NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2015/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CÁC TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Tỷ lệ về khả năng chi trả.
2. Căn cứ kết quả giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với tổ chức tài chính vi mô, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tài chính vi mô thực hiện tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại Việt Nam;
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
1. Dư nợ cho vay bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong hạn và dư nợ cho vay quá hạn của tổ chức tài chính vi mô.
2. Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận chưa phân phối, được xác định sau khi báo cáo tài chính năm được kiểm toán độc lập và được Hội đồng thành viên, chủ sở hữu tổ chức tài chính vi mô quyết định giữ lại nhằm mục đích bổ sung vốn cho tổ chức tài chính vi mô.
Điều 4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
1. Tổ chức tài chính vi mô phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10%.
2. Tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng công thức sau đây:
Tỷ lệ an toàn vốn |
= |
Vốn tự có |
x |
100 (%) |
Tổng tài sản “Có”rủi ro |
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Cách xác định cụ thể tỷ lệ an toàn vốn theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
1. Vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô được xác định bằng Vốn cấp 1 cộng Vốn cấp 2 và trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có.
a) Vốn điều lệ;
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
d) Lợi nhuận không chia;
đ) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô.
3. Vốn cấp 2 bao gồm:
a) 50% chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật;
c) Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro;
d) Các khoản nợ của tổ chức tài chính vi mô thỏa mãn những điều kiện sau:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(ii) Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức tài chính vi mô;
(iii) Tổ chức tài chính vi mô không được trả nợ trước thời gian đáo hạn;
(iv) Tổ chức tài chính vi mô được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp tổ chức tài chính vi mô giải thể hoặc phá sản, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tài chính vi mô đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 05 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh một lần trong suốt thời hạn của khoản nợ.
4. Giới hạn khi xác định Vốn cấp 2:
a) Tổng giá trị Vốn cấp 2 được tính vào vốn tự có tối đa bằng 100% giá trị Vốn cấp 1;
b) Tổng giá trị các khoản nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này được tính vào Vốn cấp 2 tối đa bằng 50% giá trị Vốn cấp 1;
c) Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày tương ứng với ngày ký kết hợp đồng, phần giá trị các khoản nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này được tính vào Vốn cấp 2 theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị.
5. Khoản phải trừ khỏi vốn tự có bao gồm:
a) Lỗ lũy kế;
b) 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
Tài sản “Có” của tổ chức tài chính vi mô được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
1. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% bao gồm:
a) Tiền mặt;
b) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi (tiền gửi tự nguyện, tiết kiệm bắt buộc) tại chính tổ chức tài chính vi mô;
d) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành;
2. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% bao gồm:
a) Tiền gửi tại ngân hàng thương mại;
b) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành.
3. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% bao gồm:
a) Dư nợ cho vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay tại tổ chức tài chính vi mô;
b) Dư nợ cho vay được bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn tại chính tổ chức tài chính vi mô.
4. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% bao gồm:
a) Dư nợ cho vay đối với khách hàng, không bao gồm dư nợ cho vay quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Toàn bộ tài sản “Có” khác, không bao gồm các tài sản “Có” quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 7. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và thực tế hoạt động, Hội đồng thành viên của tổ chức tài chính vi mô phải ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này; rà soát, sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần nhằm quản lý hiệu quả, kịp thời khả năng thanh khoản của tổ chức tài chính vi mô.
2. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
a) Phân công cán bộ theo dõi việc bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tài chính vi mô;
b) Phương án thực hiện chi trả tiền gửi (tiền gửi tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc) trong trường hợp không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả;
c) Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hằng ngày và các quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá dễ chuyển đổi thành tiền.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, tổ chức tài chính vi mô phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện quy định nội bộ về quản lý thanh khoản hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ nêu trên cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính.
Điều 8. Tỷ lệ về khả năng chi trả
1. Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%.
2. Tỷ lệ về khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau đây:
A = x 100 (%)
Trong đó:
A: là tỷ lệ về khả năng chi trả.
B: tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại (nếu có).
C: tổng số dư tiền gửi tự nguyện.
3. Cách xác định cụ thể tỷ lệ về khả năng chi trả theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
Chương III
BÁO CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Tổ chức tài chính vi mô báo cáo việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê.
Tổ chức tài chính vi mô, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, yêu cầu tổ chức tài chính vi mô thực hiện các tỷ lệ cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
b) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
(i) Thanh tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm của tổ chức tài chính vi mô trong việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền;
(ii) Tiếp nhận quy định nội bộ, văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thanh tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm của tổ chức tài chính vi mô trong việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền;
b) Tiếp nhận quy định nội bộ, văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này;
c) Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước về việc yêu cầu tổ chức tài chính vi mô thực hiện các tỷ lệ cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
d) Phối hợp với Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2016 và thay thế Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN
A. Vốn tự có để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) tại thời điểm 31/12/2015:
1. Vốn cấp 1:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Số tiền |
a- Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
40 |
b- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
2 |
c- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
1 |
d- Lợi nhuận không chia |
2 |
đ- Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô |
10 |
Tổng cộng |
55 |
2. Vốn cấp 2:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Số tiền |
Số tiền được tính vào vốn cấp 2 |
a- Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
0,2 |
0,1(1) |
b- Quỹ dự phòng tài chính |
2 |
2 |
c- Dự phòng chung |
1 |
1 |
d- Các khoản nợ đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư này |
30 |
27,5(2) |
Tổng cộng |
|
30,6 |
Ghi chú:
(1) Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật được tính vào Vốn cấp 2 như sau: 0,2 x 50% = 0,1 (tỷ đồng).
(2) Tổng giá trị các khoản nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư này được tính vào Vốn cấp 2 là 27,5 (tỷ đồng), bằng 50% giá trị Vốn cấp 1 đáp ứng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
3. Khoản phải trừ khỏi vốn tự có:
- Giá trị chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật: 0 (tỷ đồng).
- Lỗ lũy kế: 0 (tỷ đồng).
Ghi chú: Lỗ lũy kế được xác định tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 - Khoản phải trừ khỏi vốn tự có = 55 + 30,6 - 0 = 85,6 (tỷ đồng)
B. Tổng tài sản “Có” rủi ro
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Giá trị sổ sách |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản “Có” rủi ro |
1- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% |
|
|
|
a- Tiền mặt |
20 |
0% |
0 |
b- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
5 |
0% |
0 |
c- Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi (tiền gửi tự nguyện, tiết kiệm bắt buộc) tại chính tổ chức tài chính vi mô |
3 |
0% |
0 |
d- Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành |
5 |
0% |
0 |
đ- Dư nợ ủy thác cho vay, dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ theo quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
30 |
0% |
0 |
2- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% |
|
|
|
a- Tiền gửi tại ngân hàng thương mại |
20 |
20% |
4 |
b- Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam |
5 |
20% |
1 |
c- Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành |
5 |
20% |
1 |
3- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% |
|
|
|
a- Dư nợ cho vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay tại tổ chức tài chính vi mô |
50 |
50% |
25 |
b- Dư nợ cho vay được bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn tại chính tổ chức tài chính vi mô |
40 |
50% |
20 |
4- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% |
|
|
|
a- Dư nợ cho vay đối với khách hàng, không bao gồm dư nợ cho vay quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này. |
200 |
100% |
200 |
b- Toàn bộ tài sản “Có” khác, không bao gồm các tài sản “Có” quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư này. |
50 |
100% |
50 |
Tổng cộng |
|
|
301 |
C. Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có” rủi ro) x 100
= (85,6/301) x 100 = 28,43(%)
CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
1. Tại thời điểm 31/12/2015, tình hình tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổng số dư tiền gửi tự nguyện của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Giá trị sổ sách |
I. Tử số (A) |
8,1 |
1. Tiền mặt |
2 |
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
0,1 |
3. Tiền gửi tại ngân hàng thương mại |
6 |
II. Mẫu số (B) |
30 |
Tổng số dư tiền gửi tự nguyện |
30 |
2. Tỷ lệ về khả năng chi trả (C):
C = (A/B) x 100
= (8,1/30) x 100 = 27 (%)
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 33/2015/TT-NHNN |
Hanoi, December 31, 2015 |
PRUDENTIAL RATIOS OF MICROFINANCE INSTITUTIONS
Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
The Law on Credits Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
The Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Head of the Banking Supervision Agency;
The Governor of the State bank of Vietnam promulgates a Circular on prudential ratios of microfinance institutions (MFIs).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. This Circular provides for the prudential ratios that have to be maintained by microfinance institutions, including:
a) Capital adequacy ratio;
b) Solvency ratio.
2. On the basis of results of supervision and inspection of MFIs by the State Bank of Vietnam (SBV), where it is deemed necessary to ensure the safety for operations of MFIs, depending on the characteristics and level of risks, SBV may request these MFIs to maintain stricter prudential ratios than those specified in this Circular.
This Circular applies to:
1. MFIs operating in Vietnam;
2. Organizations and individuals relevant to operations of MFIs.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. “outstanding debt” means the sum of undue debts and overdue debts of a MFI.
2. “retained earnings” mean the undistributed profits which are determined after the independent audit of a MFI’s annual financial statements and retained according to decision of the Board of Members or owner of the MFI for the purpose of having additional funds.
Article 4. Capital adequacy ratio
1. MFIs must maintain the minimum capital adequacy ratio (CAR) of 10%.
2. CAR is determined by adopting the following formula:
CAR
=
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
100 (%)
Total credit risk-weighted assets
Where:
- The equity shall be determined according to Article 5 hereof.
- Total credit risk-weighted assets is the sum of credit assets, determined according to the level of risks specified in Article 6 hereof.
3. Determination of CARs is elaborated in Appendix 01 enclosed herewith.
1. The owners' equity of a MFI equals (=) Tier 1 capital plus (+) Tier 2 capital minus (-) deductions from the equity at the time of equity determination.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Charter capital;
b) Additional charter capital reserve fund;
c) Fund for operational development and investment;
d) Retained earnings;
dd) Grants given to the MFI.
3. Tier 2 capital consists of:
a) 50% of the increase arising out of revaluation of fixed assets as prescribed by laws;
b) Financial reserve fund;
c) General provisions which do not exceed 1.25% of total credit risk-weighted assets;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(i) The loan term is more 10 years;
(ii) Such debt is not secured by assets of the MFI;
(iii) The MFI is not permitted to pay off the debt before the maturity date;
(iv) The MFI is permitted to stop paying interests and carry accrued interests to the next year if the interest payment results in losses sustained in the year;
(v) In case the MFI is dissolved or declared bankrupt, the debt will only be repaid after the MFI has discharged all liabilities to other creditors;
(vi) The interest rate may only be increased 05 years after the date of signing contract and shall be changed once during the loan term.
4. Limitations on determination of Tier 2 capital:
a) The maximum Tier 2 capital included in the equity does not exceed 100% of the Tier 1 capital;
b) Total value of the debts included in Tier 2 capital as specified in Point d Clause 3 of this Article does not exceed 50% of the Tier 1 capital;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Deductions from the equity include:
a) Accumulated losses;
b) 100% of the decrease arising out of revaluation of fixed assets as prescribed by laws.
Article 6. Credit risk-weighted assets
Credit assets of a MFI shall be classified according to the level of risks into the following groups:
1. Credit assets given a risk weight of 0% include:
a) Cash;
b) Deposits at SBV;
c) Outstanding debts which are entirely secured by deposits (either voluntary deposits or compulsory savings) at the MFI;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Outstanding debts of trusted loans and loans given by trust funds according to regulations on offer and acceptance of trusteeship performed by other credit institutions and foreign bank branches.
2. Credit assets given a risk weight of 20% include:
a) Deposits at commercial banks;
b) Outstanding debts of loans which are entirely secured by deposits at other credit institutions or foreign bank branches in Vietnam;
c) Outstanding debts of loans which are entirely secured by financial instruments issued by state-owned financial institutions, other credit institutions or foreign bank branches in Vietnam.
3. Credit assets given a risk weight of 50% include:
a) Outstanding debts of loans secured by housing, land use rights, housing attached to land use rights of borrowers at the MFI;
b) Outstanding secured debts of savings and borrowing clienteles at the MFI.
4. Credit assets given a risk weight of 100% include:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) All credit assets other than those specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Point a Clause 4 of this Article.
Article 7. Internal regulations on liquidity management
1. Pursuant to this Circular, applicable SBV's regulations and based on the actual operating status, the Board of Members of the MFI shall promulgate internal regulations on liquidity management as prescribed in Clause 2 of this Article; review and revise such internal regulations at least once a year for the purposes of achieving the efficient and timely management of its liquidity.
2. Internal regulations on liquidity management shall include, inter alia, the following:
a) Assignment of person(s) to monitor the solvency of the MFI;
b) Plans for payment of deposits (including voluntary deposits and compulsory savings) in case of failure to maintain the solvency ratio;
c) Regulations on management of budget, receipts, payments, daily fund sources and holding of financial instruments which can be quickly converted into cash.
3. Within 10 business days from the date of promulgation or revision of the internal regulations on liquidity management, the MFI must send, either directly or by post, such promulgated or revised internal regulations on liquidity management to the SBV’s branch of the province or central-affiliated city where the Office of the Banking Supervision Agency is not located or to the Office of the Banking Supervision Agency at the place where the MFI’s headquarters is located.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The solvency ratio is determined by adopting the following formula:
A = x 100 (%)
Where:
A: Solvency ratio.
B: Cash, deposits at SBV and commercial banks (if any).
C: The sum of voluntary deposits.
3. Determination of the solvency ratio is elaborated in Appendix 02 enclosed herewith.
REPORTING, ACTIONS AGAINST VIOLATIONS AND RESPONSIHBILITY OF RELEVANT UNITS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MFIs shall submit reports on their maintenance of prudential ratios during their operations in accordance with SBV’s regulations on statistical reports.
Article 10. Actions against violations
Any MFIs, relevant organizations and individuals violating the regulations of this Circular shall, depending on the nature and severity of each violation, incur penalties in accordance with laws.
Article 11. Responsibility of relevant units
1. The Banking Supervision Agency shall:
a) Play the leading role and cooperate with relevant Departments/Agencies to request the SBV’s Governor to consider and request MFIs to maintain specific prudential ratios as prescribed in Clause 2 Article 1 hereof;
b) Offices of the Banking Supervision Agency shall:
(i) Inspect, supervise and take actions against violations against regulations on prudential ratios herein committed by MFIs within their competence;
(ii) Receive internal regulations and revisions thereof submitted by MFIs located in the province in accordance with regulations hereof.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Inspect, supervise and take actions against violations against regulations on prudential ratios herein committed by MFIs within its competence;
b) Receive internal regulations and revisions thereof submitted by MFIs located in the province or central-affiliated city in accordance with regulations hereof;
c) Based on the results of inspection and supervision of MFIs in the province or central-affiliated city, propose the SBV to request MFIs to maintain specific prudential ratios as specified in Clause 2 Article 1 hereof;
d) Cooperate with the Office of the Banking Supervision Agency in managing and supervising the compliance with regulations herein by MFIs located in the province or central-affiliated city.
This Circular comes into force from March 01, 2016 and supersedes the Circular No. 07/2009/TT-NHNN dated April 17, 2009 of the Governor of the State Bank of Vietnam on prudential ratios of microfinance institutions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP.
THE GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Nguyen Kim Anh
;
Thông tư 33/2015/TT-NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 33/2015/TT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 33/2015/TT-NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video