HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
ĐẶC XÁ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/HD-HĐTVĐX |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 766/2022/QĐ-CTN ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 (Quyết định về đặc xá năm 2022), Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành xét đặc xá năm 2022 như sau:
1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (sau đây gọi là phạm nhân).
2. Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
II. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ
Về một số quy định tại Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022, Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 là quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá và đã được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 52/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá (sau đây gọi là Nghị định số 52).
Theo điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự thì xếp loại chấp hành án phạt tù quý II vào ngày 25 tháng 5. Do đó, ngoài các quý đã đủ thời gian xếp loại trong thời gian chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt thì thời gian tiếp theo từ ngày 26 tháng 5 năm 2022 đến ngày trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện họp xét, đề nghị đặc xá, phạm nhân được xét, đề nghị đặc xá phải được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nhận xét, đánh giá kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên.
Đối với phạm nhân được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đã trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án, ngoài các quý đã đủ thời gian xếp loại trong thời gian chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt còn phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc cơ sở y tế điều trị trong thời gian bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh xác nhận là trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
2. Thời gian đã chấp hành án phạt tù là thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, không kể thời gian được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ và thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Thời gian bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cũng được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.
Thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được tính để trừ vào phần thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị kết án 12 (mười hai) năm tù, bị bắt ngày 31 tháng 8 năm 2013, tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2022, Nguyễn Văn A đã thực sự chấp hành được 9 năm, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 03 lần, tổng cộng là 02 năm, thì thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại là 01 năm.
a) Phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chưa thực hiện xong hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc nộp án phí nhưng được Tòa án quyết định miễn hình phạt tiền, miễn nộp án phí thì cũng đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022.
b) Phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 là một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 52. Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng được coi là đã thi hành xong bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác:
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải thực hiện xong hoàn toàn nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 01 lần, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận. Nếu mới thực hiện được một phần nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải có thỏa thuận, xác nhận của đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc của người được nhận cấp dưỡng về việc không phải tiếp tục thực hiện hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận.
- Trường hợp khi phạm tội là người dưới 18 tuổi quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 mà trong bản án, quyết định của Tòa án giao trách nhiệm thi hành bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác cho bố, mẹ hoặc người giám hộ thì phải có tài liệu để chứng minh bố, mẹ hoặc người giám hộ đã thi hành xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác, gồm: Các biên lai, hóa đơn, chứng từ thể hiện việc này hoặc Quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền hoặc văn bản thỏa thuận của người được thi hành án hoặc đại diện hợp pháp của người đó về việc không phải thi hành bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, Quyết định của Tòa án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận hoặc các văn bản, tài liệu khác thể hiện việc này.
c) Trường hợp người bị kết án phạt tù đã thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 là trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 52.
4. Trường hợp đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, đang mắc bệnh hiểm nghèo, đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 là các trường hợp được quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định số 52.
III. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ
Để thực hiện đúng quy định tại Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2022, Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
1. Căn cứ xác định các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2022 là các điểm, khoản, điều trong Bộ luật Hình sự mà Tòa án áp dụng khi quyết định hình phạt.
Đối với trường hợp cướp tài sản có sử dụng vũ khí quy định tại khoản 8 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2022, ngoài căn cứ nêu trên còn căn cứ vào quy định tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để xác định vật mà người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội có phải là vũ khí hay không.
2. Đối với trường hợp cướp tài sản nhiều lần, cướp giật tài sản nhiều lần, trộm cắp tài sản nhiều lần (từ hai lần trở lên) quy định tại khoản 8 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2022:
Căn cứ để xác định phạm tội nhiều lần là số lần phạm tội thể hiện trong Bản án và mỗi lần phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng một bản án hoặc phần Quyết định của Bản án có áp dụng điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999 hoặc điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Những trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tổng hợp của nhiều bản án về cùng một tội danh mà trong mỗi bản án chỉ thể hiện phạm tội một lần thì vẫn là trường hợp phạm tội nhiều lần.
3. Căn cứ khẳng định đã sử dụng trái phép các chất ma túy đối với trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2022 là các tài liệu có trong hồ sơ phạm nhân như: Bản án; Cáo trạng; các tài liệu của Cơ quan điều tra; kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế cấp huyện trở lên; Bản tự khai của phạm nhân có ghi rõ thời gian, số lần đã sử dụng chất ma túy... hoặc phiếu khám sức khỏe của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của phạm nhân thừa nhận là đã sử dụng trái phép các chất ma túy.
IV. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC XÉT ĐẶC XÁ
a) Hồ sơ đề nghị đặc xá bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại Điều 5 Nghị định số 52. Ngoài ra, một số trường hợp cụ thể phải có thêm các văn bản, tài liệu sau:
- Phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có tiền án nhưng đã được xóa án tích phải có một trong các tài liệu chứng minh đã được xóa án tích sau đây: Giấy chứng nhận hoặc quyết định xóa án tích của Tòa án có thẩm quyền cấp cho người có tiền án được xóa án tích; bản án ghi là có tiền án nhưng đã được xóa án tích; Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp cấp;
- Phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 phải có đơn của gia đình phạm nhân hoặc đơn của người đang được tạm đình chỉ trình bày hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ là lao động duy nhất trong gia đình (trình bày rõ hoàn cảnh cụ thể từng thành viên của gia đình gồm: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con, anh, chị, em ruột sinh năm nào? đang ở đâu? làm gì?). Đơn phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình phạm nhân, gia đình người đang được tạm đình chỉ cư trú xác nhận là đúng (không chấp nhận những đơn không có nội dung xác nhận này của Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Người bị kết án phạt tù được tặng thưởng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ nhân nhân dân phải có bản sao quyết định tặng thưởng.
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu được sao từ bản chính hoặc bản sao có giá trị sử dụng thay bản chính của những văn bản như: Bản án, bệnh án, kết luận giám định y khoa, các loại tài liệu xác nhận việc thực hiện hình phạt bổ sung là phạt tiền, nộp án phí, thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác và các tài liệu khác liên quan đến các điều kiện được đề nghị đặc xá của người bị kết án phạt tù. Khi trình danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá để Tổ thẩm định liên ngành nghiên cứu, thẩm định, phải có bản chính hoặc bản sao có giá trị sử dụng thay bản chính của những tài liệu này để kiểm tra, đối chiếu.
b) Danh sách, hồ sơ, thống kê phạm nhân được đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và danh sách, hồ sơ, thống kê người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu được làm thành bốn bộ đóng dấu đỏ để Tổ thẩm định liên ngành thẩm định.
Sau khi thẩm định xong, một bộ có dấu đỏ cùng đầy đủ các tài liệu chứng minh gốc hoặc bản sao có công chứng của cơ quan có thẩm quyền được lưu tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu.
Hồ sơ tài liệu chuyển về Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị đặc xá cho phạm nhân:
+ Ba bộ có dấu đỏ gồm có các tài liệu sau: Biên bản thẩm định danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành; Biên bản họp Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; Thống kê số liệu người được đề nghị đặc xá; Phiếu đề nghị đặc xá cho phạm nhân; Đơn đề nghị đặc xá, Bản cam kết; văn bản đề nghị đặc xá cho phạm nhân của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nhận phạm nhân trích xuất nhưng không quản lý hồ sơ gốc của phạm nhân (áp dụng đối với trường hợp phạm nhân trích xuất); các tài liệu liên quan đến điều kiện đề nghị đặc xá của phạm nhân theo quy định của Nghị định số 52 và Hướng dẫn này; danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá do Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng lập theo kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành (theo mẫu).
+ Chín bộ khác gồm có các tài liệu: Biên bản thẩm định danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành; Biên bản họp Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; Phiếu đề nghị đặc xá cho phạm nhân; tài liệu chứng minh phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 (nếu có); các loại danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá như đã nêu trên.
+ Đối với những trường hợp mà Tổ thẩm định liên ngành đã thẩm định và có ý kiến là không đủ điều kiện đề nghị đặc xá phải làm thành 12 bộ hồ sơ riêng, trong đó có 03 bộ dấu đỏ, gồm các tài liệu sau: Biên bản thẩm định danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành; danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Tổ thẩm định liên ngành lập; danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá do Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng lập, gửi Tổ thẩm định liên ngành kèm theo Phiếu đề nghị đặc xá và các tài liệu khác giống như hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đã nêu; danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng lập theo kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành.
- Hồ sơ đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được lập thành 12 bộ (03 bộ dấu đỏ, 09 bộ photo). Tài liệu có trong hồ sơ gồm: Biên bản thẩm định danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành; Phiếu đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Đơn đề nghị đặc xá, Bản cam kết; các tài liệu liên quan đến điều kiện đề nghị đặc xá của người đang được tạm đình chỉ theo quy định của Nghị định số 52 và Hướng dẫn này; bản sao bản án và Quyết định thi hành án phạt tù; danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu lập theo kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành (theo mẫu).
Đối với những trường hợp mà Tổ thẩm định liên ngành thẩm định và có ý kiến là không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải làm thành 12 bộ hồ sơ riêng. Cách lập hồ sơ, danh sách tương tự như cách lập hồ sơ, danh sách của phạm nhân không đủ điều kiện đề nghị đặc xá đã nêu ở trên.
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá
a) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá được thực hiện theo quy định của Điều 15 Luật Đặc xá, Điều 7 Nghị định số 52, trong đó:
- Việc niêm yết, phổ biến Quyết định về đặc xá năm 2022 cho phạm nhân thực hiện như sau: Ngay sau khi Quyết định về đặc xá năm 2022 được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, Văn phòng Chủ tịch nước sao gửi Quyết định về đặc xá năm 2022 cho Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá để kịp thời chuyển đến các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện niêm yết, phổ biến cho phạm nhân biết.
- Việc lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đang chấp hành án tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng để gửi Tổ thẩm định liên ngành thực hiện như sau:
+ Sau khi nhận được hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện báo cáo, Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh kiểm tra, xem xét và lập danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện đề nghị đặc xá để gửi Tổ thẩm định liên ngành.
+ Sau khi nhận được hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra, xem xét và lập danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá để gửi Tổ thẩm định liên ngành.
b) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt:
- Chính phủ giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù mà có yêu cầu đối nội, đối ngoại;
- Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá mà có yêu cầu đối nội, đối ngoại hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù mà có yêu cầu đối nội, đối ngoại; tập hợp hồ sơ, danh sách người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt trình các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;
- Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan xét duyệt hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị để lập hồ sơ, danh sách trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá
Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm giúp Hội đồng tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá theo quy định tại Điều 16 Luật Đặc xá và Điều 8 Nghị định số 52.
4. Thẩm tra, duyệt, kiểm tra hồ sơ đề nghị đặc xá và trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Đặc xá.
5. Quản lý tài liệu, hồ sơ, danh sách và số liệu người được đề nghị xét đặc xá
a) Tài liệu, hồ sơ, danh sách và số liệu phạm nhân được đề nghị xét đặc xá sau khi Tổ thẩm định liên ngành kiểm tra, thẩm định thuộc loại tài liệu được quản lý, sử dụng theo chế độ "MẬT" đến khi Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức công bố Quyết định đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước.
Cán bộ, chiến sỹ, chuyên viên, nhân viên của các bộ, ban, ngành tham gia công tác đặc xá phải chấp hành nghiêm chỉnh việc quản lý, sử dụng hồ sơ và danh sách người được đề nghị đặc xá theo chế độ “MẬT”. Những người vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xét đề nghị đặc xá của phạm nhân phải đầy đủ tài liệu, nội dung ghi trong hồ sơ phải thống nhất, rõ ràng và đúng thủ tục quy định về đặc xá. Nếu để sai lệch các dữ liệu ghi trong hồ sơ đề nghị đặc xá so với hồ sơ gốc hoặc do lỗi kỹ thuật, sau khi thẩm định để lại không đề nghị đặc xá cho phạm nhân có đủ điều kiện hoặc do làm sai lệch hồ sơ và đề nghị đặc xá cho người không có đủ điều kiện thì Giám thị trại giam, trại tạm giam hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu đã lập hồ sơ phải chịu trách nhiệm.
1. Trách nhiệm của các bộ, ban, ngành
a) Bộ Công an là Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá có trách nhiệm:
- Thành lập Ban Chỉ đạo về đặc xá của Bộ Công an để tổ chức thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 và Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá; giúp Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương, Giám thị các trại giam, trại tạm giam và Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước và Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá; chỉ đạo thành lập Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
- Quyết định thành lập các Tổ chuyên viên giúp việc cho thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá; quyết định thành lập các Tổ thẩm định liên ngành gồm đại diện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do một đồng chí lãnh đạo cấp Cục của Bộ Công an làm Tổ trưởng, trực tiếp đến các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu để kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá;
- Bố trí chương trình, thời gian và chuẩn bị nội dung, tài liệu, hồ sơ các cuộc họp của Hội đồng tư vấn đặc xá;
- Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện;
- Khi được Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá ủy quyền, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá được triệu tập cuộc họp để lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng về những vấn đề khẩn cấp và chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cụ thể khác nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định về đặc xá năm 2022;
- Quy định các biểu mẫu để thực hiện công tác đặc xá năm 2022 trong lực lượng Công an nhân dân;
- Chỉ đạo việc lập hồ sơ xét đề nghị đặc xá cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; chỉ đạo việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của các Tổ thẩm định liên ngành và thẩm tra hồ sơ đề nghị đặc xá của các Tổ chuyên viên giúp việc cho thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá;
- Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện tốt việc vận động, hướng dẫn và tạo điều kiện cho phạm nhân liên lạc với thân nhân của họ, đôn đốc việc thực hiện hình phạt bổ sung là phạt tiền, nộp án phí, thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác tại cơ quan thi hành án dân sự; thu các khoản tiền mà phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (nếu có) để thi hành án theo quyết định thi hành án dân sự và quyết định của bản án hình sự, cấp giấy xác nhận cho phạm nhân làm căn cứ đưa vào hồ sơ xét đề nghị đặc xá và chuyển số tiền đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền;
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách người được Hội đồng tư vấn đặc xá xét duyệt, đề nghị đặc xá để báo cáo Chủ tịch Hội đồng trình Chủ tịch nước quyết định, gồm dự thảo Tờ trình và 06 bộ danh sách phạm nhân được đề nghị đặc xá (có đóng dấu của Bộ Công an);
- Đối với những người đã được Hội đồng tư vấn đặc xá xét duyệt, đề nghị đặc xá hoặc đã có Quyết định đặc xá mà chết trước khi công bố thì Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá đưa ra khỏi danh sách đặc xá, sau đó báo cáo Văn phòng Chủ tịch nước biết.
Đối với những người đã được Hội đồng tư vấn đặc xá đề nghị đặc xá mà có đơn khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu nghi vấn không đủ điều kiện hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá kịp thời báo cáo Văn phòng Chủ tịch nước đưa ra khỏi danh sách đề nghị đặc xá. Trường hợp tương tự như đã nêu mà đã có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước nhưng chưa công bố thì Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định dừng ngay việc thi hành và chỉ đạo giải quyết, kiểm tra làm rõ, đồng thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá và Chủ tịch nước (qua Văn phòng Chủ tịch nước);
- Tổng hợp và chuyển danh sách người được đề nghị đặc xá sẽ về cư trú theo từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Tổ thẩm định liên ngành nhất trí đề nghị đặc xá để Giám đốc Công an cấp tỉnh chủ động rà soát và chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng.
Khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, thông báo cho Giám đốc Công an cấp tỉnh và chuyển danh sách người được đặc xá tha tù theo từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời chỉ đạo Công an cấp tỉnh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, giám sát, giúp đỡ người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng;
- Chỉ đạo, tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo nghi lễ nghiêm trang;
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tha số phạm nhân là người nước ngoài được đặc xá;
- Tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, các tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến đặc xá; trả lời bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có đơn khiếu nại về trường hợp không được đặc xá theo đúng lý do không đồng ý đề nghị đặc xá của thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá;
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị chức năng lập kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu nội dung Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;
- Tổng kết công tác đặc xá năm 2022;
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh và các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét, đề nghị khen thưởng; chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề xuất Nhà nước, Chính phủ khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đặc xá năm 2022;
- Bố trí kinh phí phục vụ công tác đặc xá năm 2022;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác đặc xá do Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá giao.
b) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
- Thành lập Ban Chỉ đạo về đặc xá của Bộ Quốc phòng để tổ chức thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 và Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá; chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý và Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá; quy định biểu mẫu để thực hiện xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý;
- Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn phạm nhân thông báo cho thân nhân của họ chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền, nộp án phí, thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, các nghĩa vụ dân sự khác tại Cơ quan thi hành án dân sự;
- Sau khi Tổ thẩm định liên ngành của Hội đồng tư vấn đặc xá kiểm tra, thẩm định xong hồ sơ đề nghị đặc xá của Bộ Quốc phòng cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng chuyển hồ sơ, danh sách về Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá (Bộ Công an) để tổng hợp, trình Hội đồng tư vấn đặc xá xét duyệt;
- Bố trí kinh phí cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công tác đặc xá năm 2022;
- Chỉ đạo, tổ chức Lễ công bố đặc xá tha tù theo Quyết định của Chủ tịch nước ở các trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý.
c) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm sao gửi Quyết định về đặc xá năm 2022 cho Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá để chuyển cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện niêm yết;
- Chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá rà soát, kiểm tra danh sách, hồ sơ người được Hội đồng tư vấn đề nghị đặc xá, trình Chủ tịch nước quyết định;
- Ngay sau khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, chuyển cho Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá 02 bản Quyết định cùng 02 bộ danh sách người được đặc xá để kịp thời tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước theo đúng quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước.
d) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá xây dựng văn bản hướng dẫn; dự thảo điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giúp Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước; thẩm tra, hoàn chỉnh danh sách, hồ sơ và văn bản các cuộc họp trình Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá báo cáo Chủ tịch nước quyết định.
đ) Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp thực hiện đặc xá theo quy định của Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đủ điều kiện đề nghị đặc xá để gửi Tổ thẩm định liên ngành; quy định biểu mẫu để thực hiện xét, đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
- Phối hợp với Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tập hợp hồ sơ, danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và hồ sơ, danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để gửi các thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá thẩm tra; tổng hợp kết quả thẩm tra của thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá và lập danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để trình Hội đồng tư vấn đặc xá xét duyệt;
- Phối hợp với Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được Hội đồng tư vấn đặc xá xét duyệt, đề nghị đặc xá để báo cáo Chủ tịch Hội đồng trình Chủ tịch nước quyết định gồm 06 bộ danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá, có đóng dấu của Tòa án nhân dân tối cao;
- Phối hợp với Viện kiểm sát nhân tối cao và chỉ đạo Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp lập danh sách, thông báo kịp thời cho cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá và các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện biết những phạm nhân đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
- Hướng dẫn Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước theo quy định Luật Đặc xá và Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá.
e) Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đặc xá;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự Quân khu kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Đặc xá;
- Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp phối hợp với Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp phát hiện những phạm nhân có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự để thông báo kịp thời cho các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá biết;
- Thực hiện, hướng dẫn việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị khi kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 37 của Luật Đặc xá.
g) Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Đặc xá; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các quy định của Luật Đặc xá và Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022.
h) Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ động nắm tình hình và phối hợp với Bộ Công an kiến nghị danh sách phạm nhân là người nước ngoài và các trường hợp khác có thể được đặc xá để phục vụ yêu cầu đối ngoại; phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan để tuyên truyền đối ngoại về công tác đặc xá; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài.
i) Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Phối hợp với các bộ, ngành để tổ chức thực hiện công tác đặc xá năm 2022 an toàn, bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid-19;
- Chỉ đạo các Sở Y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế tổ chức giám định, cung cấp các loại giấy tờ về bệnh tật của phạm nhân có liên quan đến việc đề nghị đặc xá;
- Chỉ đạo các cơ quan y tế phối hợp, hỗ trợ các cơ quan thực hiện công tác đặc xá năm 2022 và các cơ sở giam giữ phạm nhân phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, bảo đảm an toàn để thực hiện công tác đặc xá năm 2022.
k) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thông báo Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 và tuyên truyền về công tác đặc xá trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền về đặc xá, giáo dục nâng cao nhận thức, kêu gọi trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong việc xóa bỏ thái độ kỳ thị, mặc cảm đối với người được đặc xá và quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, tránh tái phạm tội.
l) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội liên quan ở địa phương tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời quan tâm tiếp nhận, giúp đỡ những người được đặc xá có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay vốn, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, hạn chế tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
m) Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương phối hợp với các tổ chức thành viên và các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến chủ trương về đặc xá năm 2022; phối hợp với chính quyền địa phương cùng cấp tiếp tục giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng, tạo việc làm, ổn định cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội và vi phạm pháp luật; giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thực hiện công tác đặc xá năm 2022 theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
n) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022, Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhân thân; cấp giấy chứng nhận, xác nhận về hoàn cảnh gia đình hoặc các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác của người được đề nghị đặc xá;
- Chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế tại địa phương phối hợp, hỗ trợ các cơ quan thực hiện công tác đặc xá năm 2022 và cơ sở giam giữ phạm nhân đóng tại địa phương phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, bảo đảm an toàn để thực hiện công tác đặc xá năm 2022;
- Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức xã hội ở địa phương để thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;
- Bố trí kinh phí để thực hiện công tác đặc xá năm 2022 tại địa phương mình.
a) Từ ngày 18 tháng 7 năm 2022 đến ngày 31 tháng 7 năm 2022, các Tổ thẩm định liên ngành đến trực tiếp các đơn vị, địa phương để kiểm tra, thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị xét đặc xá.
b) Từ ngày 25 tháng 7 năm 2022 đến ngày 07 tháng 8 năm 2022, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tổng hợp hồ sơ, danh sách chuyển đến các thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm tra.
c) Từ ngày 09 tháng 8 năm 2022 đến ngày 19 tháng 8 năm 2022, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá và chuẩn bị hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để trình Hội đồng tư vấn đặc xá họp xét duyệt.
d) Từ ngày 22 tháng 8 năm 2022 đến ngày 25 tháng 8 năm 2022, Hội đồng tư vấn đặc xá họp xét duyệt danh sách đặc xá.
đ) Từ ngày 26 tháng 8 năm 2022 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tổng hợp, hoàn chỉnh danh sách đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.
e) Tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước vào ngày 30 tháng 8 hoặc ngày 31 tháng 8 năm 2022.
g) Tổ chức tha người được đặc xá theo Quyết định của Chủ tịch nước vào ngày 01 tháng 9 năm 2022.
a) Công tác đặc xá phải được sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích theo quy định hiện hành về khen thưởng.
b) Cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong công tác đặc xá để chấn chỉnh ngay; xử lý nghiêm minh những tập thể và cá nhân có hành vi vi phạm Điều 7 Luật Đặc xá. Cơ quan, đơn vị để xảy ra sai sót, tiêu cực, gây phiền hà trong công tác đặc xá thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm trước Hội đồng tư vấn đặc xá.
c) Những trường hợp đủ điều kiện phải được lập hồ sơ đề nghị đặc xá theo quy định. Cá nhân, đơn vị nào để sót, không lập hồ sơ đề nghị đặc xá những người thuộc diện xét đặc xá hoặc lập hồ sơ đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện thì cá nhân và Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng tư vấn đặc xá.
Căn cứ vào Hướng dẫn này, các bộ, ban, ngành có liên quan đến công tác đặc xá, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các thành viên của Hội đồng tư vấn đặc xá có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải kịp thời báo cáo bằng văn bản về Hội đồng tư vấn đặc xá (qua Cơ quan giúp việc Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá - Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.
|
CHỦ TỊCH |
Hướng dẫn 73/HD-HĐTVĐX thực hiện Quyết định 766/2022/QĐ-CTN về đặc xá năm 2022 do Hội đồng Tư vấn Đặc xá ban hành
Số hiệu: | 73/HD-HĐTVĐX |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Hội đồng Tư vấn Đặc xá |
Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 04/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn 73/HD-HĐTVĐX thực hiện Quyết định 766/2022/QĐ-CTN về đặc xá năm 2022 do Hội đồng Tư vấn Đặc xá ban hành
Chưa có Video