BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/VBHN-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 3 năm 2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 114/2020/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.[2]
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 93/2017/NĐ-CP).
1. Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Nội dung kế hoạch tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, bao gồm:
a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn bao gồm cả tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn theo Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này;
b) Kế hoạch thu nhập, chi phí trong đó bao gồm một số chỉ tiêu hiệu quả: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và các chỉ tiêu khác theo Phụ lục 2 đính kèm Thông tư này;
c) Kế hoạch lao động, tiền lương theo Phụ lục 3 đính kèm Thông tư này.
2. Việc lập kế hoạch tài chính, giao chỉ tiêu đánh giá xếp loại và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 25, Điều 29, Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP.
Điều 4. Cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng
1. Tổng doanh thu: Chỉ tiêu tổng doanh thu được xác định theo báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức tín dụng.
2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
a) Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại;
b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu |
= |
Lợi nhuận sau thuế |
Vốn chủ sở hữu bình quân trong năm |
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế xác định như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Vốn chủ sở hữu bình quân trong năm:
Vốn chủ sở hữu bình quân trong năm |
= |
Số dư vốn chủ sở hữu đầu năm + Số dư vốn chủ sở hữu cuối năm |
2 |
Vốn chủ sở hữu được lấy từ khoản mục vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, gồm: Vốn của tổ chức tín dụng, các quỹ của tổ chức tín dụng, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản và lợi nhuận chưa phân phối.
3. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn.
a) Tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là tỷ lệ giữa số dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) so với tổng dư nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tình hình chấp hành pháp luật:
a) Chế độ, chính sách pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, thuế (trừ thuế thu nhập cá nhân), các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính, báo cáo để thực hiện giám sát tài chính;
b) Mức xử phạt vi phạm hành chính làm căn cứ để đánh giá xếp loại là số tiền phải nộp phạt ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm được phát hiện trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại, không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có).
Thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích là việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc cung ứng dịch vụ công theo chính sách của Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ Nhà nước giao. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lượng và chất lượng dịch vụ. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chuyên ngành, tính đặc thù, cơ quan đại diện chủ sở hữu đưa ra các tiêu chí đánh giá cho phù hợp.
6.[3] Các tiêu chí quy định tại Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định pháp luật.
Khi tính các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 5. Phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại tổ chức tín dụng
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng được thực hiện thông qua đánh giá mức độ hoàn thành (A, B, C) các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và xếp loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao cho tổ chức tín dụng, cụ thể:
1. Phương thức đánh giá đối với từng tiêu chí được thực hiện như sau:
a) Tiêu chí 1: Tổng doanh thu.
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi tổng doanh thu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.
- Tổ chức tín dụng xếp loại B khi tổng doanh thu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi tổng doanh thu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.
b)[4] Tiêu chí 2: Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
- Đối với những tổ chức tín dụng có lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực hiện:
+ Tổ chức tín dụng xếp loại A khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;
+ Tổ chức tín dụng xếp loại B khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao;
+ Tổ chức tín dụng xếp loại C khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 90% so với kế hoạch được giao.
- Đối với những tổ chức tín dụng có lỗ kế hoạch: Nếu lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại A; Nếu lỗ thực hiện bằng lỗ kế hoạch: Xếp loại B; Nếu lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại C. Trường hợp do thực hiện tăng thêm nhiệm vụ thì được loại trừ khi xác định chỉ tiêu lỗ thực hiện so với lỗ kế hoạch được giao.
c) Tiêu chí 3: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn.
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi có tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thực hiện bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao và tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn nhỏ hơn 2%.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi có tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thực hiện cao hơn 110% kế hoạch được giao hoặc tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3,5% hoặc tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lớn hơn 2,5%.
- Tổ chức tín dụng xếp loại B là các tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
d)[5] Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
d.1) Tổ chức tín dụng xếp loại A khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
d.1.1) Trong năm đánh giá không bị cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai lần về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại tổ chức tín dụng, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính không đúng quy định, không đúng hạn đối với một loại báo cáo.
d.1.2) Trong năm đánh giá không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải đảm bảo:
d.1.2.1) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động kinh doanh trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt.
d.1.2.2) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn:
- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thuế và hóa đơn theo quy định của Chính phủ.
- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
+ Vi phạm hành chính về hóa đơn, thủ tục thuế mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;
+ Vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn mà sau khi phát hiện hoặc bị phát hiện đã thực hiện nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách Nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định;
+ Vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế mà sau khi phát hiện hoặc bị phát hiện đã thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách Nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
d.1.2.3) Đối với hành vi vi phạm khác bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt.
d.1.2.4) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt không vượt quá 10% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.
d.2) Tổ chức tín dụng xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
d.2.1) Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản trên ba lần trong năm đánh giá đối với một loại báo cáo.
d.2.2) Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:
d.2.2.1) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
d.2.2.2) Các hành vi trốn thuế theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
d.2.2.3) Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;
d.2.2.4) Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.
d.2.3) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.
d.2.4) Một hoặc một số thành viên là người quản lý tổ chức tín dụng (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng) có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của tổ chức tín dụng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá.
d.3) Tổ chức tín dụng xếp loại B là các tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
đ) Tiêu chí 5: Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có).
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
- Tổ chức tín dụng xếp loại B khi hoàn thành tối thiểu 90% kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
2. Tổng hợp kết quả xếp loại tổ chức tín dụng:
Kết quả đánh giá và xếp loại tổ chức tín dụng được phân loại: tổ chức tín dụng xếp loại A, tổ chức tín dụng xếp loại B, tổ chức tín dụng xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng tổ chức tín dụng.
Căn cứ kết quả phân loại cho từng tiêu chí 1, tiêu chí 2, tiêu chí 3 và tiêu chí 4 quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP để xếp loại cho từng tổ chức tín dụng như sau:
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 2, tiêu chí 3 và tiêu chí 4 được xếp loại A;
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi có tiêu chí 2, tiêu chí 3 xếp loại C hoặc có tiêu chí 2 hoặc tiêu chí 3 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;
- Tổ chức tín dụng xếp loại B là tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
3. Xếp loại Người quản lý tổ chức tín dụng như sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ khi:
- Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Đối với tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
- Tổ chức tín dụng xếp loại A.
b) Không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Không thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Hoàn thành dưới 90% chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; Đối với tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C.
c) Hoàn thành nhiệm vụ: Các trường hợp còn lại không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 3 năm 2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ Tài chính)
Đơn vị báo cáo:…………
KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
Năm…
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
% Thực hiện/ Kế hoạch[7] |
Kế hoạch |
% Kế hoạch năm/ Kế hoạch năm trước |
% Kế hoạch năm/ Thực hiện năm trước |
||
A |
NGUỒN VỐN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
I |
Nguồn vốn huy động |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tiền gửi |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền gửi bằng VNĐ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền gửi bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tiền vay TCTD |
|
|
|
|
|
|
3 |
Phát hành công cụ nợ |
|
|
|
|
|
|
II |
Tiền vay NHNN & Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
III |
Nguồn vốn ủy thác đầu tư |
|
|
|
|
|
|
IV |
Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: - Vốn điều lệ |
|
|
|
|
|
|
|
- Vốn khác |
|
|
|
|
|
|
V |
Tài sản khác |
|
|
|
|
|
|
B |
SỬ DỤNG VỐN |
|
|
|
|
|
|
I |
Tiền mặt và giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
II |
Tiền gửi |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền gửi tại các TCTD trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
III |
Đầu tư vào chứng khoán |
|
|
|
|
|
|
IV |
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
|
|
|
|
|
|
V |
Hoạt động tín dụng |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cho vay các TCTD khác |
|
|
|
|
|
|
2 |
Cho vay TCKT, cá nhân trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- Cho vay ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
|
- Cho vay trung, dài hạn |
|
|
|
|
|
|
|
- Dự phòng |
|
|
|
|
|
|
3 |
Trả thay trong bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
4 |
Cho vay tài trợ ủy thác |
|
|
|
|
|
|
5 |
Cho vay khác (nợ tồn đọng, nợ khoanh) |
|
|
|
|
|
|
6 |
Tỷ lệ nợ xấu |
|
|
|
|
|
|
7 |
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn |
|
|
|
|
|
|
VI |
TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
VII |
Tài sản có khác |
|
|
|
|
|
|
Phụ lục [8]
(Ban hành kèm theo Thông tư số 114/2020/TT-BTC ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đơn vị báo cáo:…………
KẾ HOẠCH THU NHẬP, CHI PHÍ (Năm…)
Đơn vị tính: triệu đồng, %
TT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
% Thực hiện/ Kế hoạch |
Kế hoạch |
% Kế hoạch năm/ Kế hoạch năm trước |
% Kế hoạch năm/ Thực hiện năm trước |
||
A |
B |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
I |
Thu nhập chi phí |
|
|
|
|
|
|
1 |
Thu nhập |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Thu nhập từ hoạt động cho vay |
|
|
|
|
|
|
|
Thu lãi cho vay |
|
|
|
|
|
|
|
Thu về cho thuê tài chính |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
Thu khác về HĐ tín dụng |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
Thu lãi tiền gửi |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ dịch vụ thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ dịch vụ ngân quỹ |
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Thu từ các hoạt động khác |
|
|
|
|
|
|
|
Thu lãi góp vốn mua cổ phần |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ tham gia thị trường tiền tệ |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ kinh doanh ngoại hối |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ nghiệp vụ đại lý ủy thác |
|
|
|
|
|
|
|
Thu từ các dịch vụ khác |
|
|
|
|
|
|
|
Các khoản thu khác |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Thu hồi nợ ngoại bảng |
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi phí |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Chi về hoạt động huy động vốn |
|
|
|
|
|
|
|
Trả lãi tiền gửi |
|
|
|
|
|
|
|
Trả lãi tiền vay |
|
|
|
|
|
|
|
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Chi dịch vụ TT và ngân quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
Chi về dịch vụ thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
Cước phí bưu điện mạng viễn thông |
|
|
|
|
|
|
|
Chi về ngân quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
Các khoản chi dịch vụ khác |
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Chi về hoạt động khác |
|
|
|
|
|
|
|
Chi về kinh doanh ngoại hối |
|
|
|
|
|
|
|
Chi về tham gia thị trường tiền tệ |
|
|
|
|
|
|
|
Chi hoạt động kinh doanh khác |
|
|
|
|
|
|
2.4 |
Chi về tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
|
Bảo hiểm tài sản |
|
|
|
|
|
|
2.5 |
Chi cho nhân viên |
|
|
|
|
|
|
|
Lương và phụ cấp |
|
|
|
|
|
|
2.6 |
Chi nộp ngân sách Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
Chi nộp thuế, phí và các khoản lệ phí |
|
|
|
|
|
|
2.7 |
Chi HĐ quản lý công vụ |
|
|
|
|
|
|
2.8 |
Chi dự phòng và BHTG |
|
|
|
|
|
|
|
Chi dự phòng |
|
|
|
|
|
|
2.9 |
Chi khoản chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
II |
Lợi nhuận trước thuế |
|
|
|
|
|
|
III |
Lợi nhuận sau thuế |
|
|
|
|
|
|
IV |
Cổ tức/Lợi nhuận còn lại nộp NSNN |
|
|
|
|
|
|
V |
CAR |
|
|
|
|
|
|
VI |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
|
VII |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản |
|
|
|
|
|
|
(Ban hành kèm Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ Tài chính)
Đơn vị báo cáo:…………
KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
Đơn vị tính: triệu đồng, %
TT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
% Thực hiện/ Kế hoạch[9] |
Kế hoạch |
% Kế hoạch năm/ Kế hoạch năm trước |
% Kế hoạch năm/ Thực hiện năm trước |
||
A |
B |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
Tổng thu |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chi (chưa có lương) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng thu trừ tổng chi (chưa có lương) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng thu trừ tổng chi (chưa có lương) cộng thêm nguyên nhân khách quan |
|
|
|
|
|
|
|
Lao động bình quân (người) |
|
|
|
|
|
|
|
Đơn giá tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
Quỹ tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
Tiền lương bình quân (triệu đồng/người/tháng) |
|
|
|
|
|
|
|
Các nguyên nhân khách quan được loại trừ khi tính năng suất lao động* |
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân 1… |
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân 2… |
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân 3… |
|
|
|
|
|
|
|
Năng suất lao động bình quân theo chênh lệch thu chi không lương (triệu đồng/người/năm) chưa tính nguyên nhân khách quan |
|
|
|
|
|
|
|
Năng suất lao động bình quân theo chênh lệch thu chi không lương (triệu đồng/người/năm) đã cộng thêm nguyên nhân khách quan |
|
|
|
|
|
|
|
Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) |
|
|
|
|
|
|
|
- Số lượng người |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng tiền thưởng |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng thu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền lương bình quân/người/tháng |
|
|
|
|
|
|
|
- Thu nhập bình quân/người/tháng |
|
|
|
|
|
|
|
Kiểm soát viên |
|
|
|
|
|
|
|
- Số lượng người |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng tiền thưởng |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng thu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiền lương bình quân/người/tháng |
|
|
|
|
|
|
|
- Thu nhập bình quân/người/tháng |
|
|
|
|
|
|
* Đối với các nguyên nhân khách quan được loại trừ khi tính năng suất lao động có kèm theo báo cáo chi tiết về tình hình thực hiện kỳ trước.
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 3 năm 2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018;
- Thông tư số 114/2020/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 (sau đây gọi là Thông tư số 114/2020/TT-BTC).
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư trên.
[2] Thông tư số 114/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[6] Điều 2 Thông tư số 114/2020/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.”
[7] Chỉ tiêu này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[8] Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTC được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 114/2020/TT-BTC theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[9] Chỉ tiêu này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC năm 2021 hợp nhất Thông tư hướng dẫn nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 16/VBHN-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Đức Chi |
Ngày ban hành: | 16/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC năm 2021 hợp nhất Thông tư hướng dẫn nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video