Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI GIAO
*****

 

Số: 127/2004/LPQT

 

 

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2004

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan về hợp tác chống tội phạm có tổ chức có hiệu lực từ ngày 26 tháng 04 năm 2004./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BA LAN VỀ HỢP TÁC CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan dưới đây gọi là "các Bên ký kết";

Xuất phát từ nguyện vọng tiếp tục phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước;

Lo ngại về tình trạng gia tăng tội phạm có tổ chức;

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai Nhà nước trong việc phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm có tổ chức;

Trên cơ sở tôn trọng luật pháp và chủ quyền của mỗi Nhà nước, bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau và hai Bên cùng có lợi phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp hiện hành của mỗi Nhà nước Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1.

1. Các Bên ký kết hỗ trợ sự hợp tác giữa các cơ quan an ninh và trật tự công cộng của hai nước trong lĩnh vực phòng chống tội phạm có tổ chức; đặc biệt là các loại tội phạm sau đây:

1) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe;

2) Liên quan đến khủng bố quốc tế;

3) Mua bán người và cuỡng bức mại dâm;

4) Di cư bất hợp pháp;

5) Xâm phạm đến môi trường tự nhiên được pháp luật bảo vệ;

6) Trộm cắp, mua bán, vận chuyển bất hợp pháp, đưa vào lưu hành và sử dụng trái phép hoặc đe dọa sử dụng các vật liệu hạt nhân và các chất phóng xạ nhằm mục đích gây hại, hủy diệt môi trường

7) Biên soạn và lưu hành các loại ấn phẩm, phim ảnh hoặc những vật phẩm khác có tính khiêu dâm đồi trụy, đặc biệt là đối với trẻ em;

8) Trộm cắp, làm giả và mua bán qua biên giới các giá trị văn hóa hoặc các đồ vật có giá trị lịch sử;

9) Mua bán, vận chuyển và sản xuất trái phép vũ khí, đạn dược, vật liệu gây nổ hoặc các vật liệu nguy hiểm khác kể cả hàng hóa lưỡng dụng;

l0) Sản xuất và đưa vào lưu hành các loại giấy tờ giả tiền giả hoặc các phương tiện thanh toán khác

11) Hợp pháp hóa những thu nhập do hoạt động phạm tội mà có, tham nhũng hoặc các tội phạm kinh tế như gian lận thương mại, buôn lậu;

12) Sản xuất, tàng trữ, sở hữu, vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma túy, các loại chất hướng thần và các tiền nhất

13) Sử dụng bất hợp pháp máy tính, phương tiện viễn thông.

2. Các Bên ký kết cũng sẽ hợp tác trên các lĩnh vực sau:

1) Truy tìm trên lãnh thổ của mỗi Bên những người nghi vấn phạm tội hoặc trốn tránh thi hành án do phạm các tội nêu ở khoản 1 Điều này;

2) Tìm kiếm những người mất tích, tiến hành xác minh, nhận dạng tử thi đối với những người chưa rõ tung tích;

3) Truy tìm những tang vật có liên quan tới vụ án.

Điều 2. Sự hợp tác giữa các Bên ký kết Hiệp định này sẽ được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

1. Cung cấp cho nhau các thông tin về:

a) Người cầm đầu, người bí mật điều hành hoạt động phạm tội;

b) Mối quan hệ giữa những người phạm tội

c) Cơ cấu của các nhóm, tổ chức tội phạm và thủ đoạn hoạt động của chúng;

d) Hành vi đặc trưng của cá nhân và tổ chức tội phạm;

e) Các thông tin quan trọng liên quan tới một vụ án cụ thể như thời gian, địa điểm, phương thức, thủ đoạn đặc trưng cho các loại tội phạm đó;

f) Các điều luật hình sự bị vi phạm;

g) Các biện pháp đã tiến hành và kết quả thu được.

2. Nhanh chóng thực hiện các hoạt động được hai Bên thỏa thuận thông qua các cơ quan phù hợp.

Điều 3. Các Bên ký kết sẽ tiến hành trao đổi:

1. Thông tin liên quan tới kế hoạch hoặc hành vi khủng bố, thủ đoạn hoạt động của chúng và các nhóm khủng bố đang có kế hoạch hoặc thực hiện hành vi phạm tội làm phương hại đến lợi ích quan trọng của Nhà nước của một Bên ký kết.

2. Những thông tin cần thiết để phòng ngừa, đấu tranh chống di cư bất hợp pháp và tổ chức đưa người vượt biên trái phép, đặc biệt là về những người tổ chức di cư bất hợp pháp, các mẫu giấy tờ cho phép đi qua biên giới, mẫu con dấu đóng trên giấy tờ đó, mẫu các loại thị thực và các loại ký hiệu.

3. Thông tin về:

a) Buôn bán các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất;

b) Địa điểm và phương pháp sản xuất, nơi tập kết các chất nêu trên và các phương tiện được sử dụng để vận chuyển chúng;

c) Nơi đến của các chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất.

4. Mẫu các chất ma túy mới, các chất hướng thần, tiền chất và các chất nguy hiểm khác có nguồn gốc thực vật hoặc nguồn gốc tổng hợp.

5. Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát việc mua bán hợp pháp các chất ma túy, hướng thần, tiền chất cũng như các chất liệu thô và bán thành phẩm để sản xuất các chất trên.

Điều 4. Các Bên ký kết hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ về hình sự và tội phạm học thông qua việc trao đổi:

1. Kinh nghiệm và thông tin liên quan tới các phương pháp chống tội phạm có tổ chức cũng như các phương thức phạm tội mới;

2. Trao đổi kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực hình sự, tội phạm học cùng với những giải pháp pháp lý trong việc xử lý vấn đề hợp pháp hóa thu nhập do phạm tội mà có, đấu tranh chống nghiện ma túy;

3. Thông tin về các đồ vật liên quan đến phạm tội; .

4. Phương tiện kỹ thuật chuyên dụng trong công tác phòng chống tội phạm và các thông tin có liên quan về chủ đề này;

5. Trao đổi các chuyên gia với mục đích hoàn thiện nghiệp vụ, đặc biệt về kỹ thuật phát hiện tội phạm và phương pháp chống tội phạm và các tài liệu chuyên ngành trên cơ sở miễn phí.

Điều 5.

1. Các Bên ký kết đảm bảo việc bảo vệ các thông tin mật được trao đổi cho nhau.

Độ mật của thông tin do Bên ký kết trao xác định.

2. Các thông tin loại này và các phương tiện kỹ thuật được hai Bên cung cấp cho nhau chỉ có thể được trao cho nước thứ ba khi có sự đồng ý của Bên ký kết cung cấp.

3. Trong trường hợp bị lộ hoặc có nguy cơ bị lộ thông tin của một Bên ký kết cung cấp thì Bên ký kết phải thông báo ngay cho Bên ký kết kia về hoàn cảnh liên quan tới sự việc xảy ra và hậu quả của việc đó cũng như tiến hành các hoạt động nhằm ngăn chặn các sự việc xảy ra trong tương lai.

Điều 6.

1. Việc xử lý các dữ liệu cá nhân trong quá trình thực hiện Hiệp định này phải tuân theo các quy định ở khoản 2 dưới đây

2. Trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân để thực hiện Hiệp định các Bên ký kết sẽ tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

1) Bên ký kết nhận dữ liệu cá nhân có thể sử dụng các dữ liệu này vào các mục đích được quy định dưới đây và theo đúng các điều kiện do Bên ký kết cung cấp đặt ra;

2) Dữ liệu cá nhân được chuyển giao chỉ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện những nhiệm vụ được quy định dưới đây. Việc chuyển giao các dữ liệu này cho bất kỳ cơ quan thứ ba nào chỉ có thể được thực hiện với sự đồng ý trước của Bên chuyển giao;

3) Bên ký kết chuyển giao dữ liệu cá nhân có trách nhiệm đảm bảo độ chính xác và đầy đủ Bên chuyển giao đồng thời phải kiểm tra không để thông tin bị lưu giữ quá thời gian cần thiết. Nếu Bên ký kết sau khi chuyển giao dữ liệu, trong phạm vi thẩm quyền của mình, phát hiện hoặc có khiếu nại từ người có liên quan rằng dữ liệu được chuyển giao là không phù hợp hoặc bao gồm những thông tin không cần chuyển giao, Bên ký kết đó sẽ thông báo ngay cho Bên ký kết kia. Trong trường hợp này Bên ký kết tiếp nhận dữ liệu phải sửa đổi hoặc hủy ngay những dữ liệu đã nhận được;

4) Việc giao và nhận dữ liệu cá nhân phải được đăng ký quản lý;

5) Theo quy định luật pháp của mỗi Nhà nước về việc cho phép tiếp cận dữ liệu thông tin cá nhân có thể được cung cấp cho người mà thông tin đề cập đến. Bên nhận dữ liệu chỉ được phép cung cấp thông tin liên quan đến dữ liệu khi có sự đồng ý của Bên chuyển giao dữ liệu;

6) Theo yêu cầu của Bên ký kết chuyển giao dữ liệu, Bên ký kết nhận dữ liệu phải thông báo về phương thức và kết quả thu được từ việc sử dụng các dữ liệu cá nhân đã nhận được.

3. Theo quy định của luật pháp của mỗi Nhà nước, mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu cá nhân được thực hiện theo Hiệp định này trên lãnh thổ của mình và kiểm tra việc xử lý các dữ liệu cá nhân được chuyển giao không xâm hại quyền lợi của người khác.

Các cơ quan kiểm soát này cũng sẽ chịu trách nhiệm xem xét, cân nhắc những khó khăn trong việc áp dụng và giải thích Hiệp định này trong phạm vi xử lý dữ liệu cá nhân. Các cơ quan nói trên được quan hệ và hợp tác với nhau trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định này.

4. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng cho dữ liệu cá nhân chuyển giao qua sĩ quan liên lạc.

Điều 7.

1. Nếu một Bên ký kết cho rằng việc trao đổi thông tin được nêu tại các Điều từ Điều 2 đến Điều 4 hoặc việc thực hiện các hoạt động chung của Hiệp định này có thể làm phương hại đến chủ quyền, đe dọa an ninh hoặc lợi ích quốc gia hoặc trái với pháp luật hiện hành của nước mình thì Bên ký kết được yêu cầu có thể từ chối hợp tác một phần hoặc từ chối hoàn toàn hoặc đặt ra các điều kiện cần được thỏa mãn.

2. Các Bên ký kết cung cấp cho nhau họ, tên người sẽ tham gia vào các hoạt động trao đổi các đoàn chuyên gia chậm nhất là hai tuần trước khi công việc đó được tiến hành theo kế hoạch. Nếu một Bên ký kết cho rằng sự có mặt trên lãnh thổ của mình của một người do Bên ký kết kia cử sang có thể đe dọa an ninh hoặc lợi ích cơ bản của mình thì quy định tại khoản 1 sẽ được áp dụng.

3 . Các Bên ký kết từ chối hợp tác theo quy định ở khoản 1 phải thông báo cho Bên ký kết kia biết quyết định của mình bằng văn bản.

Điều 8.

1. Mọi tiếp xúc nhằm thực hiện Hiệp định này sẽ được tiến hành trực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền.

2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu ở khoản 1 gồm:

1) Về phía Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

a) Cục trưởng Cục Quan hệ Quốc tế - Bộ Công an;

b) Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an;

c) Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Bộ Công an.

2) Về phía Cộng hòa Ba Lan:

a) Bộ trưởng Nội vụ;

b) Bộ trưởng phụ trách các thể chế tài chính;

c) Bộ trưởng phụ trách về tài chính công;

d) Cục trưởng Cục Bảo vệ Quốc gia;

e) Tư lệnh Cảnh sát;

f) Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

g) Tổng thanh tra về thông tin về tài chính.

3. Các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản về mọi thay đổi về thẩm quyền và tên gọi của các cơ quan nêu tại khoản 1.

Điều 9. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 8 có thể:

1. Thoả thuận các nguyên tắc và phạm vi hợp tác cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của mình;

2. Tiến hành tham khảo ý kiến lẫn nhau nhằm bảo đảm tính hiệu quả của việc họp tác trong các lĩnh vực nêu trong Hiệp định này.

Điều 10. Trong các vấn đề liên quan đến việc áp dụng Hiệp định này, các Bên ký kết sẽ sử dụng ngôn ngữ chính thức của mình hoặc tiếng Anh.

Điều 11.

1. Những bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 8 trong phạm vi quyền hạn của họ.

2. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán theo khoản 1 thì những bất đồng đó sẽ được xử lý qua con đường ngoại giao và không được để cho bất cứ Bên thứ ba nào giải quyết

Điều 12.

1. Bất kể quy định tại khoản 2 dưới đây các Bên ký kết sẽ chịu chi phí phát sình do việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định trên lãnh thổ của Nhà nước mình, trừ trường hợp hai Bên ký kết có quy định khác.

2. Chi phí cho việc đi và về của các đoàn của một Bên ký kết sang Bên ký kết kia do Bên cử đoàn đi tự lo; chi phí trong thời gian ở nước sở tại do Bên ký kết đài thọ.

Điều 13. Hiệp định này không gây phương hại đến nghĩa vụ của các Bên ký kết theo các điều ước quốc tế đa phương và song phương khác.

Điều 14.

1. Hiệp định này sẽ được phê duyệt phù hợp với luật pháp của Nhà nước của mỗi Bên ký kết; việc phê duyệt này được khẳng định bằng việc trao đổi công hàm. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau ba mươi ngày kể từ ngày nhận được công hàm thông báo cuối cùng.

2. Mỗi Bên ký kết có quyền hủy bỏ Hiệp định này bằng việc thông báo bằng văn bản, trong trường hợp này, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nhận được thông báo hủy bỏ Hiệp định.

Hiệp định này được làm tại Vác-sa-va, ngày 28 tháng 7 năm 2003, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ba Lan và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trưởng hợp có sự giải thích khác nhau thì văn bản bằng tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở để xem xét./.

 

THỪA ỦY QUYỀN CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN




Lê Hồng Anh

THỪA ỦY QUYỀN CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA BA LAN
QUỐC VỤ KHANH




Paven Đa-kốp-ski

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hiệp định số 127/2004/LPQT về việc hợp tác chống tội phạm có tổ chức giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Balan

Số hiệu: 127/2004/LPQT
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Bộ Công An, Chính phủ Cộng hoà Ba Lan
Người ký: Lê Hồng Anh, Paven Đa-kốp-ski
Ngày ban hành: 28/07/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hiệp định số 127/2004/LPQT về việc hợp tác chống tội phạm có tổ chức giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Balan

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…