offender on the situation of implementation of the commune/ward/township- based education measure by such offender;

f/ The juvenile offender’s self-criticism report on the fulfillment of his/her commitments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Other documents related to the supervision and education of the juvenile offender;

2. When the juvenile offender has fully served his/her commune/ward/township- based education term, the person directly supervising and educating him/her shall have to transfer the dossier stipulated in Clause 1 of this Article to the commune/ward/township People’s Committee or social organization assigned to supervise and educate such offender for management.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12.- Any person violating the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of his/her violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.

Article 13.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 14.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Nghị định 59/2000/NĐ-CP thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Số hiệu: 59/2000/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/10/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 59/2000/NĐ-CP thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…