NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2024/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nghị định số 146/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Thông tư này quy định về kiểm toán độc lập báo cáo tài chính, thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật có liên quan và phải tuân thủ các Điều 11, 12, 13, 14 Thông tư này đối với các trường hợp sau đây:
a) Thuê tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá một phần hoặc toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá thực trạng tài chính để làm cơ sở xây dựng phương án khắc phục theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Thuê tổ chức kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
2. Tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là việc kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hợp đồng kiểm toán.
2. Tổ chức kiểm toán độc lập bao gồm doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư này để thực hiện:
a) Kiểm toán báo cáo tài chính;
b) Dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
2. Việc soát xét báo cáo tài chính bán niên, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Khuyến khích kiểm toán
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập để kiểm toán đối với các hạn chế nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 6. Thời gian lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập
Trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư này để kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính năm tài chính tiếp theo.
Điều 7. Thẩm quyền lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập
1. Hội đồng thành viên quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Đại hội đồng cổ đông quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty cổ phần.
4. Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 8. Nội dung kiểm toán độc lập
1. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm kiểm toán:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 9. Ý kiến kiểm toán độc lập
Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập phải đưa ra ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Kiểm toán độc lập.
Điều 10. Kết quả kiểm toán độc lập
1. Kết quả kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính;
b) Báo cáo thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính;
c) Thư quản lý và các tài liệu, bằng chứng liên quan.
2. Báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thư quản lý phải phản ánh những vấn đề, sự kiện cụ thể trong quá trình kiểm toán, bao gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên quan đến sự kiện đó. Thư quản lý tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Phương pháp tiếp cận chung, phạm vi của cuộc kiểm toán và các yêu cầu cần bổ sung;
b) Đánh giá những thay đổi về chính sách và thông lệ quan trọng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Rủi ro có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Đề xuất điều chỉnh của tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán viên hành nghề đối với vụ việc, sự kiện đã ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Ý kiến không thống nhất với người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về các vấn đề có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc đến ý kiến của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập. Kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập phải nêu rõ tình trạng giải quyết những ý kiến không thống nhất đó và mức độ ảnh hưởng của vấn đề;
e) Các vấn đề khác được thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.
1. Đã thành lập và có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu 03 năm.
2. Có vốn chủ sở hữu, vốn được cấp từ 10 tỷ đồng trở lên.
3. Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề tham gia kiểm toán một ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, phải có ít nhất 03 kiểm toán viên hành nghề có từ 02 năm kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trở lên.
4. Các kiểm toán viên hành nghề, người đại diện của tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thông tư này.
5. Không có quan hệ mua trái phiếu, mua tài sản, góp vốn, liên doanh, mua cổ phần với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán.
6. Không là khách hàng đang được cấp tín dụng không có bảo đảm, không là khách hàng đang được cấp tín dụng, được cung cấp các dịch vụ khác với điều kiện ưu đãi của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán.
7. Không thực hiện kiểm toán chính ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó trong thời gian 05 năm liên tiếp liền kề trước năm kiểm toán.
8. Không bị xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập trong 02 năm liền kề trước năm kiểm toán.
9. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng theo công bố của Bộ Tài chính cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán cho tổ chức tín dụng phải thuộc danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.
10. Không thuộc trường hợp không được thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập.
11. Đáp ứng các quy định khác về kiểm toán độc lập quy định tại Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập.
Điều 12. Yêu cầu đối với tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán tổ chức tài chính vi mô
1. Các kiểm toán viên hành nghề và người đại diện của tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán tổ chức tài chính vi mô thuộc danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng theo công bố của Bộ Tài chính cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.
3. Không thực hiện kiểm toán chính tổ chức tài chính vi mô đó trong thời gian 05 năm liên tiếp liền kề trước năm kiểm toán.
4. Không thuộc trường hợp không được thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập.
5. Đáp ứng các quy định khác về kiểm toán độc lập quy định tại Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập.
1. Không là khách hàng đang được cấp tín dụng không có bảo đảm, không là khách hàng đang được cấp tín dụng, được cung cấp các dịch vụ khác với điều kiện ưu đãi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán.
2. Không bị xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập trong 02 năm liền kề trước năm kiểm toán.
3. Không thuộc trường hợp không được thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập.
4. Đáp ứng các quy định khác về kiểm toán độc lập quy định tại Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 18, Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập và các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc lập.
2. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời của các thông tin cung cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến báo cáo tài chính, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
5. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán không tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến phạm vi kiểm toán thì phải thông báo và kiến nghị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm; ghi ý kiến vào báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý theo yêu cầu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
6. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc có phát hiện tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến phạm vi kiểm toán thì tổ chức kiểm toán độc lập phải thực hiện các thủ tục thông báo cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo đúng quy định của Thông tư này.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định sau đây:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi cho Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố) gửi cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở.
3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 39 Luật Kiểm toán độc lập và các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc lập.
4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, gửi kết quả kiểm toán độc lập cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
5. Thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp phát sinh tranh chấp về kết quả kiểm toán độc lập, trong đó báo cáo, giải trình và đề xuất ý kiến giải quyết theo quy định pháp luật có liên quan.
6. Thực hiện việc công bố công khai thông tin tài chính theo đúng quy định hiện hành.
1. Phân tích, đánh giá và xử lý kết quả kiểm toán độc lập nhận được theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
Trường hợp phát hiện kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán vi phạm quy định pháp luật trong quá trình thực hiện kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
2. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khi nhận được thông báo bằng văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư này.
3. Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định tại Thông tư này và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc lập.
4. Có ý kiến về nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 17. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
2. Phân tích, đánh giá và kiến nghị việc xử lý kết quả kiểm toán độc lập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các nội dung sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư này;
b) Có thông báo gửi Bộ Tài chính khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này về kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán vi phạm quy định pháp luật trong quá trình thực hiện kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định tại Thông tư này và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc lập.
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị có ý kiến về nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này.
Điều 19. Giải quyết tranh chấp về kiểm toán độc lập
Việc giải quyết tranh chấp về kiểm toán độc lập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
2. Các quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 24/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Hợp đồng kiểm toán được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng kiểm toán đã ký. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng kiểm toán đã ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì nội dung sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Điều 22. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức kiểm toán độc lập; kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK
OF VIETNAM |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 51/2024/TT-NHNN |
Hanoi, November 29, 2024 |
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;
Pursuant to the Law on Independent Audit dated March 29, 2011;
Pursuant to the Government’s Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam; the Government’s Decree No. 146/2024/ND-CP dated November 06, 2024 providing amendments to the Government’s Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam and the Government’s Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 prescribing organization and operation of banking inspection and supervision authorities, as amended in the Government’s Decree No. 43/2019/ND-CP dated May 17, 2019;
At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;
The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular prescribing independent audit of commercial banks, non-bank credit institutions, microfinance institutions, and foreign bank branches.
...
...
...
1. This Circular provides regulations on independent audit of financial statements of commercial banks, non-bank credit institutions, microfinance institutions, and foreign bank branches, and provision of assurance about their internal control systems over formulation and presentation of financial statements.
2. Commercial banks, non-bank credit institutions, microfinance institutions, and foreign bank branches shall carry out independent audits in accordance with regulations of relevant laws and provisions of Articles 11, 12, 13, 14 hereof when:
a) hiring independent audit organizations to carry out partial or entire evaluation of their internal control systems at the request of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) as prescribed in clause 3 Article 57 of the Law on Credit Institutions;
b) hiring independent audit organizations to conduct audit of their financial statements and evaluation of their financial health as the basis for developing remedial plans at the SBV’s request as prescribed in clause 4 Article 156 of the Law on Credit Institutions;
c) hiring independent audit organizations to conduct audit of their financial statements as prescribed in clause 1 Article 167 of the Law on Credit Institutions;
d) hiring independent audit organizations to conduct independent audits which aim to serve performance of banking inspection and supervision tasks according to the Government’s regulations on organization and operation of banking inspection and supervision authorities.
...
...
...
1. Commercial banks, non-bank credit institutions, microfinance institutions, and foreign bank branches (hereinafter referred to as “credit institutions and FBBs").
2. Independent audit organizations, audit practitioners, auditors and other organizations and individuals involved in independent audit of credit institutions and FBBs.
For the purposes of this Circular, the terms used herein are construed as follows:
1. “independent audit” of a credit institution or FBB means an audit practitioner or independent audit organization’s act of auditing financial statements of that credit institution or FBB and provision of assurance about its internal control system over formulation and presentation of financial statements under an audit engagement.
2. “independent audit organizations” include audit firms and branches of foreign audit firms operating in Vietnam.
1. Credit institutions and FBBs must select independent audit organizations as prescribed in this Circular to:
a) carry out audit of their financial statements; and
...
...
...
2. Review of half-yearly financial statements, audit of final statements of finished projects and other auditing tasks of credit institutions and FBBs (if any) shall be subject to relevant laws.
Article 5. Encouragement of audit
For the purpose of ensuring their safe operation, SBV encourages credit institutions and FBBs to conduct audit of restrictions using independent audit services.
Article 6. Schedule for selecting independent audit organizations
Before the end of a fiscal year, credit institutions and FBBs must complete selection of independent audit organizations as prescribed in this Circular to conduct audit of their financial statements, and provide assurance about their internal control systems over formulation and presentation of financial statements for the next fiscal year.
Article 7. Power to select independent audit organizations
1. The power to select independent audit organizations for credit institutions that are limited liability companies is granted to their Boards of Members.
...
...
...
3. The power to select independent audit organizations for credit institutions that are joint-stock companies and are placed under special control is granted to their Boards of Directors.
4. The power to select independent audit organizations for FBBs is granted to their General Directors (or Directors).
Article 8. Subject matters of independent audit
Subject matters of an independent audit of a credit institution or FBB include:
1. Independent audit of its financial statements, including:
a) Audit of financial status report;
b) Audit of income statement;
c) Audit of cash flow statement;
d) Audit of notes to financial statements.
...
...
...
Article 9. Independent audit opinions
Based on audit outcomes, audit practitioners and independent audit organizations must give their opinions according to clause 1 Article 48 of the Law on Independent Audit.
Article 10. Independent audit outcomes
1. Outcomes of an independent audit of a credit institution or FBB include:
a) Report on audit of its financial statements;
b) Report on provision of assurance about its internal control system over formulation and presentation of financial statements;
c) Management letter and relevant documents and evidences.
2. Report on audit of financial statements of a credit institution or FBB and report on provision of assurance about its internal control system over formulation and presentation of financial statements shall be made in accordance with regulations of law on independent audit, Vietnam’s accounting and auditing standards, and other relevant laws.
3. The management letter reflects specific issues and events identified during the audit, including actual status, potential risks, auditor's recommendations and opinions given by the credit institution or FBB’s executive or manager about such events. A management letter shall, inter alia, include the following main contents:
...
...
...
b) Evaluation of changes in any significant policies and practices that have effects on financial statements of the credit institution or FBB and/or its internal control system over formulation and presentation of financial statements;
c) Risks which may produce material effects on financial statements of the credit institution or FBB and/or its internal control system over formulation and presentation of financial statements;
d) Adjustments proposed by the independent audit organization and audit practitioners to the issues and events which have or could have material effects on financial statements of the credit institution or FBB and/or its internal control system over formulation and presentation of financial statements;
dd) Disagreements with the credit institution or FBB’s manager or executive about matters that could have material effects on its financial statements and/or its internal control system over formulation and presentation of financial statements or the opinions given by the audit practitioner and independent audit organization; The opinions given by the audit practitioner and independent audit organization must clearly include consideration of whether such disagreements have, or have not, been resolved and the significance of the matter;
e) Any other matters agreed upon in the terms of the audit engagement.
An independent audit organization taking charge of
auditing a commercial bank, non-bank credit institution or FBB shall be
required to meet the following requirements:
1. It has been duly established and operating in audit sector in Vietnam for at
least 03 years.
2. Its owner's equity or allocated capital is VND 10 billion or higher.
3. There are at least 05 audit practitioners engaging in the audit of a commercial bank, non-bank credit institution or FBB, including at least 03 audit practitioners having 02 or more years’ experience in engaging in audits in finance and banking sectors.
...
...
...
5. It does not have any relationship, such as purchase of bonds, assets or shares, capital contribution, or establishment of joint venture, with the audited commercial bank, non-bank credit institution or FBB.
6. It is not a client to which (unsecured) line of credit is extended or other services are rendered with preferential treatment by the audited commercial bank, non-bank credit institution or FBB.
7. It has not engaged to perform any audit of the subject commercial bank, non-bank credit institution or FBB in the past 05 years preceding the year of audit.
8. It has not faced any penalties for violations against regulations of law on independent audit in the past 02 years preceding the year of audit.
9. The audit organization and audit practitioners in charge of conducting audit of a commercial bank, non-bank credit institution or FBB are included in the list of audit organizations and the list of audit practitioners approved for engagement in audit of public interest entities as announced by the Ministry of Finance of Vietnam in the audit period.
The audit organization and audit practitioners in charge of conducting audit of a commercial bank or non-bank credit institution that is a public interest entity in securities sector must be included in the list of audit organizations and the list of audit practitioners approved for engagement in audit of public interest entities in securities sector as announced by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) in the audit period.
10. It does not fall in any of the cases of disqualification for engagement in audit as prescribed in Article 30 of the Law on Independent Audit.
11. It meets other independent audit requirements laid down in the Law on Independent Audit and its instructional documents.
...
...
...
1. Any of its audit practitioners and representatives engaging in audit of the microfinance institution must meet the standards set out in Article 13 of this Circular.
2. The audit organization and audit practitioners in charge of conducting audit of a microfinance institution are included in the list of audit organizations and the list of audit practitioners approved for engagement in audit of public interest entities as announced by the Ministry of Finance of Vietnam in the audit period.
3. It has not engaged to perform any audit of the subject microfinance institution in the past 05 years preceding the year of audit.
4. It does not fall in any of the cases of disqualification for engagement in audit as prescribed in Article 30 of the Law on Independent Audit.
5. It meets other independent audit requirements laid down in the Law on Independent Audit and its instructional documents.
An audit practitioner or representative of an
independent audit organization engaging in audit of a credit institution or FBB
must have the following standards:
1. He/she is not a client to whom (unsecured) line of credit is extended or
other services are rendered with preferential treatment by the audited
commercial bank or FBB.
2. He/she has not faced any penalties for violations against regulations of law on independent audit in the past 02 years preceding the year of audit.
3. He/she does not fall in any of the cases of disqualification for engagement in audit as prescribed in Article 19 of the Law on Independent Audit.
...
...
...
1. Fully comply with provisions of Articles 18, 29 of the Law on Independent Audit and other regulations of law on independent audit.
2. Assume responsibility for the adequacy, accuracy and timeliness of information provided for credit institutions and FBBs during their selection of independent audit organizations.
3. Comply with regulations of law on financial statements and operation of credit institutions and FBBs.
4. Provide explanation or information and data concerning auditing activities at the SBV’s request.
5. Notify and provide the audited credit institution or FBB that is found, during the audit, to have failed to comply with regulations of law on audit scope with recommendations on measures for remedying and dealing with its violation; include their opinions in audit report or management letter as prescribed in clauses 2 and 3 Article 10 of this Circular.
6. If, after an audit report has been issued, the audited credit institution or FBB is suspected of committing, or is found to have committed, any material errors as a result of their noncompliance with regulations of law regarding the audit scope, the independent audit organization shall follow procedures for giving notification thereof to the audited entity and third party in accordance with Vietnam’s auditing standards and also notify SBV of this circumstance.
Article 15. Responsibilities of credit institutions and FBBs
1. Select independent audit organizations in accordance with provisions of this Circular.
...
...
...
a) Credit institutions and FBBs shall send their notices to SBV (via the SBV Banking Supervision Agency), except the case in point b of this clause;
b) An FBB that is subject to microprudential supervision of a SBV’s branch in province or central-affiliated city where it is located (hereinafter referred to as “SBV’s provincial branch”) shall send its notice to that SBV’s provincial branch.
3. Fulfill the obligations specified in Article 39 of the Law on Independent Audit and other regulations of law on independent audit.
4. Within 90 days from the end of a fiscal year, send independent audit outcomes to SBV according to points a and b clause 2 of this Article.
5. Send written notification to SBV of any dispute about independent audit outcomes, in which description, explanation and proposed solutions for settling the dispute must be included in accordance with relevant laws.
6. Carry out public disclosure of financial information in accordance with regulations of law in force.
1. Analyze, assess and respond to received independent audit outcomes according to clause 4 Article 15 of this Circular.
If any audit practitioner or audit organization is found to have committed violations against law during their engagement to perform independent audit of a credit institution or FBB, the SBV’s provincial branch shall promptly submit a report on such case, in which proposed remedial actions must be also indicated, to the SBV’s Governor (via the SBV Banking Supervision Agency).
...
...
...
3. Inspect the implementation of this Circular and take actions within their jurisdiction or request the SBV’s Governor (via the SBV Banking Supervision Agency) to take actions against credit institutions and FBBs that commit violations against this Circular and other regulations of law on independent audit.
4. Give professional opinions about the issues in banking and money sectors in audit reports and management letters released to the audited FBBs that are located in their responsible provinces or cities and subject to their microprudential supervision at the request of competent authorities.
Article 17. Responsibilities of SBV Banking Supervision Agency
1. Consolidate and submit reports received from SBV’s provincial branches as prescribed in clause 2 Article 16 of this Circular to the SBV’s Governor.
2. Analyze, assess and give recommendations on response to outcomes of independent audit of credit institutions and FBBs.
3. Submit reports and proposals to the SBV’s Governor on the following contents:
a) The cases prescribed in Clause 5 Article 15 of this Circular;
c) Sending of notification to the Ministry of Finance of Vietnam upon detection or receipt of a report from a SBV’s provincial branch as prescribed in clause 1 Article 16 of this Circular on the case that an audit practitioner or audit organization has committed violations against law during their engagement to perform independent audit of credit institution or FBB.
4. Inspect the implementation of this Circular and take actions within its jurisdiction or request the SBV's Governor to take actions against credit institutions and FBBs that commit violations against this Circular and other regulations of law on independent audit.
...
...
...
SBV’s affiliated units shall, within the ambit of their functions and duties assigned or delegated by the SBV’s Governor, give their professional opinions about the issues in banking and money sectors in audit reports and management letters released to the audited credit institutions and FBBs at the request of competent authorities, except the cases prescribed in clause 4 Article 16 of this Circular.
Article 19. Settlement of disputes about independent audit
Any disputes about independent audit of credit institutions and FBBs shall be considered and settled in accordance with provisions of the Law on Independent Audit and other relevant laws.
1. This Circular comes into force from January 15, 2025.
2. Regulations on independent audit of commercial banks, non-bank credit institutions, microfinance institutions and FBBs in the Circular No. 39/2011/TT-NHNN dated December 15, 2011 of the SBV’s Governor, and the Circular No. 24/2021/TT-NHNN dated December 31, 2021 of the SBV’s Governor shall cease to have effect from the effective date of this Circular.
...
...
...
Article 22. Responsibility for implementation
The Chief of Office, Head of SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to SBV, credit institutions, FBBs, independent audit organizations, audit practitioners, auditors and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.
PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Doan Thai Son
Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 51/2024/TT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 29/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video