NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/VBHN-NHNN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2024 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 02/2024/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài[1].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
1. Bên môi giới tiền tệ (sau đây gọi là bên môi giới) là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động môi giới tiền tệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2.[2] Khách hàng được môi giới tiền tệ (sau đây gọi là khách hàng) là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.[3] Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.[4] (được bãi bỏ)
3. Phí môi giới tiền tệ là số tiền khách hàng phải trả cho bên môi giới để được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ.
Điều 4. Nguyên tắc môi giới tiền tệ
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3.[5] (được bãi bỏ)
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:
a) Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
b) Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;
5. Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
6. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Phạm vi môi giới tiền tệ[6]
Điều 6. Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ[7]
Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ với khách hàng thông qua giao dịch trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Điều 7. Hợp đồng môi giới tiền tệ
Bên môi giới và khách hàng ký hợp đồng môi giới tiền tệ trên cơ sở thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Thông tin về bên môi giới, khách hàng.
2. Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ.
3. Phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan (nếu có).
4. Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên.
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
7. Quy định về xử lý tranh chấp.
8. Hiệu lực của hợp đồng.
9. Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan do bên môi giới và khách hàng thỏa thuận.
Bên môi giới phải lập và lưu trữ hồ sơ hoạt động môi giới tiền tệ bao gồm:
1. Hợp đồng môi giới tiền tệ.
2. Các tài liệu khác liên quan đến việc thực hiện giao dịch môi giới tiền tệ.
TỔ CHỨC THI HÀNH[8]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2016, thay thế Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 07/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế môi giới tiền tệ.
2. Đối với các hợp đồng môi giới tiền tệ đã ký kết trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng môi giới tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng môi giới tiền tệ đó, hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT.
THỐNG ĐỐC |
[1] Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 17/2016/TT-NHNN)”
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
[4] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
[5] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
[6] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
[7] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
[8] Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Đối với các hợp đồng môi giới tiền tệ đã ký kết trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính khác tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng môi giới tiền tệ tại thời điểm ký kết hợp đồng môi giới tiền tệ đó cho đến khi kết thúc thời hạn của hợp đồng đã ký hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này./.”
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/VBHN-NHNN |
Hanoi, May 27, 2024 |
MONETARY BROKERAGE BY COMMERCIAL BANKS AND FOREIGN BANK BRANCHES
Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 of the Governor of the State Bank on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from August 22, 2016 is amended by:
Circular No. 02/2024/TT-NHNN dated May 15, 2024 of the Governor of the State Bank of Vietnam on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024.
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law No. 47/2010/QH12 on Credit Institutions dated June 16, 2010;
Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 on functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “State Bank”);
At the request of the Director of the Monetary Policy Department;
...
...
...
This Circular provides for monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches for their customers.
1. Money brokers (hereinafter referred to as “brokers”) that are commercial banks or foreign bank branches permitted by the State Bank to provide money brokerage services as specified in establishment and operation licenses issued to such commercial banks or establishment licenses issued to such foreign bank branches by the State Bank.
2.[2] Customers provided with money brokerage services (hereinafter referred to as “customers”) that are credit institutions or foreign bank branches established and operating in accordance with the Law on Credit Institutions.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:
...
...
...
2. [4] (annulled)
3. Brokerage fee means a sum of money paid by a customer to the broker for monetary brokerage.
Article 4. Monetary brokerage rules
1. A commercial bank or foreign bank branch shall issue internal regulations on monetary brokerage in accordance with this Circular and relevant regulations of law, which at least contain procedures for monetary brokerage; scope of responsibilities and entitlements of persons related to monetary brokerage; and management of risks to monetary brokerage.
Within 10 days from the date on which the internal regulations are issued, amended or replaced, the commercial bank or the foreign bank branch shall send such internal regulations, in person or by post, to the Bank Supervision and Inspection Agency of the State Bank.
2. Monetary brokerage services shall be provided in accordance with this Circular and relevant regulations of law.
3. [5] (annulled)
4. The faithfulness, objectiveness and customer’s lawful interests shall be ensured:
a) Information about the transaction provided with the monetary brokerage service and other information permitted by the customer to be disclosed shall be reflected accurately and sufficiently;
...
...
...
5. The commercial bank or the foreign bank branch must not provide information about customers and transactions provided with the monetary brokerage service for a third party, except for the request of a competent authority as prescribed by law or the case where the customer grants his/her consent.
6. The commercial bank or the foreign bank branch must not act as both a broker and a contracting party in a transaction permitted to provide the monetary brokerage service for the customer.
Article 5. Scope of monetary brokerage [6]
Commercial banks and foreign bank branches are permitted to provide monetary brokerage services for customers for the purpose of performance of banking operations and other business activities as prescribed in the Law on Credit Institutions.
Article 6. Monetary brokerage methods [7]
Brokers may provide monetary brokerage services for customers through direct transactions or by electronic means in accordance with regulations of the law on electronic transactions.
Article 7. Monetary brokerage contracts
...
...
...
1. Information about the broker and customer.
2. Monetary brokerage methods.
3. Brokerage fee and other expenses (if any).
4. Method(s) of payment, deadline for payment.
5. Rights and obligations of contracting parties.
6. Responsibilities for breaches of the contract.
7. Regulations on settlement of disputes.
8. Validity of contract.
9. Other agreements in accordance with this Circular and relevant regulations of law.
...
...
...
Brokerage fees and other expenses shall be agreed upon by the broker and the customer.
Article 9. Storage of dossiers
The broker shall prepare and store dossiers on monetary brokerage, including:
1. Monetary brokerage contract.
2. Other documents related to monetary brokerage transactions.
1. This Circular comes into force from August 22, 2016 and replaces Decision No. 351/2004/QD-NHNN dated April 7, 2004 of the Governor of the State Bank on promulgation of Regulations on money brokerage.
...
...
...
1. Bank Supervision and Inspection Agency shall inspect and supervise the implementation of this Circular and take actions against violations within its jurisdiction.
2. The Office's Chief, the Director of the Monetary Policy Department, Heads of units affiliated to the State Bank of Vietnam, Directors of branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of Boards of Directors, Chairpersons of Boards of Members, General Directors (Directors) of commercial banks and foreign bank branches shall implement this Circular./.
CERTIFIED BY
PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Doan Thai Son
...
...
...
“The Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
The Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;
The Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Director of the Monetary Policy Department;
The Governor of the State Bank promulgates a Circular on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches (hereinafter referred to as “Circular No. 17/2016/TT-NHNN)”
[2] This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-NHNN on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024.
[3] This Clause is amended by Clause 2 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-NHNN on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024.
[4] This Clause is annulled by Clause 1 Article 2 of Circular No. 02/2024/TT-NHNN on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024.
[5] This Clause is annulled by Clause 2 Article 2 of Circular No. 02/2024/TT-NHNN on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024.
...
...
...
[7] This Article is amended by Clause 4 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-NHNN on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024.
[8] Article 3 and Article 4 of the Circular No. 02/2024/TT-NHNN on amendments to some Articles of the Circular No. 17/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 on monetary brokerage by commercial banks and foreign bank branches, which comes into force from July 01, 2024 stipulate as follows:
“Article 3. Responsibilities for implementation
The Office’s Chief, the Director of the Monetary Policy Department, Heads of units affiliated to the State Bank of Vietnam, credit institution and foreign bank branches shall be responsible for organizing the implementation of this Circular.
Article 4. Implementation clauses
1. This Circular comes into force as of July 01, 2024.
2. With regard to any of brokerage contracts concluded before the effective date of this Circular, the credit institution, the foreign bank branch and another financial institution shall decide whether to keep executing the contract at the time of conclusion of the contract until the end of the contract or make amendments to the contract in accordance with this Circular./.”
;Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 15/VBHN-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 27/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video