QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/1999/QH10 |
Hà Nội , ngày 21 tháng 12 năm 1999 |
CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/1999/QH10
LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.
Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân.
Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.
Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 7.Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Điều 22. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Điều 24. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.
Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
Điều 27. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.
Điều 31. Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Điều 36. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 39. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Điều 41. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khỏan 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.
Điều 44. Thời gian bắt buộc chữa bệnh
Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Điều 50. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính :
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Điều 51. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
Điều 55. Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;
b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không đựơc tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
4. Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm.
Điều 56. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án
Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.
Điều 57. Miễn chấp hành hình phạt
1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.
4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Điều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân.
Điều 59. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt
Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.
Điều 61. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.
Điều 62. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.
Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.
Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Điều 65. Xoá án tích theo quyết định của Toà án
1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.
Điều 66. Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Toà án xoá án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
Điều 67. Cách tính thời hạn để xoá án tích
1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Điều 68. áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này.
Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Điều 70. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Tù có thời hạn.
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Điều 73. Cải tạo không giam giữ
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
Điều 76. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
2. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
1. Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này.
2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích.
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Điều 79. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 81. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
Điều 85. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 86. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội, thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 90. Tội chống phá trại giam
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 91. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
2. Người tổ chức, người cưỡng ép, người xúi giục thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân từ một năm đến năm năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
p) Tái phạm nguy hiểm;
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 95. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Điều 97. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Điều 101. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 110. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Cưỡng dâm nhiều lần;
c) Cưỡng dâm nhiều người;
đ) Làm nạn nhân có thai;
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 114. Tội cưỡng dâm trẻ em
1. Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với nhiều người;
d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;.
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người chưa thành niên;
c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Điều 118. Tội cố ý truyền HIV cho người khác
1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Lợi dụng nghề nghiệp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;
e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
h) Tái phạm nguy hiểm;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân
1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 126. Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 127. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 128. Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 129. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 130. Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 131. Tội xâm phạm quyền tác giả
a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;
b) Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;
c) Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;
d) Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 132. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Đối với trẻ em;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 144. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.
Điều 145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 148. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn
Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.
Điều 149. Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật
1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Phạm tội nhiều lần;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 155. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 159. Tội kinh doanh trái phép
1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;
đ) Thu lợi bất chính rất lớn;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Điều 162. Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 164. Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả
1. Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính lớn;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 166. Tội lập quỹ trái phép
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;
b) Để thực hiện tội phạm khác;
c) Quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười năm:
a) Quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Phạm tội trong trường hợp quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 167. Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế
1. Người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 168. Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 169. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 170. Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 172. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.
Điều 173. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 174. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 175. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này.
2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 176. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;
b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;
c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 177. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện
1. Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định;
b) Từ chối cung cấp điện không có căn cứ;
c) Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 178. Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
1. Người nào có trách nhiệm mà dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chia lợi tức cổ phần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 179. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b) Cho vay quá giới hạn quy định;
c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.
Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí
1. Người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước
1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 188. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;
b) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;
c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;
d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;
đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên
1. Người nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Tái phạm tội này.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 198. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với trẻ em;
d) Đối với nhiều người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
e) Đối với nhiều người;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm :
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 201. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác
1. Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 203.Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 206. Tội tổ chức đua xe trái phép
1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ôô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Tổ chức đua xe có quy mô lớn;
d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
e ) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;
g) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 207. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ôô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
e ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
g) Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép.
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 208. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứứng với nhiệm vụ được giao;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 209. Tội cản trở giao thông đường sắt
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đặt chướng ngại vật trên đường sắt;
b) Làm xê dịch ray, tà vẹt;
c) Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt;
d) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt;
đ) Để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
e ) Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt;
g) Lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 210. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 212. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứứng với nhiệm vụ được giao;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 213. Tội cản trở giao thông đường thuỷ
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ;
b) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu;
c) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu;
d) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ;
đ) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ;
e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 214. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 216. Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
1. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 217. Tội cản trở giao thông đường không
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường không gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không;
b) Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá huỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không;
c) Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc;
d) Cung cấp thông tin sai lạc gây nguy hiểm cho chuyến bay;
đ) Làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác;
e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường không.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 218. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 220. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phương tiện bay có thể bị tịch thu.
1. Người nào điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu.
Điều 224. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học
1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 225. Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử
1. Người nào được sử dụng mạng máy tính mà vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc bịêt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 228. Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em
1. Người nào sử dụng trẻ e m làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ e m;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 229. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có chức vụ, quyền hạn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 231. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chăn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 235. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 237. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu qủa rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 238. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 239. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 241. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 243. Tội phá thai trái phép
1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 247. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Điều 251. Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có
1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 252. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người;
c) Đối với trẻ e m dưới 13 tuổi;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 255. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội nhiều lần ;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng.
Điều 256. Tội mua dâm người chưa thành niên
1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Mua dâm trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Phạm tội nhiều lần đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng.
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 259. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 260. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 261. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong thời chiến thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 262. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 264. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 265. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 266. Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 268. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
1. Người nào chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Người nào cố ý không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 270. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
1. Người nào vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 273. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Tái phạm hoặc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 274. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Điều 276. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy
Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 277. Khái niệm tội phạm về chức vụ
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ.
Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ .
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 282. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 283. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng:
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.
Điều 284. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 287. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ
1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 291. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.
CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 292. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Điều 293. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 294. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 295. Tội ra bản án trái pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 296. Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 297. Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 300. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 301. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn
1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 302. Tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 303. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 304. Tội không chấp hành án
Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 305. Tội không thi hành án
1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 306. Tội cản trở việc thi hành án
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a ) Có tổ chức;
b ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 307. Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 309. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật
1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Điều 310. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản
1. Người nào được giao giữ tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong mà có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Phá huỷ niêm phong;
b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 311. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a ) Có tổ chức;
b ) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải.
Điều 312. Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử
1. Người nào đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 90 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm :
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 313. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ e m); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ e m); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ôô đối với trẻ e m); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);
- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ e m);
- Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
- Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);
- Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);
- Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);
- Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);
- Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
- Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);
- Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 314. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN
Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm do mình thực hiện được quy định tại Chương này.
1. Người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 317. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
1. Người nào chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
Điều 318. Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm
1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:
a) Lôi kéo người khác phạm tội;
b) Dùng vũ lực;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Điều 319. Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung người chỉ huy hay cấp trên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 320. Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 321. Tội làm nhục, hành hung đồng đội
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họ không có quan hệ công tác thuộc trường hợp quy định tại Điều 319 và Điều 320 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiệm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
1. Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 323. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh
1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 324. Tội bỏ vị trí chiến đấu
1. Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:
b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Điều 326. Tội trốn tránh nhiệm vụ
1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 328. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
1. Người nào cố ý báo cáo sai gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 330. Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực chiến, trực chỉ huy, trực ban gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 331. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 332. Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 333. Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng
1. Người nào vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 334. Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 335. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ 3thuật quân sự mà làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 336. Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu
1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Điều 337. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm
1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
b) Chiến lợi phẩm có giá trị lớn hoặc rất lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp chiến lợi phẩm có giá trị đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Điều 338. Tội quấy nhiễu nhân dân
1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 339. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ
1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 340. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh
Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
CÁC TỘI PHÁ HOẠI HÒA BÌNH, CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH
Điều 341. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một nước khác, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 342. Tội chống loài người
Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 343. Tội phạm chiến tranh
Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ưước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê
1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
THE NATIONAL
ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 15/1999/QH10 |
Hanoi, December 21, 1999 |
Criminal law constitutes one of the sharp and effective instruments to prevent and combat crime, actively contributing to the defense of independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the socialist Vietnamese Fatherland, the protection of the interests of the State as well as the legitimate rights and interests of citizens and organizations. It also contributes to the maintenance of social order and security and economic management order and provides security for all people to live in a safe, healthy and highly humane social and ecological environment. At the same time the criminal law actively contributes to doing away with elements which obstruct the process of renewal and national industrialization and modernization for a prosperous people, a strong country and an equitable and civilized society.
This Penal Code has been made on the basis of inheriting and promoting the principles and institutions of Vietnams criminal legislation, particularly the 1985 Penal Code, as well as experiences drawn from the reality of the struggle to prevent and combat crimes over many decades of the process of national construction and defense.
The Penal Code demonstrates the spirit of active prevention and resolute combat against crimes through penalties in order to deter, educate, convert and reform offenders into honest people; thereby to imbue every citizen with the spirit and sense of being masters of the society, the sense of law observance and active participation in crime prevention and combat.
To strictly implement the Penal Code is the common task of all agencies, organizations and the entire population.
...
...
...
Article 1.- The tasks of the Penal Code
The Penal Code has the tasks of protecting the socialist regime, the people’s mastership, equality among people of various nationalities, the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens and organizations, protecting the socialist law order, opposing all acts of criminal offense; at the same time educating people in the sense of law observance and struggle to prevent and combat crime.
In order to carry out such tasks, the Penal Code defines crimes and the penalties for offenders.
Article 2.- Basis of penal liabilities
Only those persons who have committed crimes defined by the Penal Code shall bear the penal liabilities therefor.
Article 3.- Handling principles
1. All acts of criminal offenses must be timely detected and handled in a prompt, just and enlightened manner in strict accordance with laws.
2. All offenders are equal before the law, regardless of their sex, nationality, beliefs, religion, social class and status.
...
...
...
To grant leniency to persons who make confessions, make honest declarations, denounce accomplices, redeem their faults with achievements, show repentance, voluntarily right themselves or make compensation for damage they have caused.
3. For first-time offenders of less serious crimes, who have shown their repentance, penalties lighter than imprisonment may be imposed, and they may be placed under the supervision and education of agencies, organizations or families.
4. For persons sentenced to imprisonment, they must be compelled to serve their sentences in detention camps, to labor and study so as to become persons useful to society; if they make marked progress, they shall be considered for commutation of their penalties.
5. Persons who have completely served their sentences shall be given conditions to work and live honestly, to integrate themselves into the community, and when they fully meet the conditions prescribed by law, their criminal records shall be wiped.
Article 4.- Responsibility to struggle for crime prevention and combat
1. The police, procuracy, court, judicial and inspection bodies and other concerned agencies shall fulfill their respective functions and tasks and at the same time guide and assist other State bodies, organizations and citizens in preventing and combating crime as well as in supervising and educating offenders at community level.
2. The agencies and organizations have a duty to educate people under their respective management in raising their vigilance, the sense of law protection and observance, and respect for the regulations of socialist life; to take timely measures to eliminate the causes of and conditions for committing crimes in their respective agencies and organizations.
3. All citizens have the obligation to actively participate in the struggle to prevent and combat crimes.
...
...
...
Article 5.- The effect of the Penal Code on criminal acts committed in the territory of the Socialist Republic of Vietnam
1. The Penal Code applies to all acts of criminal offenses committed in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. For foreigners who commit offense in the territory of the Socialist Republic of Vietnam but are entitled to diplomatic immunities or consular privileges and immunities under Vietnamese laws, international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to or the international practices, their criminal liabilities shall be settled through diplomatic channels.
Article 6.- The effect of the Penal Code on criminal acts committed outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam
1. Vietnamese citizens who commit offenses outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam may be examined for penal liability in Vietnam according to this Code.
This provision also applies to stateless persons who permanently reside in the Socialist Republic of Vietnam.
2. Foreigners who commit offenses outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam may be examined for penal liability according to the Penal Code of Vietnam in circumstances provided for in the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Article 7.- The temporal application of the Penal Code
1. The provision applying to a criminal act shall be the provision currently in force at the time such criminal act is committed.
...
...
...
3. Provisions canceling an offense, a penalty, an aggravating circumstance and/or defining a lighter penalty, an extenuating circumstance or broadening the scope of application of suspended sentences, the exemption of penal liability, penalties, the reduction of penalties, the remission of criminal records and other provisions in favor of the offenders, shall apply to acts of criminal offenses committed before such provisions take effect.
Article 8.- Definition of crime
1. A crime is an act dangerous to the society prescribed in the Penal Code, committed intentionally or unintentionally by a person having the penal liability capacity, infringing upon the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland, infringing upon the political regime, the economic regime, culture, defense, security, social order and safety, the legitimate rights and interests of organizations, infringing upon the life, health, honor, dignity, freedom, property, as well as other legitimate rights and interests of citizens, and infringing upon other socialist legislation.
2. Based on the nature and extent of danger to the society of acts prescribed in this Code, crimes are classified into less serious crimes, serious crimes, very serious crimes and particularly serious crimes,
3. Less serious crimes are crimes which cause no great harm to society and the maximum penalty bracket for such crimes is three years of imprisonment; serious crimes are crimes which cause great harm to society and the maximum penalty bracket for such crimes is seven years of imprisonment; very serious crimes are crimes which cause very great harm to society and the maximum penalty bracket for such crimes is fifteen years of imprisonment; particularly serious crimes are crimes which cause exceptionally great harms to society and the maximum penalty bracket for such crimes shall be over fifteen years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
4. Acts showing signs of crime but which pose minimal danger to society are not crimes and shall be handled by other measures.
Article 9.- Intentional commission of crimes
...
...
...
1. The offenders are aware that their acts are dangerous to society, foresee the consequences of such acts and wish such consequences to occur;
2. The offenders are aware that their acts are dangerous to society, foresee the consequences that such acts may entail and do not wish, but consciously allow, such consequences to occur.
Article 10.- Unintentional commission of crimes
The unintentional commission of a crime is commission of crime in the following circumstances:
1. The offenders foresee that their acts may cause harmful consequences to society, but think that such consequences shall not occur or can be warded off;
2. The offenders do not foresee that their acts may cause harmful consequences to the society though they must have foreseen or did foresee such consequences.
Article 11.- Unexpected events
Persons who commit acts which cause harmful consequences to the society due to unexpected events, namely in circumstances which they cannot, or are not compelled to, foresee the consequences of such acts, shall not have to bear penal liability therefor.
Article 12.- Ages subject to penal liability
...
...
...
2. Persons aged full 14 or older but under 16 shall have to bear penal liability for very serious crimes intentionally committed or particularly serious crimes.
Article 13.- The state of having no penal liability capacity
1. Persons who commit acts dangerous to the society while suffering from mental disease or disease which deprives them of their capability to be aware of or to control their acts, shall not have to bear penal liability therefor; to these persons, the measure of enforced hospitalization shall apply.
2. Persons who commit crimes while having penal liability but falling into the state prescribed in Clause 1, of this Article, before being sentenced, shall be subjected to enforced hospitalization. After recovering from the illness, such persons may bear penal liability.
Article 14.- Committing crimes while in the state of being intoxicated due to the use of alcohol or other strong stimulants
Persons who commit crimes while in the state of being intoxicated due to the use of alcohol or other strong stimulants shall still bear penal liability therefor.
Article 15.- Legitimate defense
1. Legitimate defense is an act of persons who, for the purpose of protecting the interests of the State and/or organizations, as well as the legitimate rights and interests of their own or other persons, need to fight against persons who are committing acts infringing upon the interests of the above-mentioned.
Legitimate defense is not a crime.
...
...
...
Persons who act beyond the limit of legitimate defense shall bear penal liability therefor.
Article 16.- Urgent circumstances
1. The urgent circumstance is the circumstance in which persons who, because of wanting to ward off a danger practically jeopardizing the interests of the State and/or organizations, the legitimate rights and interests of their own or other persons and having no other alternatives, have to cause damage smaller than the damage to be warded off.
Acts causing damage in urgent circumstances are not crimes.
2. Where the damage caused is obviously beyond the requirement of the urgent circumstance, the persons who cause such damage shall bear penal liability therefor.
Article 17.- Preparation for crime commission
Preparation for crime commission is to search for, prepare instruments or create other conditions for committing crimes.
Persons who prepare for the commission of a very serious crime or a particularly serious crime shall bear penal liability for their attempted crime.
Article 18.- Incompleted commission of a crime
...
...
...
Persons who commit incompleted crimes shall bear penal liability therefor.
Article 19.- Voluntary termination of unfinished crimes
To voluntarily terminate the commission of a crime is to refuse at one’s own will to carry out a crime to the end though nothing stands in the way.
A person who voluntarily terminates the commission of a crime shall be exempt from penal liability for the attempted crime; if the act actually committed fully consists of elements of another crime, such person shall bear penal liability for such crime.
1. Complicity is where two or more persons intentionally commit a crime.
2. The organizers, executors, instigators and helpers are all accomplices.
The executors are those who actually carry out the crimes.
The organizers are those who mastermind, lead and direct the execution of crimes.
...
...
...
The helpers are those who create spiritual or material conditions for the commission of crimes.
3. The organized commission of a crime is a form of complicity with close collusion among persons who jointly commit the crime.
Article 21.- Concealment of crimes
Any person who, though having not earlier promised anything, knows a crime has been committed and conceals the offender, traces and/or exhibits of the crime or commits the act of obstructing the detection, investigation and/or handling of the offender, shall bear penal liability for the concealment of crime as provided for by this Code.
Article 22.- Non-denunciation of crimes
1. Any person who knows a crime is being prepared, carried out or has been completed but fails to denounce it shall bear penal liability for having failed to denounce it as provided for in Article 313 of this Code.
2. The grand-father, grand-mother, father, mother, offspring, grandchild, sibling, wife or husband of an offender, who fails to denounce the latter’s crime, shall bear penal liability only in cases of failing to denounce crimes against national security or particularly serious crimes prescribed in Article 313 of this Code.
STATUTE OF LIMITATION FOR PENAL
LIABILITY EXAMINATION,
PENAL LIABILITY EXEMPTION
...
...
...
1. The statute of limitation for penal liability examination is the time limit prescribed by this Code upon the expiry of which the offender shall not be examined for penal liability.
2. The statute of limitation for penal liability examination is stipulated as follows:
a) Five years for less serious crimes;
b) Ten years for serious crimes;
c) Fifteen years for very serious crimes;
d) Twenty years for particularly serious crimes.
3. The statute of limitation shall begin from the date a crime is committed. If within the time limit prescribed in Clause 2 of this Article, the offender commits a new crime for which this Code stipulates a maximum penalty of over one year, the time already past must not be counted and the statute of limitation for the previous crime shall be re-calculated from the date the new crime is committed.
If within the above-said time limit, the offender deliberately flees and is being hunted for by warrant, the time of fleeing away must not be counted and the statute of limitation shall be re-calculated from such time the person gives him/herself up or is arrested.
Article 24.- Non-application of statute of limitation for penal liability examination
...
...
...
Article 25.- Penal liability exemption
1. An offender shall be exempt from penal liability if during the investigation, prosecution or trial, due to a change of situation, the act of criminal offense of the offender is no longer dangerous to the society.
2. If before the act of criminal offense is detected, the offender gives him/herself up and clearly declares and reports facts, thus effectively contributing to the detection and investigation of the crime and trying to minimize the consequences of the crime, he/she may also be exempt from penal liability.
3. Offenders shall be exempt from penal liability when there are decisions on general amnesties.
Article 26.- Definition of penalty
Penalty is the most severe coercive measure applied by the State so as to strip or restrict the rights and interests of the offenders.
Penalties are provided for in the Penal Code and decided by the court.
...
...
...
Penalties aim not only to punish offenders but also to rehabilitate them into persons useful to society and having the sense of observing laws and regulations of the socialist life, preventing them from committing new crimes. Penalties also aim to educate other people to respect laws and prevent and combat crimes.
Penalties include principal penalties and additional penalties.
1. The principal penalties include:
a) Warning;
b) Fine;
c) Non-custodial reform;
d) Expulsion;
e) Termed imprisonment;
...
...
...
g) Death penalty.
2. The additional penalties include:
a) Ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs;
b) Ban on residence;
c) Probation;
d) Deprivation of some civic rights
e) Confiscation of property;
f) Fine, when it is not applied as a principal penalty;
g) Expulsion, when it is not applied as a principal penalty.
...
...
...
Warning applies to offenders of less serious crimes involving extenuating circumstances not warranting penalty exemption.
1. Fine is applied as a principal penalty to offenders of less serious crimes of infringing upon the economic management order, public order, administrative management order and a number of other crimes prescribed by this Code.
2. Fine is applied as an additional penalty to persons who commit corruption or drug-related crimes or other crimes prescribed by this Code.
3. The fine level shall depend on the nature and seriousness of the crimes committed and take into account the property situation of the offenders and the fluctuation of prices, but must not be lower than one million dong.
4. The fine money can be paid in a lump sum or installments within the time limits decided by the courts in judgements.
Article 31.- Non-custodial reform
1. Non-custodial reform of between six months and three years applies to persons committing less serious crimes or serious crimes prescribed by this Code who have stable working places or clear residence places if it is deemed unnecessary to separate the offenders from society.
...
...
...
2. The courts shall assign the persons subject to non-custodial reform to the agencies or organizations where such persons work or to the authorities of the places where such persons permanently reside for supervision and education. The sentenced person’s families shall have to coordinate with agencies, organizations and local authorities in the supervision and education of such persons.
3. The sentenced persons shall have to perform a number of duties according to the provisions on non-custodial reform and be subject to between 5% and 20% deduction of their incomes for remittance into the State’s fund. For special cases, the courts may order the exemption of income deduction, but must clearly inscribe the reasons for such exemption in the judgement.
Expulsion means to order sentenced foreigners to depart from the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Expulsion is applied by courts either as a principal penalty or an additional penalty, depending on each specific case.
Article 33.- Termed imprisonment
Termed imprisonment means forcing the sentenced persons to serve their penalties at detention camps for a certain period of time. The termed imprisonment for persons who commit one crime shall range from the minimum level of three months to the maximum level of twenty years.
Time spent in custody and/or detention prior to sentencing shall be subtracted from the duration of the term of imprisonment penalty with one day of custody and/or detention being equal to one day of imprisonment.
Article 34.- Life imprisonment
...
...
...
Life imprisonment shall not apply to juvenile offenders.
Death penalty is a special penalty only applied to persons committing particularly serious crimes.
Death penalty shall not apply to juvenile offenders, pregnant women and women nursing children under 36 months old at the time of committing crimes or being tried.
Death penalty shall not apply to pregnant women and women nursing their children under 36 months old. For these cases, the death penalty shall be converted into life imprisonment.
In cases where persons sentenced to death enjoy commutation, the death penalty shall be converted into life imprisonment.
Article 36.- Ban from holding certain posts, ban from practicing certain occupations or doing certain jobs
The ban from holding certain posts, ban from practicing certain occupations or doing certain jobs shall apply when it is deemed that to allow the sentenced persons to hold such posts, practice such occupations or do such jobs, may cause harm to society.
The ban duration ranges from one year to five years from the date the imprisonment penalty is completely served or the judgement takes legal effect if the principal penalty is a warning, fine, non-custodial reform or in cases where persons are sentenced to a suspended sentence.
...
...
...
Ban from residence means forcing persons sentenced to imprisonment not to take temporary or permanent residence in certain localities.
The residence ban duration ranges from one year to five years from the date the imprisonment penalty is completely served.
Probation means forcing the sentenced persons to reside, earn their living and reform themselves in a certain locality under the supervision and education of the local administration and people. During the probation period, the sentenced persons must not leave their residence places and are deprived of a number of civic rights according to Article 39 of this Code and banned from practicing certain occupations or doing certain jobs.
Probation applies to persons who commit crimes infringing upon national security, dangerous recidivists or in other cases stipulated by this Code.
The probation duration ranges from one year to five years from the date the imprisonment penalty is completely served.
Article 39.- Deprivation of certain civic rights
1. A Vietnamese citizen sentenced to imprisonment for his/her crime of infringing upon national security or committing another crime prescribed by this Code shall be deprived of the following civic rights:
a) The right to stand for election and to elect deputies to the State power bodies;
...
...
...
2. The time limits for civic right deprivation range from one year to five years after the imprisonment penalty is completely served or the judgement takes legal effect in casew where the sentenced person enjoys a suspended sentence.
Article 40.- Confiscation of property
Confiscation of property means to confiscate part or whole of the sentenced person’s property for remittance into the State’s fund. The property confiscation shall apply only to persons sentenced for serious crimes, very serious crimes or particularly serious crimes prescribed by this Code.
When all their property is confiscated, the sentenced persons and their families shall still be left with conditions to live.
Article 41.- Confiscation of objects and money directly related to crimes
1. The property confiscation for State funds shall apply to:
a) Tools and means used for the commission of crimes;
...
...
...
c) Objects banned from circulation by the State.
2. Things and/or money illegally seized or used by offenders shall not be confiscated but returned to their lawful owners or managers.
3. Things and/or money of other persons, if these persons are at fault in letting offenders use them in the commission of crimes, may be confiscated for State funds.
Article 42.- Return of property, repair or compensation for damage; compelling to make public apologies
1. Offenders must return appropriated property to their lawful owners or managers and repair or compensate for material damage determined as having been caused by their offenses.
2. In case of moral damage caused by the offense, the court shall compel the offenders to make material compensation and public apologies to the victims.
Article 43.- Compulsory medical treatment
1. For persons who commit acts dangerous to society while they are suffering from the diseases prescribed in Clause 1, Article 13 of this Code, depending on the procedural stages, the procuracies or the court, basing themselves on the conclusion of the Medical Examination Council, may decide to send them to specialized medical establishments for compulsory medical treatment; if deeming it unnecessary to send them to specialized medical establishments, it may assign such persons to the care of their families or guardians under the supervision of competent State bodies.
2. For persons who commit crimes while having penal liability capacity but, before being sentenced, they have suffered from illness to the extent of losing their cognitive capability or the capability to control their acts, the courts, basing themselves on the conclusion of the Medical Examination Council, may decide to send them to specialized medical establishment for compulsory treatment. After their recovery from illness, such persons may bear penal liability.
...
...
...
Article 44.- The compulsory medical treatment duration
Based on the conclusion of the medical treatment establishments, if the persons compelled to have medical treatment as provided for in Article 43 of this Code have recovered from illness, depending on the procedural stages, the procuracies or the courts shall consider and decide to suspend the application of this measure.
The compulsory medical treatment duration shall be subtracted from the term of imprisonment imposed.
Article 45.- Bases for deciding penalties
When deciding penalties, the courts shall base themselves on the provisions of the Penal Code, taking into consideration the nature and extent of danger posed to society by the acts of offense, the personal records of the offenders, and any circumstances that extenuate or aggravate the penal liability.
Article 46.- Circumstances extenuating penal liability
1. The following circumstances are considered as extenuating the penal liability:
...
...
...
b) Offenders volunteer to repair, compensate for the damage or overcome the consequences;
c) Crimes are committed in cases where it is beyond the limit of legitimate defense;
d) Crimes are committed in cases where it is beyond the requirements of the urgent situation;
e) Crimes are committed in cases where offenders are mentally incited by the illegal acts of the victims or other persons;
f) Crimes are committed due to particular difficulty plights not caused by themselves;
g) Crimes are committed but no damage or minor damage is caused;
h) Crimes are committed by first time offenders and in cases of less serious crimes;
i) Crimes are committed due to threats and/or coercion by other persons;
j) Crimes are committed due to ignorance;
...
...
...
l) Offenders are aged persons;
m) Offenders are persons suffering from illnesses that restrict their cognitive capability or the capability to control their acts;
n) Offenders give themselves up;
o) Offenders make honest declarations and reports and show their repentance;
p) Offenders who actively help responsible bodies detect and investigate the crimes;
q) The offenders have redeemed their faults with achievements;
r) The offenders are persons who have recorded outstanding achievements in production, combat, study or work.
2. When deciding penalties, the court may also consider other circumstances as extenuating, but must clearly inscribe them in the judgment.
3. The extenuating circumstances which have been prescribed by the Penal Code as signs for determining crimes or determining the penalty bracket shall not be considered extenuating circumstances for the purpose of deciding penalties.
...
...
...
Where there exist at least two extenuating circumstances as provided in Clause 1, Article 46 of this Code, the courts may decide a penalty under the lowest level of the penalty bracket stipulated by the law, which, however, must lie within the adjacent lighter penalty bracket of the law; where the law contains only one penalty bracket or such penalty bracket is the highest penalty bracket of the law, the courts may decide a penalty below the lowest level of the bracket or move to another penalty of lighter category. The reasons for such reduction must be clearly inscribed in the judgement.
Article 48.- Circumstances aggravating the penal liability
1. Only the following circumstances are considered circumstances aggravating penal liability:
a) Committing crimes in an organized manner;
b) Committing crimes in a professional manner;
c) Abusing positions and powers in order to commit crimes;
d) Committing crimes in a hooligan manner;
e) Committing crimes with despicable motivation;
f) Intentionally carrying out crimes to the end;
...
...
...
h) Committing crimes against children, pregnant women, aged persons, persons unable to defend themselves or persons dependent on offenders in material and/or moral conditions, work or other ways;
i) Infringing upon the State’s property;
j) Committing crimes causing serious, very serious or particularly serious consequences;
k) Taking advantage of war conditions, emergency situations, natural calamities, epidemics or other special difficulties of society in order to commit crimes;
l) Using treachery or, cruel tricks to commit crimes and/or using means capable of causing harm to many persons;
m) Inciting juveniles to commit crimes;
n) Committing treacherous and/or violent acts in order to shirk or conceal crimes.
2. Circumstances which are constituents of a crime or determine the penalty bracket shall not be considered aggravating circumstances.
Article 49.- Recidivism, dangerous recidivism
...
...
...
2. The following cases are considered dangerous recidivism:
a) Offenders have been sentenced for very serious crimes or particularly serious crimes committed intentionally, have not yet had their criminal records wiped out but again commit very serious crimes or particularly serious crimes unintentionally;
b) Offenders have relapsed into crime, not yet had their criminal records wiped out but again commit crimes intentionally.
Article 50.- Deciding penalties in cases where more than one crime is committed
When trying a person who has committed more than one crime, the court shall decide a penalty for each crime, then augment the penalties according to the following regulations:
1. With regard to principal penalties
a) If the penalties already declared are all non-custodial reform or all termed imprisonment, such penalties shall be added together into a common penalty; the common penalty must not exceed three years for non-custodial reform, and thirty years for termed imprisonment;
b) If the penalties already declared are non-custodial reform and termed imprisonment, the non-custodial reform shall be converted into imprisonment penalties according to the ratio that three days of non-custodial reform shall be converted into one day of imprisonment in order to make the common penalty as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article;
c) If the heaviest penalty among the already declared penaties is life imprisonment, the common penalty shall be life imprisonment;
...
...
...
e) Pecuniary penalties shall not be augmented with other types of penalty; the fine amounts shall be added up into the common fine;
f) Expulsion shall not be augmented with other types of penalty.
2. For additional penalties
a) If the already declared penalties are of the same type, the common penalty shall be decided within the time limit prescribed by this Code for such type of penalty; particularly for pecuniary penalties, the fine amounts shall be added up into the common fine;
b) If the already declared penalties are of different types, the sentenced persons shall have to serve all the declared penalties.
Article 51.- To augment penalties of many judgements
1. In cases where a person who is serving a sentence is tried for a crime which had been committed before such sentence, the court shall decide the penalty for the crime being tried, then decide the common penalty as provided for in Article 50 of this Code.
The time served for the previous sentence shall be deducted from the term of the common penalty.
2. When a person who is serving a sentence and commits a new crime is tried , the court shall decide the penalty for the new crime, then add it to the remainder of the previous sentence before deciding the common penalty as provided for in Article 50 of this Code.
...
...
...
Article 52.- Deciding penalties in case of preparation for crime commission, incompleted commission of crime
1. For acts of preparing to commit crimes and acts of committing incomplete crimes, the penalties shall be decided according to the provisions of this Code on corresponding crimes, depending on the nature and the extent of danger to the society of such acts, the extent of realizing the intention to commit crimes and other circumstances that make the crimes not carried out to the end.
2. For cases of preparing to commit crimes, if the applicable law provision stipulates the highest penalty is life imprisonment or the death sentence, the applicable highest penalty shall not exceed twenty years of imprisonment; if it is termed imprisonment, the penalty shall not exceed half of the imprisonment term prescribed by the law provision.
3. For cases of incomplete offense, if the applicable law provision stipulates the highest penalty being the life imprisonment or death sentence, these penalties can only apply to particularly serious cases; if it is termed imprisonment, the penalty level shall not exceed three quarters of the imprisonment term prescribed by the law provision.
Article 53.- Deciding penalties in cases of complicity
When deciding penalties for accomplices, the court shall take into account the nature of complicity and the nature and extent of involvement of each accomplice.
Extenuating, aggravating or penal liability exemption circumstances of any accomplice shall only apply to such accomplice.
Article 54.- Penalty exemption
Persons who commit crime may be exempt from penalties in case where the crime commission involves many extenuating circumstances as provided by Clause 1, Article 46 of this Code, deserving special leniency, but not to the extent of penal liability exemption.
...
...
...
Article 55.- Statute of limitation for judgement execution
1. The statute of limitation for execution of a criminal judgement is the time limit prescribed by this Code upon the expiry of which the sentenced person shall not have to abide by the declared judgement.
2. The statute of limitation for execution of a criminal judgement is stipulated as follows:
a) Five years for cases of pecuniary penalty, non-custodial reform or imprisonment of three years or less;
b) Ten years for cases of imprisonment of between over three years and fifteen years;
c) Fifteen years for cases of imprisonment of between over fifteen years and thirty years.
3. The statute of limitation for execution of a criminal judgement shall be calculated from the date the judgement takes legal effect. If during the time limits prescribed in Clause 2 of this Article, the sentenced person again commits a new crime, the past duration shall not be counted and the statute of limitations shall be recalculated as from the date the new crime was committed.
If during the time limits provided for in Clause 2, this Article, the sentenced person deliberately escapes and is the subject of a search warrant, the duration of escape shall not be counted and the statute of limitation shall be recalculated as from the date such person surrenders him/herself or is arrested.
...
...
...
Article 56.- Non-application of statute of limitations for execution of judgement
The statue of limitation for judgement execution shall not apply to crimes prescribed in Chapter XI and Chapter XXIV of this Code.
Article 57.- Exemption from penalty execution
1. For persons sentenced to non-custodial reform, termed imprisonment, who have not executed their judgements but have recorded great achievements or suffered from dangerous disease and if such persons are no longer dangerous to the society, the court may decide, at the proposal of the Procuracy director, to exempt the person from the execution of the entire penalty.
2. Sentenced persons shall be exempt from penalty execution when they are granted a special parole or general amnesty.
3. For persons sentenced to imprisonment for less serious crimes who have been entitled to a reprieve as provided for in Article 61 of this Code, if during the period of reprieve they have recorded great achievements, the court, at the proposal of the Procuracy director, may decide to exempt them from penalty execution.
4. For persons sentenced for less serious crimes who have been entitled to a temporary suspension as provided for in Article 62 of this Code, if during the period of temporary suspension they have recorded great achievements, the court, at the proposal of the Procuracy director, may decide to exempt them from the execution of the remainder of their penalties.
5. For persons who are penalized with a ban on residence or probation, if they have served half of their penalties term and re-habilitated themselves, the court, at the proposal of the administration of the localities where such persons serve their penalties, may decide to exempt them from the execution of the remaining half of their penalties.
Article 58.- Reduction of the declared penalties
...
...
...
For persons sentenced to imprisonment, if having served the penalty for a given period and made progress, the courts, at the proposal of the imprisonment enforcement agencies, may decide to reduce the penalty term.
The time for which the penalty has been served in order to be considered for the first reduction shall represent one-third of the term for the non-custodial reform, for imprisonment of thirty years or under, and twelve years for life imprisonment.
2. For persons sentenced to pecuniary penalty who have served a part of their respective penalties but fell into a prolonged particularly difficult economic situation due to natural calamities, fires, accidents or ailments which render them unable to continue serving the remainder of the penalties, or who have recorded great achievements, the courts, at the proposal of the directors of the procuracies, may decide to exempt them from the execution of the remainder of their pecuniary penalties.
3. A person may be entitled to many reductions but have to execute half of the declared penalty. For persons sentenced to life imprisonment, the sentence shall be commuted for the first time to thirty years of imprisonment and despite many reductions, the actual duration of penalty served must be a minimum of twenty years.
4. For persons who have enjoyed partial reduction of their penalty but again committed new serious, very serious or particularly serious crimes, the courts shall consider the reduction for the first time after such persons have already served two-thirds of their common penalty or twenty years if it is life imprisonment.
Article 59.- Reduction of penalty term in special cases
For convicted persons who deserve additional leniency for reasons such as recording achievements, being too old and weak or suffering from dangerous diseases, the courts may consider the reduction at an earlier time or with higher levels compared with the time and levels prescribed in Article 58 of this Code.
Article 60.- Suspended sentence
1. When handing down a sentence of imprisonment, not exceeding three years the court shall, basing itself on the personal identification of the offender and extenuating circumstances, and if deeming it unnecessary to impose an imprisonment penalty, hand down a suspended sentence and set a period under test from one to five years.
...
...
...
3. The persons entitled to suspended sentence may be subject to additional penalties including fines, ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs as prescribed in Article 30 and Article 36 of this Code.
4. For persons entitled to suspended sentence who have served half of the probation time and made progress, at the proposals of the agencies and organizations which have the responsibility to supervise and educate them, the court may decide to shorten the probation period.
5. For persons entitled to suspended sentence who commit new crimes during their probation period, the courts shall decide the compulsory execution of the penalty of the previous sentence and sum it up with the penalty of the new sentence as provided for in Article 51 of this Code.
Article 61.- Postponing the serving of imprisonment penalty
1. Persons sentenced to imprisonment may be entitled to a reprieve in the following cases where:
a) They suffer from serious illness, they shall be entitled to a reprieve until their recovery;
b) Women who are pregnant or nursing their children of under 36 months old, shall be entitled to a postponement of their penalty until their children reach the age of 36 months;
c) They are the only laborers in their respective families and if they serve the imprisonment penalty their families shall meet with special difficulties, they shall be entitled to the postponement for up to one year, except where they are sentenced for crimes of infringing upon the national security or other very serious or particularly serious crimes;
d) They are sentenced for less serious crimes and due to the requirements of official duties, they shall be entitled to the postponement for up to one year.
...
...
...
Article 62.- Suspending the imprisonment penalty
1. Persons who are serving imprisonment penalties and fall into one of the cases prescribed in Clause 1, Article 61 of this Code, may be entitled to a temporary suspension of their imprisonment penalties.
2. The time of temporary suspension must not be calculated into the penalty serving term.
Article 63.- Remission of criminal records
Convicted persons shall have their criminal records wiped out according to the provisions in Articles 64 to 67 of this Code.
Persons entitled to criminal record remission shall be considered as having not been convicted and granted certificates by the court.
Article 64.- Automatic remission of criminal records:
...
...
...
1. Persons who are exempt from penalties.
2. Persons charged with crimes other than those defined in Chapter XI and Chapter XXIV of this Code, if after completely serving their sentences or after the expiry of the statute of limitation for execution of the sentences, such persons do not commit new crimes within the following time limits:
a) One year in the case of being penalized with warning, fine, non-custodial reform or suspended sentence;
b) Three years in the case of imprisonment of up to three years;
c) Five years in the case of imprisonment of between over three years and fifteen years;
d) Seven years in the case of imprisonment of over fifteen years.
Article 65.- Criminal record remission by the court’s decision
1. The courts decide the criminal record remission for persons charged with crimes defined in Chapter XI and Chapter XXIV of this Code, depending on the nature of the committed offenses, their personal identification, their attitude towards law observance and labor behavior of the convicted persons in the following cases:
a) They have been sentenced to imprisonment for up to three years without committing new crimes within three years of completing their sentences or after the expiry of the statute of limitation for the execution of the sentences;
...
...
...
c) They have been sentenced to imprisonment for over fifteen years without committing new crimes within ten years of completing their sentences or the expiry of the statute of limitation for execution of the sentences.
2. A person whose application for criminal record remission is rejected by the court for the first time must wait one more year before making another application therefor; if the application is rejected for the second time, he/she must wait for two years before applying for the criminal record remission.
Article 66.- Criminal record remission in special cases
Where a convicted person shows signs of marked progress and has made good achievements and is recommended for criminal record remission by the agency or organization where he/she works or the administration of the locality where he/she permanently resides, he/she may have his/her criminal record wiped out by the court if such person has served at least one-third of their prescribed term.
Article 67.- Method of calculating time limit for criminal record remission
1. The time limit for criminal record remission stipulated in Article 64 and Article 65 of this Code shall be based on the principal penalty already declared.
2. If a person whose criminal record has not yet been expunged commits a new crime, the time limit for remitting the previous criminal record shall be calculated from the date of completely serving the new judgement.
3. The complete serving of a judgement shall cover the complete serving of the principal penalty, the additional penalty and any other decisions of the judgement.
4. A person who is exempt from serving the rest of his/her penalty shall also be considered as having completely served the penalty.
...
...
...
PROVISIONS APPLICABLE TO JUVENILE OFFENDERS
Article 68.- Application of the Penal Code to juvenile offenders
Juvenile offenders are offenders who are aged between full 14 years and under 18 years. They shall bear penal liability under the provisions of this Chapter as well as the provisions of the General Part of this Code which are not contrary to the provisions of this Chapter.
Article 69.- Principles for handling juvenile offenders
1. The handling of juvenile offenders aims mainly to educate and help them redress their wrongs, develop healthily and become citizens useful to society.
In all cases of investigation, prosecution and adjudication of criminal acts committed by juveniles, the competent State agencies shall have to determine their capability of being aware of the danger to society of their criminal acts and the causes and conditions relating to such criminal acts.
2. Juvenile offenders may be exempt from penal liability if they commit less serious crimes or serious crimes which cause no great harm and involve many extenuating circumstances and they are received for supervision and education by their families, agencies or organizations.
3. The penal liability examination and imposition of penalties on juvenile offenders shall only apply to cases of necessity and must be based on the nature of their criminal acts, their personal characteristics and crime prevention requirements.
4. The courts, if deeming it unnecessary to impose penalties on juvenile offenders, shall apply one of the judicial measures prescribed in Article 70 of this Code.
...
...
...
Pecuniary punishment shall not apply to juvenile offenders who are from full 14 to under 16 years old.
Additional penalties shall not apply to juvenile offenders.
6. The judgement imposed on juvenile offenders aged under 16 years shall not be taken into account for determining recidivism or dangerous recidivism.
Article 70.- Judicial measures applicable to juvenile offenders
1. In the case of juvenile offenders, the courts may decide the application of one of the following judicial measures of educative and preventive character:
a) Education at communes, wards or district towns;
b) Sending them to reformatory schools.
2. The courts may apply the commune/ward/district town-based education measure for between one and two years to juvenile offenders of less serious crimes or serious crimes.
Persons placed under the commune/ward/district town-based education must fulfill their obligations on study and labor, abide by laws under the supervision of and education by the local commune/ward/district town administration or social organizations assigned such responsibility by the courts.
...
...
...
4. If persons subject to education at communes, wards or district towns or persons sent to reformatory schools have already served half of the term decided by the courts and made good progress, the courts, at the proposal of the agencies, organizations or schools assigned the responsibility of supervising and educating them, may decide the termination of the duration of education at communes, wards, district towns or the duration at reformatory schools.
Article 71.- Penalties applicable to juvenile offenders
The juvenile offenders shall be subject to one of the following penalties for each offense:
1. Warning;
2. Fine;
3. Non-custodial reform;
4. Termed imprisonment.
Fine shall be applied as a principal penalty to juvenile offenders aged full 16 years and under 18 years, if such persons have income or private property.
...
...
...
Article 73.- Non-custodial reform
When applying non-custodial reform to juvenile offenders, the income of such persons shall not be deducted.
The non-custodial reform duration for juvenile offenders shall not exceed the term prescribed by the relevant law provision.
Article 74.- Termed imprisonment
The juvenile offenders shall be penalized with termed imprisonment according to the following regulations:
1. For persons aged between full 16 and under 18 when they committed crimes, if the applicable law provisions stipulate life imprisonment or the death sentence, the highest applicable penalty shall not exceed eighteen years of imprisonment; if it is termed imprisonment, the highest applicable penalty shall not exceed three quarters of the prison term prescribed by the law provision;
2. For persons aged full 14 to under 16 when committing crimes, if the applicable law provisions stipulate the life imprisonment or death sentence, the highest applicable penalty shall not exceed twelve years; if it is the termed imprisonment, the highest applicable penalty shall not exceed half of the prison term prescribed by the law provision.
Article 75.- Augmentation of penalties in cases of committing multiple crimes
For a person who commits more than one crime, of which some were committed before he/she reaches the age of 18, penalty augmentation shall apply as follows:
...
...
...
2. If the most serious crime is committed when such person has reached the age of 18 years, the common penalty shall be the same as that applicable to adult offenders.
Article 76.- Reduction of penalties already declared
1. If juvenile offenders, who are subject to non-custodial reform or imprisonment, have made good progress and already served one-quarter of their term, they shall be considered by the court for penalty reduction; particularly for imprisonment, their penalty can be reduced each time by four years but only if they have already served two-fifths of the declared penalty term.
2. If juvenile offenders, who are subject to non-custodial reform or imprisonment, have recorded achievements or suffered from dangerous illnesses, they shall be immediately considered for penalty reduction and may be exempt from serving the remainder of their penalty.
3. For juvenile offenders who are subject to pecuniary penalty but fall into prolonged economic difficulties due to natural calamities, fires, accidents or ailments or who have recorded great achievements, the courts, at the proposal of the directors of the procuracies, may decide to reduce or exempt them from the remainder of the pecuniary penalty.
Article 77.- Remission of criminal records
1. The time limit for criminal record remission for juvenile offenders shall be half of the time limits prescribed in Article 64 of this Code.
2. Juvenile offenders subject to judicial measures stipulated in Clause 1, Article 70 of this Code, shall be considered as having no criminal records.
...
...
...
CRIMES OF INFRINGING UPON NATIONAL SECURITY
1. Any Vietnamese citizen acting in collusion with a foreign country with a view to causing harm to the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland, the national defense forces, the socialist regime or the State of the Socialist Republic of Vietnam shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
2. In the event of many extenuating circumstances, the offenders shall be subject to between seven and fifteen years of imprisonment.
Article 79.- Carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration
Those who carry out activities, establish or join organizations with intent to overthrow the people’s administration shall be subject to the following penalties:
1. Organizers, instigators and active participants or those who cause serious consequences shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment;
2. Other accomplices shall be subject to between five and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
a) Conducting intelligence and/or sabotage activities or building up bases for intelligence and/or sabotage activities against the Socialist Republic of Vietnam;
b) Building up bases for intelligence and/or sabotage activities at the direction of foreign countries; conducting scouting, informing, concealing, guiding activities or other acts to help foreigners conduct intelligence and/or sabotage activities;
c) Supplying or collecting for the purpose of supplying State secrets to foreign countries; gathering or supplying information and other materials for use by foreign countries against the Socialist Republic of Vietnam.
2. In case of less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
3. Persons who agree to act as spies but do not realize their assigned tasks and confess, truthfully declare and report such to the competent State bodies shall be exempt from penal liability.
Article 81.- Infringing upon territorial security
Those who infiltrate into the territory, commit acts of falsifying national borders or committing other acts in order to cause harm to the territorial security of the Socialist Republic of Vietnam shall be penalized as follows:
1. Organizers, active participants or those who cause serious consequences shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment;
2. Other accomplices shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
Those who conduct armed activities or resort to organized violence with a view to opposing the people’s administration shall be penalized as follows:
1. Organizers, active participants or those who cause serious consequences shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
2. Other accomplices shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
Article 83.- Conducting banditry activities
Those who intend to oppose the people’s administration by conducting armed activities in mountainous, marine and other difficult to access areas, murdering people and looting or destroying property shall be penalized as follows:
1. Organizers, active participants or those who cause serious consequences shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment;
2. Other accomplices shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
1. Those who intend to oppose the people’s administration and infringe upon the life of officials, public employees or citizens shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
...
...
...
3. In the case of committing crimes by threatening to infringe upon life or committing other acts of moral intimidation, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
4. Those who terrorise foreigners in order to cause difficulties to the international relations of the Socialist Republic of Vietnam shall also be penalized according to this Article.
Article 85.- Sabotaging the material-technical foundations of the Socialist Republic of Vietnam
1. Those who intend to oppose the people’s administration by sabotaging the material- technical foundations of the Socialist Republic of Vietnam in the political, security, defense, scientific-technical, cultural or social fields shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
2. In the case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
Article 86.- Undermining the implementation of socio-economic policies
1. Any persons who oppose the people’s administration by undermining the implementation of socio-economic policies shall be sentenced to between seven and twenty years of imprisonment.
2. In the case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment.
Article 87.- Undermining the unity policy
...
...
...
a) Sowing division among people of different strata, between people and the armed forces or the people’s administration or social organizations;
b) Sowing hatred, ethnic bias and/or division, infringing upon the rights to equality among the community of Vietnamese nationalities;
c) Sowing division between religious people and non-religious people, division between religious believers and the people’s administration or social organizations;
d) Undermining the implementation of policies for international solidarity.
2. In case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Article 88.- Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam
1. Those who commit one of the following acts against the Socialist Republic of Vietnam shall be sentenced to between three and twelve years of imprisonment:
a) Propagating against, distorting and/or defaming the people’s administration;
b) Propagating psychological warfare and spreading fabricated news in order to foment confusion among people;
...
...
...
2. In the case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment.
Article 89.- Disrupting security
1. Those who intend to oppose the people’s administration by inciting, involving and gathering many people to disrupt security, oppose officials on public duties, obstruct activities of agencies and/or organizations, which fall outside the cases stipulated in Article 82 of this Code, shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
2. Other accomplices shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Article 90.- Destroying detention camps
1. Those who intend to oppose the people’s administration by destroying detention camps, organizing escapes from detention camps, rescuing detainees or escorted persons or escaping from detention camps shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment or life imprisonment.
2. In the case of committing less serious crimes, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
Article 91.- Fleeing abroad or defecting to stay overseas with a view to opposing the people’s administration
1. Those who flee abroad or defect overseas with a view to opposing the people’s administration shall be sentenced to between three and twelve years of imprisonment.
...
...
...
3. In the case of committing particularly serious crimes, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment.
Article 92.- Additional penalties
Persons who commit crimes defined in this Chapter shall also be deprived of a number of civic rights for between one year and five years, subject to probation, residence ban for between one year and five years, confiscation of part or whole of the property.
CRIMES OF INFRINGING UPON HUMAN LIFE, HEALTH, DIGNITY AND HONOR
1. Those who commit murder in one of the following cases shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Murder of more than one person;
b) Murder of women who are known by the offender to be pregnant;
...
...
...
d) Murder of persons being on public duties or for reason of the victims’ public duties;
e) Murder of one’s grand father, grand mother, father, mother, fosterer, and/or teachers;
f) Murder of people just before or after which a serious crime or a particularly serious crime is committed by the offender;
g) Murder of people in order to carry out or conceal other crimes;
h) Murder of people in order to take organs from the victims’ bodies;
i) Committing crimes in a barbarous manner;
j) Committing crimes by abusing their profession;
k) Committing crimes by methods, which may cause death to more than one person;
l) Hiring murderers or murdering persons for hiring;
...
...
...
n) Committing crimes in an organized manner;
o) Committing dangerous recidivism;
p) Murder of people for despicable motivation.
2. Those committing crimes which do not fall into those cases stipulated in Clause 1 of this Article, shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
3. Offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for between one and five years, subject to probation or residence ban for between one and five years.
Article 94.- Murdering ones new-borns
Any mother who, due to strong influence of backward ideology or special objective circumstances, kills her new-born or abandons such baby to death, shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or to between three months and two years of imprisonment.
Article 95.- Murdering people under provocation
1. Any person committing murder as a result of provocation caused by serious illegal acts of the victim towards such person or his/her next of kin shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
...
...
...
Article 96.- Murder beyond the limit of legitimate defense
1. Those who commit murder in circumstances exceeding the limit of legitimate defense shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
2. Those who commit murder of more than one person in excess of the limit of legitimate defense shall be sentenced to between two and five years of imprisonment.
Article 97.- Causing death to people in the performance of official duties
1. Those who, while performing their official duties, cause human death due to the use of violence beyond that permitted by law shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Those who commit crimes of causing death to more than one person or in other particularly serious cases shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
3. Offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 98.- Accidentally causing human death
1. Any person who unintentionally causes the death of another person shall be sentenced to between six months’ and five years of imprisonment.
...
...
...
Article 99.- Accidentally causing human death due to breach of professional or administrative regulations
1. Any person who unintentionally causes the death of another person due to a breach of professional or administrative regulations shall be sentenced to between one and six years of imprisonment.
2. Any person who commits the crime of unintentionally causing death of more than one person shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
3. Offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
1. Any person who cruelly treats, constantly intimidates, ill-treats or humiliates a person dependent on him/her, inducing the latter to commit suicide, shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Any person who commits the crime of compelling more than one person to commit suicide shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
Article 101.- Inciting or assisting other persons to commit suicide
1. Any person who incites another person to commit suicide or assists another person to commit suicide shall be sentenced to imprisonment for between six months and three years.
...
...
...
Article 102.- Refusal to rescue people from life-threatening situation
1. Those who knows other persons are in life-threatening danger but refuse to rescue them despite having the ability to do so, thus contributing to the latter’s death shall be subject to warning or non-custodial reform for up to two years or a prison term between three months and two years.
2. Any person who commits such crime in one of the following circumstances shall be sentenced to between one year and five years of imprisonment:
a) The person who refuses to rescue the other person is the one who unintentionally causes the dangerous situation;
b) The person who refuses to rescue the other person is obliged to rescue people as required by law or his/her occupation.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 103.- Threatening to murder
1. Those who threaten to kill other persons, in circumstances such as to make the latter believe that such threat shall be realized, shall be subject to non-custodial reform for up to two years or sentenced to between three months’ and three years of imprisonment.
2. Any person who commits such crime in one of the following circumstances shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
...
...
...
b) Against persons who are performing their official duties or for reasons related to the victims’ official duties;
c) Against children;
d) To conceal or shirk the handling of another crime.
Article 104.- Intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons
1. Those who intentionally injure or causes harm to the health of other persons with an infirmity rate of between 11% and 30%, or under 11% but in one of the following circumstances, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment:
a) Using dangerous weapons or tricks, causing harm to more than one person;
b) Causing minor permanent maim to the victims;
c) Committing the crime more than once against the same person or against more than one person;
d) Committing the crime against children, pregnant women, old and weak or sick persons or other persons incapable of self-defense;
...
...
...
f) Committing the crime in an organized manner;
g) Committing the crime during time of custody, detention or whilst resident at re-education establishments;
h) Hiring other persons to cause injury or being hired to cause injury;
i) Being of hooligan character or dangerous recidivism;
j) In order to obstruct the person performing official duty or for the reasons of the victim’s official duty.
2. Committing the crime of inflicting injury on or causing harm to the health of, other persons with an infirmity rate of between 31% and 60%, or 11% and 30% but in one of the cases defined at Points from a to j, Clause 1 of this Article, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime of injuring or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of 61% or higher or leading to human death, or from 31% to 60% but in one of the cases defined at Points from a to j, Clause 1 or this Article, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime, thus leading to the death of more than one person or in other particularly serious cases, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment or life imprisonment.
Article 105.- Intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons due to strong provocation
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) Against more than one person;
b) Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of 61% or higher, or leading to human death or in other particularly serious cases.
Article 106.- Intentionally inflicting injury on or causing harm to the health of, other persons due to an excess of legitimate defense limit
1. Those who intentionally inflict injury on or cause harms to the health of other persons with an infirmity rate of 31% or higher or leading to human death due to the excess of legitimate defense limit shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or to prison term of between three months and one year.
2. Committing the crime against more than one person, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment.
Article 107.- Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons while performing official duty
1. Those who, while performing their official duties, resort to violence outside the scope permitted by law, thus inflicting injury on or causing harm to the health of, other persons with an infirmity rate of 31% or higher shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months’ and three years of imprisonment.
2. Committing the crime against more than one person, the offenders shall be sentenced to between two years’ and seven years of imprisonment.
...
...
...
Article 108.- Unintentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons
1. Those who unintentionally inflict injury on or cause harm to the health of other persons with an infirmity rate of 31% or higher shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or imprisonment of between three months and two years.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 109.- Unintentionally inflicting injury on or causing harm to the health of other persons due to breach of professional or administrative regulations
1. Those who unintentionally inflict injury on or cause harm to the health of other persons with an infirmity rate of 31% or higher due to a breach of professional or administrative regulations shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 110.- Ill-treating other persons
1. Those who cruelly treat persons dependent on them shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or imprisonment of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one year and three years of imprisonment:
...
...
...
b) Against more than one person.
1. Those who use violence, threaten to use violence or take advantage of the victims state of being unable for self-defense or resort to other tricks in order to have sexual intercourse with the victims against the latter’s will shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Against a person whom the offender has the responsibility to look after, educate and/or medically treat;
c) More than one person rapes a person;
d) Committing the crime more than once;
e) Against more than one person;
...
...
...
g) Making the victim pregnant;
h) Causing harm to the health of the victim with an infirmity rate of between 31% and 60%;
i) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be subject to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Causing harm to the health of the victim with an infirmity rate of 61% or higher;
b) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV;
c) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. Committing rape against a juvenile aged between full 16 and under 18 years old, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
Committing the crime in one of the circumstances stipulated in Clause 2 or Clause 3 of this Article, the offenders shall be subject to the penalties specified in such clauses.
...
...
...
Article 112.- Rape against children
1. Those who rape children aged between full 13 years and under 16 years shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment:
a) Being of incestuous nature;
b) Making the victim pregnant;
c) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
d) Against a person whom the offender has the responsibility to look after, educate or medically treat;
e) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
...
...
...
b) More than one person rapes a person;
c) Committing the crime more than once;
d) Committing the crime against more than one person;
e) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of 61% or higher;
f) Committing the crime though the offenders know that they are infected with HIV;
g) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. All cases of having sexual intercourse with children under 13 years old are considered rape against children and the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for from one to five years.
Article 113.- Forcible sexual intercourse
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Many persons compel one person to have sexual intercourse with them;
b) Committing forcible sexual intercourses more than once;
c) Committing forcible sexual intercourses against more than one person;
d) Being of incestuous nature;
e) Making the victim pregnant;
f) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
g) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and eighteen years of imprisonment:
...
...
...
b) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV;
c) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
4. Committing forcible sexual intercourses against juveniles aged over 16 years and under 18 years old, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Committing the crime in one of the circumstances stipulated in Clause 2 or Clause 3 of this Article, the offenders shall be subject to the penalties specified in such clauses.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 114.- Forcible sexual intercourse with children
1. Those who have forcible sexual intercourse with children aged from full 13 years to under 16 years shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Incest;
...
...
...
c) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
d) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) More than one person commits forcible sexual intercourse against one person;
b) Committing the crime more than once;
c) Committing the crime against more than one person;
d) Causing harm to the victim’s health with an infirmity rate of 61% or higher;
e) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV;
f) Causing death to the victim or causing the victim to commit suicide.
...
...
...
Article 115.- Having sexual intercourse with children
1. Any adults having sexual intercourse with children aged from full 13 to under 16 shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one person;
c) Being of an incestuous nature;
d) Making the victim pregnant;
e) Causing harms to the victim’s health with an infirmity rate of from 31% to 60%.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
...
...
...
b) Committing the crime even though the offenders know that they are infected with HIV.
Article 116.- Obscenity against children
1. Those adults who commit obscene acts against children shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one child;
c) Against a child whom the offender has the responsibility to take care of, educate or medically treat;
d) Causing serious consequences;
e) Serious recidivism.
...
...
...
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 117.- Spreading HIV to other persons
1. Those who know that they are infected with HIV and intentionally spread the disease to other persons shall be sentenced to between one and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment:
a) Against more than one person;
b) Against juveniles;
c) Against the doctors or medical workers who directly give medical treatment to them;
d) Against persons performing their official duties or for reasons of the victims official duties.
Article 118.- Intentionally spreading HIV to other persons
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Against more than one person;
c) Against juveniles;
d) Against persons performing their official duties or for reasons of the victims official duties;
e) Abusing their professions.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 119.- Trafficking in women
1. Those who traffic in women shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
...
...
...
a) Trading in women for the purpose of prostitution;
b) In an organized manner;
c) Being of professional characters;
d) For the purpose of sending them overseas;
e) Trafficking in more than one person;
f) Trafficking more than once.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million and fifty million dong, to probation or residence ban for one to five years.
Article 120.- Trading in, fraudulently exchanging or appropriating children
1. Those who trade in, fraudulently exchange or appropriate children in any form shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Being of professional character;
c) For despicable motivation;
d) Trading in, fraudulently exchanging or appropriating more than one child;
e) For the purpose of sending them abroad;
f) For use for inhumane purposes;
g) For use for prostitution purposes;
h) Dangerous recidivism;
i) Causing serious consequences.
...
...
...
Article 121.- Humiliating other persons
1. Those who seriously infringe upon the dignity or honor of other persons shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one person
c) Abusing positions and/or powers;
d) Against persons who are performing their official duties;
e) Against persons who educate, nurture, look after or medically treat them.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who trump up or spread stories knowing them to be fabricated in order to infringe upon the honor or damage the legitimate rights and interests of other persons or make up a story that other persons commit crimes and denounce them before the competent agencies shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to from one to seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing their positions and powers;
c) Against more than one person;
d) Against their own grand fathers, grand mothers, fathers, mothers or persons who teach, nurture, look after, educate and/or medically treat them;
e) Against persons who are performing their official duties;
f) Slandering other persons about committing very serious or particularly serious crimes.
3. The offenders may also be subject to a fine of between one million and ten million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
CRIMES OF INFRINGING UPON CITIZENS DEMOCRATIC FREEDOMS
Article 123.- Illegal arrest, custody or detention of people
1. Those who illegally arrest, hold in custody or detain other persons shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing their positions and/or powers;
c) Against persons who are performing their official duties;
d) Committing the crime more than once;
e) Against more than one person.
...
...
...
4. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 124.- Infringement upon citizens places of residence
1. Those who conduct illegal searches of other persons places of residence, illegally expel other persons from their residence places or commit other illegal acts infringing upon citizens inviolable rights relating to places of residence shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing their positions and/or powers;
c) Causing serious consequences.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 125.- Infringement upon other persons privacy or safety of letters, telephone and/or telegraph
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be subject to non-custodial reform for one to two years or a prison term of between three months and two years:
a) In an organized manner;
b) Abusing their positions and/or powers;
c) Committing the crime more than once;
d) Causing serious consequences;
e) Recidivism.
3. The offenders may also be subject to a fine of between two million and twenty million dong, to a ban from holding certain posts for one to five years.
Article 126.- Infringement upon citizens rights to vote, to stand for election
1. Those who resort to deception, buying off, coercion or other tricks to obstruct the exercise of citizens rights to vote and/or the right to stand for election shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Abusing their positions and/or powers;
c) Causing serious consequences.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 127.- Falsifying election returns
1. Those who are responsible for organizing and supervising elections but forge papers, commit vote fraud or employ other tricks to falsify the election returns shall be subject to non-custodial reform for up to two years or a prison term of between six months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment:
a) In organized manner;
b) Causing serious consequences.
...
...
...
Article 128.- Illegally forcing laborers, public employees to leave their jobs
Those who, for their own benefits or other personal motivation, illegally force laborers, public employees to leave their jobs, causing serious consequences shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
Article 129.- Infringement upon citizens rights to assembly, association, rights to freedom of belief, religion
1. Those who commit acts of obstructing citizens from exercising their rights to assembly and/or to association, which conform to the interests of the State and the people, rights to freedom of beliefs and religions, to follow or not to follow any religion, and who have been disciplined or administratively sanctioned for such acts but continue to commit violations shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 130.- Infringement upon women’s rights to equality
Those who use violence or commit serious acts to prevent women from participating in political, economic, scientific, cultural and social activities shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
Article 131.- Infringement upon copyright
1. Those who commit one of the following acts thus causing serious consequences or who have been administratively sanctioned for one of the acts stipulated in this Article or have been sentenced for such crime, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to a fine of between two million and twenty million dong or non-custodial reform for up to two years:
...
...
...
b) Wrongfully assuming authors names on literary, art, scientific or journalistic works, audio tapes or disc, video tapes or disc;
c) Illegally amending the contents of literary, art, scientific, journalistic works, programs on audio tapes or disc, video tapes or disc;
d) Illegally announcing or disseminating literary, art, scientific or journalistic works, programs on audio tapes or disc, video tapes or disc.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between ten million and one hundred million dong, to a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 132.- Infringement upon the rights to complain and/or denounce
...
...
...
a) Abusing positions and/or powers to obstruct the lodging of complaints and/or denunciations, the settlement of complaints and/or denunciations or the handling of those who are the subject of complaints or denunciations;
b) Having the responsibility but refusing to abide by the decision of the agencies competent to consider and settle complaints and denunciations, thus causing damage to the complainants and the denunciators.
2. Those who take revenge on the complainants and/or denunciators shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
CRIMES OF INFRINGING UPON OWNERSHIP RIGHTS
Article 133.- Plundering property
1. Those who use force or threaten to use immediate force or commit other acts thus making resistance futile for persons being attacked in order to appropriate property shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
...
...
...
b) Being of professional character;
c) Dangerous recidivism;
d) Using weapons or other dangerous means or tricks;
e) Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of between 11% and 30%;
f) Appropriating property valued at between fifty million dong and two hundred million dong;
g) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment:
a) Inflicting injury on or causing harms to the health of other persons with an infirmity rate of between 31% and 60%;
b) Appropriating property with valued at between two hundred million dong and under five hundred million dong;
...
...
...
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between eighteen and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of 61% or higher or causing human death;
b) Appropriating property valued at five hundred million dong or more;
c) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of property, subject to probation or residence ban for one to five years.
Article 134.- Kidnapping in order to appropriate property
1. Those who kidnap other persons as hostages in order to appropriate property shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment:
a) In an organized manner;
...
...
...
c) Dangerous recidivism;
d) Using weapons or other dangerous means or tricks;
e) Against children;
f) Against more than one person;
g) Inflicting injury on or causing harms to the health of the hostages with an infirmity rate of between 11% and 30%;
h) Appropriating property valued at between fifty million and under two hundred million dong;
i) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between ten and eighteen years of imprisonment:
a) Inflicting injury on or causing harms to the health of the hostages with an infirmity rate of between 31% and 60%;
...
...
...
c) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) Inflicting injury on or causing harms to the health of the hostages with an infirmity rate of 61% or higher or causing human death;
b) Appropriating property valued at five hundred million dong or higher;
c) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of property, subject to probation or residence ban for one to five years.
Article 135.- Extortion of property
1. Those who threaten to use force or other tricks to spiritually intimidate other persons in order to appropriate property shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
...
...
...
b) In a professional way;
c) Dangerous recidivism;
d) Appropriating property valued at between fifty million dong and under two hundred million dong;
e) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Appropriating property valued at between two hundred million and under five hundred million dong;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment:
a) Appropriating property valued at five hundred million dong or more;
...
...
...
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of property.
Article 136.- Property robbery by snatching
1. Those who rob other persons of their property by snatching shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) In a professional way;
c) Dangerous recidivism;
d) Employing dangerous tricks;
e) Committing assaults in order to flee;
...
...
...
g) Appropriating property valued at between fifty million dong and under two hundred million dong;
h) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Inflicting injury on or causing harms to the health of other persons with an infirmity rate of between 31% and 60%;
b) Appropriating property valued at between two hundred million and under five hundred million dong;
c) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons with an infirmity rate of 61% or higher or causing human death;
b) Appropriating property valued at five hundred million dong or higher;
...
...
...
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million and one hundred million dong.
Article 137.- Openly appropriating property
1. Those who openly appropriate other persons property valued between five hundred thousand dong and fifty million dong, or under five hundred thousand dong but causing serious consequences, or who have been administratively sanctioned for acts of appropriation or sentenced for act of appropriating property but not yet entitled to criminal record remission and repeat their violations shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Committing assaults in order to flee;
b) Appropriating property valued at between fifty million dong and under two hundred million dong;
c) Dangerous recidivism;
d) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
...
...
...
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) Appropriating property valued at five hundred million dong or higher;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong.
Article 138.- Stealing property
1. Those who steal other persons property valued between five hundred thousand dong and fifty million dong, or under five hundred thousand dong but causing serious consequences, or who have been administratively sanctioned for acts of appropriation or sentenced for the appropriation of property, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
...
...
...
c) Dangerous recidivism;
d) Employing treacherous and dangerous tricks;
e) Committing assaults in order to flee;
f) Appropriating property valued at between fifty million dong and under two hundred million dong;
g) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Appropriating property valued between two hundred million and under five hundred million dong;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
...
...
...
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong.
Article 139.- Appropriating property through swindling
1. Those who appropriate through fraudulent tricks other persons property valued between five hundred thousand dong and fifty million dong, or under five hundred thousand dong but causing serious consequences, or who have been administratively sanctioned for acts of appropriation or sentenced for the property appropriation, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Being of professional nature;
c) Dangerous recidivism;
d) Abusing positions and/or powers or abusing the names of agencies or organizations;
...
...
...
f) Appropriating property valued between fifty million dong and under two hundred million dong;
g) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Appropriating property valued between two hundred million dong and under five hundred million dong;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years, life imprisonment or capital punishment:
a) Appropriating property valued at five hundred million dong or higher;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of property, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who commit one of the following acts of appropriating other person’s property valued between one million dong and fifty million dong, or under one million dong but causing serious consequences, or who have been administratively sanctioned for act of appropriation or sentenced for the property appropriation, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years:
a) Loaning, borrowing and/or renting property of other persons or receiving property of other persons through contractual forms then using fraudulent tricks or fleeing in order to appropriate such property;
b) Loaning, borrowing and/or renting property of other persons or receiving property of other person through contractual forms then using such property for illegal purposes, thus being incapable of returning such property.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing positions and/or powers or abusing the names of agencies or organizations;
c) Employing perfidious tricks;
d) Appropriating property valued between over fifty million dong and under two hundred million dong;
e) Dangerous recidivism;
...
...
...
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Appropriating property valued between two hundred million dong and under five hundred million dong;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) Appropriating property valued at five hundred million dong or higher;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, to a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years and the confiscation of part or whole of property or either of these two penalties.
Article 141.- Illegally holding property
1. Those who deliberately refuse to return to the lawful owners or managers or to surrender to responsible authorities property valued between five million dong and two hundred million dong, antiques or objects of historical and/or cultural value mistakenly assigned to them or discovered or found by them, after the lawful owners or managers or the responsible authorities request to receive back such property according to the provisions of law, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and two years.
...
...
...
Article 142.- Illegally using property
1. Those who, for their own benefits, illegally use other person’s property valued at fifty million dong or higher, causing serious consequences or who have already been administratively sanctioned for such acts or sentenced for such offense and not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing such crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and five years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Abusing positions and/or powers;
c) Causing very serious consequences;
d) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and twenty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who destroy or deliberately damage other person’s property, causing damage of between five hundred thousand dong and under fifty million dong, or under five hundred thousand dong but causing serious consequences, or who have already been administratively sanctioned for such act or sentenced for such offense and not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Employing explosives, inflammables or other dangerous means;
c) Causing serious consequences;
d) To conceal other crimes;
e) For the reasons of the victims official duties;
f) Dangerous recidivism;
g) Causing damage to property valued between fifty million dong and under two hundred million dong.
...
...
...
a) Causing damage to property valued between two hundred million dong and under five hundred million dong;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) Causing damage to property valued at five hundred million dong or higher;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, to a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 144.- Neglecting responsibility causing serious damage to the State’s property
1. Those who are tasked with directly managing the State’s property but neglect that responsibility causing loss, ruin, waste or damage to the State’s property valued between fifty million dong and two hundred million dong, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime of damaging the State’s property valued between two hundred million dong and under five hundred million dong, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
...
...
...
4. The offenders may also be banned from holding the post of managing of the State’s property for one to five years.
Article 145.- Unintentionally causing serious damage to property
1. Those who unintentionally cause damage to other person’s property valued between fifty million dong and under five hundred million dong shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime of damaging other person’s property valued at five hundred million dong or higher, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment.
CRIMES OF INFRINGING UPON THE MARRIAGE AND FAMILY REGIMES
Article 146.- Forcible marriage or prevention of voluntary and progressive marriage
Those who force other persons into marriage against their will or prevent other persons from entering into marriage or maintaining voluntary and progressive marriage bonds through persecution, ill-treatment, mental intimidation, property claim or other means, and who have already been administratively sanctioned for such acts but repeat their violations, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
...
...
...
2. Those who commit the crime in cases where the court has already decided to dissolve the marriage or force the termination of co-habitation like husband and wife contrary to the monogamy but continuing to maintain such relationship shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
Article 148.- Organizing underage marriage, entering into underage marriage
Those who commit one of the following acts, have already been administratively sanctioned but repeat their violation, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years:
a) Organizing marriage for under age persons;
b) Deliberately maintaining the illegal conjugal relationship with underage persons though the court has already decided the termination of such relationship.
Article 149.- Registering illegal marriage
1. Those who are responsible for the registration of marriage and know clearly that the applicants are not qualified for the marriage and still make the registration for such persons, have been disciplined for such act but repeat their violation, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
...
...
...
Article 151.- Ill-treating or persecuting grand-parents, parents, spouses, children, grandchildren and/or fosterers
Those who ill-treat or persecute their grand-parents, parents, spouses, children, grand-children or fosterers, thus causing serious consequences or who have already been administratively sanctioned for such acts but repeat their violations, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
Article 152.- Refusing or evading the obligation to provide financial support
Those who have the obligation to provide financial support and have the actual capability to provide the financial support for the persons they are obliged to do so according to the provisions of law but deliberately refuse or evade the obligation to provide financial support, thus causing serious consequences or who have already been administratively sanctioned for such acts but repeat their violations, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
CRIMES OF INFRINGING UPON THE ECONOMIC MANAGEMENT ORDER
1. Those who conduct illegal cross-border trading in one of the following objects shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong or a prison term of between six months and three years:
a) Commodities, Vietnamese currency, foreign currency(ies), precious metals, and/or gemstones valued between one hundred million dong and under three hundred million dong and the offenders have been administratively sanctioned for acts defined in this Article or in any of Articles 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 and 161 of this Code or have been sentenced for one of these offenses, not yet entitled to criminal record remission but repeat the violations, if not falling under the cases stipulated in Articles 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 and 238 of this Code;
...
...
...
c) Banned goods in great volumes or the offenders have already been administratively sanctioned for acts defined in this Article or any of Articles 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 and 161 of this Code or have already been sentenced for one of these offenses, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, if not falling under the cases defined in Articles 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 and 238 of this Code.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Being of professional nature;
c) Dangerous recidivism;
d) The goods involved are valued at between three hundred million dongs and under five hundred million dong;
e) Banned goods in great quantity;
f) Gaining big illicit profits;
g) Taking advantage of war conditions, natural calamities, epidemics or other particularly difficult situations;
...
...
...
i) Abusing the names of agencies or organizations;
j) Committing the crime more than once;
k) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Objects involved are valued at between five hundred million dong and under one billion dong;
b) The banned goods are in particularly great quantity;
c) Gaining very great illicit profits;
d) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
...
...
...
b) Gaining particularly great illicit profits;
c) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, the confiscation of part or whole of property, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 154.- Illegal cross-border transportation of goods and/or currencies
1. Those who illegally transport across borders any of the following objects shall be subject to a fine of between five million dong and twenty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years:
a) Goods, Vietnamese currency, foreign currency(ies), precious metals, gemstone valued between one hundred million dong and under three hundred million dong, or under one hundred million dong but the offenders have already been administratively sanctioned for acts defined in this Article or any of Articles 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 and 161 of this Code, or have been sentenced for one of these offenses, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, if not falling under the cases defined in Articles 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 and 238 of this Code;
b) Objects being historical and/or cultural relics and the offenders have already been administratively sanctioned but repeat their violations;
c) The banned goods are in great quantity or the offenders have already been administratively sanctioned for acts defined in this Article or any of Articles 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 and 161 of this Code or have already been sentenced for one of these offenses, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, if not falling under the cases defined in Articles 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 and 238 of this Code;
2. Committing the crime in one of the following cases, the offenders shall be sentenced to between two and five years of imprisonment:
...
...
...
b) The banned goods are in very great quantity;
c) Abusing positions and/or powers;
d) Abusing the names of agencies or organizations;
e) Committing the crime more than once;
f) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime with goods valued at five hundred million dong or more or banned goods in particularly great quantity, the offenders shall be sentenced to from five to ten years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and ten million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 155.- Manufacturing, stockpiling, transporting and/or trading in banned goods
1. Those who manufacture, stockpile, transport and/or trade in goods banned from business by the State in great quantity, gain great illicit profits or who have been administratively sanctioned for acts defined in this Article or Articles 153, 154, 156, 157,158, 159 and 161 of this Code or have already been sentenced for one of these offenses, not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, if not falling under the cases stipulated in Articles 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 and 238 of this Code, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or a prison term of between six months and five years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Abusing positions and/or powers;
c) Abusing the names of agencies or organizations;
d) Being of professional character;
e) Goods involved in the offense are in very great quantity or gaining very great illicit profits
f) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime with particularly great quantity of goods or particularly great illicit profits, the offenders shall be sentenced to between eight and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 156.- Manufacturing and/or trading in fake goods
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Being of professional character;
c) Dangerous recidivism;
d) Abusing positions and/or powers;
e) Abusing the names of agencies or organizations;
f) The fake goods are equivalent to a quantity of genuine goods valued between one hundred and fifty million dong and under five hundred million dong;
g) Gaining great illicit profits;
h) Causing very serious consequences.
...
...
...
a) The fake goods are equivalent to a quantity of genuine goods valued at five hundred million dong or more;
b) Gaining very great or particularly great illicit profits;
c) Causing particularly serious consequences.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, the confiscation of part or whole of property, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or from doing certain jobs for one to five years.
Article 157.- Manufacturing and/or trading in fake goods being food, foodstuffs, curative medicines, preventive medicines
1. Those who produce and/or trade in fake goods being food, foodstuff, curative medicines and/or preventive medicines shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five years and twelve years:
a) In an organized manner;
b) Being of professional character;
...
...
...
d) Abusing positions and/or powers;
e) Abusing the names of agencies or organizations;
f) Causing serious consequences.
3. Committing the crime, which results in very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve years and twenty years of imprisonment.
4. Committing the crime, which results in particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, the confiscation of part or whole of property, the ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 158.- Manufacturing and/or trading in fake goods being animal feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties, animal breeds.
1. Those who produce and/or trade in fake goods being animal feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties and/or animal breeds in great quantity or causing serious consequences or who have been already administratively sanctioned for acts defined in this Article or any of Articles 153, 154, 155, 156, 157, 159 and 161 of this Code or have been sentenced for one of these offenses, not yet entitled to criminal record remission and repeat the violations, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong or a prison term of between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
...
...
...
b) Abusing positions and/or powers;
c) Abusing the names of agencies or organizations;
d) Fake goods are in very great quantity;
e) Dangerous recidivism;
f) Causing very serious consequences.
3. Committing the crimes with a particularly great quantity of fake goods or causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong between fifty million dong, the confiscation of part or whole of property, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 159.- Conducting business illegally
1. Those who conduct business without business registration, in contravention of the registered contents or without separate license if so required by law, in one of the following cases, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or non-custodial reform for up to two years:
...
...
...
b) The goods involved in the offense are valued between one hundred million dong and under three hundred million dong.
2. Committing the crime in one of the following cases, the offenders shall be sentenced to between three months and two years of imprisonment:
a) Abusing the names of agencies or organizations;
b) Falsely presenting as an organization which does not actually exist;
c) The goods involved in the offense are valued at three hundred million dong or more;
d) Gaining big illicit profits.
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
1. Those who take advantage of scarcity or create the sham scarcity of goods during natural calamities, epidemics and/or war time and buy up goods in great quantity for re-sale in order to gain illicit profits, thus causing serious consequences, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or a prison term of between six months and five years.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Abusing positions and/or powers;
c) Abusing the names of agencies or organizations;
d) The speculated goods are in very great quantity;
e) Very big illicit profits are gained;
f) Very serious consequences are caused;
g) Dangerous recidivism.
3. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between eight and fifteen years of imprisonment:
a) The speculated goods are in particularly great quantity;
...
...
...
c) Particularly serious consequences are caused.
4. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, the ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
1. Those who evade tax in the amount of between fifty million dong and one hundred and fifty million dong or who have already been administratively sanctioned for tax evasion or already sentenced for this crime or for any of the crimes defined in Articles 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 and 238 of this Code, have not yet been entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to a fine of between one time and five times the evaded tax amount or to non-custodial reform for up to two years.
2. Evading tax in the amount of between one hundred million dong and under five hundred million dong or repeating such crime, the offenders shall be subject to a fine of between one time and five times the evaded tax amount or to a prison term of between six months and three years.
3. Evading tax in the amount of five hundred million dong or more or in other particularly serious circumstances, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between one time and three times the evaded tax amount.
Article 162.- Deceiving customers
1. Those who, in goods purchase or sale, trickily weigh, measure, calculate or fraudulently exchange goods or employ other deceitful ploys, causing serious loss to customers, or who have already been administratively sanctioned for such acts or been sentenced for such offenses and not yet entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to warning, a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
...
...
...
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
1. Those who provide loans at an interest rates ten or more times higher than the maximum interest rate prescribed by law, which is of exploitative nature, shall be subject to a fine of one to ten times the interest amount or to non-custodial reform for up to one year.
2. If big illegal profits are gained, the offenders shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine one to five times the illicit profits, to a ban from holding certain post, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 164.- Counterfeiting stamps and/or tickets, trading in counterfeit stamps and/or tickets
1. Those who make and/or trade in counterfeit stamps and/or tickets of all kinds in great quantity or who have already been administratively sanctioned for such acts or have already been sentenced for such offenses, have not yet been entitled to criminal record remission but repeat their violations, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years:
a) In an organized manner;
...
...
...
c) Big illicit profits are gained
d) Dangerous recidivism.
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 165.- Deliberately acting against the State’s regulations on economic management, causing serious consequences
1. Those who abuse their positions and/or powers to deliberately act against the State’s regulations on economic management, causing a loss of between one hundred million dong and three hundred million dong, or under one hundred million dong but the offenders have already been disciplined for such acts but repeat their violations thus causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and five years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and twelve years of imprisonment:
a) For self-seeking or other personal purposes;
b) In an organized manner;
c) Employing perfidious tricks;
...
...
...
3. Committing the crime which entails a loss of one billion dong or more or other particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to the confiscation of part or whole of their property, the ban from holding certain posts or doing certain jobs for one to five years.
Article 166.- Establishing illegal funds
1. Those who abuse their positions and/or powers to set up an illegal fund valued at between fifty million dong and under two hundred million dong and have used such fund, causing serious consequences, or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such acts but continue to commit them, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and five years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment:
a) Employing perfidious tricks to escape the control;
b) To commit other crimes;
c) The illegal fund is valued at between two hundred million dong and under five hundred million dong;
d) Causing very serious consequences.
...
...
...
a) The illegal fund is valued between five hundred million dong and under one billion dong;
b) Causing particularly serious consequences.
4. Committing the crime in case where the illegal fund has the value of one billion dong or more, the offenders shall be sentenced to between eight and fifteen years of imprisonment.
5. The offenders shall also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years, and may be subject to a fine of between five million dong and thirty million dong.
Article 167.- Making false reports on economic management
1. Those who, for self-seeking or other personal purposes, make false reports to the competent agencies on data and/or documents which are clearly untruthful, thus causing serious consequences to the elaboration and implementation of socio-economic plans of the State or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such acts or have already been sentenced for such offenses, have not yet been entitled to criminal record remission but continue to commit them, shall be subject to non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and three years.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 168.- Making false advertisements
1. Those who falsely advertise goods and/or services, causing serious consequences, or who have been administratively sanctioned for such act or already sentenced for such offense and not yet entitled to the criminal record remission but continue to commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and three years.
...
...
...
Article 169.- Deliberately acting against the regulations on distribution of relief money and goods
1. Those who abuse their positions and/or powers and deliberately act against the regulations on distribution of relief money and goods, causing serious consequences, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or to a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 170.- Breaching the regulations on the granting of industrial property protection deeds
1. Those who are competent to grant protection deeds and breach the law provisions on the granting of industrial property protection deeds, have already been disciplined or administrative sanctioned for such act but still commit it, causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and three years.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 171.- Infringing upon industrial property rights
1. Those who, for business purposes, appropriate and/or illegally use inventions, utility solutions, industrial designs, trade marks, appellation, goods origins or other industrial property objects, which are protected in Vietnam, thus causing serious consequences or who have already been administratively sanctioned for such acts or already been sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit them, shall be subject to a fine of between twenty million dong and two hundred million dong or to non-custodial reform for up to two years.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
...
...
...
3. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, to a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 172.- Breaching regulations on natural resource surveys, exploration and/or exploitation
1. Those who breach the State’s regulations on natural resource surveys, exploration and/or exploitation, conducting such activities ashore, on islands, in inland waters, territorial waters, exclusive economic zones, contentinental shelf and air space of Vietnam without permits or in contravention of the contents of the permits thus causing serious consequences, shall be subject to warning, a fine of between fifty million dong and one billion dong or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and ten years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between fifty million dong and five hundred million dong.
Article 173.- Breaching regulations on land use
1. Those who grab and occupy land or transfer the land use right or use land in contravention of the State’s regulations on land management and use, causing serious consequences or who have already been administratively sanctioned for such acts or have already been sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit them, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be subject to a fine of between thirty million dong and one hundred million dong or a prison term of between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
...
...
...
c) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and twenty million dong.
Article 174.- Breaching regulations on land management
1. Those who take advantage of or abuse their positions and/or powers, assigning, recovering, leasing, permitting the transfer of the right to use or permitting the change of use of land in contravention of law, have already been disciplined for such acts but still commit them, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Land is large in area or of great value;
b) Serious consequences are caused.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 175.- Breaching regulations on forest exploitation and protection
...
...
...
a) Illegally exploiting forest trees or committing other acts of violating the State’s regulations on forest exploitation and protection, if not falling under the cases specified in Article 189 of this Code;
b) Illegally transporting and/or trading in timber, if not falling into the cases specified in Article 153 and Article 154 of this Code.
2. Committing the crime in very serious or particularly serious cases, the offenders shall be sentenced to between two years and ten years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and twenty million dong.
Article 176.- Breaching regulations on forest management
1. Those who take advantage of or abuse their positions and/or powers, committing one of the following acts and causing serious consequences or who have been disciplined for such acts but still commit them, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and three years:
a) Illegally assigning forests and/or forest land or recovering forests and/or forest land;
b) Illegally permitting the transfer of the use purposes of forests and/or forest land;
c) Illegally permitting the exploitation and/or transportation of forest products.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Causing very serious consequences;
3. Committing the crime which entails particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, a ban from holding certain posts for one to five years.
Article 177.- Breaching regulations on electricity supply
1. Any responsible persons who commit one of the following acts, causing serious consequences or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such act or have already been sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but still commit them, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years:
a) Cutting the electricity supply without grounds or without notices as prescribed;
b) Groundlessly refusing to supply electricity;
...
...
...
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between two million dong and twenty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 178.- Illegally using reserve funds for supplementation to the charter capital of credit institutions
1. Any responsible persons who use charter capital supplementation reserve funds to distribute dividends, causing serious consequences, or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such act or have already been sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but still commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and five hundred million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 179.- Breaching regulations on loan provision in the operations of credit institutions
1. Those who are employed in the credit activities and commit one of the following acts, causing serious consequences, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong or a prison term of between one and seven years:
a) Providing non-secured loans in contravention of law provisions;
...
...
...
c) Other acts of violating law provisions on lending in the credit activities.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and twelve years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing jobs relating to credit activities for one to five years.
Article 180.- Making, storing, transporting and/or circulating counterfeit money, treasury bills and/or bonds
1. Those who make, store, transport and/or circulate counterfeit money, treasury bills and/or bonds shall be sentenced to between three years and seven years of imprisonment.
2. Committing the crimes in serious cases, the offenders shall be sentenced to between five years and twelve years of imprisonment.
3. Committing the crimes in very serious or particularly serious cases, the offenders shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of their property.
...
...
...
1. Those who make, store, transport and/or circulate counterfeit checks and/or other counterfeit valuable papers shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in serious cases, the offenders shall be sentenced to between five years and twelve years of imprisonment.
3. Committing the crime in very serious or particularly serious cases, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of property.
Article 182.- Causing air pollution
1. Those who discharge into the air different kinds of smoke, dust, toxic matters or other harmful elements; emit radiation and/or radioactive elements in excess of the permitted criteria, have already been administratively sanctioned but still deliberately refuse to apply remedial measures under the decisions of the competent agencies, thus causing serious consequences, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
...
...
...
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 183.- Causing water source pollution
1. Those who discharge into water sources oil, grease, toxic chemicals, radioactive substances in excess of prescribed criteria, wastes, animal and plant residues, bacteria, micro bacteria, harmful and epidemical parasites or other harmful elements, have already been administratively sanctioned but deliberately refuse to apply remedial measures under decisions of the competent agencies, thus causing serious consequences, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and ten years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 184.- Causing land pollution
1. Those who bury or discharge onto land toxic matters in excess of prescribed criteria, have already been administratively sanctioned but still deliberately refuse to take remedial measures under decisions of competent bodies, causing serious consequences, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
...
...
...
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 185.- Import of technologies, machinery, equipment, discarded materials or materials which fail to satisfy environmental protection criteria
1. Those who import or permit the import of technologies, machinery, equipment, biological preparations, chemical preparations, noxious matters, radioactive substances or discarded materials which fail to satisfy the environmental protection criteria, have already been administratively sanctioned for such acts but still commit them, causing serious consequences, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 186.- Spreading dangerous epidemics to human beings
1. Those who commit one of the following acts of spreading dangerous epidemics to other persons, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) Taking out of epidemic areas animals, plants, animal or plant products or other objects capable of spreading dangerous epidemics to human beings;
...
...
...
c) Other acts of spreading dangerous epidemics to human beings.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 187.- Deliberately spreading dangerous epidemics to animals and/or plants
1. Those who commit one of the following acts of spreading dangerous epidemics to animals and/or plants, causing serious consequences or who have been administratively sanctioned for such acts but still commit them, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years:
a) Bringing into or taking out of restricted circulation areas animals, plants, animal or plant products or other objects, which are infected with diseases or carry disease germs;
b) Bringing into or permitting to be brought into Vietnam animals, plants, animal or plant products which should be quarantined, but failing to comply with law provisions on quarantine;
c) Other acts of spreading dangerous epidemics to animals, plants.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
...
...
...
Article 188.- Destroying aquatic resources
1. Those who breach regulations on the protection of aquatic resources in one of the following circumstances, causing serious consequences, or who have already been administratively sanctioned for such acts or sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but still commit them, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years:
a) Using toxic substances, explosives, chemicals, electric current or banned fishing means and gears to exploit aquatic products or destroy aquatic resources;
b) Exploiting aquatic products in restricted areas, during the spawning seasons of a number of species or other time periods banned by law;
c) Exploiting aquatic products of precious and rare species, the exploitation of which is banned under Government regulations;
d) Destroying the habitats of precious and rare aquatic species protected under Government regulations;
e) Breaching other regulations on the protection of aquatic resources.
2. Committing the crime and causing serious or particularly serious consequences, the offenders shall be subject to a fine between fifty million dong and two hundred million dong or a prison term of between two and five years.
3. The offenders may also be subject to a fine of from two million dong to twenty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who illegally burn or destroy forests or commit other acts of forest destruction, causing serious consequences or who have already been administratively sanctioned for such acts but still commit them, shall be subject to a fine of between ten million and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing positions and/or powers or abusing the names of agencies or organizations;
c) Destroying a very large forest area;
d) Felling and destroying plants of specious and rare species on the lists prescribed by the Government;
e) Causing very serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Destroying a particularly vast forest area;
...
...
...
c) Causing particularly serious consequences.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 190.- Breaching regulations on the protection of precious and rare wild animals
1. Those who illegally hunt, catch, kill, transport and/or trade in precious and rare wild animals which are banned therefrom under Government regulations or illegally transport and/or trade in the products made of such animals, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Abusing positions and/or powers;
c) Using banned hunting/catching tools or means;
d) Hunting/catching in prohibited areas or during prohibited times;
...
...
...
3. The offenders may also be subject to a fine of between two million and twenty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 191.- Breaching the special- protection regime for nature preservation areas
1. Those who breach the regime of using and exploiting nature preservation areas, national gardens, natural relics or other natural areas put under the special protection by the State, have already been administratively sanctioned for such acts but still commit them and cause serious consequences, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and five years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between two million and twenty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 192.- Growing opium poppy and other kinds of plant bearing narcotic substance
1. Those who grow opium poppy, coca shrubs, marijuana or other plants which bear narcotic substance, have already been educated more than once, have already been given conditions to stabilize their lives and have already been administively sanctioned for such acts but still commit them, shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Repeating such crime.
3. The offenders may also be subject to a fine of between one million and fifty million dong.
Article 193.- Illegally producing narcotics
1. Those who illegally produce narcotics in any form shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) The crime is committed in an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Abusing positions and/or powers;
...
...
...
e) Poppy resin, marijuana resin or coca plasma, weighing between five hundred grams and under one kilograms;
f) Heroine or cocaine weighing between five grams and under thirty grams;
g) Other narcotic substances in solid form weighing between twenty grams and under one hundred grams;
h) Other narcotic substances in liquid form measuring between one hundred milliliters and under two hundred and fifty milliliters;
i) Involving two or more kinds of narcotics, with the total volume of such substances being equal to the narcotic volume specified in any of Points from e to h, Clause 2 of this Article;
j) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment:
a) The crime is committed in a professional manner;
b) Poppy resin, marijuana resin or coca plasma weighing between one kilogram and under five kilograms;
...
...
...
d) Other narcotic substance in solid form weighing between one hundred grams and under three hundred grams;
e) Other narcotic substance in liquid form measuring between two hundred milliliters and under seven hundred and fifty milliliters;
f) Involving two or more kinds of narcotics with the total volume of such substances being equal to the narcotic volume specified in any of the Points from b to e, Clause 3 of this Article.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Poppy resin, marijuana resin or coca plasma, weighing five kilograms or more;
b) Heroine or cocaine weighing one hundred grams or more;
c) Other narcotic substances in solid form weighing three hundred grams or more;
d) Other narcotic substances in liquid form, measuring seven hundred and fifty milliliters or more;
e) Involving two kinds of narcotics with the total volume being equal to the narcotic volume specified in one of the Points from a to d, Clause 4 of this Article.
...
...
...
Article 194.- Illegally stockpiling, transporting, trading in or appropriating narcotics
1. Those who illegally store, transport, trade in or appropriate narcotics shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Abusing positions and/or powers;
d) Abusing the names of agencies or organizations;
e) Conducting cross-border narcotics transportation and/or trading in the same;
f) Employing children in the commission of the crime or selling narcotics to children;
...
...
...
h) Heroine or cocaine weighing between five grams and under thirty grams;
i) The marijuana leaves, flower and/or fruit or the coca leaves weighing between ten kilograms and under twenty five kilograms;
j) Dried poppy fruit weighing between fifty kilograms and under two hundred kilograms;
k) Fresh poppy fruit weighing between ten kilograms and under fifty kilograms;
l) Other narcotic substances in solid form weighing between twenty grams and under one hundred grams;
m) Other narcotic substances in liquid form measuring between one hundred milliliters and under two hundred and fifty milliliters;
n) Involving two or more kinds of narcotics with their total volume being equivalent to the narcotic volume specified in one of the Points from g to m, Clause 2 of this Article;
o) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment:
...
...
...
b) Heroine or cocaine weighing between thirty grams and under one hundred grams;
c) Marijuana leaves, flower and/or fruit or coca leaves weighing between twenty five kilograms and under seventy five kilograms;
d) Dried poppy fruit weighing between two hundred kilograms and under six hundred kilograms;
e) Fresh poppy fruit weighing between fifty kilograms and under one hundred and fifty kilograms;
f) Other narcotic substances in solid form weighing between one hundred grams and under three hundred grams;
g) Other narcotic substances in liquid form measuring between two hundred milliliters and under seven hundred and fifty milliliters;
h) Involving two or more narcotic substances with the total volume thereof being equivalent to the narcotic volume specified in one of the Points from a to g, Clause 3 of this Article.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Opium resin, marijuana resin or coca plasma weighing five kilograms or more;
...
...
...
c) Marijuana leaves, flower, fruit or coca leaves weighing seventy five kilograms or more;
d) Dried poppy fruit weighing six hundred kilograms or more;
e) Fresh poppy fruit weighing one hundred and fifty kilograms or more;
f) Other narcotic substances in solid form weighing three hundred grams or more;
g) Other narcotic substances in liquid form measuring seven hundred and fifty milliliters or more;
h) Involving two or more narcotic substances with the total volume thereof being equivalent to the narcotic volume specified in one of the Points from a to g, Clause 4 of this Article.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and five hundred million dong, the confiscation of part or whole of property, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 195.- Stockpiling, transporting, trading in or appropriating pre-substances for use in the illegal production of narcotics
1. Those who stockpile, transport, trade in or appropriate pre-substance for use in the illegal production of narcotics shall be sentenced to between one and six years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Abusing positions and/or powers;
d) Abusing the names of agencies or organizations;
e) The pre-substance weighs between two hundred grams and five hundred grams;
f) Conducting the cross-border transportation and/or trading in the same;
g) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime with the pre-substance weighing between five hundred grams and under one thousand two hundred grams, the offenders shall be sentenced to between thirteen and under twenty years of imprisonment.
4. Committing the crime with the pre-substance weighing one thousand two hundred grams or more, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment or life imprisonment.
...
...
...
Article 196.- Manufacturing, stockpiling, transporting and/or trading in means and/or tools used in the illegal production or use of narcotics
1. Those who manufacture, stockpile, transport and/or trade in means and/or tools used in the illegal production or use of narcotics shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Abusing positions and/or powers;
d) Abusing the names of agencies and/or organizations;
e) Law-offending objects are in great quantity;
f) Conducting cross-border transportation and/or trading in the same;
...
...
...
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and five hundred million dong, the confiscation of part or whole of their property, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 197.- Organizing the illegal use of narcotics
1. Those who organize the illegal use of narcotics in any form shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one person;
c) Against juveniles aged full 13 or more;
d) Against women who, the offenders know to be pregnant;
e) Against persons who are giving up drug addiction;
...
...
...
g) Infecting many persons with dangerous diseases;
h) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment;
a) Causing harms to another person’s health with an infirmity rate of 61% or higher or causing human death;
b) Causing harms to the health of many persons with an infirmity rate of between 31% and 60%;
c) Infecting many persons with dangerous diseases;
d) Against children under 13 years of age.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) Causing harm to the health of many persons with an infirmity rate of 61% or higher;
...
...
...
5. The offenders may also be subject to a fine of between fifty million dong and five hundred million dong, the confiscation of part or whole of their property, to probation or residence ban for one to five years.
Article 198.- Harboring the illegal use of narcotics
1. Those who lease or lend places or commit any other act of harboring the illegal use of narcotics shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Abusing positions and/or powers;
b) Committing the crime more than once;
c) Against children;
d) Against more than one person;
e) Dangerous recidivism.
...
...
...
Article 199.- Illegal use of narcotics
1. Those who illegally use narcotics in any form, have been educated time and again and administratively handled through the measure of being sent to compulsory medical treatment establishments but continue to illegally use narcotics, shall be sentenced to between three months and two years of imprisonment.
2. Those who relapse into this crime shall be sentenced to between two and five years of imprisonment.
Article 200.- Forcing, inducing other persons into illegal use of narcotics
1. Those who force or induce other persons into illegal use of narcotics shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) For base motivation;
...
...
...
e) Against women who, the offenders knows to be pregnant;
f) Against more than one person;
g) Against persons who are giving up their addiction;
h) Causing harms to other person’s health with an infirmity rate of between 31% and 60%;
i) Infecting other persons with dangerous diseases;
j) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen years and twenty years of imprisonment:
a) Causing harm to other person’s health with an infirmity rate of 61% or higher or causing human death;
b) Infecting other persons with dangerous diseases;
...
...
...
4. Committing the crime and causing the death of more than one person or other particularly serious consequences, the offenders shall be subject to 20-years imprisonment or life imprisonment.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong.
Article 201.- Breaching regulations on management and use of addictive drugs or other narcotic substances
1. Those who are responsible for the export, import, trading, transport, preservation, distribution, allocation and/or use of addictive drugs or other narcotic substances but violate the regulations on management and use of such substances, shall be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong or to a prison term of between one year and five years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Causing serious consequences.
3. Committing the crime in cases where very serious consequence are caused the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment.
...
...
...
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
CRIMES OF INFRINGEMENT UPON PUBLIC SAFETY, PUBLIC ORDER
Article 202.- Breaching regulations on operating road vehicles
1. Those who operate road vehicles and breach the regulations on land road traffic safety, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Without driving permits or licenses as prescribed;
b) While being intoxicated by alcohol or other strong intoxicants;
c) Causing accidents then fleeing in order to shirk responsibility or deliberately refusing to rescue the victims;
...
...
...
e) Causing very serious consequences.
3. Committing such crimes resulting in particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. Breaching the regulations on land road traffic safety, which may actually entail particularly serious consequences if not prevented in time, the offenders shall be subject to non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and two years.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 203.- Obstructing road traffic
1. Those who commit one of the following acts of obstructing road traffic, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be subject to a fine of between five million dong and thirty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and three years:
a) Illegally digging, drilling and/or cutting land road traffic works;
b) Illegally placing obstacles that obstruct road traffic;
c) Illegally dismantling, removing, dislocating, shielding or destroying traffic signals and/or safety facilities;
...
...
...
e) Grabbing, occupying pavements, road surfaces;
f) Grabbing, occupying road protection corridors;
g) Violating the regulations on ensuring traffic safety while carrying out construction on roads;
h) Other acts of obstructing traffic.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) At passes, slopes and dangerous road sections;
b) Causing very serious consequences.
3. Committing the offense which entails particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where particularly serious consequences may actually occur if not prevented in time, the offenders shall be subject to a fine of between five million dong and twenty million dong, non-custodial reform or a prison term of between three months and one year.
...
...
...
1. Those who take direct responsibility for the mechanical status of road vehicles and permit the use of those road vehicles in circumstances where they obviously fail to meet mechanical safety standards causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. Committing the offense and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 205.- Mobilizing or assigning unqualified persons to operate road vehicles
1. Those who mobilize or assign persons who have no driving permits or licenses or do not fully meet other conditions prescribed by law to operate road vehicles, causing loss of life or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and three years.
2. Committing the offense and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. Committing the offense and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 206.- Organizing illegal motor races
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Organizing large-scale motor races;
b) Organizing bettings;
c) Organizing the resistance against persons bearing the responsibility of ensuring traffic order and safety or persons with responsibility to disperse the illegal races;
d) Organizing motor races in densely populated areas;
e) Disassembling safety devices on vehicles being raced;
f) Causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons;
g) Relapsing into this crime or the crime of illegal motor vehicle racing.
3. Committing the crime which constitutes a dangerous recidivism or entails very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and thirty million dong.
Article 207.- Illegal motor racing
1. Those who participate in illegal car, motor bicycle or other motorized vehicle races, causing damage to the health and/or property of other persons or have already been administratively sanctioned for such act or have already be sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but still commit it, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Causing loss of life or serious damage to the health and/or property of other persons;
b) Causing accidents then fleeing away in order to shirk the responsibility or deliberately refusing to rescue the victims;
c) Participating in betting;
d) Opposing the persons responsible for ensuring traffic order and safety or persons responsible for dispersing illegal motor races.
e) Racing in densely populated areas;
...
...
...
g) Relapsing into this crime or the crime of organizing illegal motor races.
3. Committing the crime which constitutes a dangerous recidivism or entails very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment;
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and thirty million dong.
Article 208.- Breaching the regulations on operating railway vehicles
1. Those who command or operate railway vehicles and violate the regulations on railway traffic safety, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and five years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment:
a) Having no permits, licenses or professional certificates corresponding to the assigned tasks;
b) In the state of intoxication due to the use of alcohol beyond the prescribed limits or intoxication due to the use of other strong intoxicants;
...
...
...
d) Failing to obey the orders of the commanders or persons competent to control and maintain railway traffic order and safety;
e) Causing very serious consequences.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where particularly serious consequences may actually occur if they are not warded off in time, the offenders shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, to non-custodial reform for up to two years or a prison term of between six months and three years.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 209.- Obstructing railway traffic
1. Those who commit one of the following acts of obstructing railway traffic, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons or who have already been administratively sanctioned for such act or have already been sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between one and five years:
a) Placing obstacles on railways;
b) Dislocating rails and/or sleepers;
...
...
...
d) Damaging, changing, removing and/or shielding signals, signboards and/or marker posts of railway traffic works;
e) Letting animals cross railways in contravention of regulations or letting animals drag carts across railways without persons handling the animals;
f) Illegally operating self-made rail vehicles and/or banned vehicles on railways;
g) Illegally grabbing and occupying areas restricted for ensuring safety of railway traffic works;
h) Other acts of obstructing railway traffic.
2. Committing the offense and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
3. Committing the offense and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where it may actually entail particularly serious consequences may actually if they are not warded off in time, the offenders shall be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, to non- custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and two years.
Article 210.- Putting to use railway vehicles which fail to meet safety standards
...
...
...
2. Committing the offense and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
3. Committing the offense and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 211.- Mobilizing or assigning unqualified persons to operate railway traffic means
1. Those who mobilize or assign persons who have no driving permits or licenses or fail to meet other conditions prescribed by law to command or operate railway vehicles means, thus causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons or who have already been disciplined for such act but continue to commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, non-custodial reform or a prison term of between one and five years.
2. Committing the offense and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. Committing the offense and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five yeas.
Article 212.- Breaching the regulations on operating waterborne transport devices
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Having no permits, licenses or professional certificates corresponding to the assigned tasks;
b) Being in the state of intoxication due to the use of alcohol beyond the prescribed limits or the use of other strong intoxicants;
c) Causing an accident then fleeing in order to shirk responsibility or deliberately refusing to assist the victims;
d) Failing to obey the orders of the persons who command or persons competent to control and maintain waterway traffic order and safety;
e) Causing very serious consequences.
3. Committing the offense and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where particularly serious consequences may actually occur if not warded off in time, the offenders shall be subject to a fine of between five million dong and thirty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between six months and three years.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who commit one of the following acts of obstructing waterway traffic, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, non-custodial reform or a prison term of between one and five years:
a) Illegally carrying out drillings or diggings, thus damaging the structure of waterway traffic works;
b) Creating barricades, thus obstructing waterway traffic without placing and maintaining signals;
c) Removing signals, reducing their effect and usefulness;
d) Dismantling signals or destroying waterway traffic works;
e) Grabbing and occupying waterway traffic lines or their protection corridors;
f) Other acts of obstructing waterway traffic.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
Article 214.- Putting into use waterborne transport devices which fail to meet safety standards
1. Those who are directly responsible for the mobilization or technical status of waterway traffic means but permit the use of the waterborne transport devices which obviously fail to meet safety standards, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such act or have already been sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and five years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 215.- Mobilizing or assigning unqualified persons to operate waterborne transport devices
1. Those who mobilize or assign persons who have no driving permits or licenses or who fail to meet other conditions as prescribed by law to operate waterborne transport devices, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such act or have already been sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, non-custodial reform or to a prison term of between one and five years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
Article 216.- Breaching regulations relating to the operation of aircrafts
1. Those who command or operate aircraft but violate the regulations on air traffic safety, which may actually entail particularly serious consequences if not warded off in time, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and five years.
2. Committing the crime and causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, the offenders shall be sentenced to between three to ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven years and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 217.- Obstructing air traffic
1. Those who commit one of the following acts of obstructing air traffic, causing loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons or have already been disciplined or administratively sanctioned for such act or sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and five years:
a) Placing barricades which obstruct air traffic;
...
...
...
c) Wrongly using or interfering with communications frequencies;
d) Providing wrong information, posing danger to flights;
e) Damaging airport equipment or other support facilities;
f) Other acts of obstructing air traffic.
2. Committing the crime in one of the following cases, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) They are persons directly responsible for ensuring the air traffic safety or directly manage air traffic safety equipment;
b) Causing very serious consequences.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be subject to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime which may actually entail particularly serious consequences if not warded off in time, the offenders shall be subject to a fine of between five million dong and twenty million dong, to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
...
...
...
Article 218.- Putting into use aircrafts which fail to meet safety standards
1. Those who are directly responsible for the mechanical status of aircrafts but permit the use of such aircraft which obviously fail to meet technical safety standards shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between eight years and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve years and twenty years of imprisonment.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 219.- Mobilizing or assigning unqualified persons to operate aircrafts
1. Those who mobilize or assign persons who have no piloting licenses or fail to fully meet other conditions prescribed by law to operate aircrafts shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
...
...
...
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve years and twenty years of imprisonment.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 220.- Breaching regulations on maintenance, repair and/or management of traffic works
1. Those who are responsible for the maintenance, repair and/or management of road, railway, waterway or airway traffic works but violate the regulations thereon, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons shall be subject to a between of from five million dong and one hundred million dong, non-custodial reform or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 221.- Hijacking aircrafts, ships
1. Those who use force, threaten to use force or use other tricks to appropriate aircrafts or ships shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Using weapons or dangerous means;
c) Inflicting injury on or causing harm to the health of other persons;
d) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime and causing human death or other particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to twenty years imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
4. The offenders may also be subject to probation or residence ban for between one and five years.
Article 222.- Operating aircrafts in violation of aviation regulations of the Socialist Republic of Vietnam
1. Those who operate aircrafts into or out of Vietnam and violate the aviation regulations of the Socialist Republic of Vietnam in circumstances other than those stipulated in Articles 80 and 81 of this Code shall be subject to a fine of between one hundred million dong and three hundred million dong or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be subject to a fine of between three hundred million dong and five hundred million dong or a prison term of between two and seven years.
...
...
...
4. The aircraft may be confiscated.
Article 223.- Operating maritime means in violation of navigation regulations of the Socialist Republic of Vietnam
1. Those who operate ships or other waterborne transport devices into or out of Vietnam or pass through Vietnam’s territorial waters and violate the navigation regulations of the Socialist Republic of Vietnam in circumstances other than those stipulated in Articles 80 and 81 of this Code shall be subject to a fine of between fifty million dong and two hundred million dong or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be subject to a fine of between two hundred million dong and five hundred million dong or a prison term of between one and three years.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be subject to a fine of between five hundred million and eight hundred million dong or a prison term of between three and seven years.
4. The waterborne transport device may be confiscated.
Article 224.- Creating and spreading, scattering electronic virus programs
1. Those who create and intentionally spread or scatter virus programs through computer networks or by other methods, thus causing operation disorder, blockading, deformation or destruction of computer data or who have already been disciplined or administratively sanctioned for this act but continue to commit it, shall be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
...
...
...
Article 225.- Breaching regulations on operating, exploiting and using computer networks
1. Those who are allowed to use computer networks but violate the regulations on operating. exploiting and using the computer networks, causing operation disorder, blockading or deformation or destruction of computer data or who have already been disciplined, administratively sanctioned for such act but continue to commit it, shall be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between one and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced between two and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 226.- Illegally using information in computer networks
1. Those who illegally use information in computer networks and computers as well as put information into computer networks in contravention of law provisions, causing serious consequences, who have already been disciplined, administratively sanctioned but continue to commit it, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and five years of imprisonment:
...
...
...
b) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 227.- Breaching regulations on labor safety, labor hygiene, safety in crowded places
1. Those who breach regulations on labor safety, labor hygiene, safety in places crowded with people, causing loss of lives or serious damange to the health and/or property of other persons, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) They are persons responsible for labor safety, labor hygiene or safety in crowded places;
b) Causing very serious consequences.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and twelve years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where the particularly serious consequences may actually occur if not warded off in time, the offenders shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
...
...
...
Article 228.- Breaching regulations on employment of child labor
1. Those who employ children to perform jobs which are heavy, dangerous or in contact with hazardous substances on the lists prescribed by the State, causing serious consequences, or who have already been administratively sanctioned for this act but continue to commit it, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Committing the crime more than once;
b) Against more than one children;
c) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between two million dong and twenty million dong.
Article 229.- Breaching regulations on construction, causing serious consequences
1. Those who violate the regulations on construction in the fields of survey, design, construction, use of raw materials, materials, machinery, pre-acceptance test or other fields in circumstances other than those stipulated in Article 220 of this Code, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
...
...
...
a) They are persons with positions and powers;
b) Causing very serious consequences.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between eight and twenty years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 230.- Illegally manufacturing, stockpiling, transporting, using, trading in or appropriating military weapons and/or technical means
1. Those who illegally manufacture, stockpile, transport, use, trade in or appropriate military weapons and/or technical means shall be sentenced to between one and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Objects involved in the offense are in great quantity;
...
...
...
d) Causing serious consequences;
e) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between ten years and fifteen years of imprisonment:
a) The objects involved in the offense are in very great quantity;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) The objects involved in the offense are in particularly great quantity;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, to probation or residence ban for one to five years.
...
...
...
1. Those who destroy communications and transport, works or facilities information-communication works or facilities, electricity and/or gas works, irrigation works or other important works relating to security, defense, economy, sciences and techniques, culture and social affairs in the circumstances other than those stipulated in Article 85 of this Code, shall be sentenced to between three years and twelve years of imprisonment
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) In an organized manner;
b) Causing particularly serious consequences;
c) Dangerous recidivism.
3. The offenders may also be subject to probation for one to five years.
Article 232.- Illegally manufacturing, stockpiling, transporting, using, trading or appropriating explosive materials
1. Those who illegally manufacture, stockpile, transport, use, trade in or appropriate explosive materials shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
...
...
...
b) Objects involved in the offense are in great quantity;
c) Conducting cross-border transportation and/or trading;
d) Causing serious consequences;
e) Dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) The objects involved in the offense are in very great quantity;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) Objects involved in the offense are in particularly great quantity;
...
...
...
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, to probation or residence ban for one to five years.
Article 233.- Illegally manufacturing, stockpiling, transporting, using, trading in or appropriating rudimentary weapons or support devices
1. Those who illegally manufacture, stockpile, transport, use, trade in or appropriate rudimentary weapons or support devices, have already been administratively sanctioned for such acts, or have already been sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be sentenced to between three months and two years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Objects involved in the offense are in great quantity;
c) Conducting cross-border transportation and/or trading;
d) Causing serious consequences;
e) Dangerous recidivism.
...
...
...
Article 234.- Breaching regulations relating to the management of weapons, explosive materials, support devices
1. Those who breach regulations on management of the production, repair, supply, use, maintenance, storage, transport and trading of weapons, explosive materials, support devices, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten and fifteen years of imprisonment.
4. Committing the offense in cases where particularly serious consequences may actually occur if not warded off in time, the offenders shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 235.- Neglecting responsibilities relating to the keeping of weapons, explosive materials and support devices, causing serious consequences
1. Those who are assigned weapons, explosive materials and/or support devices but neglect their responsibility and let other persons use such weapons, explosive materials and/or support devices, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
...
...
...
Article 236.- Illegally producing, stockpiling, transporting, using, trading in or appropriating radioactive elements
1. Those who illegally produce, stockpile, transport, use, trade in or appropriate radioactive elements shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) The objects involved in the offense are in great quantity;
c) Conducting cross-border transportation and/or trading;
d) Causing serious consequences;
e) Dangerous recidivism.
3. Committing the offenses in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between ten and fifteen years of imprisonment:
...
...
...
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the offense in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) The objects involved in the offense are in particularly great number;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, probation or residence ban for one to five years.
Article 237.- Breaching regulations relating to the management of radioactive elements
1. Those who violate the regulations relating to the management of the production, supply, use, preservation, storage, transport and/or trading of radioactive elements, which may actually entail serious consequences if not warded off in time, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing the loss of lives or damage to the health of other persons, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
...
...
...
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 238.- Illegally producing, stockpiling, transporting, using or trading in inflammables, toxins
1. Those who illegally produce, stockpile, transport, use and/or trade in inflammables and/or toxins shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) The objects involved in the offense are in great quantity;
c) Conducting cross-border transportation and/or trading;
d) Causing serious consequences;
e) Dangerous recidivism.
...
...
...
a) The objects involved in the offenses are in very great quantity;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to from fifteen to twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) The objects involved in the offenses are in particularly great quantity;
b) Causing particularly serious consequences.
5. The offenders may also be sentenced to a fine of between five million dong and fifty million dong, the probation or residence ban for one to five years.
Article 239.- Breaching the regulations relating to the management of inflammables, toxins
1. Those who violate the regulations relating to the management of the production, supply, use, preservation, storage, transport or trading of inflammables and/or toxins, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
...
...
...
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 240.- Breaching regulations on fire prevention and fighting
1. Those who violate the regulations on fire prevention and fighting, causing the loss of lives or serious damage to the health and/or property of other persons shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or to between six months and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and eight years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and twelve years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where particularly serious consequences may actually occur if not warded off in time, the offenders shall be sentenced to warning, non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 241.- Breaching the regulations on safety in operating electricity works
1. Those who commit one of the following acts causing serious consequences or have been disciplined or administratively sanctioned for such act but continue to commit it shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or to between six months and three years of imprisonment:
...
...
...
b) Causing explosion, fires, burning forests for milpa building, felling trees, affecting the operative safety of electricity works;
c) Digging holes, driving stakes and/or building houses on corridors designed to protect underground electric cables;
d) Anchoring ships and/or boats in the corridors designed to protect of electric cables in riverbeds or sea beds, which have been warned off with notices or signboards.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
4. Committing the crime in cases where particularly serious consequences may actually occur if not warded off in time, the offenders shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 242.- Breaching regulations on medical examination and treatment, drug production, preparations, supply and sale or other medical services
1. Those who violate the regulations on medical examination and treatment, drug production, preparations, supply and sale or other medical services in circumstances other than those stipulated in Article 201 of this Code, causing the loss of lives or serious damage to the health of other persons or have already been disciplined or administratively sanctioned for such acts or have already sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue their violation, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
...
...
...
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 243.- Illegal abortion
1. Those who perform illegal abortions for other persons, causing loss of lives or serious damage to the health of such persons, or who have already been disciplined or administratively sanctioned for such act or already sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 244.- Reaching regulations on food safety and hygiene
1. Those who process, supply or sell food which, they know, fails to meet the criteria on safety and hygiene, causing loss of life or serious damage to the health of consumers, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
...
...
...
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 245.- Causing public disorder
1. Those who foment public disorder, causing serious consequences or who have been already administratively sanctioned for such act or sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit such act, shall be sentenced to a fine of between one million dong and ten million dong, non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Using weapons or committing acts of devastation;
b) In an organized manner;
c) Causing serious obstruction to traffic or cessation of public activities;
d) Inciting other persons to cause disorder;
...
...
...
f) Dangerous recidivism.
Article 246.- Interfering with human corpses, graves and/or remains
1. Those who dig and/or destroy graves or tombs, appropriate objects left therein or thereon or commit other acts of interference with human corpses, graves or tombs and/or remains, shall be sentenced to non-custodial reform for up to one year or between three months and two years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
Article 247.- Performing superstitious practices
1. Those who perform fortune-telling, medium practices or other forms of superstition, causing serious consequences, or who have already been administratively sanctioned for such acts or already sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit them, shall be sentenced to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing human death or other particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
...
...
...
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) The offense is of professional character;
b) Money or kind used in gambling are of very great or particularly great value;
c) The offense constitutes dangerous recidivism.
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
Article 249.- Organizing gambling or running gambling-dens
1. Those who organize gambling or run gambling dens on a large scale or who have already been administratively sanctioned for the acts defined in this Article and Article 248 of this Code or have already been sentenced for one of such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit them, shall be sentenced to a fine of between ten million dong and three hundred million dong or to between one year and five years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment:
a) The offense is of professional character;
...
...
...
c) The offense constitutes dangerous recidivism.
3. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of their property.
Article 250.- Harboring or consuming property acquired through the commission of crime by other persons
1. Those who, without prior promise, harbor or consume property with the full knowledge that it was acquired through the commission of crime by other persons, shall be sentenced to a fine of between five million dong and fifty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crimes in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Being of professional character;
c) The property or things involved in the offense are of great value;
d) Gaining large amount of illicit profits;
...
...
...
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced between five years and ten years of imprisonment:
a) The property or things involved in the offense are of very great value;
b) A very large amount of profit is illegally gained.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) The property or things involved in the offense are of particularly great value;
b) Particularly great amount of profit is illegally gained.
5. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong and/or the confiscation of part or whole or their property.
Article 251.- Laundering money and/or property obtained through the commission of crime
1. Those who, through financial and/or banking operations or other transactions, legalize money and/or property obtained through the commission of crime or use such money and/or property to conduct business activities or other economic activities, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Abusing positions and/or powers;
c) Committing the offense more than once.
3. Committing the crime in particularly serious circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to the confiscation of property, a fine treble the amount of money or the value of the property, which have been legalized, to a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 252.- Crimes of enticing compelling juveniles to commit offenses or harboring juvenile offenders
1. Those who entice or compel juveniles into criminal activities or a depraved life or harbor juvenile offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and twelve years of imprisonment:
a) In an organized manner;
...
...
...
c) Against children under 13 years of age;
d) Causing serious, very serious or particularly serious consequences;
e) Constituting a serious case of recidivism.
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
Offenders falling under the case prescribed at Point e, Clause 2, this Article, may also be subject to probation for one to five years.
Article 253.- Disseminating debauched cultural products
1. Those who make, duplicate, circulate, transport, sell or purchase, stockpile decadent books, newspapers, pictures, photographs, films, music or other objects for the purpose of dissemination thereof, or commit other acts of disseminating debauched cultural products in one of the following circumstances, shall be sentenced to a fine of between five million dong and fifty million dong, to non-custodial reform for up to three years or to between six months and three years of imprisonment:
a) The offense involves a large quantity of cultural products;
b) The cultural products are disseminated to more than one person;
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Objects involved in the offense are in very great quantity;
c) Against juveniles;
d) Causing serious consequences;
e) Constituting a case of dangerous recidivism.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) The objects involved in the offense are in particularly great quantity;
b) Very serious or particularly serious consequences are caused.
...
...
...
Article 254.- Harboring prostitutes
1. Those who harbor prostitutes shall be sentenced to between one and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and fifteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Coercing other persons into prostitution;
c) Committing the crime more than once;
d) Against juveniles aged between full 16 years and under 18 years;
e) Causing serious consequences;
f) Constituting a case of dangerous recidivism.
...
...
...
a) Against children aged between full 13 years and under 16 years;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment or life imprisonment.
5. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and one hundred million dong, the confiscation of part or whole of property, probation for one to five years.
Article 255.- Procuring prostitutes
1. Those who entice or procure prostitutes shall be sentenced to between six months and five years of imprisonment.
2. Committing the offenses in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Against juveniles aged between full 16 years and under 18 years;
b) In an organized manner;
...
...
...
d) Committing the offense more than once;
e) Constituting a case of dangerous recidivism;
f) Against more than one person;
g) Causing other serious consequences.
3. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) Against children aged between full 13 years and under 16 years;
b) Causing very serious consequences.
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment.
5. The offenders may also be subject to a fine of between one million and ten million dong.
...
...
...
1. Those who have paid sexual intercourses with juveniles aged between full 16 years and under 18 years shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and eight years of imprisonment:
a) Committing the offense more than once;
b) Having paid sexual intercourse with children aged between full 13 years and under 16 years;
c) Causing harm to the victims health with an infirmity rate of between 31% and 60%.
3. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) The offense is committed more than once against children aged between full 13 years and under 16 years;
b) The offense is committed even though the offenders know that they have been infected with HIV;
c) Harms are caused to the health of the victim with a infirmity rate of 61% or higher.
...
...
...
CRIMES OF INFRINGING UPON ADMINISTRATIVE MANAGEMENT ORDER
Article 257.- Resisting persons in the performance of their official duties
1. Those who use force, threaten to use force or use other tricks to obstruct persons in the performance of their official duties or coerce them to perform illegal acts, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the offense more than once;
c) Instigating, inducing, involving, inciting other persons to commit the offense;
d) Causing serious consequences;
...
...
...
Article 258.- Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens
1. Those who abuse the rights to freedom of speech, freedom of press, freedom of belief, religion, assembly, association and other democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the offense in serious circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Article 259.- Evading military service
1. Those who fail to strictly abide by the law provisions on military service registration, fail to abide by the order for enlistment into the army, the summoning order for military training, have already been administratively sanctioned for such acts or have already been sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit such violations, shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
2. Committing the offenses in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) The offenders inflict injuries on themselves or harm to their health;
b) The offenses are committed during war time;
c) The offenders drag other persons into committing the offenses.
...
...
...
1. Those who are reserve armymen but refuse to obey the order for enlistment into the army in case of general mobilization, local mobilization, war or of a demand to reinforce the regular force of the army for combat to defend localities, to defend the territorial sovereignty, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) The offenders inflict injuries on themselves or harms to their health;
b) The offenders drag other persons into committing the offense.
Article 261.- Acting against the regulations on the performance of military service
1. Those who abuse positions and/or powers to act against the regulations on military service registration, the order for enlistment into the army and/or the summoning order for military trainings shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense during the war time, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 262.- Obstructing the performance of military service
...
...
...
2. Committing the offense in cases of abusing positions and/or powers or during war time, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
Article 263.- Deliberately disclosing State secrets; appropriating, trading in and/or destroying State secret documents
1. Those who deliberately disclose State secrets or appropriate, trade in and/or destroy State secret documents in circumstances other than those defined in Article 80 of this Code, shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and one hundred million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 264.- Unintentionally disclosing State secrets, losing State secret documents
1. Those who unintentionally disclose State secrets or lose State secret documents shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment.
2. If causing serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
...
...
...
Article 265.- Assuming false position or rank
Those who assume false position or rank in order to commit illegal acts shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
Article 266.- Amending and/or using certificates and papers issued by agencies and/or organizations
1. Those who amend, falsify the contents of passports, visas, household registration, civic status registration or various kinds of certificates and other documents of agencies and/or organizations and use such papers to commit illegal acts, causing serious consequences, or have already been administratively sanctioned for such acts but continue to commit them, shall be subject to warning, a fine of between one million dong and ten million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the offenses in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and five years of imprisonment:
a) In organized manner;
b) Committing the crime more than once;
c) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of between one million dong and five million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who forge seals, documents or other papers of agencies and/or organizations or use such seals, documents or papers to deceive agencies, organizations and/or citizens, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the offense more than once;
c) Causing serious consequences;
d) Constituting a case of dangerous recidivism.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between four and seven years of imprisonment.
4. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong.
Article 268.- Appropriating, trading in, destroying seals and/or documents issued by State agencies and/or social organizations
...
...
...
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Causing serious, very serious or particularly serious consequences;
c) Constituting a case of dangerous recidivism.
3. The offenders may also be subject to a fine of between one million dong and five million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 269.- Failing to execute administrative decisions of competent State agencies on sending offenders to establishments for reeducation, medical treatment or administrative probation
Those who deliberately refuse to execute administrative decisions of competent State agencies on sending offenders to establishments for reeducation, medical treatment, or administrative probation despite the application of necessary coercise measures, shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
Article 270.- Breaching regulations on management of dwelling houses
1. Those who appropriate space for housing, build dwellings illegally, have already been administratively sanctioned for such acts or already sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit the violations, shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or between three months and two years of imprisonment.
...
...
...
2. The offenders may also be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong.
Article 271.- Breaching regulations relating to the publication and distribution of books, newspapers, audio discs and tapes, video discs and tapes or other printed matters
1. Those who violate regulations relating to the publication and distribution of books, newspapers, audio discs and tapes, video discs and tapes or other printed matters shall be subject to warning, a fine of between ten million dong and one hundred million dong, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
2. The offenders may also be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, a ban from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 272.- Breaching regulations relating to the protection and use of historical or cultural relics, famous landscapes and scenic places, causing serious consequences
1. Those who violate regulations relating to the protection and use of historical or cultural relics, famous landscapes and scenic places, thus causing serious consequences or have already been administratively sanctioned for such acts or already been sentenced for such offenses, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit the violations, shall be subject to warning, a fine of between two million dong and twenty million dong, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime in cases where very serious or particularly serious consequences are caused, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
Article 273.- Breaching regulations on border regions
1. Those who violate the regulations on residence, movement or other regulations relating to border regions, have already been administratively sanctioned for such act or already been sentenced for such offense, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit the violation, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or a prison term of between six months and three years.
...
...
...
3. The offenders may also be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong, the residence ban for one to five years.
Article 274.- Illegally leaving or entering the country; illegally staying abroad or in Vietnam
Those who illegally leave or enter the country or stay abroad or in Vietnam, have already been administratively sanctioned for such act but continue the violation, shall be subject to a fine of between five million dong and fifty million dong or a prison term of between three months and two years.
Article 275.- Organizing and/or coercing other persons to flee abroad or to stay abroad illegally
1. Those who organize and/or coerce other persons to flee abroad or stay abroad in cases other than those stipulated in Article 91 of this Code shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
2. If the offense is committed more than once or causes serious or very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
3. If particularly serious consequences are caused, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment.
Article 276.- Affronting the national flag or national emblem
Those who deliberately affront the national flag and/or the national emblem shall be subject to warning, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
...
...
...
Article 277.- Definition of position-related crimes
Position-related crimes are acts of infringing upon the legitimate activities of agencies and/or organizations, which are carried out by persons holding positions whilst they are on official duties.
The persons with positions as mentioned above are those who are assigned through appointment, election, contract or other arrangements, with or without salaries, to perform certain official duties and have certain powers while performing such official duties.
Section A. CRIMES OF CORRUPTION
Article 278.- Embezzling property
1. Those who abuse their positions and/or powers to appropriate the property which they have the responsibility to manage and which is valued between five hundred thousand dong and fifty million dong, or which is under five hundred thousand dong but falls into one of the following cases, shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Serious consequences are caused;
b) The offenders have already been disciplined for such acts but continue to commit them;
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Employing treacherous and dangerous tricks;
c) Committing the offense more than once;
d) Appropriating property valued between fifty million dong and two hundred million dong;
e) Causing other serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment:
a) Appropriating property valued between two hundred million dong and five hundred million dong;
b) Causing other very serious consequences.
...
...
...
a) Appropriating property valued at five hundred million dong or more;
b) Causing other particularly serious consequences.
5. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years, be subject to a fine of between ten million dong and fifty million dong, the confiscation of part or whole of their property.
Article 279.- Receiving bribes
1. Those who abuse their positions and/or power, have accepted or will accept directly or through intermediaries money, property or other material interests in any form valued between five hundred thousand dong and ten million dong, or under five hundred thousand dong but in one of the following circumstances in order to perform or not to perform certain jobs for the benefits or at the request of the bribe offerers, shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Serious consequences are caused;
b) The offenders have already been disciplined for such acts but continue to commit them;
c) The offenders have already been sentenced for one of the crimes stipulated in Section A, this Chapter, not yet been entitled to criminal record remission but continue to commit them.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment:
...
...
...
b) Abusing positions and/or powers;
c) Committing the offense more than once;
d) Knowing clearly that the bribes are the State’s property;
e) Asking for bribes, harassing or employing treacherous tricks for bribes;
f) The bribe is valued between ten million dong and under fifty million dong;
g) Causing other serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between fifteen and twenty years of imprisonment:
a) Appropriating property valued between fifty million dong and under three hundred million dong;
b) Causing other very serious consequences.
...
...
...
a) Appropriating property with valued at three hundred million dong or more;
b) Causing other particularly serious consequences.
5. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years, may be subject to a fine between one and five times the value of the bribe, and/or the confiscation of part or whole of property.
Article 280.- Abusing positions and/or powers to appropriate property
1. Those who abuse their positions and/or powers to appropriate other persons property valued between five hundred thousand dong and under fifty million dong or under five hundred thousand dong but causing serious consequences, have been disciplined for such act or sentenced for one of the offenses defined in Section A, this Chapter, not yet entitled to criminal record remission but continue to commit it, shall be sentenced to between one and six years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between six years and thirteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Employing perfidious and dangerous tricks;
c) Committing the crime more than once;
...
...
...
e) Appropriating the property valued between five million and under two hundred million dong;
f) Causing other serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between thirteen and twenty years of imprisonment.
a) Appropriating the property valued between two hundred million dong and under five hundred million dong;
b) Causing other very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment or life imprisonment..
a) Appropriating property valued at five hunderd million dong or more;
b) Causing other particularly serious consequences.
5. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years, and/or may be subject to a fine of between ten million to fifty million dong.
...
...
...
1. Those who, for self-seeking or other personal motivation, abuse their positions and/or powers to act contrarily to their official duties, causing damage to the interests of the State and the society and/or the legitimate rights and interests of citizens shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or from one year to five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Committing the offense more than once;
c) Causing serious consequences.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years, may be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
Article 282.- Abusing powers while performing official duties
1. Those who, for self-seeking or other personal motivation, act beyond their powers contrarily to their official duties, causing damage to the interests of the State and the society, and/or to the legitimate rights and interests of citizens, shall be sentenced to between one and seven years of imprisonment.
...
...
...
a) In an organized manner;
b) Committing the offense more than once;
c) Causing serious consequences.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten and twenty years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years, may be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
Article 283.- Abusing positions and/or powers to influence other persons for personal profits
1. Those who abuse positions and/or powers, have accepted or will accept directly or through intermediaries money, property or other material interests in any form valued between five hundred thousand dong and under ten million dong, or under five hundred thousand dong but causing serious consequences, have already been disciplined for such act but continue to commit it, to use their influence and incite persons with positions and powers to do or not to do something within the sphere of their responsibility or directly related to their work or to do something they are not allowed to do, shall be sentenced to between one and six years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between six years and thirteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
...
...
...
c) The money, property or other material interests are valued between ten million dong and under fifty million dong;
d) Causing other serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between thirteen and twenty years of imprisonment:
a) The money, property or other material interests are valued between fifty million dong and under three hundred million dong;
b) Causing other very serious consequences.
4. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment or life imprisonment:
a) The money, property or other material interests are valued at three hundred million dong or more;
b) Causing other particularly serious consequences.
5. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years, may be subject to a fine of from one to five times the amount of money or the value of the property they have earned for their personal profits.
...
...
...
1. Those who, for self-seeking or other personal motivation, abuse their positions and/or powers to commit one of the following acts, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment:
a) Amending or falsifying contents of papers, documents;
b) Making and/or granting counterfeit papers;
c) Forging signatures of persons with positions and powers.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) The offenders are persons responsible for making or granting the papers and/or documents;
c) Committing the offense more than once;
d) Causing serious consequences
...
...
...
4. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment.
5. The offenders shall also be banned from holding certain posts or doing certain jobs for one to five years, may be subject to a fine of between three million dong and thirty million dong.
Section B. OTHER CRIMES RELATING TO POSITION
Article 285.- Negligence of responsibility, causing serious consequences
1. Those who, due to negligence of their responsibility, fail to perform or improperly perform their assigned tasks, causing serious consequences in cases other than those stipulated in Articles 144, 235 and 301 of this Code, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and twelve years of imprisonment.
3. The offenders shall also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 286.- Deliberately disclosing work secrets; appropriating, trading in or destroying documents containing work secrets
1. Those who deliberately disclose work secrets or appropriate, trade in or destroy documents containing work secrets in cases other than those stipulated in Articles 80 and 263 of this Code, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months and three years of imprisonment.
...
...
...
3. The offenders shall also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 287.- Unintentionally disclosing work secrets; losing documents containing work secrets
1. Those who unintentionally disclose work secrets or lose documents containing work secrets, causing serious, very serious or particularly serious consequences in cases other than those stipulated in Article 264 of this Code, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 288.- Deserting one’s posts
1. Those who are public employees but deliberately desert their working posts, causing serious consequences, shall be sentenced to non-custodial reform for up to two years or to between three months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Dragging other persons into deserting their posts;
b) Committing the offense in circumstances of war, natural calamity or in other particularly difficult situation of the society;
...
...
...
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
1. Those who offer a bribe which has a value of between five hundred thousand dong and under ten million dong, or under five hundred thousand dong but cause serious consequences or commit it more than once, shall be sentenced to between one and six years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between six months and thirteen years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Employing treacherous tricks;
c) Using State property to offer bribes;
d) Committing the offense more than once;
e) The bribe has a value of between ten million dong and under fifty million dong;
...
...
...
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between thirteen and twenty years of imprisonment:
a) The bribe has a value of between fifty million dong and under three hundred million dong;
b) Causing other very serious consequences.
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment:
a) The bribe has a value of three hundred million dong or more;
b) Causing other particularly serious consequences.
5. The offenders may also be subject to a fine of between one and five times the value of the bribe.
6. Persons who are coerced to offer bribes but take initiative in reporting them before being detected may be exempt from penal liability and have part of or the entire property offered as bribes returned.
Article 290.- Acting as intermediaries for bribery
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Employing treacherous tricks;
c) Knowing that the bribes are State property;
d) Committing the offense more than once;
e) The bribe has a value of between ten million dong and under fifty million dong;
f) Causing other serious consequences.
3. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between eight years� and fifteen years of imprisonment:
a) The bribe has a value of between fifty million dong and under three hundred million dong;
...
...
...
4. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve and twenty years of imprisonment:
a) The bribe has a value of three hundred million dong or more;
b) Other particularly serious consequences are caused.
5. The offenders may also be subject to a fine of between one and five times the value of the bribe.
6. The bribery intermediaries who take initiative in reporting such before being detected, shall be exempt from penal liability.
Article 291.- Taking advantage of one’s influence over persons with positions and powers to seek personal benefits
1. Those who directly or through intermediaries accept money, property or other material benefits in any form, valued between five hundred thousand dong and under fifty million dong, or under five hundred thousand dong but cause serious consequences, who have already been disciplined for such act but continue to commit it, to use their influence to entice persons with positions and powers to do or not to do things within their responsibility or to do things they are not allowed to do, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) Committing the offense more than once;
...
...
...
c) Causing other serious, very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be subject to a fine of from one to five times the amount of money or the value of property they have taken for personal profits.
CRIMES OF INFRINGING UPON JUDICIAL ACTIVITIES
Article 292.- Definition of crimes of infringing upon judicial activities
Crimes of infringing upon judicial activities are acts of infringing upon the legitimate activities of investigating, procuracy, adjudicating and judgment-executing agencies in the protection of the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens.
Article 293.- Examining innocent persons for penal liability
1. Those who have competence but examine for penal liability persons who they know to be innocent shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
...
...
...
b) Causing serious consequences.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 294.- Failing to examine for penal liability persons who are guilty
1. Those who have competence but fail to examine for penal liability persons who they know to be guilty, shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offender shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Failing to examine for penal liability persons who have committed crimes of infringing upon the national security or other crimes being particularly serious ones;
b) Causing serious consequences.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment.
...
...
...
Article 295.- Handing down illegal judgements
1. Those judges or juries who hand down judgements which they clearly know to be illegal shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious consequences the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 296.- Making illegal decisions
1. Those who have competence in investigating, prosecuting, adjudicating and/or judgement-executing activities and issue decisions which they clearly know are illegal, causing damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
...
...
...
Article 297.- Coercing judicial personnel to act against laws
1. Those who abuse positions and/or powers to coerce judicial personnel to act against laws in investigating, prosecuting, adjudicating and/or judgement-executing activities, thus causing serious consequences, shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment:
a) Using force, threatening to use force or using other dangerous and treacherous tricks;
b) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 298.- Applying corporal punishment
1. Those who apply corporal punishment in investigating, prosecuting, adjudicating and/or judgement-executing activities shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
...
...
...
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 299.- Forcing evidence or testimony
1. Those who, while conducting investigation, prosecution or trial, employ illegal tricks in order to force persons being questioned to give false evidence, causing serious consequences, shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and ten years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 300.- Falsifying case dossiers
1. Any investigators, procurators, judges, juries, court clerks or other judicial personnel, advocates or defenders of interests of involved parties, who add, cut, amend, fraudulently exchange, destroy or damage documents and/or material evidence pertaining to cases, or employ other means with a view to falsifying the contents of dossiers on cases, shall be sentenced to between one and five years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
...
...
...
b) Causing serious consequences.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven and fifteen years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts and/or doing certain jobs for one to five years.
Article 301.- Neglecting responsibility resulting in escape of detainees
1. Those who directly control, guard or escort persons under custody or detention but neglect their responsibilities, resulting in the escape of detainees and causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to two years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime of letting persons placed in custody or detention for serious, very serious or particularly serious offenses escape or cause very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five and ten years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 302.- Illegally releasing persons being held in custody or detention
...
...
...
2. Committing the crime of illegally releasing persons being held in custody or detention for very serious or particularly serious offenses or causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and ten years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 303.- Abusing positions and powers to detain persons in contravention of law
1. Those who abuse their positions and/or powers refusing to issue decisions or to abide by decisions on release of persons eligible therefor under the provisions of law, shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and ten years of imprisonment.
4. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 304.- Failing to execute judgements
...
...
...
Article 305.- Failing to enforce judgements
1. Any competent person who deliberately refuses to issue decisions to enforce judgements or refuses to execute decisions to enforce the court’s judgements or decisions, causing serious consequences or who have already been disciplined for such acts but continue to commit them, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
Article 306.- Obstructing the enforcement of judgements
1. Those who abuse positions and powers, deliberately obstructing the enforcement of judgements, and/thus, cause serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two years and five years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Causing very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders shall also be banned from holding certain posts for one to five years.
...
...
...
1. Any expert witnesses, interpreters and/or witnesses who make false conclusions, interpretation or declarations or supply documents which they clearly know are untrue, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between one and three years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Causing serious consequences.
3. Committing the crime and causing very serious or particular serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three and seven years of imprisonment.
4. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 308.- Refusing to make declarations, refusing to make expert conclusions or refusing to supply documents
1. Those who refuse to make declarations in cases other than those stipulated in Clause 2, Article 22 of this Code, or shirk the duty to make declarations, expert conclusions or refuse to supply documents, without plausible reasons, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and one year.
2. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
...
...
...
1. Those who bribe or coerce witnesses and/or victims to make false declarations and/or supply untrue documents, experts to make false conclusions and/or interpreters to make wrong interpretations, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment:
a) Using force, threatening to use force of employing other dangerous tricks;
b) Abusing positions and/or powers.
Article 310.- Violating the sealing and/or inventory of property
1. Those who are assigned to keep inventoried or sealed property or sealed material evidence and commit one of the following acts shall be sentenced to between six months and three years of imprisonment:
a) Destroying seals;
b) Consuming, using, assigning, fraudulently exchanging, concealing or destroying inventoried property;
c) Causing serious consequences.
...
...
...
3. The offenders may also be banned from holding certain posts, practicing certain occupations or doing certain jobs for one to five years.
Article 311.- Escaping from places of detention or custody or escaping whilst being escorted or on trial
1. Those who are being held in custody or detention, escorted or tried, and escape, shall be sentenced to between six months and five years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three and ten years of imprisonment:
a) In an organized manner;
b) Using force against guards or escorters.
Article 312.- Rescuing persons being held in detention or custody, persons being escorted, persons being on trial
1. Those who rescue persons being held in detention or custody, being escorted or being tried in circumstances other than those stipulated in Article 90 of this Code, shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between five and twelve years of imprisonment:
...
...
...
b) Abusing positions and/ or powers;
c) Using force against guards or escorters;
d) Rescuing persons being convicted of infringement upon national security or persons sentenced to death;
e) Causing serious, very serious or particularly serious consequences.
3. The offenders may also be banned from holding certain posts for one to five years.
Article 313.- Concealing offenses
1. Those who, without prior promise, conceal one of the offenses defined in the following articles shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between six months and five years of imprisonment:
- Articles from 78 to 91 on crimes of infringement upon national security;
- Article 93 (murder); Article 111, Clauses 2, 3 and 4 (rape); Article 112 (rape against children); Article 114 (forcible intercourse with children); Article 116, Clauses 2 and 3 (Obscenity against children); Article 119, Clause 2 (trafficking in women);
...
...
...
- Article 133 (robbery of property); Article 134 (kidnapping for the purpose of property appropriation); Article 138, Clauses 2, 3 and 4 (robbery and stealers of property); Article 139, Clauses 2, 3 and 4 (deception for appropriation of property); Article 140, Clauses 2, 3 and 4 (Abusing trust to appropriate property); Article 143, Clauses 2, 3 and 4 (destroying or intentionally damaging property);
- Article 153, Clause 3 and 4 (smuggling); Article 154, Clause 3 (Illegally transporting commodities and/or currency(ies) across borders); Article 155, Clauses 2 and 3 (producing, storing, transporting, trading banned goods); Article 156, Clauses 2 and 3 (producing and/or trading fake goods); Article 157 (producing and/or trading in fake goods being food, foodstuff, curative medicines, preventive medicine); Article 158, Clauses 2 and 3 (producing and/or trading in fake goods being animal feeds, fertilizers, veritenary drugs, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds); Article 160, Clauses 2 and 3 (speculation); Article 165, Clauses 2 and 3 (deliberately acting against the State�s regulations on economic management, causing serious consequences); Article 166, Clauses 3 and 4 (setting up illegal funds); Article 179, Clauses 2 and 3 (breaching regulations on lending activities of credit institutions); Article 180 (making, storing, transporting, circulating counterfeit banknotes, cheques, bonds); Article 181 (making, storing, transporting, circulating counterfeit cheques and other valuable papers); Article 189, Clauses 2 and 3 (destroying forests);
- Article 193 (illegally producing narcotics); Article 194 (storing, transporting, illegally trading in or appropriating Article 195 (illegally storing, transporting, trading in or appropriating pre-substance used for illegal production of narcotics); Article 196, Clause 2 (producing, storing, transporting, trading in means and tools used in the illegal production or use of narcotics); Article 197 (organizing the illegal use of narcotics); Article 198 (harboring the illegal use of narcotics); Article 200 (coercing, dragging other persons into the illegal use of narcotics); Article 201, Clauses 2, 3 and 4 (breaching the regulations on management and use of addictive drugs or other narcotic substances);
- Article 206, Clauses 2, 3 and 4 (organizing illegal motor races); Article 221(hijacking airplanes, ships); Article 230 (illegally manufacturing, storing, transporting, using, trading in or appropriating military weapons and/or technical means); Article 231 (destroying important national security works and/or facilities); Article 232, Clauses 2, 3 and 4 (illegally manufacturing, storing, transporting, using, trading in or appropriating explosives); Article 236, Clauses 2, 3 and 4 (illegally producing, storing, transporting, using, trading in or appropriating radioactive elements); Article 238, Clauses 2, 3 and 4 (illegally producing, storing, transporting, using or trading in inflammables, toxins);
- Article 256, Clauses 2 and 3 (having paid sexual intercourse with juveniles);
- Article 278, Clauses 2, 3 and 4 (embezzlement of property); Article 279, Clauses 2, 3 and 4 (taking bribes); Article 280, Clauses 2, 3 and 4 (abusing positions and powers to appropriate property); Article 281, Clauses 2 and 3 (abusing positions and powers in the performance of official duties); Article 282, Clauses 2 and 3 (abusing powers while performing official duties); Article 283, Clauses 2, 3 and 4 (abusing positions and powers to influence other persons for personal profits); Article 284, Clauses 2, 3 and 4 (Forgery in work); Article 289, Clauses 2, 3 and 4 (offering bribes); Article 290, Clauses 2, 3 and 4 (acting as intermediary in bribery);
- Article 311, Clause 2 (escaping from places of detention or custody, or escaping whilst being escorted, adjudicated);
- Articles from 341 to 344 on crimes of undermining peace, against mankind and war crime.
2. If abusing positions and powers to obstruct the detection of crimes or committing other acts of concealing criminals, the offenders shall be sentenced to between two and seven years of imprisonment.
...
...
...
1. Those who have full knowledge of one of the crimes defined in Article 313 of this Code, which is being prepared, is being or has been committed, but fail to denounce it, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. If the offenders grand fathers, grand mothers, fathers, mothers, children, grandchildren, siblings, wives or husbands fail to denounce the former’s crimes of infringing upon the national security or other particularly serious offenses under the provisions of Clause 1, this Article, they shall bear penal liability therefor.
3. Persons who have failed to denounce offenses but acted to dissuade the offenders from committing the offenses or to limit the harms done thereby, may be exempt from penal liability or penalties.
CRIMES OF INFRINGING UPON THE DUTIES AND RESPONSIBILITIES OF ARMY PERSONNEL
Article 315.- Persons to be held responsible criminally for infringing upon the duties and responsibilities of army personnel
Army personnel on active service, reserve army personnel in the period of concentrated training, citizens requisitioned for service in the army, militiamen, self-defense personnel detached to army units in combat, combat service, shall bear penal liability for the offenses they commit as provided for in this Chapter.
Article 316.- Disobeying orders
1. Those who disobey orders of their direct commanding officers or competent superiors shall be sentenced to between six months and five years of imprisonment.
...
...
...
a) The offender is a commanding officer or an officer;
b) The offender drags other person(s) into committing the offense;
c) Force is used;
d) The offense entails serious consequences.
3. If the offense is committed in combat, in battle zones or in other special circumstances, or causes very serious consequences, the offender shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment.
4. If causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
Article 317.- Unscrupulously executing orders
1. Those who execute orders negligently, dilatorily and/or casually, thus causing serious consequences, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or to between three months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense in combat, in battle zones or in other special circumstances, or causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and ten years of imprisonment.
...
...
...
1. Those who obstruct fellow combatants from discharging their duties and responsibilities shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or to between three months and three years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two and ten years of imprisonment:
a) Dragging other persons into committing the offense;
b) Using force;
c) Causing serious or very serious consequences.
3. Committing the offense in combat, in battle zones or causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven years and fifteen years of imprisonment.
Article 319.- Insulting or assaulting commanders or superiors
1. Those who, in working relationships, seriously hurt the dignity and honor of or assault commanders or superiors, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime and causing serious, very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
...
...
...
1. Those who, in their working relationships, seriously infringe upon the dignity and honor of or apply corporal punishment to subordinates, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. If causing serious, very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
Article 321.- Humiliating or assaulting companions- in- arms
1. Those who seriously infringe upon the dignity and honor of or assault companions-in-arms, in situations where these is no working relationship between them under cases stipulated in Articles 319 and 320 of this Code, shall be subject to warning, non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
2. Committing the crime and causing serious, very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between one year and five years of imprisonment.
Article 322.- Surrending to the enemy
1. Those who, in the course of combat, surrender to the enemy, shall be sentenced to between five years and fifteen years of imprisonment.
2. Committing the offense in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between twelve years and twenty years of imprisonment:
a) The offenders are commanders or officers;
...
...
...
c) The offenders drag other persons into committing the offense;
d) Serious or very serious consequences are caused.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
Article 323.- Passing information to or voluntarily working for the enemy when captured as prisoners of war
1. Those who, when captured as prisoners of war by the enemy, pass information on military secrets to or voluntarily work for the enemy, shall be sentenced to between one year and seven years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between seven years and fifteen years of imprisonment:
a) The offenders are commanders or officers;
b) The offenders cruelly treat other prisoners of war;
c) Serious or very serious consequences are caused.
...
...
...
Article 324.- Abandoning combat positions
1. Those who abandon their combat positions or fail to discharge their duties in combat shall be sentenced to between five years and twelve years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment:
a) The offenders are commanders or officers;
b) The offenders abandon weapons, technical means or important documents;
c) The offenders drag other persons into committing the crime;
d) Serious or very serious consequences are caused.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to twenty years of imprisonment or life imprisonment.
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three years and eight years of imprisonment:
a) The offenders are commanders or officers;
b) The offenders drag other persons into committing the crime;
c) The offenders bring along or abandon weapons, military technical means or important documents;
d) Very serious consequences are caused.
3. Committing the crime and causing particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven years and twelve years of imprisonment.
1. Those who inflict injuries upon themselves, cause harm to their own health or employ other dishonest tricks in order to evade their duties, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment:
...
...
...
b) The offenders drag other persons into committing the crime;
c) The crime is committed during the war time;
d) Serious consequences are caused.
3. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and ten years of imprisonment.
Article 327.- Intentionally disclosing secrets of military activities ; appropriating, trading in or destroying secret documents on military activities
1. Those who intentionally disclose secrets of military activities or appropriate, trade in or destroy secret documents on military activities in cases other than those stipulated in Articles 80 and 263 of this Code, shall be sentenced to between six months and five years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing serious, very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
Article 328.- Unintentionally disclosing secrets of military activities; losing secret documents on military activities
1. Those who unintentionally disclose secrets of military activities or lose secret documents on military activities in cases other than those stipulated in Article 264 of this Code, shall be subject to non-custodial reform for up to two years or a prison term of between three months and two years.
...
...
...
Article 329.- Making false reports
1. Those who intentionally make false reports, causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between three months and three years.
2. Committing the crime and causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
Article 330.- Breaching regulations on combat readiness, commanding duties, official duties
1. Those who fail to strictly observe the regime of being on combat duties, commanding duties and/or official duties, thus causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. Committing the offense in combat or causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
Article 331.- Breaching regulations on guard duty
1. Those who fail to strictly observe the regulations on patrol, guard and/or escort, causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and five years.
2. If the offense is committed in combat or entails very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
...
...
...
1. Those who fail to strictly observe the regulations on ensuring safety in combat or in training, thus causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between one year and five years.
2. If causing very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
Article 333.- Breaching regulations on the use of military weapons
1. Those who breach regulations on the use of military weapons, causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or to a prison term of between six months and five years.
2. If the offense is committed in battle zones or entails very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and ten years of imprisonment.
Article 334.- Destroying military weapons, technical means
1. Those who destroy military weapons and/or technical means, if in cases other than those stipulated in Articles 85 and 231 of this Code, shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
2. If the offense is in combat or in battle zones or entails serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and twelve years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment.
...
...
...
Article 335.- Losing or unintentionally damaging military weapons and/or technical means
1. Those who are assigned to manage or are equipped with military weapons and/or technical means but lose or unintentionally damage them, causing serious consequences, shall be subject to non-custodial reform for up to three years or a prison term of between six months and five years.
2. If very serious or particularly serious consequences are caused, the offenders shall be sentenced to between three years and seven years of imprisonment.
Article 336.- Violating policies towards war wounded and/or war dead during combat
1. Any responsible person who deliberately leaves war-wounded and/or war dead on the battlefield or leaves war wounded untended and untreated, thus causing serious consequences, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime and causing the offense entails very serious consequences, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment.
3. Committing the crime and causing the offense entails particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between five years and ten years of imprisonment.
4. Those who appropriate relics of war dead shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months and three years of imprisonment.
Article 337.- Appropriating or destroying war trophies
...
...
...
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between three years and eight years of imprisonment:
a) The offenders are commanders or officers;
b) The war trophies are of great or very great value;
c) Serious or very serious consequences are caused.
3. If the offense involves war trophies of particularly great value or entails particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between seven years and twelve years of imprisonment.
Article 338.- Harassing people
1. Those who commit acts of harassing people, have been disciplined for such acts but continue to commit them or cause serious consequences, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months and three years of imprisonment.
2. Committing the crime in one of the following circumstances, the offenders shall be sentenced to between two years and seven years of imprisonment:
a) The offenders are commanders or officers;
...
...
...
c) The offense is committed in battle zones or in areas where the state of emergency has already been declared;
d) Very serious or particularly serious consequences are caused.
Article 339.- Abusing military demands while performing duties
1. Those who, while performing duties, ask for more than the military demands, causing serious property loss to the State, organizations and/or citizens, shall be sentenced to non-custodial reform for up to three years or between three months and three years of imprisonment.
2. If the offense entails very serious or particularly serious consequences, the offenders shall be sentenced to between three years and seven years of imprisonment.
Article 340.- Ill-treating prisoners of war and/or enemy deserters
Those who ill-treat prisoners of war and/or enemy deserters shall be subject to non-custodial reform for up to one year or a prison term of between three months and two years.
CRIMES OF UNDERMINING PEACE, AGAINST HUMANITY AND WAR CRIMES
...
...
...
Those who propagate and/or incite wars of aggression, or prepare, carry out or participate in wars of aggression against the independence, sovereignty and territorial integrity of another country, shall be sentenced to between twelve years and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
Article 342.- Crimes against mankind
Those who, in peace time or war time, commit acts of annihilating en-mass population in an area, destroying the source of their livelihood, undermining the cultural and spiritual life of a country, upsetting the foundation of a society with a view to undermining such society, as well as other acts of genocide or acts of ecocide or destroying the natural environment, shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
Those who, in time of war, give the order for or directly undertake the murder of civilians, wounded persons, prisoners of war, the looting of property, the destruction of population quarters, the use of banned war means or methods, and/or commit other acts in serious violation of international laws or international treaties which Vietnam has signed or acceded to, shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment, life imprisonment or capital punishment.
Article 344.- Recruiting mercenaries or working as mercenaries
1. Those who recruit, train or use mercenaries to oppose a friendly country of Vietnam or a national liberation movement shall be sentenced to between ten years and twenty years of imprisonment or life imprisonment.
2. Those who work as mercenaries shall be sentenced to between five years and fifteen years of imprisonment.
This Code was passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Xth Legislature, at its 6th session on December 21, 1999.
...
...
...
NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN
Nong Duc Manh
;
Bộ Luật Hình sự 1999
Số hiệu: | 15/1999/QH10 |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 21/12/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Bộ Luật Hình sự 1999
Chưa có Video