NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC-TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
9-TTLB/NH/BĐ
|
Hà
Nội , ngày 27 tháng 7 năm 1987
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 9-TTLB/NH/BĐ
NGÀY 27-7-1987 VỀ NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRONG NƯỚC QUA BƯU ĐIỆN
Tiền gửi qua Bưu điện
là tiền của người gửi rất cần chuyển nhanh chóng cho người nhận, hai ngành Bưu
điện và Ngân hàng có trách nhiệm phục vụ đầy đủ và kịp thời, không được vì lý do
gì để chậm trễ gây khó khăn cho người gửi và người nhận, vì vậy liên Bộ Ngân
hàng Nhà nước và Tổng cục Bưu điện thống nhất quy định một số nội dung có liên
quan đến hai ngành về nghiệp vụ chuyển tiền trong nước qua Bưu điện như sau:
1. Tất cả các dịch
vụ chuyển tiền trong nước trả bằng tiền mặt đều do ngành Bưu điện thực hiện.
Các tổ chức hoặc cá nhân có thể trích tài khoản tiền gửi của mình ở tại Ngân
hàng bằng séc thanh toán hoặc uỷ nhiệm chi có kèm theo danh sách những người được
hưởng để Ngân hàng làm thủ tục chuyển qua Bưu điện.
Mức tiền gửi đi của 1 ngân phiếu
phải thực hiện đúng các quy định của Tổng cục Bưu điện.
2. Mỗi cơ sở
Bưu điện có mở nghiệp vụ chuyển tiền được mở tại Ngân hàng địa phương tài khoản
"thanh toán với Bưu điện về nghiệp vụ chuyển tiền".
3. Khi mở tài
khoản tại Ngân hàng, các cơ sở Bưu điện thực hiện đúng thủ tục quy định hiện
hành của Ngân hàng Nhà nước.
4. Tài khoản
"thanh toán với Bưu điện về nghiệp vụ chuyển tiền" chỉ sử dụng hạch
toán số tiền gửi vào và lĩnh ra để thanh toán các ngân phiếu Bưu điện, không được
sử dụng tài khoản này vào các mục đích khác.
5. Tài khoản
"thanh toán với Bưu điện về nghiệp vụ chuyển tiền" của từng cơ sở Bưu
điện có thể dư Có hoặc dư Nợ tuỳ theo số tiền nhận gửi nhiều hơn số phải trả hoặc
ngược lại. Tổng hợp trong cả nước trên bảng cân đối tài khoản kế toán ngành
Ngân hàng, tài khoản này phải luôn luôn dư Có. Nếu tài khoản dư Nợ, Tổng cục
Bưu điện phải tổ hoặc chức kiểm tra đối chiếu với các cơ sở Bưu điện địa phương
và Ngân hàng để xử lý ngay.
6. Tài khoản
"thanh toán với Bưu điện về nghiệp vụ chuyển tiền" mở tại Ngân hàng,
nếu dư Có Bưu điện được hưởng lãi, nếu dư Nợ Bưu điện trả lãi Ngân hàng. Lãi suất
áp dụng thống nhất (cho dư Nợ và dư Có) theo mức lãi trả cho tiền gửi của các
xí nghiệp quốc doanh hiện hành.
Hàng tháng, các Ngân hàng cơ sở
lập bảng kê tính lãi (theo phương pháp tích số) phần phải thu lãi riêng, phần
phải trả lãi riêng (nếu có) và tính lãi để thu hoặc để trả cho ngành Bưu điện.
Các bảng kê tính lãi này, sau khi có chữ ký xác nhận của Bưu điện địa phương,
được gửi về Ngân hàng tỉnh, thành phố, đặc khu kèm theo giấy báo Có hoặc giấy
báo Nợ liên hàng. Ngân hàng tỉnh sẽ tổng hợp giử về Ngân hàng Nhà nước Trung
ương kèm theo giấy báo Có hoặc giấy báo Nợ liên hàng. Trên bảng kê tổng hợp này
cũng phải có chữ ký xác nhận của Bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu. Ngân hàng
Nhà nước Trung ương căn cứ các bảng kê tính lãi của các Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố, đặc khu kèm theo giấy báo liên hàng để chuyển vào tài khoản cho Tổng
cục Bưu điện.
7. Các cơ sở
Bưu điện được lấy số tiền mặt thu về nghiệp vụ chuyển tiền để chi trả các ngân
phiếu. Cuối ngày hoặc cuối kỳ quy định (3 - 5 ngày một lần), theo sự thoả thuận
giữa Ngân hàng và Bưu điện nơi mở tài khoản, Bưu điện phải thanh toán với Ngân
hàng số tiền chênh lệch. Nếu thu nhiều hơn chi thì nộp phần tiền mặt lớn hơn đó
vào Ngân hàng. Trường hợp chi lớn hơn thu thì ngay khi phát sinh nhu cầu, Bưu
điện được lĩnh tiền mặt ở Ngân hàng về để chi trả.
8. Các cơ sở
Bưu điện căn cứ vào sổ thu, chi tiền mặt chuyển tiền qua Bưu điện của quý trước
để thông báo dự kiến kế hoạch tiền mặt quý sau giử cho Ngân hàng nơi mở tài khoản,
trong đó ghi tổng quát số thu, trả về nghiệp vụ chuyển tiền. Trường hợp dự kiến
kế hoạch tiền mặt không sát, Bưu điện được lập kế hoạch tiền mặt bổ sung, Ngân
hàng cơ sở có trách nhiệm giải quyết theo yêu cầu của Bưu điện.
9. Các đơn vị
Ngân hàng cơ sở phải bảo đảm đầy đủ số tiền mặt cần thiết cho Bưu điện để chi
trả các ngân phiếu theo dự kiến kế hoạch tiền mặt đôi bên đã thoả thuận. Việc bảo
đảm cung ứng tiền mặt để chi trả các ngân phiếu được ưu tiên như chi lương cho
cán bộ công nhân viên Nhà nước. Nếu Ngân hàng cơ sở không cung cấp đủ tiền mặt
cần thiết cho việc chi trả các chuyển tiền thì phải chịu phạt chậm trả cho Bưu
điện theo tỷ lệ quy định hiện hành đối với số tiền mặt yêu cầu trên séc lĩnh tiền
trong kế hoạch tiền mặt.
10. Hàng tháng
hai bên Ngân hàng và Bưu điện các cấp phải thường xuyên đối chiếu và xác nhận số
dư của tài khoản, bảo đảm chính xác. Bên nào để xẩy ra chênh lệch thì bên đó chịu
trách nhiệm điều chỉnh và gửi báo cáo cho cấp trên trực tiếp của ngành mình vào
ngày 3 tháng sau.
Cuối năm, sau khi kết toán hết
tháng 12 hai bên phải đối chiếu số liệu và xác nhận số dư với nhau bảo đảm
chính xác và cần chuyển số dư về Trung ương theo thời gian như sau :
- Cấp huyện, quận, thị xã cắt
chuyển về tỉnh, thành phố, đặc khu chậm nhất là trước ngày 10 tháng 1 năm sau.
- Cấp tỉnh, thành phố, đặc khu
phải tổng hợp số liệu và đối chiếu, sau khi xác nhận đúng thì cắt chuyển về
Ngân hàng Nhà nước Trung ương chậm nhất là trước ngày 31 tháng 1 năm sau.
- Ngân hàng Nhà nước Trung ương
và Tổng cục Bưu điện tổng hợp đối chiếu và xác nhận số liệu với nhau chậm nhất
là trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
11. Ngân hàng
Nhà nước Trung ương và Tổng cục Bưu điện chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các cơ sở trực
thuộc thực hiện theo đúng các quy định theo Thông tư này.
12. Các Vụ, Cục
có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương và Tổng cục Bưu điện phối hợp tổ
chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, kịp thời uốn nắn các lệch
lạc của địa phương và tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo lên thủ trưởng hai
ngành.
13. Thông tư
này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Thông tư số 78-TTLB/NH/BĐ ngày 14-6-1979
của liên Bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Tổng cục Bưu điện.
Trong khi thực hiện, có gì vướng
mắc cần sửa đổi, hai bên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổng cục Bưu điện sẽ
bàn bạc thoả thuận bổ sung.
Lê
Đức Niệm
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Chuẩn
(Đã
ký)
|