Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1787/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 14 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018-2021” NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-BCĐ ngày 18/3/2020 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Công an về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018- 2021” năm 2020 (gọi tắt là Đề án); UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai đồng bộ các biện pháp, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng của Đề án; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm.

2. Tổ chức triển khai nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, sát với đặc thù của các nhóm đối tượng, tình hình thực tiễn tại các đơn vị, địa phương để Đề án được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả, thiết thực. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập từ thực tiễn triển khai Đề án; gắn các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả.

3. Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI

1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo

a) Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong năm 2020, các văn bản hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian hoàn thành: kế hoạch trong tháng 5/2020; các văn bản thực hiện trong cả năm.

b) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

- Các cơ quan: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tại đơn vị, địa phương mình.

- Thời gian thực hiện: quý III/2020.

2. Tiếp tục tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng

Tổ chức điều tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các nhóm đối tượng thuộc phạm vi quản lý, giáo dục, cải tạo theo quy định của pháp luật. Hình thức thu thập thông tin có thể qua báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ sở được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng hoặc phát phiếu khảo sát cho từng nhóm đối tượng trong phạm vi phù hợp. Nội dung phiếu khảo sát cần nêu rõ loại thông tin pháp luật mà đối tượng cần tìm hiểu ở từng thời điểm, hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp; các yếu tố khác có liên quan như: tâm lý, kỹ năng, những điều kiện thuận lợi, khó khăn mà đối tượng gặp phải...

a) Nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh và các nhà tạm giữ Công an cấp huyện.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh.

- Thời gian thực hiện: quý III/2020

b) Nhóm đối tượng là người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người được hoãn chấp hành án phạt tù; người bị phạt tù được hưởng án treo; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; quản chế; người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng; người được đặc xá.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận.

-Thời gian thực hiện: cả năm.

c) Nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: quý III/2020.

3. Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án

a) Đối với những quy định chung về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

b) Đối với những văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân, trại viên, học sinh để phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành và yêu cầu của thực tế.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

c) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

4. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng, bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng

a) Tiếp tục lựa chọn, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn.

Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, kết hợp với tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, các hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu quy định về quyền, nghĩa vụ và các quy định liên quan trực tiếp đến đối tượng với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp có tính trực quan cao như: pa nô, áp pích, tờ rơi, tờ gấp, bảng tin nội bộ... và các chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình, các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội... hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hoạt động sinh hoạt tập thể ở cơ sở, khu dân cư, các hội, nhóm... để nội dung cần tuyên truyền, phổ biến được phủ rộng đến đông đảo đối tượng.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh (Công an các đơn vị, địa phương), Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

b) Xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án: các sở, ngành, địa phương nghiên cứu áp dụng mô hình điểm tại các đơn vị, cơ sở, địa bàn còn nhiều khó khăn, bất cập trong phổ biến, giáo dục pháp luật để tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh (Công an các đơn vị, địa phương), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Luật gia tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

c) Biên soạn tài liệu dành cho các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án: trên cơ sở quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến đối tượng của Đề án, các sở, ngành, địa phương biên soạn tài liệu để các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dùng làm tài liệu thực hiện phổ biến, giáo dục cho từng đối tượng cụ thể của Đề án. Đồng thời, in sao các tiểu phẩm pháp luật, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật do các bộ, ngành Trung ương sản xuất để cấp phát đến các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Luật gia tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

d) Biên soạn, cấp phát tài liệu, tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án: các sở, ngành, địa phương chủ động biên soạn, in, phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật để phổ biến những quy định pháp luật cần thiết đến các đối tượng của Đề án thuộc phạm vi quản lý, giáo dục.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

đ) Xây dựng, duy trì các chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

5. Đảm bảo các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu pháp luật cần tuyên truyền, phổ biến và tài liệu về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lãnh đạo, báo cáo viên pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Chú trọng tập huấn cho lực lượng Công an, cán bộ công chức cấp xã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, giáo dục đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

b) Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo yêu cầu thực tế của các cơ sở, địa phương, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, tiết kiệm, hiệu quả.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

c) Khuyến khích, huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước tích cực tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua các chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn, hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,… theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của từng cơ sở, địa phương.

- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Luật gia tỉnh.

- Thời gian thực hiện: cả năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 20/10/2020 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Đề án - Bộ Công an theo quy định.

2. Công an tỉnh là đơn vị đầu mối có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công.

3. Kinh phí phục vụ triển khai thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Đề án và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Công an tỉnh (Phòng PC10, PV01) để kịp thời hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Công an tỉnh;
- Bộ CHQS tỉnh;
- Bộ CHBĐBP tỉnh;
- TAND tỉnh;
- VKSND tỉnh;
- Hội Luật gia tỉnh;
- Đoàn Luật sư tỉnh;
- Báo Bình Thuận;
- Đài PT-TH BT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NCKSTTHC. N

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 1787/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu: 1787/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
Ngày ban hành: 14/05/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 1787/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Văn bản liên quan cùng nội dung - [17]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…