Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2012/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH VÀ TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát công tác tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng tại các cơ sở in, đúc tiền (gọi tắt là giám sát tiêu hủy tiền).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước); các cơ sở in, đúc tiền và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền; giám sát tiêu hủy tiền.

Điều 3. Mục đích giám sát tiêu hủy tiền

1. Đảm bảo công tác tiêu hủy tiền thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

2. Đảm bảo bí mật và an toàn tài sản trong quá trình tiêu hủy tiền.

3. Hoàn thiện các quy định về tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng cho phù hợp với yêu cầu của công tác tiêu hủy tiền.

Điều 4. Nội dung giám sát tiêu hủy tiền

1. Việc giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành được thực hiện từ khâu kiểm đếm chọn mẫu đến khi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành được cắt hủy thành phế liệu.

2. Việc giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được thực hiện từ khâu giao nhận từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền cho đến khi tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được cắt và hủy thành phế liệu.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN

Điều 5. Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền

1. Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập.

2. Hội đồng giám sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Chủ tịch Hội đồng giám sát là người chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động liên quan đến giám sát tiêu hủy tiền.

3. Hội đồng giám sát họp định kỳ hoặc đột xuất theo Quy chế làm việc của Hội đồng giám sát.

4. Tổ chức Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành

a) Hội đồng giám sát chung

Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Chủ tịch Hội đồng;

Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng;

Lãnh đạo Văn phòng Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng;

Lãnh đạo cấp Phòng - Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên Hội đồng, kiêm thư ký Hội đồng giám sát.

b) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc: Kho tiền Trung ương tại Hà Nội

Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc;

01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Tài chính - Kế toán: Ủy viên;

01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Pháp chế: Ủy viên;

01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên Hội đồng, thư ký

Hội đồng giám sát, kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc.

c) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam: Kho tiền Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam;

01 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên;

01 Lãnh đạo cấp Phòng của Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam.

5. Tổ chức Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Chủ tịch Hội đồng giám sát;

01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Pháp chế: Ủy viên;

01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Tài chính - Kế toán: Ủy viên;

01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng giám sát.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát

1. Phối hợp với Vụ Kiểm toán nội bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc) phê duyệt phương án huy động, trưng tập cán bộ các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) tham gia Tổ giúp việc cho Hội đồng giám sát.

2. Tổ chức giám sát tất cả các khâu của công tác tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành; tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng theo quy định tại Thông tư này.

3. Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền và đề xuất các biện pháp ngăn chặn, sửa chữa kịp thời; yêu cầu Hội đồng tiêu hủy tiền tạm ngừng hành vi vi phạm quy định về tiêu hủy tiền, không đảm bảo an toàn tài sản hoặc kiến nghị Thống đốc đình chỉ đợt tiêu hủy trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng.

4. Đề nghị các đơn vị liên quan có hình thức kỷ luật thích hợp hoặc đề nghị xử lý đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật như lợi dụng, tham ô, không làm đúng trách nhiệm để xảy ra thất thoát tài sản trong công tác tiêu hủy tiền.

5. Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong giám sát tiêu hủy tiền.

6. Báo cáo Thống đốc kết quả giám sát tiêu hủy tiền sau 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt tiêu hủy tiền.

7. Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về giám sát tiêu hủy tiền theo quy định.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng giám sát

1. Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng giám sát.

2. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về giám sát tiêu huỷ tiền.

3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Chủ tịch, Ủy viên và Tổ giúp việc của Hội đồng giám sát.

4. Đề nghị Thống đốc khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong giám sát tiêu hủy tiền.

5. Đề xuất trình Thống đốc hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm quy định về tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng và thư ký Hội đồng giám sát

1. Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát

a) Chấp hành sự phân công, chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng giám sát.

b) Khi được ủy quyền, Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo toàn bộ công việc của Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền.

2. Ủy viên Hội đồng giám sát

a) Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giám sát giao, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về công việc được phân công.

b) Kiểm tra, giám sát và đôn đốc các thành viên Tổ giúp việc thực hiện đúng quy định.

3. Thư ký Hội đồng giám sát

a) Theo dõi quá trình giám sát tiêu hủy tiền; tổng hợp số liệu, lập báo cáo đầy đủ, kịp thời theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10,11 Thông tư này.

b) Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng giám sát trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong giám sát tiêu hủy tiền.

Điều 9. Tổ giúp việc Hội đồng giám sát

1. Tổ giúp việc Hội đồng giám sát (gọi tắt là Tổ giúp việc) gồm các cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Tổ giúp việc có Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên.

2. Cán bộ tham gia Tổ giúp việc là những cán bộ trong biên chế, có đủ phẩm chất, năng lực, nắm vững quy trình nghiệp vụ và các quy định về công tác tiêu hủy tiền và giám sát tiêu hủy tiền.

3. Hàng năm, căn cứ yêu cầu và điều kiện thực tế, Thống đốc quyết định số lượng cán bộ trưng tập tham gia Tổ giúp việc từ các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Thủ trưởng đơn vị có cán bộ được trưng tập gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát danh sách và lý lịch trích ngang của cán bộ được trưng tập theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư này.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ giúp việc

a) Chấp hành sự phân công, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng giám sát về các công việc được giao.

b) Trực tiếp giám sát các tổ nghiệp vụ tiêu hủy, theo dõi, nắm bắt tình hình giám sát tiêu hủy tiền. Báo cáo kết quả giám sát công tác tiêu hủy tiền theo định kỳ hàng tuần với Chủ tịch Hội đồng giám sát thông qua thư ký giám sát tại các Cụm tiêu hủy theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 Thông tư này.

c) Khi phát hiện những hành vi vi phạm quy định về công tác tiêu hủy tiền phải báo cáo Hội đồng giám sát để xử lý kịp thời. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra thất thoát, mất an toàn tài sản, cần có biện pháp để hạn chế tổn thất tài sản của Nhà nước như: Lập biên bản tạm giữ tang vật vi phạm, phối hợp với Hội đồng tiêu hủy có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng giám sát.

d) Lập biên bản tại chỗ đối với các hành vi gian lận phát hiện trong quá trình giám sát tiêu hủy tiền và báo cáo kịp thời cho Hội đồng giám sát.

Điều 10. Quyền lợi của những người tham gia giám sát tiêu hủy tiền

Các thành viên Hội đồng giám sát và Tổ giúp việc ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp lương do Nhà nước chi trả theo chế độ quy định còn được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định đối với cán bộ tham gia công tác tiêu hủy tiền.

Chương III

GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH

Điều 11. Giám sát kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành trước khi đưa vào tiêu hủy

Hội đồng giám sát thực hiện giám sát kiểm đếm chọn mẫu số tiền trong kho của Hội đồng tiêu hủy vào ngày đầu tiên của đợt tiêu hủy.

Nếu số tiền được chọn mẫu có tỷ lệ thừa thiếu không vượt 0,01% về mặt giá trị hoặc số lượng tờ tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông không vượt 0,5% về số lượng tờ thì Hội đồng giám sát cho phép tiến hành công tác tiêu hủy tiền.

Trường hợp số tiền được kiểm tra chọn mẫu có tỷ lệ thừa thiếu vượt tỷ lệ trên thì Hội đồng giám sát lập biên bản và đề nghị Hội đồng tiêu hủy tiếp tục thực hiện kiểm đếm chọn mẫu số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành trong kho của Hội đồng tiêu hủy (số lượng kiểm đếm thêm do hai Hội đồng thống nhất quyết định). Nếu số tiền chọn mẫu vẫn vượt tỷ lệ quy định thì Hội đồng giám sát tạm thời đình chỉ công tác tiêu hủy tiền, đồng thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc.

Điều 12. Giám sát kiểm đếm tiền

1. Giám sát việc giao, nhận tiền hàng ngày từ kho của Hội đồng tiêu hủy đến Tổ kiểm đếm theo quy định.

2. Giám sát việc chấp hành quy định, quy trình về kiểm đếm, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành. Tất cả các trường hợp được phát hiện trong khâu kiểm đếm như thừa, thiếu, lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phải lập biên bản và xử lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong ngày, số tiền Tổ kiểm đếm không kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy phải được niêm phong, có đủ chữ ký của các thành phần theo quy định và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.

Cuối ngày, cán bộ giám sát xác nhận kết quả kiểm đếm thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.

3. Trong quá trình giám sát, nếu cần thiết, cán bộ giám sát có quyền yêu cầu kiểm đếm lại đối với tiền đã kiểm đếm trong ngày. Đối với những loại tiền tiêu hủy không thực hiện kiểm đếm 100%, trong quá trình kiểm đếm, nếu kết quả kiểm đếm phát hiện thừa, thiếu, lẫn loại hoặc có số tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trên tổng số tiền đã kiểm đếm của đợt tiêu hủy vượt quá tỷ lệ quy định tại Điều 11 Thông tư này thì cán bộ giám sát báo cáo Hội đồng giám sát, yêu cầu Hội đồng tiêu hủy tăng tỷ lệ kiểm đếm đối với loại tiền có sai sót nhiều.

Điều 13. Giám sát cắt hủy tiền

1. Giám sát giao, nhận tiền giữa Tổ kiểm đếm, Hội đồng tiêu hủy với Tổ cắt hủy tại kho tiêu hủy.

2. Thực hiện giám sát quá trình sử dụng, vận hành máy cắt hủy, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục để sử dụng như tiền dưới bất kỳ hình thức nào. Cuối ngày, cán bộ giám sát xác nhận số tiền cắt hủy thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.

3. Giám sát số tiền đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của các thành phần theo quy định và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.

Điều 14. Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc trong công tác tiêu hủy tiền

1. Giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ trong công tác tiêu hủy tiền.

2. Giám sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ khi vào, ra khu vực tiến hành công tác tiêu hủy tiền phải đeo thẻ, mặc trang phục không túi và các trang bị bảo hộ lao động do Hội đồng tiêu hủy trang cấp; không mang tài sản cá nhân vào nơi làm việc. Đối với những trường hợp không có nhiệm vụ thực hiện công tác tiêu hủy tiền, nếu vào, ra phải được sự cho phép bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.

3. Giám sát việc mở sổ sách theo dõi trong công tác tiêu hủy tiền; giám sát việc kiểm kê kho của Hội đồng tiêu hủy hàng tháng trong thời gian thực hiện công tác tiêu hủy tiền.

4. Thực hiện niêm phong phòng kiểm đếm, phòng cắt hủy trong giờ nghỉ giải lao nếu đang bảo quản tiền.

Điều 15. Giám sát, kiểm tra công tác kế toán tiêu hủy tiền

Giám sát, kiểm tra việc theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu tiêu hủy của Hội đồng tiêu hủy; kiểm tra sự chính xác, cân đối giữa số liệu trên sổ sách, báo cáo kế toán và số liệu tiêu hủy thực tế.

Chương IV

GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG

Điều 16. Giám sát giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền, đồng thời kiểm tra sự khớp đúng về số lượng, cơ cấu thực tế nhập kho Hội đồng tiêu hủy với số liệu theo quyết định của Thống đốc.

Điều 17. Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

1. Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng giữa kho của Hội đồng tiêu hủy với Tổ kiểm đếm và ngược lại.

2. Giám sát việc chấp hành các quy định về kiểm đếm. Trong ngày, số tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng Tổ kiểm đếm không kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.

3. Trong quá trình giám sát, nếu cần thiết, cán bộ giám sát có thể yêu cầu kiểm đếm lại. Tất cả các trường hợp được phát hiện trong khâu kiểm đếm như thừa, thiếu, lẫn loại phải lập biên bản và xử lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cuối ngày, cán bộ giám sát xác nhận kết quả kiểm đếm trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.

Điều 18. Giám sát cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

1. Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại.

2. Giám sát việc thực hiện cắt hủy theo đúng quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào.

3. Giám sát cá nhân thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy tiền khi vào, ra khu vực tiêu hủy.

4. Giám sát số tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của các thành phần theo quy định và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.

Cuối ngày, cán bộ giám sát xác nhận số tiền đã cắt hủy thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.

Điều 19. Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc trong công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

1. Giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ trong công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

2. Kiểm tra các cá nhân thực hiện nhiệm vụ khi vào, ra khu vực tiêu hủy phải đeo thẻ, mặc trang phục không túi và các trang bị bảo hộ lao động do Hội đồng tiêu hủy trang cấp; không mang theo tài sản cá nhân vào nơi làm việc. Đối với những trường hợp không có nhiệm vụ thực hiện công tác tiêu hủy, nếu vào, ra phải được sự cho phép bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.

3. Giám sát việc mở sổ sách theo dõi các khâu của công tác tiêu hủy tiền.

4. Thực hiện niêm phong kho của Hội đồng tiêu hủy, phòng kiểm đếm và phòng cắt hủy trong giờ nghỉ giải lao nếu đang bảo quản tiền.

Điều 20. Giám sát công tác kế toán tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

Giám sát việc theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng của Hội đồng tiêu hủy; xác nhận sự chính xác, cân đối giữa số liệu trên sổ sách, báo cáo kế toán và số liệu tiêu hủy thực tế.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 21. Vụ Kiểm toán nội bộ

1. Hàng năm, lập và trình Thống đốc kế hoạch giám sát tiêu hủy tiền.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát tiêu hủy tiền theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổng hợp, báo cáo Thống đốc kết quả công tác giám sát tiêu hủy tiền.

Điều 22. Cục Phát hành và Kho quỹ

1. Hàng năm, gửi Vụ Kiểm toán nội bộ kế hoạch tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành được Thống đốc phê duyệt và những tài liệu liên quan đến việc triển khai tiêu hủy tiền.

2. Phối hợp với Hội đồng giám sát và Hội đồng tiêu hủy thực hiện công tác tiêu hủy theo quy định.

3. Cung cấp tài liệu và các phương tiện làm việc phục vụ công tác giám sát tiêu hủy tiền cho Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.

4. Cục Phát hành và Kho quỹ (hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ đối với Cụm phía Nam) làm đầu mối thực hiện việc thanh quyết toán và hạch toán các khoản thu, chi phục vụ công tác tiêu hủy tiền theo chế độ quy định.

Điều 23. Vụ Tổ chức cán bộ

Thực hiện các thủ tục cử cán bộ tham gia Hội đồng giám sát, trình Thống đốc ban hành quyết định thành lập Hội đồng giám sát theo quy định tại Thông tư này.

Điều 24. Các cơ sở in, đúc tiền

1. Phối hợp với Hội đồng giám sát và Hội đồng tiêu hủy thực hiện công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng theo quy định.

2 Cung cấp tài liệu và các phương tiện làm việc cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng giám sát; chấp hành các quyết định của Hội đồng giám sát về đình chỉ những việc làm không đúng quy định trong công tác tiêu hủy tiền có thể dẫn đến thất thoát, không an toàn về tài sản và đình chỉ công tác tiêu hủy tiền trong trường hợp có những vi phạm nghiêm trọng.

3. Tổ chức bảo quản, có biện pháp xử lý đối với phế liệu tiêu hủy do Hội đồng tiêu hủy bàn giao.

4. Trong quá trình kiểm đếm hoặc giao nhận xảy ra thừa, thiếu tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, các cơ sở in, đúc tiền có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý cụ thể đối với số tiền thừa, thiếu, báo cáo Hội đồng giám sát về kết quả xử lý. Thực hiện kế toán, ghi chép kết quả tiêu hủy đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định.

Điều 25. Hội đồng tiêu hủy

1. Hội đồng tiêu hủy gửi Hội đồng giám sát quyết định của Thống đốc về tiêu hủy tiền, quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy, danh sách cán bộ tham gia công tác tiêu hủy tiền và phân công nhiệm vụ của các thành viên tham gia công tác tiêu hủy tiền.

2. Tổ chức thực hiện công tác tiêu hủy tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và chịu sự giám sát của Hội đồng giám sát theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức bảo quản, giao nhận an toàn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng trong quá trình tiêu hủy.

4. Kết thúc đợt tiêu hủy, các Hội đồng tiêu hủy gửi báo cáo kết quả công tác tiêu hủy tiền cho Chủ tịch Hội đồng giám sát.

Điều 26. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

Có trách nhiệm bố trí đủ số lượng cán bộ tham gia Hội đồng giám sát và Tổ giúp việc Hội đồng giám sát.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2012.

2. Thông tư liên tịch số 25/2004/TTLT-BTC-BCA-NHNN ngày 26/3/2004 hướng dẫn quy trình giám sát tiêu hủy tiền; Thông tư liên tịch số 43/2001/TTLT- BTC-BCA-NHNN ngày 13/6/2001 hướng dẫn quy trình giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Kiểm toán nội bộ làm đầu mối phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này.

2. Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Trưởng Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc các cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

                                                                                                      KT. THỐNG ĐỐC

                                                                                                     PHÓ THỐNG ĐỐC

                                                                                                                  

 

                                                                                                         Đào Minh Tú

 


PHỤ LỤC SỐ 01

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐƠN VỊ: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…., ngày …..tháng….năm ….

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán

Năm vào ngành

Mã ngạch

Trình độ chuyên môn

Công việc đang làm

Nam

Quê quán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Sử dụng cho các đơn vị cử cán bộ tham gia Tổ giúp việc HĐGS tiêu hủy

 

PHỤ LỤC SỐ 02

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
CỤM TIÊU HỦY …….
Tổ giám sát……….

KẾT QUẢ CHỌN MẪU QUA KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY

NĂM…..

 

STT

Số tiền kiểm đếm

Thừa

Thiếu

Tỷ lệ %

Ghi chú

Loại tiền

Số bó

Giá trị

Số tờ

Giá trị

Số tờ

Giá trị

Số tờ

Giá trị

Thừa

Thiếu

Thừa

Thiếu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

I

Tiền đình chỉ lưu hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG TIÊU HỦY

……………, ngày …. tháng…. năm…

ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

CHỦ TỊCH

TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM ĐẾM

CHỦ TỊCH

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

 

PHỤ LỤC SỐ 03

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
CỤM TIÊU HỦY …….
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY

Từ ngày……… đến ngày…..

 

Loại tiền

Tồn đầu kỳ

Nhận từ Kho Hội đồng tiêu hủy để kiểm đếm

Đã kiểm đếm

Tồn cuối kỳ

Số bó, túi

Số tờ,…

T.tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ,…

T. tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ,…

T. tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ,…

T. tiền (đ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM ĐẾM

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền KĐTCLT, tiền ĐCLH

 

PHỤ LỤC SỐ 04

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
CỤM TIÊU HỦY …….
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỪA, THIẾU, LẪN LOẠI TRONG KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY

Từ ngày……… đến ngày….

 

Loại tiền

Tổng số tiền đã kiểm đếm

Kết quả kiểm đếm

Tỷ lệ (%) so với tổng số tiền kiểm đếm

Thừa cùng mệnh giá

Thiếu cùng mệnh giá

Lẫn loại

Số bó (túi)

Số tờ, miếng

T. tiền(đ)

Số tờ, miếng

T. tiền (đ)

Số tờ, miếng

T. tiền(đ)

Khác mệnh giá

Tiền giả

Tiền phá hoại

Thừa

Thiếu

Lẫn loại

Số tờ, miếng

Tiền giả

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM ĐẾM

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền KĐTCLT, tiền ĐCLH

Cột (13) = 100% * (cột (6)/ cột (4))

Cột (14) = 100% * (cột (8)/ cột (4))

Cột (15) = 100% * (cột (10)/ cột (4)

 

PHỤ LỤC SỐ 05

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
CỤM TIÊU HỦY …….
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ CẮT HỦY TIỀN TIÊU HỦY

Từ ngày……… đến ngày….

 

Loại tiền

Tồn đầu kỳ

Số tiền nhận cắt hủy

Số tiền đã cắt hủy

Tồn cuối kỳ

Từ Tổ kiểm đếm

Từ Kho Hội đồng tiêu hủy

Số bó, túi

Số tờ, miếng

T.tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ, miếng

T.tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ, miếng

T.tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ, miếng

T.tiền (đ)

Số bó, túi

Số tờ, miếng

T.tiền (đ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ CẮT HỦY

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền KĐTCLT, tiền ĐCLH

 

PHỤ LỤC SỐ 06

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIAO NHẬN TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG

Từ ngày….. đến ngày……….

 

TT

Chủng loại

Nhận từ kho cơ sở in, đúc tiền giao Hội đồng tiêu hủy

Giao Tổ kiểm đếm

Tồn Kho Hội đồng tiêu hủy

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

I

Tiền in hỏng, đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền in hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiền đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giấy in tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

K. loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ GIAO NHẬN

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, và kim loại đúc tiền hỏng

 

PHỤ LỤC SỐ 07

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐẾM TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG; GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG

Từ ngày….. đến ngày…

 

TT

Chủng loại

Số nhận từ Kho Hội đồng tiêu hủy

Số đã kiểm đếm

Số tồn chưa kiểm đếm

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

I

Tiền in hỏng, đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền in hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiền đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giấy in tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM ĐẾM

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

PHỤ LỤC SỐ 08

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỪA, THIẾU TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG; GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG

Từ ngày….. đến ngày…

 

STT

Chủng loại

Thừa (Hình, miếng)

Thiếu (Hình, miếng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Tiền in hỏng, đúc hỏng

 

 

 

1

Tiền in hỏng

 

 

 

2

Tiền đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

1

Giấy in tiền hỏng

 

 

 

2

Kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM ĐẾM

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng; giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

PHỤ LỤC SỐ 09

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
Tổ giám sát……….

BÁO CÁO KẾT QUẢ CẮT, HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG; GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG

Từ ngày….. đến ngày…

 

TT

Chủng loại

Số nhận từ Tổ kiểm đếm

Số đã cắt hủy

Số tồn chưa cắt hủy

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Nguyên gói (bó)

Số hình (miếng) lẻ

Tổng số hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

Số lượng

Quy hình (miếng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

I

Tiền in hỏng, đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền in hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiền đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giấy in tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT

……………, ngày …. tháng…. năm…

TỔ TRƯỞNG TỔ CẮT, HỦY

 

Ghi chú: Sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng; giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

PHỤ LỤC SỐ 10

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ TIÊU HỦY TIỀN NĂM…..

 

STT

Loại tiền

Tổng số tiền tiêu hủy theo Quyết định

Tổng số tiền tiêu hủy thực tế

Tỷ lệ

(%)

Số bó

Số tờ, miếng lẻ

Thành tiền (đ)

Số bó

Số tờ, miếng lẻ

Thành tiền (đ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

I

1

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

1.10

1.11

2

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

3

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

II

 

 

Tiền không đủ TCLT

Tiền cotton

100.000

50.000

20.000

10.000

5.000

2.000

1.000

500

200

100

50

Tiền Polymer

500.000

200.000

100.000

50.000

20.000

10.000

Tiền kim loại

5.000

2.000

1.000

500

200

Tiền đình chỉ lưu hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….., ngày…. tháng…. năm…

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO

 

Ghi chú: Cột (9) = Cột (8) x 100% / Cột (5)

 

PHỤ LỤC SỐ 11

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ TIÊU HỦY TIỀN NĂM…..

 

STT

Loại tiền

Tổng số tiền tiêu hủy theo Quyết định

Tổng số tiền tiêu hủy thực tế

Tỷ lệ

(%)

Số gói, bó

Số hình, miếng lẻ

Tổng số hình, miếng

Số gói, bó

Số hình, miếng lẻ

Tổng số hình, miếng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

I

Tiền in hỏng, đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền in hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiền đúc hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

1

Giấy in tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kim loại đúc tiền hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….., ngày…. tháng…. năm…

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO

 

Ghi chú: Cột (9) = Cột (8) x 100% / Cột (5)

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 29/2012/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền, kim loại đúc tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 29/2012/TT-NHNN
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 16/10/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 29/2012/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền, kim loại đúc tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…