BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/2000/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2000 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 97/2000/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ VÀ QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KHU VỰC
Thi hành Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng, căn cứ qui mô và tính chất hoạt động của các Quĩ tín dụng nhân dân, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nội dung về chế độ tài chính đối với các Quĩ tín dụng nhân dân như sau:
2 - Hoạt động tài chính của Quĩ tín dụng nhân dân thực hiện theo Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng, nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
3 - Các Quĩ tín dụng nhân dân thực hiện công khai tài chính với các cơ quan quản lý Nhà nước, các thành viên góp vốn, các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với Quĩ tín dụng nhân dân.
Quĩ tín dụng nhân dân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện nghĩa vụ và cam kết của mình theo qui định của pháp luật.
4 - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Quĩ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý Nhà nước và Đại hội thành viên về việc thực hiện chế độ tài chính của Quĩ tín dụng nhân dân.
I/ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN
1- Quản lý vốn
l.1- Vốn hoạt động của Quĩ tín dụng nhân dân bao gồm:
a) Vốn điều lệ là số vốn góp của các thành viên được ghi trong điều lệ của Quĩ tín dụng nhân dân.
b) Vốn huy động
c) Vốn vay
d) Vốn dịch vụ uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đ) Các quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quĩ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quĩ dự phòng tài chính, quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi.
e) Lợi nhuận được để lại chưa phân phối.
g) Các loại vốn khác.
1.2- Trong quá trình hoạt động Quĩ tín dụng nhân dân phải duy trì vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ qui định đối với Quĩ tín dụng nhân dân.
1.3- Vốn tự có của Quĩ tín dụng nhân dân theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2 - Sử dụng vốn của các Quĩ tín dụng nhân dân: Quĩ tín dụng nhân dân được dùng vốn hoạt động của mình để:
- Đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn tự có của Quĩ. Quĩ tín dụng nhân dân phải chấp hành đầy đủ các qui định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Cho vay các thành viên theo qui định của pháp luật.
- Góp vốn, mua cổ phần. Các Quĩ tín dụng nhân dân được dùng vốn điều lệ và quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để góp vốn vào Quĩ tín dụng nhân dân Trung ương theo qui định của pháp luật.
- Tham gia điều hoà vốn trong hệ thống.
- Sử dụng cho mục tiêu khác theo qui định của pháp luật.
3- Quĩ tín dụng nhân dân có trách nhiệm theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán, mở sổ và ghi sổ kế toán theo đúng qui định của pháp luật kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản, các khoản cho vay, nợ phải thu trong quá trình kinh doanh.
4- Định kỳ và khi kết thúc năm tài chính các Quĩ tín dụng nhân dân phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có. Xác định chính xác tài sản thừa, thiếu, tình hình công nợ, nợ quá hạn, nợ khó đòi, xác định nguyên nhân và trách nhiệm xử lý. Các trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.
5- Bảo đảm an toàn và phát triển vốn: Các Quĩ tín dụng nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo qui định sau:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo qui định của pháp luật.
b) Duy trì đầy đủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
c) Mua bảo hiểm tài sản theo qui định của pháp luật
d) Tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoặc tổ chức bảo đảm an toàn hệ thống theo qui định của pháp luật.
đ) Được hạch toán vào chi phí khoản dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động và sử dụng khoản dự phòng để xử lý rủi ro theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
6- Mọi tổn thất tài sản của Quĩ tín dụng nhân dân phải được lập biên bản xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
- Nếu tài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể hoặc cá nhân thì đối tượng gây ra tổn thất phải bồi thường.
- Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
- Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo qui định tại điểm 5 mục I chương II Thông tư này.
- Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng các nguồn trên, nếu thiếu được bù đắp bằng quĩ dự phòng tài chính của Quĩ tín dụng nhân dân. Trường hợp quĩ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
7- Nhượng bán, thanh lý tài sản.
- Quĩ tín dụng nhân dân được quyền nhượng bán, thanh lý các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật, tài sản kém phẩm chất hoặc tài sản bị hư hỏng không có khả năng phục hồi để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh.
- Khi nhượng bán, thanh lý tài sản, Quĩ tín dụng nhân dân phải lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản.
- Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại và chi phí nhượng bán được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Quĩ tín dụng nhân dân.
8- Đối với những tài sản Quĩ tín dụng nhân dân đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, Quĩ tín dụng nhân dân có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo qui định của pháp luật và thoả thuận với khách hàng.
II/ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ.
- Thu lãi cho vay khách hàng.
- Thu lãi tiền gửi.
- Thu góp vốn, mua cổ phần.
- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Thu về dịch vụ cầm cố (nếu có).
- Thu khác, bao gồm cả thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản.
Quĩ tín dụng nhân dân có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, kịp thời vào doanh thu của mình khi khách hàng thanh toán cho các dịch vụ đã cung cấp. Nghiêm cấm việc để các khoản thu ngoài sổ sách hoặc không hạch toán vào thu nhập.
2. l - Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ bao gồm:
a) Chi phí trả lãi tiền gửi.
b) Chi phí trả lãi tiền vay.
c) Chi phí trả lãi cho nguồn vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Chi phí khác cho hoạt động nghiệp vụ.
2.2- Chi phí quản lý của Quĩ tín dụng nhân dân.
a) Chi phí cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Quĩ tín dụng nhân dân.
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương cho cán bộ làm việc tại Quĩ tín dụng nhân dân.
Hàng năm Hội đồng quản trị Quĩ tín dụng nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội thành viên xem xét, quyết định mức lương, phụ cấp và thù lao công vụ cho cán bộ, nhân viên phù hợp với kết quả kinh doanh của Quĩ.
Nếu Quĩ tín dụng nhân dân đã thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công được xác định theo hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
Nếu Quĩ tín dụng nhân dân chưa thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì tiền lương, tiền công trả cho cán bộ nhân viên làm việc trong Quĩ tín dụng nhân dân được căn cứ vào mức thu nhập bình quân của ngành nghề do Uỷ ban nhân dân địa phương quy định.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho cán bộ làm việc trực tiếp tại Quĩ tín dụng nhân dân mà người sử dụng lao động phải đóng góp theo các qui định hiện hành của Nhà nước.
- Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc.
- Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động do Quĩ tín dụng nhân dân qui định phù hợp với hiệu quả kinh doanh, mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định đối với công chức Nhà nước.
b) Chi phí về tài sản.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo qui chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính qui định đối với các doanh nghiệp.
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong năm. Đối với những tài sản cố định đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, nếu Quĩ tín dụng nhân dân muốn trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định và báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính, Quĩ tín dụng nhân dân phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết. Quĩ tín dụng nhân dân phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch phải hạch toán vào thu nhập trong kỳ.
- Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo số tiền thực trả trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản.
- Chi phí tiền mua bảo hiểm tài sản.
- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán).
c) Chi phí nộp thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, lệ phí sân bay, các loại thuế và lệ phí khác.
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài :
- Là các khoản chi phí vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy và các dịch vụ khác.
- Các khoản chi trên phải có đầy đủ chứng từ hoặc hoá đơn hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính.
đ) Chi phí khác
- Chi phí đào tạo cán bộ nhân viên làm việc trong Quĩ tín dụng nhân dân bao gồm chi phí tổ chức các lớp đào tạo tại Quĩ tín dụng nhân dân và chi phí cử cán bộ đi đào tạo tại các trường đào tạo theo chế độ Nhà nước qui định.
- Chi phí cho Tổ chức Đảng, đoàn thể tại Quĩ tín dụng nhân dân được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức này không đủ thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí của Quĩ.
- Chi phí cho khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo qui định tại điểm 6 mục I chương II Thông tư này.
- Chi phí về nghiệp vụ kho quĩ.
- Chi bảo vệ cơ quan
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo qui định của Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh. Mức chi không vượt quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu đối với Quĩ tín dụng nhân dân mới thành lập, sau đó không quá 5% tổng chi phí.
2.3- Các khoản chi phí bảo đảm an toàn cho hoạt động của Quĩ tín dụng nhân dân.
a) Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của Quĩ tín dụng nhân dân theo qui định tại điểm 5 mục I Chương II của Thông tư này.
b) Chi phí tham gia Bảo hiểm tiền gửi hoặc tổ chức bảo đảm an toàn hệ thống theo qui định của pháp luật.
3- Quĩ tín dụng nhân dân không được tính vào chi phí các khoản sau đây:
- Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, luật thuế, luật môi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luật khác.
- Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình, chi ủng hộ cho các tổ chức, cá nhân.
- Chi phí đi công tác vượt định mức Nhà nước qui định.
- Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đã được Ngân sách Nhà nước, cơ quan cấp trên hoặc các tổ chức khác tài trợ; chi trả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành, số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các khoản chi phí không hợp lý khác.
III/ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUĨ.
1- Phân phối lợi nhuận.
Lợi nhuận của Quĩ tín dụng nhân dân sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật đưọc phân phối như sau:
- Trích lập quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quĩ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Quĩ tín dụng nhân dân.
- Bù các khoản lỗ của năm trước và tiền phạt do vi phạm pháp luật không được tính vào lợi nhuận trước thuế.
- Lợi nhuận còn lại coi như 100% được phân phối tiếp như sau:
+ Trích lập quĩ dự phòng tài chính 10%, số dư của quĩ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của Quĩ tín dụng nhân dân
+ Trích lập Quĩ đầu tư phát triển nghiệp vụ tối thiểu 30%.
+ Trích lập 2 Quĩ khen thưởng và phúc lợi, mức trích cho 2 quĩ này hàng năm do Hội đồng quản trị dự kiến, Đại hội thành viên xem xét phê duyệt.
+ Chia lãi vốn góp cho các thành viên. Mức chia lợi tức cổ phần cho các thành viên được căn cứ vào số vốn góp, do Hội đồng quản trị Quĩ tín dụng nhân dân dự kiến, Đại hội thành viên xem xét quyết định hàng năm nhưng không vượt quá lãi suất cho vay bình quân trong năm của Quĩ tín dụng nhân dân.
+ Số còn lại (nếu có) được dùng để bổ sung vào quĩ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
2- Nguyên tắc sử dụng các quĩ.
a) Quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ dùng để bổ sung vốn điều lệ.
b) Quĩ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc của Quĩ tín dụng nhân dân.
Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của Quĩ tín dụng nhân dân, Hội đồng quản trị Quĩ tín dụng nhân dân quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
c) Quĩ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng rủi ro đã trích trong chi phí.
d) Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại Quĩ tín dụng nhân dân từ 1 năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theo qui định của pháp luật; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của Quĩ tín dụng nhân dân và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên làm việc trong Quĩ tín dụng nhân dân.
Mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do Hội đồng quản trị Quĩ tín dụng nhân dân quyết định.
đ) Quĩ khen thưởng dùng để:
Thưởng cuối năm hoặc thưởng định kỳ cho cán bộ, nhân viên trong Quĩ tín dụng nhân dân. Mức thưởng do Hội đồng quản trị Quĩ quyết định theo đề nghị của giám đốc và công đoàn (nếu có) của Quĩ trên cơ sở năng suất lao động, thành tích trong công tác của mỗi cán bộ, nhân viên trong Quĩ.
Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Quĩ tín dụng nhân dân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, qui trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mức thưởng do Hội đồng quản trị Quĩ tín dụng nhân dân quyết định.
Thưởng cho các thành viên của Quĩ; các đơn vị, cá nhân bên ngoài có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của Quĩ tín dụng nhân dân. Mức thưởng do Hội đồng quản trị Quĩ tín dụng nhân dân quyết định.
e) Quĩ phúc lợi dùng để
Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng cho các công trình phúc lợi của Quĩ tín dụng nhân dân.
Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên và thành viên Quĩ tín dụng nhân dân.
Đóng góp cho quĩ phúc lợi xã hội.
Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên và thành viên của Quĩ tín dụng nhân dân.
Chi các hoạt động phúc lợi khác.
Giám đốc Quĩ tín dụng nhân dân phối hợp với Ban chấp hành công đoàn của Quĩ tín dụng nhân dân (nếu có) quản lý, sử dụng quĩ này.
IV/ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
1 - Quĩ tín dụng nhân dân thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính.
2 - Năm tài chính của Quĩ tín dụng nhân dân bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 3l tháng 12 năm dương lịch.
3 - Quĩ tín dụng nhân dân thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các qui định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, thuế và Ngân hàng Nhà nước theo qui định của Pháp luật về kế toán, thống kê và qui định tại Thông tư này.
3.1 - Nội dung báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối tài khoản và bảng tổng kết tài sản của Quĩ tín dụng nhân dân.
- Báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện thu nộp ngân sách Nhà nước.
3.2 - Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc Quĩ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
3.3 - Thời hạn gửi báo cáo
- Báo cáo quí được gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quí.
- Báo cáo năm được gửi chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3.4 - Nơi nhận báo cáo.
Các Quĩ tín dụng nhân dân gửi báo cáo tài chính đến Sở tài chính - vật giá, cơ quan thống kê, cơ quan thuế trực tiếp quản lý và Ngân hàng Nhà nước.
4 - Công tác kiểm toán.
Quĩ tín dụng nhân dân tự tổ chức kiểm toán nội bộ để kiểm toán các báo cáo tài chính của mình phù hợp với qui định của Luật các Tổ chức tín dụng, phạm vi và qui mô hoạt động của mình.
5 - Công khai tài chính đối với Quĩ tín dụng nhân dân.
- Kết thúc năm tài chính, ngoài việc lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước theo qui định tại điểm 3 nêu trên, các Quĩ tín dụng nhân dân thực hiện công khai tài chính đối với chính quyền địa phương và các thành viên góp vốn vào Quĩ.
- Nội dung công khai tài chính bao gồm một số chỉ tiêu sau:
+ Tình hình vốn điều lệ, các quĩ, vốn huy động, các khoản nợ phải trả...
+ Tình hình sử dụng vốn: Tài sản cố định, dư nợ cho vay, tình hình thu nợ ...
+ Tình hình thu nhập, chi phí: Các khoản doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh, tình hình thu nộp Ngân sách Nhà nước; lợi nhuận, dự kiến phân phối lợi nhuận, trích lập các quĩ và chia lãi vốn góp cho các thành viên.
+ Tình hình lao động và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong Quĩ tín dụng nhân dân, việc áp dụng các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong Quĩ tín dụng nhân dân.
- Thời điểm công khai tài chính, sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
V/ KIỂM TRA, THANH TRA TÀI CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁC QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN.
1- Các Quĩ tín dụng nhân dân tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính của mình, các Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các Quĩ tín dụng nhân dân. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:
- Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các Quĩ tín dụng nhân dân theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính Nhà nước.
2- Xử lý vi phạm.
- Quĩ tín dụng nhân dân có vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo qui định của pháp luật.
- Trong trường hợp Quĩ tín dụng nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các qui định về chế độ báo cáo tài chính nêu tại điểm 3 mục IV chương II Thông tư này sẽ bị xử phạt theo qui định tại nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi qui định trước đây về quản lý tài chính đối với các Quĩ tín dụng nhân dân trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 97/2000/TT-BTC |
Hanoi,
October 12, 2000 |
In furtherance of the Government’s Decree
No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999 on the financial regimes applicable to
credit institutions, basing itself on the scale and character of operation of
the people’s credit funds, the Finance Ministry hereby guides the application
of contents of the financial regime to credit funds as follows:
1. Subject to this Circular are grassroots people’s credit funds and regional credit funds (hereafter referred collectively to as people’s credit funds), which are established, organized and operate according to the provisions of the Law on Credit Institutions, the Law on Cooperatives and the other relevant legal documents.
2. Financial operations of people’s credit funds shall comply with the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999 on the financial regimes applicable to credit institutions, specific guidance in this Circular and other relevant legal documents on financial management.
3. The people’s credit funds shall effect the financial publicity to State management agencies, capital-contributing members, organizations and individuals having economic relations with them.
...
...
...
4. Chairpersons of managing boards and directors of people’s credit funds shall be held responsible before law, State management agencies and members’ congresses for the application of the financial regime by their respective people’s credit funds.
I. MANAGEMENT AND USE OF
CAPITAL AND ASSETS
1. Capital management
1.1. Operation capital of a people’s credit fund includes:
a/ Charter capital, which is capital amount contributed by the members and inscribed in the charter of such people’s credit fund.
b/ Mobilized capital.
c/ Borrowed capital.
...
...
...
e/ The charter capital-supplementing reserve fund, professional operation development investment fund, financial reserve fund, severance allowance reserve fund, reward fund and welfare fund.
f/ Profit left to such people’s credit fund but not yet distributed.
g/ Other kinds of capital.
1.2. In the course of operation, the people’s credit fund shall have to maintain the charter capital at a level not lower than the legal capital level prescribed by the Government for people’s credit funds.
1.3. Own capital of the people’s credit fund as stipulated by the State Bank Governor.
2. The use of capital of people’s credit funds: The people’s credit funds are entitled to use their capital to:
- Invest in procurement of fixed assets in service of their operations on the principle that the such fixed assets’ residual value must not exceed 50% of the own capital of the funds. People’s credit funds shall have to fully observe the State’s regulations on investment and construction management.
- Provide loans to their members according to the provisions of law.
- Contribute capital and/or purchase shares. People’s credit funds are entitled to use their charter capital and charter capital supplementing reserve fund to contribute capital to the Central People’s Credit Fund according to the provisions of law.
...
...
...
- Use for other purposes as specified by law.
3. The people’s credit funds shall have to monitor the whole existing assets and capital, conduct the cost-accounting, open and make entries in accounting books strictly according to the provisions of the current legislation on accounting and statistics; reflect fully, accurately and promptly the use of and changes in assets and capital, as well as recoverable loans and debts in the course of business operation.
4. Periodically and at the end of each fiscal year, the people’s credit funds shall have to conduct the inventory of their existing assets and capital; accurately determine the surplus or deficient assets, the debt situation, overdue-debts, bad debts, ascertain the causes thereof and determine the handling responsibility. In cases where assets are lost or damaged, the causes of such loss or damage as well as liability of each section or individual therefor must be clearly determined.
5. Assurance of safety and development of capital: The people’s credit funds shall have to apply measures to ensure the safety of their capital according to the following regulations:
a/ Managing and using their capital and assets according to the provisions of law.
b/ Maintaining all safety-assurance rates in their operations under the State Bank’s guidance.
c/ Purchasing insurance for their assets according to the provisions of law.
d/ Joining deposit insurance organizations or system safety protection organizations according to the provisions of law.
e/ Accounting into their expenditures the reserves to offset risks that may occur in their operations, and using such reserves to offset risks according to regulations of the State Bank Governor.
...
...
...
- If property losses are caused subjectively by collectives or individuals, the loss causers shall have to pay compensations therefor.
- Lost insured assets shall be dealt with under the insurance contracts.
- Reserves deducted into expenditures shall be used to cover asset losses according to the provisions at Point 5, Section I, Chapter II of this Circular.
- If the loss value, after being retrieved and covered by the above-said sources, still remains insufficient, it shall be covered by the financial reserve fund of people’s credit funds. If such financial reserve fund is not enough, the deficit shall be accounted into the expenditures arising in the period.
7. Sale and liquidation of assets
- The people’s credit funds are entitled to sell and liquidate their redundant assets, technically obsolete assets, inferior quality assets or irreparably damaged assets in order to retrieve capital for use for business purposes.
- When selling or liquidating their assets, the people’s credit funds shall have to set up councils to evaluate the real technical state and value of the assets.
- The difference between the proceeds from the sale or liquidation of assets and such assets’ residual value and expenses for such sale or liquidation shall be accounted into business results of the people’s credit funds.
8. The people’s credit funds shall have to manage, preserve or use assets they have hired, taken as pledge or mortgage according to the provisions of law and agreements with their customers.
...
...
...
1. Turnover of a people’s credit fund includes the actual revenues from its business activities and other activities specified in Article 16 of the Government’s Decree No.166/1999/ND-CP of November 19, 1999, including the following revenues:
- Collected interest on loans provided to its customers.
- Collected deposit interest.
- Revenue from capital contribution and/or share purchase.
- Revenue from operations entrusted by organizations and/or individuals at home and abroad.
- Revenue from pledge service (if any).
- Other revenues, including proceeds from the asset, sale and/or liquidation.
The people’s credit funds shall have to fully and promptly account into their turnover charges paid by their customers for services they have provided. It is strictly prohibited to leave revenues out of accounting books or unaccounted into their incomes.
2. Management of expenses: Expenses of a people’s credit fund are amounts actually spent in a period for business activities and other activities, as guided below:
...
...
...
a/ Expenses for payment of deposit interest.
b/ Expenses for payment of loan interest.
c/ Expenses for payment of interest on capital sources entrusted by organizations and/or individuals at home and abroad.
d/ Other expenses for professional operations.
2.2. Management expenses of people’s credit funds
a/ Expenses for officials and employees working at the people’s credit funds
- Expenses being wages and wage allowances paid to officials working at the people’s credit funds.
Annually, the managing board of a people’s credit fund shall base itself on the resolution of the members’ congress to consider and decide the wage, allowance and working mission remuneration levels for the officials and employees in compatibility with the fund’s business results.
If the people’s credit funds have applied the labor contract or collective labor accord regime, the wages, remuneration’s and other amounts of wage or remuneration nature shall be determined according to labor contracts or collective labor accord.
...
...
...
- Expenses being social insurance and medical insurance premiums and trade union operating fund for officials personally working in the people’s credit funds which must be contributed by the employers according to the State’s current regulations.
- Expenses on labor protection for subjects that need to be equipped with labor safety devices.
- Expenses for mid-shift meals for laborers, which are provided for by the people’s credit funds in compatibility with their business results. Expense level for each laborer must not exceed the minimum wage level prescribed by the State for State employees.
b/ Expenses on assets
- Expenses for depreciation of fixed assets used for business operation according to the regulations on fixed asset management, use and depreciation deduction promulgated by the Finance Ministry to be applicable to enterprises.
- Expenses for repairing fixed assets in order to restore their working capacity shall be directly accounted or gradually amortized into business costs in the year. Particularly for special fixed assets with expenses for the repair thereof arising unequally through periods or years, if the people’s credit funds wish to deduct in advance fixed asset repair expenses from their business costs, they shall have to work out plans for advance deduction of fixed asset repair expenses, then report them to the Finance Ministry for consideration and decision. After obtaining the written approval of the Finance Ministry, the people’s credit funds shall have to notify the directly managing tax authorities thereof. They shall have to make settlement of actually arising repair expenses against those deducted in advance. If the actually arising repair expenses are larger than the already deducted amount, the difference shall be directly accounted or gradually amortized into the period’s expenses. If the actually arising repair expenses are smaller than the already deducted amount, the difference shall be accounted into the period’s incomes.
- Expenses for asset hiring shall be accounted into the business costs according to the amounts actually paid in the year under the rent contracts. In cases where the asset rent is paid in lump-sum for many years, such rent shall be amortized into the business costs through the number of years of using the rented assets.
- Expenses for asset insurance premium.
- Expenses for fixed asset sale and liquidation (including the liquidated or sold fixed assets’ residual value).
...
...
...
d/ Expenses for services purchased from outside:
- They are expenses for transportation, electricity, water, telephone, materials, printed papers, stationery, working tools, fire prevention and fight devices, and other services.
- The above-said expenses must be evidenced by valid vouchers or invoices according to the Finance Ministry’s regulations.
e/ Other expenses:
- Expenses for training of officials and employees working in the people’s credit funds including those for organizing training courses at the people’s credit funds and those for sending officials to training schools for training according to the regime prescribed by the State.
- Expenses for Party organization and mass organizations at the people’s credit funds shall be covered with the operation funding sources of such organizations. If the operation funding sources of such organizations are not enough, the deficit shall be accounted into the funds’ expenditures.
- Expenses for making up for asset losses, after such losses are covered by sources defined at Point 6, Section I, Chapter II of this Circular.
- Expenses for treasury operations.
- Expenses for guarding the office premises.
...
...
...
2.3. Expenses for ensuring the safety of operation of the people’s credit funds
a/ Deductions for setting up reserves for operation of the people’s credit funds, made according to the provisions at Point 5, Section I, Chapter II of this Circular.
b/ Expenses for joining the deposit insurance or the system safety protection organization according to the provisions of law.
3. The people’s credit funds shall not be allowed to account into their expenditures the following amounts:
- Fines for violations of traffic, taxation, environment or labor legislation, breaches of the reporting, statistical, financial and accounting regimes and other legislations.
- Capital construction investments, expenses for procurement of tangible and intangible fixed assets, and support for other organizations and individuals.
- Working mission allowances in excess of the level prescribed by the State.
- Amounts covered by other funding sources, such as: public-service spending already funded by the State budget, superior agencies or other organizations; payment of interests on loans for capital construction investment until the completion of projects, such interest amounts shall be accounted into the capital construction investment expenses.
- Other unreasonable expenses.
...
...
...
1. Profit distribution
Profits of a people’s credit fund, after paying enterprise income tax according to the provisions of law, shall be distributed as follows:
- To make 5% deduction therefrom for setting up the charter capital supplementing reserve fund, the maximum level of such fund shall not exceed the charter capital of the people’s credit fund.
- To make up for losses of the preceding year and fines for law violations, which are not allowed to be accounted into pre-tax profits.
- The remainder, presumed 100%, shall be further distributed as follows:
+ A 10% deduction for setting up financial reserve fund. The balance of this fund must not exceed 25% of the people’s credit fund’s charter capital.
+ A minimum 30% deduction for setting up the professional operation promotion investment fund.
+ A 5% deduction for setting up the job severance reserve fund for employee working in the fund. The balance of this fund must not exceed 6 months’ actually paid wage amount in the year of the people’s credit fund.
+ Deduction for setting up reward and welfare funds, the annual deduction level for these two funds shall be projected by the managing board and considered and approved by the members’ congress.
...
...
...
+ The remainder (if any) shall be added to the professional operation promotion investment fund.
2. Principles for use of funds
a/ The charter capital supplement reserve fund shall be used to supplement the charter capital.
b/ The professional operation promotion investment fund shall be used to invest in expanding the business operation scale, renewing facilities and equipment and improving working conditions of the people’s credit funds.
Depending on the investment demand and capability of the people’s credit funds, the funds’ managing boards shall decide the investment forms and measures on the principles of efficiency, safety and development of capital.
c/ The financial reserve fund shall be used to make up for the asset losses and damage occurring in the business operation course, after such losses and damage are covered by compensations of organizations and/or individuals that have caused them, indemnity paid by insurance organizations and risk reserves already deducted from expenditures.
d/ The job severance reserve fund shall be used to pay severance allowances to laborers, who have worked in the people’s credit funds for one year or more and are temporarily unemployed, according to the provisions of law; cover expenses for professional and technical re-training of laborers due to technological renewal or when they are transferred to new jobs, training of sideline jobs for female laborers of the people’s credit funds and professional skill fostering courses for officials and employees working in the people’s credit funds.
The severance allowance level for each specific case shall be decided by the managing boards of the people’s credit funds.
e/ The reward fund shall be used to:
...
...
...
Give irregular rewards to individuals and/or collectives in the people’s credit funds that make technical innovations or professional operation process improvements, which yield efficiency in the funds’ business activities. The irregular reward level shall be decided by the managing boards of the people’s credit funds.
Reward the funds’ members; outside units and individuals that have economic relations with the funds and have well performed contractual terms, thus efficiently contributing to business operations of the people’s credit funds. The reward level shall be decided by the managing boards of the people’s credit fund.
e/ The welfare fund shall be used to:
Invest in construction or repair, supplement construction fund for welfare projects of the people’s credit funds.
Fund sport, cultural and public welfare activities of the collective of officials and employees and members of the people’s credit funds.
Contribute to the social welfare fund.
Pay regular and irregular difficulty allowances to officials, employees and members of the people’s credit funds.
Cover other welfare activities.
The people’s credit funds’ directors shall coordinate with the funds’ trade union executive committees (if any) in managing and using this fund.
...
...
...
1. The people’s credit funds shall implement the accounting and statistical regime prescribed by law, fully record initial vouchers, update accounting books and reflect financial activities in an adequate, prompt, truthful, accurate and objective manner.
2. A fiscal year of the people’s credit fund starts on January 1 and ends on December 31 of the calendar year.
3. The people’s credit funds shall make the financial settlement, fully observe the regulations on financial reports, make and submit them to the State finance, statistics and taxation agencies and the State Bank according to the provisions of the legislation on accounting and statistics and the provisions of this Circular.
3.1. A financial report contains:
- An account balance sheet and an asset balance sheet of the people’s credit fund.
- A report on business results and situation of remittance to the State budget.
3.2. The chairman of the managing board and the director of the people’s credit fund shall be responsible for the accuracy and truthfulness of these reports.
3.3. Reporting time limit
- A quarterly report shall be sent within 45 days after the end of a quarter.
...
...
...
3.4. Report receiving agencies
The people’s credit funds shall send their financial reports to the provincial/municipal Finance-Pricing Services, statistical agency, directly managing tax agencies and the State Bank.
4. Auditing work
The people’s credit funds shall organize internal auditing by themselves to audit their own financial reports in compliance with provisions of the Law on Credit Institutions and in compatibility with their own operation scope and scale.
5. Financial publicity by people’s credit funds
- At the end of a fiscal year, besides making and sending financial reports to the State management agencies defined in Point 3 above, the people’s credit funds shall publicize their finance to local administrations and their capital-contributing members.
- The financial publicity’s content includes the following indicators:
+ The state of the charter capital, funds, mobilized capital, payable debts...
+ The capital use situation: fixed assets, loan debit balance, debt recovery situation...
...
...
...
+ Labor and incomes of officials and employees in people’s credit funds, the application of thrift practice, wastefulness and corruption combat measures in people’s credit funds.
- Financial publicity time limit: 120 days after the end of a fiscal year
1. The people’s credit funds shall take self-responsibility for the accuracy and truthfulness of their financial reports, the provincial/municipal finance and pricing services shall have to inspect the observance of the financial regime by people’s credit funds. The financial inspection shall be conducted in the following forms:
- Regular or irregular financial inspection.
- Inspection upon each specialized subject according to the requirements of the financial management work.
When deeming it necessary, the Finance Ministry shall conduct the inspection of observance of the financial regime by people’s credit fund according to the requirements of the State financial management work.
2. Handling of violations
- People’s credit funds that violate the State’s financial regime shall be handled according to the provisions of law.
...
...
...
ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION
This Circular takes effect 15 days after its signing. All previous stipulations on financial management of people’s credit funds, which are contrary to this Circular, are now annulled.
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for study, consideration and settlement.
FOR
THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
Thông tư 97/2000/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực do Bộ tài chính ban hành
Số hiệu: | 97/2000/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 12/10/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 97/2000/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực do Bộ tài chính ban hành
Chưa có Video