ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 211/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 10 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1909/QĐ-BTTTT ngày 05/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” đến năm 2020 thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2020 như sau:
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng, chống mua bán người, để mọi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, chủ động tích cực phòng ngừa góp phần giảm nguy cơ mua bán người.
2. Chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2018, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã ) nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm (địa bàn có nhiều vụ việc xảy ra, có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về hoặc có nhiều nguy cơ) có mô hình chuyên sâu về phòng ngừa mua bán người và 50% số xã trên toàn tỉnh có mô hình lồng ghép về phòng, chống mua bán người.
- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2017, thông tin về phòng, chống mua bán người được đăng tải trên các cơ quan báo chí cấp tỉnh ít nhất một tháng một lần.
- Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, đạt 75% người dân tại các địa phương trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14-60 đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý tình huống liên quan đến mua bán người.
1. Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng
a) Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
b) Cơ quan phối hợp: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan báo chí địa phương, UBND các huyện, thị xã và Thành phố Huế.
c) Nội dung
- Xây dựng, duy trì và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, các tiểu phẩm, phóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó cho người dân nâng cao cảnh giác và bảo vệ mình và tự giác tham gia đấu tranh, tố giác các hoạt động của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, hướng dẫn công tác phòng, chống mua bán người, tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có nghi vấn mua bán người, khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.
- Định hướng người sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, Internet đăng tải bài viết về phòng, chống mua bán người của các cơ quan báo chí trên trang thông tin cá nhân, mạng xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông
- Nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và lãnh đạo cơ quan báo chí; cán bộ làm công tác thông tin cơ sở tại các Phòng Văn hóa - Thông tin và Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.
2. Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng
a) Cơ quan chủ trì: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế
b) Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục & Đào tạo
c) Nội dung
- Thực hiện Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố về phòng, chống mua bán người.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương, hỗ trợ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng, chống mua bán người.
- Thu thập nắm bắt kịp thời các thông tin và dấu hiệu liên quan đến tội phạm mua bán người tại các cấp Hội phụ nữ.
- Tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng, chống mua bán người, góp phần hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
- Khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa mua bán người có hiệu quả, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Hội phụ nữ các tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống mua bán người.
Kinh phí thực hiện kế hoạch do ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh bố trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương và các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Tổ chức thực hiện Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, ưu tiên các địa bàn trọng điểm, trọng tâm là: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về phòng, chống mua bán người với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: xây dựng các mô hình truyền thông; gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp; cung cấp tài liệu; thông qua hoạt động tại cơ sở giáo dục; hoạt động văn hóa, du lịch..
- Củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Khảo sát, xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình phòng ngừa hiệu quả về mua bán người; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
3. Công an tỉnh
Chú trọng các biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc, tích cực, tự giác tham gia tố giác tội phạm. Xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm và tổ chức tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản. Hàng năm, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn toàn tỉnh, để tập trung sự chỉ đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Tổ chức đấu tranh, triệt phá các đối tượng phạm tội mua bán người; tổ chức tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ nạn nhân trong các vụ án mua bán người.
4. Sở Văn hóa và Thể Thao
Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người. Lồng ghép nội dung tuyên truyền này vào các chương trình văn hóa, thể thao; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
5. Sở Du lịch
Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người. Lồng ghép nội dung tuyên truyền này vào các chương trình du lịch; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đi lao động tại nước ngoài... nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động để mua bán người;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giải quyết việc làm nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ mặc cảm tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài trở về;
- Hình thành mạng lưới hỗ trợ nạn nhân và thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng theo hướng bình đẳng giới, chú ý nhu cầu và đặc điểm của nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em.
7. Sở Giáo dục & Đào tạo
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống mua bán người; lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người vào các chương trình học tập nội, ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp, từng ngành học.
8. Các cơ quan báo chí địa phương
Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các tin bài, phim phóng sự, phim tài liệu, đăng phát các thông điệp phòng, chống mua bán người; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người và tăng thời lượng, tần suất thông tin về công tác phòng, chống mua bán người thường xuyên, liên tục.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp để thực hiện tốt các hoạt động của kế hoạch.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin và Đài Truyền thanh - Truyền hình xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác phòng, chống mua bán người bằng nhiều hình thức phù hợp.
- Chỉ đạo, đưa nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống mua bán người thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Định kỳ hàng năm, các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch “Truyền thông phòng, chống mua bán người” thông qua Sở Thông tin và Truyền thông (trước ngày 15/11) để tổng hợp báo cáo UBND dân tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” đến năm 2020 thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 211/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Dung |
Ngày ban hành: | 17/10/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” đến năm 2020 thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video