Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-BỘ KIẾN TRÚC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 20-TT/LB

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1960 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ BIỆN PHÁP TẠM THỜI CHO VAY CÁC TY KIẾN TRÚC CÁC TỈNH.

Kính gửi:

- Ông Chủ tịch Uỷ ban Hành chính các tỉnh
- Ông Trưởng chi nhánh Ngân hàng các tỉnh
- Ông Trưởng ty Kiến trúc các tỉnh
- Ông Trưởng ty Tài chính các tỉnh.

 

Hiện nay các Ty Thương nghiệp đang tiến hành bàn giao các mặt hàng về vật liệu xây dựng (trước đây do các Công ty vật liệu xây dựng kinh doanh) sang các Ty Kiến trúc địa phương.

Trong khi chờ đợi việc giải quyết dứt khoát giữa các Bộ có trách nhiệm, Liên bộ Kiến trúc – Ngân hàng quy định một số điểm tạm thời để cho các Chi nhánh Ngân hàng các Ty Kiến trúc vay vốn, đảm bảo hoạt động bình thường cung cấp vật liệu cho các công trình xây dựng cơ bản;

1. Ngân hàng Nhà nước chỉ cho vay các xí nghiệp công nghiệp, các công trường thủ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các tổ chức cung tiêu vật liệu xây dựng, không cho vay các tổ chức bao thầu xây lắp. Nếu các xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật liệu chưa tiến hành hạch toán kinh tế thì tạm thời Ty Kiến trúc sẽ đứng trách nhiệm mở tài khoản thanh toán về kinh doanh, vay vốn và giao thiệp với Ngân hàng.

2. Việc bàn giao giữa các Ty Thương nghiệp và các Ty Kiến trúc có nơi đã làm xong, có nơi chưa xong. Nơi nào đã bàn giao xong thì Ngân hàng cho vay các Ty Kiến Trúc, nơi đang bàn giao dở dang, Ngân hàng cứ cho vay các công ty vật  liệu xây dựng như cũ.

Ngân hàng cho vay vốn lưu động để hoạt động, còn vốn cố định do ngân sách Nhà nước cấp phát, không phải vay của Ngân hàng.

3. Phần vốn lưu động cần thiết cho sản xuất sẽ áp dụng các nguyên tắc trong thông tư số 054, ngày 19-12-1959 của Thủ tướng Chính phủ, nghĩa là ngân sách chỉ cấp tối đa cho xí nghiệp 70% vốn lưu động định mức, phần còn lại cấp cho Ngân hàng để cho vay trong định mức. Phần vốn  lưu động cần thiết cho nghiệp vụ cung tiêu, ngân sách cấp 50%, Ngân hàng cho vay 50% nhưng tạm thời trước mắt thì giải quyết như sau:

- Ngân hàng cho vay các Ty Kiến trúc để trả tiền hàng mới mua vào (của nội địa hoặc của xuất nhập khẩu) những vật liệu xây dựng cho hết quý I năm 1961.

- Cho vay để mua nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí sản xuất (kể cả lương nhân công) cho các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Nếu các xí nghiệp này còn sản xuất các vật liệu hiện đang bị ứ đọng (như gạch ở một số địa phương) hoặc sản xuất đã quá mức cần thiết thì các Ty Kiến trúc phải bố trí tổ chức lại sản xuất. Ngân hàng chỉ tiếp tục cho vay sản xuất hàng dự trữ quá mức đến hết tháng 11 năm 1960, sau đó đình chỉ cho vay và bàn lại với các Ty Kiến trúc và Uỷ ban kế hoạch địa phương về biện pháp chuyển hướng sản xuất, phân phối, tiêu thụ.

- Đối với tồn kho cũ của Công ty vật liệu xây dựng giao sang, cần kiểm kê phân biệt rõ loại vật tư đủ tiêu chuẩn, phẩm chất quy cách để dùng cho xây dựng cơ bản, và loại vật tư không dùng được cho xây dựng cơ bản. Các Ty Kiến trúc nhận những vật tư dùng được cho xây dựng cơ bản có kế hoạch sử dụng và thanh toán nợ. Những vật tư thiếu phẩm chất không dùng được cho xây dựng cơ bản do Thương nghiệp tiếp tục chịu trách nhiệm giải quyết. Tạm thời Ngân hàng cho Ty Kiến trúc vay để thanh toán tồn kho, nhận bàn giao những vật tư đủ tiêu chuẩn, phẩm chất sử dụng từ nay cho đến cuối quý 1 năm 1961. Ngân hàng cho vay Ty Kiến trúc và thu nợ Công ty vật liệu xây dựng.

- Vật tư sử dụng cho kiến thiết cơ bản hoặc bán ra đến đâu các Ty Kiến trúc phải thanh toán nợ với Ngân hàng đến đấy, Ngân hàng thu nợ theo tình hình biến động của vật tư.

- Đối với các Ty Kiến trúc đã được bàn giao một phần vốn lưu động, khi cho vay, Ngân hàng trừ bớt đi phần vốn đó. Đối với các Ty chưa có vốn lưu động, cần phải kịp thời lập kế hoạch tài vụ đề nghị Nhà nước cấp vốn lưu động tự có.

4. Lợi suất cho vay áp dụng 0,4%, Ngân hàng cho vay các khoản này ghi vào tài khoản riêng. Cục kế toán tài vụ Ngân hàng sẽ có chỉ thị về cách ghi chép. Các Ty Kiến trúc cũng phải mở tài khoản để hạch toán riêng các khoản vay về sản xuất và các khoản vay về cung tiêu.

5. Trong bước đầu nhận bàn giao còn gặp nhiều lúng túng, cán bộ tín dụng Ngân hàng cần tích cực giúp đỡ các Ty Kiến trúc trong việc nắm tình hình và phân loại tài sản, lập các kế hoạch sản xuất và thu chi tài vụ trong việc thanh toán công nợ và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện kế hoạch.

6. Các Ty Kiến trúc cần tích cực tạo các điều kiện cấn thiết để có thể tiến hành hạch toán riêng các xí nghiệp sản xuất và các xí nghiệp cung tiêu, để  các xí nghiệp trên có thể trực tiếp đạt quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nhà nước.

7. Các nơi đã bàn giao xong hay đã làm bàn giao đều cần gửi cho Bộ Kiến trúc và Ngân hàng trung ương một bản sao về bàn giao.

Trong khi thi hành gặp những khó khăn trở ngại gì, thì các Ty Kiến trúc và các Chi nhánh Ngân hàng các tỉnh cũng phản ảnh tình hình cụ thể để Liên bộ góp ý kiến giải quyết.

BỘ TRƯỞNG
BỘ KIẾN TRÚC

 


 
Bùi Quang Tạo

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 


 
Lê Viết Lượng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 20-TT/LB năm 1960 biện pháp tạm thời cho vay các Ty Kiến trúc các tỉnh do Bộ Kiến Trúc- Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

Số hiệu: 20-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kiến trúc
Người ký: Bùi Quang Tạo, Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 24/10/1960
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 20-TT/LB năm 1960 biện pháp tạm thời cho vay các Ty Kiến trúc các tỉnh do Bộ Kiến Trúc- Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…